Giáo án Ngữ văn 10: Hồi trống cổ thành (Trích “Tam Quốc Diễn Nghĩa” ) - La Quán Trung

Giáo án Ngữ văn 10: Hồi trống cổ thành (Trích “Tam Quốc Diễn Nghĩa” ) - La Quán Trung

HỒI TRỐNG CỔ THÀNH

 ( Trích “Tam Quốc Diễn Nghĩa” )

 - La Quán Trung –

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “ vườn đào ”cao đẹp, keo sơn gắn bó của ba anh em kết nghĩa – một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.

- Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích

 2. Kĩ năng:

 - Tìm hiểu văn bản thuộc thể tiểu thuyết chương hồi

- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nahan vật

 3. Thái độ:

 Rèn lối sống ngay thẳng, bộc trực, trung nghiã

 

docx 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 19929Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10: Hồi trống cổ thành (Trích “Tam Quốc Diễn Nghĩa” ) - La Quán Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thu Hương
K39C SP Ngữ văn
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
 ( Trích “Tam Quốc Diễn Nghĩa” )
 - La Quán Trung –
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “ vườn đào ”cao đẹp, keo sơn gắn bó của ba anh em kết nghĩa – một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
- Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích
 2. Kĩ năng:
 - Tìm hiểu văn bản thuộc thể tiểu thuyết chương hồi
- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nahan vật
 3. Thái độ:
 Rèn lối sống ngay thẳng, bộc trực, trung nghiã
 B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
 D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả ?
I.Tìm hiểu chung
 1. Tác giả 
 - La Quán Trung ( 1330-1400)
 - Tên : La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.
 - Tính tình cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó .
 - Sống vào những năm cuối thời Nguyên, đầu thời Minh.
- Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh 
Tam Quốc diễn nghĩa ra đời vào thời kỳ nào? 
Giá trị của nó ?
2 Tác phẩm: “ Tam quốc diễn nghĩa”
 * Hoàn cảnh ra đời 
 - Ra đời vào đầu thời Minh(1368-1644) gồm 120 hồi, kể chuyện 1 nước chia 3 gọi là “ Cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ 
* Giá trị :
Phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa
Gởi gắm khát vọng hoà bình, thống nhất và có một nền chính trị nhân đạo
 -> được đánh giá là một trong 4 bộ T2 cổ điển mẫu mực nổi tiếng của Trung Quốc
 Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm 
Tóm tắt nội dung đoạn trích?
3. Đoạn trích “ Hồi trống Cổ Thành” 
a- Vị trí đoạn trích
 - Thuộc nửa sau hồi 28-> là 1 trong những đoạn hay nhất của tác phẩm.
? + Gọi học sinh đọc phân vai
- Người dẫn chuyện
- Quan Công
- Trương Phi
+ Giải thích một số từ
 Nêu hướng phân tích
? Hình tượng nhân vật Trương Phi được tác giả khắc hoạ trên phương diện nào 
? Tìm d/c miêu tả hành động của Trương Phi và rút ra nhận xét về tính cách?
+ Hành động của Trương Phi khi qua Cổ Thành và khi gặp Quan Công?
? Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công?
Cùng với hành động, Trương Phi còn có những lời nói( xưng hô) như thế nào ?
? Lời nói đó có tdụng gì trong việc thể hiện tcách
? Trong đoạn trích này thái độ của Trương Phi đối với Quan Công là thái độ gì ?
 à ngờ vực
II/ Đọc - hiểu văn bản
Đọc- tìm hiểu chú thích
Phõn tớch
 1/ Nhân Vật Trương Phi.
* Hành động:
- Qua Cổ Thành:
+ Vay lương thực -> quan huyện không cho -> Cướp thành => Tính cách nóng nảy 
- Biết tin Quan Công chờ ngoài thành
+ Chẳng nói năng gì, mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn 1000 quân đi tắt ra cửa Bắc 
--> Dứt khoát, quyết liệt, nóng lòng muốn biết sự thật.
- Gặp Quan Công:
 + Mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu, đâm Quan Công -> thái độ giận dữ, phẫn nộ của 1 người nóng tính cương trực, yêu ghét rõ ràng, muốn trừng trị ngay kẻ phản bội.
* Ngôn ngữ 
- Xưng hô : mày, tao -> lỗ 
mãng, cục cằn.
- Gạt phắt lời thanh minh 
của 2 chị dâu và Tôn
Càn: “ Trung thần thà chịu 
chết không thờ hai chủ”
-> Kiên định, trung nghĩa,
 sống ngay thẳng phân 
minh, không chấp nhận sự 
quanh co lắt léo.
? Để giải quyết mối ngờ vực Trương Phi đã ra điều kiện như thế nào?
Y/ n của điều kiện ấy ?
? Hành động của Trương Phi thẳng tay đánh trống và hình tượng tiếng trống Cổ Thành âm vang có ý nghĩa gì ?
* Hành động:
 - Ra điều kiện: Sau 3 hồi trống phải lấy được đầu tướng giặc 
-> không tin lời nói suông thuyết lý -> muốn mọi việc rõ ràng rành mạch => con người của hành động
- Thẳng cánh đánh trống 
 + Thách thức lòng trung nghĩa 
 + Nóng lòng xác minh sự thật
 + Giải toả hiềm nghi
Âm vang của hồi trống Cổ Thành: đó là một hồi trống đặc biệt. Trống trận nhưng lại để giải quyết 1 vấn đề tình cảm.
? Nếu bỏ đi chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống có được không? vì sao?
Trống phơi bày nỗi hiềm nghi cũng là trống giải thoát nỗi oan ức. Đó là hồi trống ra quân, cũng là hồi trống thu quân-> nếu bỏ giục trống không khí sẽ tẻ nhạt, ít sắc màu chiến trận, tính cách nhân vật thiếu sự sắc nét.
? Khi biết Quan Công bị oan, Trương Phi có hành độngntnào? Nhà văn mtả tcách TPhi như thế có hợp lý ko?
? Qua ptích htượng TPhi đọng lại trong em ấn tượng ntnào?
- Biết Quan Công bị oan: Rỏ nước mắt khóc, thụp xuống lạy-> biết hối lỗi, phục thiện.
* Tóm lại :
Hình tượng Trương Phi hiện lên với tính cách cương trực, nóng nảy, thẳng thắn. Nhưng sự nóng nảy của Trương Phi là do nóng nảy trừng trị kẻ phản bội, không chấp nhận sự dối trá à đề cao lòng trung nghĩa. Do đó rất đáng quý đáng trọng => 1 trong 2 nhân vật có sức thuyết phục nhất của tam quốc
Trái với những hành động củaTrương Phi, Quan Công có thái độ – hành động gì khi gặp lại ?
2/ Nhân vật Quan Công:
Khi gặp Trương Phi : mừng rỡ vô cùng, tế ngựa lại đón.
Trước hành động ngỗ ngược, bất thường của Trương Phi:
 + Giật mình.
 + Xưng hô : ta, hiền đệ
 + Nhắc lại tình nghiã vườn đào.
 + Nhẹ nhàng giải thích thanh minh > < vốn là người kiêu ngạo 
 + Nhờ cậy hai chị dâu giải thích
 + Chấp nhận điều kiện khắc nghiệt	
? Quan Công là người như thế nào
-> Tính cách điềm tĩnh, độ lượng, từ tốn, luôn luôn đặt chữ “nghĩa” lên đầu
? Quan Công nhún mình có phải vì sợ Trương Phi không ?
->Không, mà vì trung nghĩa, trung thành với lời thề vườn đào, vì coi trọng chữ nghĩa, muốn khẳng định tấm lòng trung nghĩa 
Quan Công minh oan cho mình bằng cách nào? hành động minh oan có gì đặc biệt?
->giết Sái Dương => minh oan bằng tài nghệ, khí phách anh hùng
? Vì sao phải tức tốc giết chết Sái Dương sau 1 hồi trống mà không phải là 3 hay 5 hồi ?
-> Giải toả hiềm nghi, đoàn tụ anh em.
-> Sự nhất quán của nhân vật ( tài giỏi) : giết Hoa Hùng
trong khoảnh khắc “ Cốc rượu nóng vẫn còn đang bốc hơi
? Giải thích taị sao > < thứ nhất giữa Quan Công và Trương Phi chưa được giải quyết, tác giả lại bồi thêm
 >< thứ hai giữa Quan Công và Sái Dương 
Cách xây dựng mâu thuẫn có ý nghĩa gì ?
-> Đẩy kịch tính đến mức cao độ: Trương Phi càng nghi ngờ, căm giận-> Quan Công càng oan ức -> chấp nhận chém đầu Sái Dương sau 3 hồi trống => mâu thuẫn hai được giải quyết xua tan mọi nghi ngờ của Trương Phi. Nhờ đó > < 1 được giải quyết một cách tài tình chóng vánh.
* Tóm lại : Quan Công là biểu tượng của lòng trung nghĩa cao đẹp với tài nghệ khí phách của người anh hùng trận mạc.
Đánh giá chung vê ND – NT đoạn trích?
III/ Tổng kết
Nội dung:
- “ Hồi trống Cổ Thành” là một màn kịch ngắn sôi nổi, sinh động mang ý vị chiến trận đậm đà biểu dương lòng cương trực của Trương Phi, khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Công và ca ngợi tình nghĩa vườn đào gắn kết của ba anh em Lưu- