Giáo án Ngữ văn 10 hay

Giáo án Ngữ văn 10 hay

Tiết 1-2

Văn học sử

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp HS

 - Nắm được những kiến thức tổng quát về hai bộ phận của văn học Việt Nam, nắm quá trình phát triển của văn học viết.

 - Nắm vững những thể loại của văn học Việt Nam và những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.

 - Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn học dân tộc.

* Trọng tâm bài học

 - Hai loại hình văn học trung đại và hiện đại, sự khác nhau cơ bản giữa chúng

 - Con người Việt Nam qua văn học.

B. Phương pháp: Diễn dịch, quy nạp, lịch sử, chương trình ngữ văn THCS

C. Chuẩn bị:

Giáo viên: SGK, giáo án, sơ đồ, biểu bảng.

Học sinh: SGK, vở soạn.

 

doc 219 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1764Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày S oạn: Ngày dạy: 
Tiết 1-2 
Văn học sử
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
Mục tiêu bài học:
 Giúp HS 
 - Nắm được những kiến thức tổng quát về hai bộ phận của văn học Việt Nam, nắm quá trình phát triển của văn học viết.
 - Nắm vững những thể loại của văn học Việt Nam và những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
 - Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn học dân tộc.
* Trọng tâm bài học 
 - Hai loại hình văn học trung đại và hiện đại, sự khác nhau cơ bản giữa chúng
 - Con người Việt Nam qua văn học.
Phương pháp: Diễn dịch, quy nạp, lịch sử, chương trình ngữ văn THCS 
Chuẩn bị: 
Giáo viên: SGK, giáo án, sơ đồ, biểu bảng.
Học sinh: SGK, vở soạn. 
Tiến trình dạy học:
1. Ôn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Giới thiệu và dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt Động 1: Tìm hiểu chung về 2 bộ phận của nền VHVN.
 HS đọc văn bản phần I (sgk)
? Trước hết, em hiểu thế nào là tổng quan VHVN?
( Bức tranh văn học chung qua các thời kỳ)
? Hãy cho biết VHVN gồm mấy bộ phận?
Cá nhân HS trình bày khái quát
Hoạt động 2 GV gợi ý cho HS nêu được những nét chính về khái niệm, thể loại và đặc trưng VHDG.
? VHDG là gì? Chủ thể sáng tác của bộ phận văn học này?
·	HS trả lời và ghi nhanh khái niệm.
? VHDG có những thể loại nào? Hãy kể tên các thể loại chủ yếu của truyện cổ và thơ ca dân gian?
·	HS xem SGK và kể những thể loại VHDG
? Nét đặc trưng tiêu biểu của VHDG là gì?
·	GV lắng nghe HS trả lời, củng cố và kết luận cho HS ghi bài.
Hoạt động 3: GV gợi ý HS trả lời khái niệm VH viết và các văn tự dùng để sáng tác VH.
? Lực lượng sáng tác của VH viết có gì khác với VHDG? Nêu khái niệm VH viết.
? VH viết VN đã được sử dụng những loại chữ viết nào?
? Các loại văn tự này được xuất phát từ đâu? Thời gian cụ thể? Nó có ý nghĩa gì đối với mỗi giai đoạn lịch sử VHDT?
+ Chữ Hán là văn tự của người Hán, gọi là Hán – Việt - (TK X)
+ Chữ Nôm dựa vào chữ Hán mà đặt ra của người Việt cổ (TK XIII)
+ Chữ Quốc ngữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm TV.
? VHVN từ thế kỷ X được sáng tác với những thể loại chủ yếu nào?
*GV gợi ý giúp HS trả lời
? Nêu một số tác phẩm thuộc những thể loại khác nhau mà em đã được biết?
Hoạt động 4: GV lần lượt yêu cầu HS đọc từng phần trong sgk. Sau đó gợi ý để HS tìm hiểu tiến trình lịch sử của VH viết VN.
? VHVN nhìn một cách tổng quát thì trải qua mấy thời kỳ?
GV gọi HS đọc mục 1( VH trung đại)
? Chữ viết dùng để sáng tác của VH trung đại là gì 
? Tại sao VH trung đại VN lại chịu ảnh hưởng nhiều của VH TQ?
?Hãy kể tên một số tác phẩm VH trung đại được viết bằng chữ Hán có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn
? Với sự tiếp thu chủ động và sáng tạo thể thơ Đường luật của TQ,VHVN đã đạt những thành tựu to lớn nào ?
? Hãy kể tên một số tác giả, tác phẩm thơ Nôm tiêu biểu 
*GV:Tuy văn xuôi, chữ Nôm hiếm thấy ,nhưng nhờ chữ Nôm mà các thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát ) có vai trò quan trọng trong sự hình thành các thể thơ VH dân tộc (truyện thơ Nôm, ngâm khúc, hát nói ) ?
? Em có nhận xét gì về sự phát triển của VH chữ Nôm ?
? Nội dung chủ yếu bao trùm toàn bộ VH trung đại là gì?
HĐ5:GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm nhỏ, đọc mục 2( VHHĐ) và rồi trả lời câu hỏi 
? Khác với VH trung đại, VH HĐ sử dụng chữ viết nào để sáng tác? Vì sao văn học từ đầu thế kỷ XX đến nay lại gọi là VHHĐ ?
Vậy VHHĐ chịu ảnh hưởng bởi VH nào mà có sự thay đổi như thế?
Gợi ý : Nhờ sự kế thừa Vh truyền thống, tiếp thu VH thế giới, VHHđ đổi mới có sự khác biệt gì so với VHTĐ?
GV hướng dẫn lớp chia thành 4 nhóm, thảo luận và trình bày khái quát về các giai đoạn
? Vh thời kỳ này được chia làm mấy giai đoạn?
? Hãy chỉ ra những thành tựu của sự phát triển của văn học hiện đại trong mỗi giai đoạn?
HĐ6: GV gọi HS đọc muc III, gợi ý, phát vấn HS trả lời.
? Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào trong VH?
Với con người VN, thiên nhiên tươi đẹp và đáng yêu có đóng góp gì trong đời sống ?
? Trong VHTĐ, thiên nhiên được biểu hiện bằng những hình ảnh ước lệ nào đối với con người VN?
? Còn VHHĐ, thiên nhiên gắn với vẻ đẹp gì của con người?
	GV chuyển ý:
? Mối quan hệ giữa con người VN với quốc gia, dân tộc được biểu hiện như thế nào?
? Trong quan hệ xã hội, VHVN đã phản ánh điều gì?
? Em hãy kể tên một số tác giả, tp tiêu biểu cho thực tế đen tối của giai cấp thống trị phong kiến và thực dân?
? Có phải hầu hết những nhân vật trong tác phẩm đều là nạn nhân đau khổ của giai cấp thống trị?
* GV gọi HS đọc mục 4
? Ý thức về bản thân được phản ánh trong VH ntn?
? Em hiểu thế nào là ý thức cá nhân?
? Xu hướng chung của VHVN là gì khi xây dựng mẫu người lý tưởng?
* GV gọi HS đọc phần ghi nhớ và chép vào tập.
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:
VHVN chia làm hai bộ phận VH lớn: VH dân gian và VH viết.
1. Văn học dân gian:
a. Khái niệm: VHDG là bộ phận văn học gồm những sáng tác tập thể của nhân dân lao động, được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Những tác phẩm VHDG là tiếng nói, tình cảm chung của toàn thể cộng đồng nhân dân.
b. Thể loại: Gồm hai thể loại
 - Truyện cổ dân gian
 - Thơ ca dân gian
c. Đặc trưng: 
 VHDG mang tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt đời sống hàng ngày của cộng đồng.
 2. Văn học viết :
a. Khái niệm: VHV là bộ phận văn học gồm những sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. VHV là những sáng tác của cá nhân nên tác phẩm VH mang dấu ấn riêng của tác giả.
b. Chữ viết của VHVN:
 VHVN được ghi lại bằng 3 loại chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ (có một phần nhỏ được ghi lại bằng tiếng Pháp - TKXX).
c. Thể loại của văn học viết:
- Từ thế kỷ X – XIX có 3 nhóm sau:
+ Thơ (chữ Hán, Nôm)
+ Văn xuôi (chữ Hán)
+ Văn biền ngẫu (chữ Hán, chữ Nôm)
- Từ TK XX đến nay loại hình và loại thể VH rõ ràng hơn, có 3 loại:
+ Loại tự sự
+ Loại trữ tình
+ Loại kịch
II. Quá trình phát triển của văn học viết:
 Nền VHVN được chia làm hai thời kỳ lớn 
 + Từ đầu thế kỷ X đến hết XIX (gọi là VH trung đại).
 + Từ đầu thế kỷ XX đến nay ( gọi là VH hiện đại).
1.VH trung đại (từ thế kỷ X đến hết XIX)
- Chữ viết: viết bằng chữ Hán + Nôm
- VH chịu ảnh hưởng của nền VH Trung Quốc
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
+ Văn xuôi chữ Hán: 
Nguyễn Dữ
 + Thơ Nôm: 
Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi
- Giá trị lớn về nội dung: sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành những nét truyền thống của văn học trung đại như lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực, đồng thời thể hiện ý thức dân tộc, dân chủ đã phát triển cao.
- Nội dung lớn: yêu nước và nhân đạo
2. Văn học hiện đại (từ đầu TK XX đến hết TK XX):
- Chữ viết: Viết bằng chữ Quốc ngữ
- VHHĐVN chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây( đặc biệt VH Pháp)
- VHHĐ thay đổi về đội ngũ sáng tác, đời sống văn học, thể loại và cả hệ thống thi pháp.
 VHHĐ có 4 giai đoạn:
a. Giai đoạn từ TK XX đến 1930:
- Có sự tiếp xúc với VH Châu Âu, chủ yếu viết bằng chữ Quốc ngữ, công chúng tiếp nhận đông đảo hơn.
- Đội ngũ sáng tác đạt qui mô chưa từng có: Tản Đà, HNPhách, HBChánh, PDTốn, . . .
b. Giai đoạn VH từ 1930 – 1945:
 - Có sự kế thừa VH trung đại và tiếp thu sự hiện đại hoá của VH thế giới. Vì thế xuất hiện nhiều thể loại VH mới ( thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói, )
- Có sự phân hoá phức tạp thành nhiều bộ phận ( công khai, hợp pháp và bất hợp pháp), xu hướng VH:
+ CN lãng mạn: Đề cao cái Tôi, đấu tranh cho quyền sống và hạnh phúc ( Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,. . .)
+ CN hiện thực: Ghi lại không khí ngột ngạt của đời sống XH thực dân nửa phong kiến( NTTố, NCHoan, NCao, )
c. Giai đoạn VH từ 1945 – 1975:
- VH đặt dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng gắn liền với những thành tựu to lớn của đường lối văn nghệ và sự nghiệp lao động, chiến đấu của nhân dân ta.
- VH hiện thực XHCN đi sâu vào phản ánh sự nghiệp đấu tranh CM và xây dựng cuộc sống mới.
- Đạt thành tựu nghệ thuật cao, gắn với Hồ Chí Minh, Tố Hữu và nhiều lớp nhà văn quân đội.
d. Giai đoạn VH từ 1975 đến nay:
 - VH đi vào phản ánh công cuộc xây dựng CNXH, sự nghiệp CN hoá, HĐ hoá đất nước và những vấn đề mới của thời mở cửa, hội nhập quốc tế.
III. Con người Việt Nam qua văn học
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
2. Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc:
3. Con người VN trong quan hệ xã hội:
4. Con người VN và ý thức về bản thân: 
* Xu hướng chung của VHVN là xây dựng một đạo lý làm người với những phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa vị tha, đức hy sinh, đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỉ của tôn giáo, đề cao quyền sống con người cá nhân nhưng không chấp nhận con người cá nhân. 
Ghi nhớ_ 
Hai bộ phận hợp thành của VHVN
- Tiến trình lịch sử của VHVN phát triển qua 3 thời kỳ, thể hiện sâu sắc, chân thực đời sống tư tưởng, tình cảm của con người VN.
 - Một số nội dung chủ yếu của VHVN: Con người VN trong VH với các mối quan hệ.
4. Củng cố:
 ? Qua bài học này, em nắm được những điều cơ bản nào qua các thời kỳ, giai đoạn VH?
- GV nhấn những vấn đề cơ bản cuả bài.
5. Dặn dò
 Học bài và soạn bài Tiếng Việt: “ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” trang 14
* Rút kinh nghiệm ::.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: / /20 Ngày dạy: ........./......../20 
Tiêt: Tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
Mục tiêu bài học
Giúp HS 
Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp, nâng cao kỹ năng tạo lập, phân tích lĩnh hội trong giao tiếp.
Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Trọng tâm bài học: - Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
 - Hai quá trình của hoạt động này, các nhân tố giao tiếp. 
Phương pháp: Phân tích, rút ra nhận xét; thảo luận nhóm, quy nạp, tích hợp với bài "Tổng quan văn học" 
Chuẩn bị : 
Giáo viên: SGK, giáo án, văn bản giao tiếp bằng ngôn ngữ 
Học sinh: SGK, vở soạn. 
Các bước lên lớp:
1. Ổn định, tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Các bộ phận hợp thành nền VHVN? Các thời kỳ phát triển của văn học viết Việt Nam?
 Con người Việt Nam qua văn học được thể hiện như thế nào?
 3. Bài mới: 
 Đặt vấn đề:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: 
HS đọc văn bản 1, SGK Tr.14
? Đọc văn bản, em nhận thấy có mấy nhân vật tham gia trong hoạt động giao tiếp đó?
 Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
b? Người nói dùng ngôn ngữ để biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm thì người nghe phải thực hiện hđ tương ứng nào?
 Các nhân vật lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào?
Gợi ý :
 ? Vua Trần hỏi các bô lão điều gì?
 ? Sau đó các bô lão đã thực hiện hoạt động gì?
GV ... hể hiện trong việc lựa chọn đề tài.
+ Chủ đề:
-7	Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Nó thể hiện sự quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức cua 3nhà văn đối với cuộc sống.
-8	Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ của văn bản.
-9	Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề. Có những văn bản đề tài có thể đồng nhất với chủ đề.
+ Tư tưởng: 
-10	Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc.
-11	Là linh hồn của văn bản.
+ Cảm hứng nghệ thuật:
-12	Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản.
-13	Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản.
2. Khái niệm hình thức
Các khái niệm thường được coi là thuộc hình thức: ngôn từ, kết cấu và thể loại.
+ Ngôn từ:
-14	Là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học.Không có ngôn từ, ta không có căn cứ cụ thể để tìm hiểu, thưởng thức văn bản.
-15	Ngôn từ hiện diện trong câu, trong hình ảnh, trong giọng điệu của văn bản.
+ Kết cấu:
-16	Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bảnthành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
-17	Kết cấu hàm chứa dụng ý của tác giảsao cho phù hợp với nội dung văn bản.
+ Thể loại:
