Giáo án Ngữ văn 10 chuẩn tiết 38: Đọc văn Cảnh ngày hè (bảo kính cảnh giới) Nguyễn Trãi

Giáo án Ngữ văn 10 chuẩn tiết 38: Đọc văn Cảnh ngày hè (bảo kính cảnh giới) Nguyễn Trãi

Tiết 38. Đọc văn

CẢNH NGÀY HÈ

(Bảo kính cảnh giới)

Nguyễn Trãi

A. Mục tiêu bài học

Qua bài giảng, giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi

Thấy được đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn (sáu chữ) vào bài thơ thất ngôn (bảy chữ)

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV

- Thiết kế bài giảng

C. Cách thức tiến hành

GV tổ chức giờ giảng kết hợp giữa đọc hiểu, trao đổi, phát vấn và thuyết giảng

 

doc 4 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1652Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 chuẩn tiết 38: Đọc văn Cảnh ngày hè (bảo kính cảnh giới) Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38. Đọc văn
CẢNH NGÀY HÈ
(Bảo kính cảnh giới)
Nguyễn Trãi
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp giảng: 10B1,B5
Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng, giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi
Thấy được đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn (sáu chữ) vào bài thơ thất ngôn (bảy chữ)
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ giảng kết hợp giữa đọc hiểu, trao đổi, phát vấn và thuyết giảng
D. Tiến trình giờ giảng
1. ổn định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV yêu cầu HS đọc tiểu dẫn-> Hãy nêu những hiểu biết của em về tập thơ “Quốc âm thi tập”?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: với tập thơ này, Nguyễn Trãi là một trong những người đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ Tiếng Việt.
GV: Quốc âm thi tập phản ánh nội dung gì?
HS: vẻ đẹp con ngừi nhà thơ
GV: Tập thơ có gì đáng chú ý về nghệ thuật?
HS: trả lơid GV ghi bảng
GV: Tập thơ được chia làm mấy phần?
HS: 4 phần
- Vô đề: những bài thơ không có tựa đề
- Môn thì lệnh: thời tiết
- Môn hoa mộc: cây cỏ
- Môn cầm thú: thú vật
GV: Hãy cho biết bài thơ được trích từ phần nào của tập thơ “Quốc âm thi tập”?
HS: Vô đề
GV: yêu cầu HS đọc chú giải chân SGK.
GV đọc 1 lần sau đó gọi HS đọc lại và GV nhận xét.
Hãy tìm bố cục của bài thơ?
HS đưa ra các cách chia, GV chốt lại
GV: Nguyễn Trãi đã cảm nhận cảnh ngày hè vào hoàn cảnh như thế nào?
HS: tìm từ ngữ GV ghi bảng
GV: cảnh vật được tác giả đón nhận hiện lên như thế nào?
HS: âm thanh, hình ảnh.
GV: cảnh vật hiện lên cuối ngày (bến tịch dương) nhưng vẫn đầy sức sống
GV: em có nhận xét gì về cách cảm nhận bức tranh của Nguyễn Trãi?
GV: miêu tả bức tranh với sự sống bên trong như có sự đối lập với sự rỗi rãi (ngôn nhàn mà tâm không nhà)
GV: trong 2 câu cuối tác giả đã thể hiện tâm trạng của mình qua nghệ thuật gì?
HS: điển tích, điển cố
GV: qua đó thể hiện tâm trạng gì?
HS: mong mỏi của nhà thơ về đất nước và nhân dân giàu đủ
GV: em có nhận xét gì về câu thơ đầu và cuối cùng (hình thức)?
HS: chỉ có 6 chữ
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
I. Khái quát về tập thơ “Quốc âm thi tập”
- Gồm 254 bài thơ, là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn
- Nội dung: phản ánh vẻ đẹp của con người Nguyễn Trãi: yêu nước, thương đan, yêu thiên nhiên, quê hương, con người và cuộc sống.
- Nghệ thuật: 
+ Thể thơ thất ngôn đường luật (thuần thục), sáng tạo có khi đưa vào 1 số câu lục ngôn
II. Văn bản: Cảnh ngày hè
1. Xuất xứ
- Được trích từ phần Vô đề của tập “Quốc âm thi tập”
- Tác phẩm thuộc mục “Bảo kính cảnh giới” ở vị trí số 43.
2. Giải nghĩa từ khó
3. Đọc văn bản và bố cục
a. Đọc văn bản
b. Bố cục
- 2 phần: 
+ Phần I: cách cảm nhận cảnh vật của Nguyễn Trãi (6 câu thơ đầu)
+ Phần II: khát vọng về cuộc sống thanh bình và hạnh phúc (2 câu cuối)
4. Đọc - hiểu
a. Sáu câu thơ đầu
- Từ ngữ:
+ Rồi (rỗi rãi)
+ Hóng mát
-> tác giả mở lòng mình đón nhận cảnh vật trong lúc rỗi rãi
- Cảnh vật hiện lên:
+ Hình ảnh: 
– Cây hoè lục: đùn đùn-> cây đang phát triển mạnh
– Cây thạch lựu: phun thức đỏ
– Sen hồng: ngát mùi hương
+ Hình ảnh: 
– Tiếng ve: dắng dỏi, inh ỏi lúc chiều tà
– Lao xao chợ cá: phản ánh rõ sự đông vui.
=> Tác giả đã cảm nhận cảnh vật bằng cả thị giác, thính giác, khứu giác và cả ẩn tượng tưởng tượng -> cảnh có mầu sắc, âm thanh, có ánh sáng.
Cảnh vật hiện lên đầy sức sống, đang cựa quây. vươn tới.
-> miêu tả cảnh mùa hè nhưng cũng chính là để bộc lộ tấm lòng của nhà thơ.
b. 2 câu cuối
- Sử dụng điển tích, điển cố
+ Ngu cầm: SGK
+ Đòi:
- Nội dung: nhà thơ mong mỏi cho dân tộc được ấm no, hạnh phúc, dân giầu đủ; phản ánh sự đắc ý, niềm vui của tác giả tràn đầy trước cuộc sống giầu đủ, ấm no của nhân dân.
Đó là tấm lòng vì nước vì dân, yêu nước thương dân.
c. Nghệ thuật
- Câu đầu và câu cuối chỉ có 6 tiếng-> âm điệu của tác phẩm có sự thay đổi
- Nhịp thơ: 2/2/2 đều đặn-> mạnh mẽ-> tình cảm của tác giả.
5. Tổng kết
6. Luyện tập
5. Củng cố và dặn dò
Tóm tắt văn bản tự sự

Tài liệu đính kèm:

  • docCanh ngay he Nguyen trai.doc