-18	Là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản: thơ, tiểu thuyết, kịch
-19	Thể loại cũng biến đổi theo thời đại và mang màu sắc riêng của tác giả.
èKhông thể có hình htức thuần tuývà nội dung chỉ tồn tại trong một hình thức nhất định.
II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức
-20	Nội dung là cốt lõi, là phần không thể thiếu của văn bản.
-21	Hình thức là yêu cầu quan trọng để nội dung tồn tại.
à Sự kết hợp hài hoà nội dung và hình thức làm nên sự hoàn mĩ của văn bản văn học.
4. Củng cố:
 - Các khái niệm thuộc phạm trù nội dung, hình thức và mối quan hệ giữa hai phạm trì này?
 - Ý nghĩa của nội dung và hình thức?
5. Dặn dò:
 - Đọc thuộc phần ghi nhớ trong bài.
 - Làm phần luyện tập SGK.
 - Chuẩn bị bài:các thao tác nghị luận.
Rút kinh nghiệm:
Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy
CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
Củng cố và nâng cao hiểu biết về các thao tác nghị luận thường gặp: hân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.
Nhận diện chính xác các thao tác trên trong văn bản nghị luận.
Vận dụng các thao tác đó một cách hợp lí và sáng tạo để tạo lập được những văn bảnnghị luận có sức thuyết phục đối với người đọc.
II.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, SGV.
Bài soạn
Tài liệu tham khảo.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 Kết hợp các pp: trao đổi thảo luận, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
kiểm tra bài cũ
bài mới
Hoạt động của GV& HS
 Nội dung cần đạt
Gv y/c HS nêu một vài ví dụ có dùng đến từ thao tác.
Gợi ý: thao tác tháo lắp súng, thao tác mở máy vi tính, thao tác vận hành động cơ
Vậy , em hiểu thế nào về khái niệm thao tác?
HS thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến.
Một HS đọc phần a. GV tổ chức HS thảo luận d8ưa ra hiểu biết của mình.
Hs đọc ngữ liệu, câu hỏi SGK , trả lời từng ý?
GV tổ chức HS thảo luận để tìm ra câu trả lời đúng?
Hs xem kĩ yêu cầu trong sách, trả lời ? GV định hướng lại.
Các nhóm thảo luận tìm đáp án đúng?
Phần luyện tập hs làm ở nhà. GV kiệm tra , đánh giá bằng hình thức kiểm tra miệng.
I. Khái niệm 
- thao tác chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.
- thao tác nghị luận cũng là một loại thao tác, do đó cũng bao gồm những quy định chặt chẽ về động tác , trình tự kĩ thuật, yêu cầu kĩ thuật.
- Tuy nhiên, trong thao tác nghị luận, các động tác đều là hoạt động của tư duy và được làm để nhằm mục đích cuốii cùng là thuyết phục người nghe, người đọc theo ý kiến bàn luận của mình.
II. Một số thao tác nghị luận
1. Ôn tập
 a) Nội dung khái niệm
 - Tộng hợp là kết hợp các phần( các bộ phận), các mặt(phương diện), các nhân tố của vấn đềcần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.
- Phân tích là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận( các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.
- Quy nạp là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.
- Diễn dịch là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tương riêng.
b) Vận dụng thực hành
 - Trong Tựa trích diễm thi tập, tác giả dùng thao tác phân tích. Chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt để làm rõ các nguyên nhân khiến cho thơ văn xưa không lưu truyền trên đời.
- Bài kí: 
 + Câu đầu: thao tác phân tích. Xem xét hai mặt của mối quan hệ giữa hiền tài và đất nước.
 + Câu đầu -> câu 2: thao tác diễn dịch. Tác giả đưa ra luận điểm rồi suy ra kết luận nay thuyết phục: cần coi trọng việc bồi đắp nguyên khí, xây doing nhân tài.
- Cũng trong bài kí, ở phần này tác giả đi theo thao tác tổng hợp. Thâu tóm những ý bộ phận vào một kết luận chung , kết luận đó có sức nặng được kết lại từ những ý đã phân tích ở trên.
- Bài hịch: tg sử dụng thao tác quy nạp. Đi từ những dẫn chứng khác nhau để đến một kết kuận làm tăng tính trung thực, tin cậy của kết luận.
c) Củng cố kiến thức
 - Nhận định 1: chỉ đíng với điều kiện tiền đề diễn dịch phải chân thực và cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. Khi đó, kết luận rút ra sẽ mang tính chất tất yếu, k thể bác bỏ, k cần phải chứng minh.
 - Nhận định 2: chưa chính xác. Quy nạp chưa nay đủ sẽ dẫn đến kết luận chưa chắc chắn, chưa đáng tin cậy.
 - Nhận định 3: đúng. Tổng hợp sau kkhi phân tích thì việc xem xét, tím hiiễủ một sự vật , hiện tượng thực sự hoàn thành.
2. Thao tác so sánh
 a) Nhận biết
 - ngữ liệu 1: HCM dùng thao tác so sánh để thấy rõ sự giống nhau và khác nhau. Câu văn nhầm nhấn mạnh sự giống nhau.
 - Ngữ liệu 2: tác giả so sánh để thấy rõ sự khác nhau.
à Thao tác so sánh gồm 2 loại chính: so sánh giống nhau và so sánh khác nhau.
c) -Sự hoài nghi đó không thoả đáng. Vì ss là công cụ rất đắc lực trong nghhiên cứu, nếu biết chon cách ss phù hợp sẽ đạt kết quả mong muốn.
 - Những câu trả lời đúng: 1-3-4
II. Luyện tập: 
4. Củng cố:
 - Các thao tác nghhị luận thưòng gặp?
 - Nhận diện các thao tác được sử dụng trong văn nghị kuận?
5. Dăn dò:
 - làm phần thực hành
 - Đọc thuộc phần ghi nhớ
 -Chuẩn bị bài mới
Rút kinh nghiệm:
Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy
ÔN TẬP VĂN HỌC.
A.Mục tiêu bài học.
Gíup hs ôn lại những kiến thức đã học trong chương trình văn học hk2.
B. Phương tiện thực hiện:
 Phương tiện:sgk,sgv...
C.Phương pháp: 
 Đặt câu hỏi,thảo luận.
D.Các bước lên lớp
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT.
- Nhắc lại những nét chính về cuộc đời NT?
- Điểm lại các tp tiêu biểu?
- TP của NT có nội dung gì chủ đạo?
- Nhắc lại vài nét về cuộc đời ND?
- Điểm lại các tp tiêu biểu của ND?
- Nội dung chính trong tác phẩm của ND?
I.Ôn lại một số vấn đề cơ bản về 2 tác giả lớn trong chương trình: NgTrãi,Ng Du ;một số tp tiêu biểu của họ.
1.Nguyễn Trãi:
a.Tiểu sử:
NT là con cháu nhà Trần,đỗ đạt dưới triều nhà Hồ,cùng cha làm quan dưới triều nhà Hồ nhưng không câu nệ tư tưởng trung quân đã hăng hái dâng “bình Ngô sách” cho Lê Lợi và theo nghĩa quân cho đến ngày tòan thắng.Ông đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
b.Tác phẩm:
Sáng tác cả thơ và văn xuôi:
- Thơ:
+Quốc âm thi tập.
+Ức Trai thi tập.
_Văn xuôi :
+Quân trung từ mệnh tập
+Băng Hồ di sựlục
....
==> Sáng tác của NT dù là văn xuôi hay văn vần, dù là sáng tác chữ Hán hay chữ Nôm đều chứa chan tinh thần yêu nứớc thương dân,khát vọng cống hiến cho cuộc đời của tác giả.
2.Nguyễn Du.
a.Tiểu sử :
- Xuất thân trong gia đình đại quí tộc,lại gặp lúc thay đổi sơn hà,triềuđại sụp đổ nên tài năng và hòai bão của ông bị bỏ phí.
- Là con thứ,mồ côi cha mẹ từ nhỏ,cuộc sống khốn khó, nghèo khổ.
- ND làm quan cho triều Nguyễn nhưng không mấy hào hứng với sự nghiệp chính trị của mình.
b.Tác phẩm
- Chữ Hán :
+Thanh Hiên thi tập
+Nam trung tạp ngâm
+ Bắc hành tạp lục.
- Chữ Nôm
+ Truyện Kiều
+Văn tế thập lọai chúng sinh.
==> Tác phẩm của ND thấm đượm tinh thần nhân đaọ và có giá trị hiện thực sâu sắc.
II.CÁC TÁC PHẨM KHÁCTRONG CHƯƠNG TRÌNH.
4.Củng cố
5.Dặn dò.
Rút kinh nghiệm:
Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy
Tiết 102: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
A.Mục tiêu :
Giúp HS:
-Ôn tập, củng cố cách viết đoạn văn nghị luận. 
-Viết được các đoạn văn nghị luận phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận.
B. Phương tiện thực hiện:
 Phương tiện:sgk,sgv...
C.Phương pháp: 
 Đặt câu hỏi,thảo luận.
D.Các bước lên lớp
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT.
-Hđ1:Gv ghi đề bài lên bảng, sau đó gọi HS đọc dàn ý ở SGK.
-Hđ2: Gv thống nhất với cả lớp chọn một ý trong dàn bài để viết đoạn văn. Có thể chọn các ý sau:
+ Sách cung cấp nhưng hiểu biết về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về các đất nước xa xôi trên thế giới. 
+Sách giúp hiếu biết về cuộc con người qua các thời kỳ khác nhau, hiểu biết đời sống văn hóa, tâm tư, tình cảm, khác vọng của con người những nơi xa xôi.
+Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình , bản thân mình và chắp cánh những ước mơ, nuôi dưỡng khát vọng.
- Hđ 3:
Gv yêu cầu mỗi HS viết một đoạn văn khoảng 20 phút, HS đổi bài viết cho nhau đọc và nhận xét. Gv chấm một số bài , sau đó nhận xét, đánh giá và sửa chữa một số sai sót trong các bài viết.
4. Củng cố
 -Hướng dẫn HS làm bài ở nhà.
+HS tự chũa lại bài viết của mình.
+Viết một đoạn văn khác trong dàn ý.
5. Dặn dò: soạn bài : viết quảng cáo.
Rút kinh nghiệm:
Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy
VIẾT QUẢNG CÁO
A.Mục tiêu :
Giúp HS:
 - Nắm được mục đích của quảng cáo là thông tin, thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợicủa sản phẩm, dịch vụ.
 - Biết viết,trình bày quảng cáo ngắn gọn, hấp dẫn.
 - Thấy được tính hai mặt của quảng cáo, từ đó người viết quảng cáo và người thực hiện quảng cáo phải có lương tâm và trách nhiệm đối với khách hàng.
B. Phương tiện thực hiện:
 Phương tiện:sgk,sgv...
C. Phương pháp: 
 Đặt câu hỏi,thảo luận.
D. Các bước lên lớp
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo
- HS tìm hiểu mục I.1 trong SGK
? Các văn bản trong SGK quảng cáo về sản phẩm hoặc dịch vụ gì ?
? Chúng ta thường gặp các loại văn bản đó ở đâu?
- HS trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi
I. VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CHUNG CỦA VB QUẢNG CÁO
1. Vai trò:
Ví dụ SGK: quảng cáo về sản phẩm máy vi tính và dịch vụ khám bệnh.
Đó là các văn bản thường gặp trên tivi, báo chí, tờ rơi, panô, áp phích
Hoạt động 1:TÌM HIỂU 
Tìm hiểu mục I.2,trả lời câu hỏi: 
 Muốn quảng cáo có hiệu quả,vb qc cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU CÁCH VIẾT VB QC:
HS tìm hiểu các mục II.1,II.2
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP:
1. cả 3 vb đều ngắn gọn, đủ ý,gây hấp dẫn cho người đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 10(2).doc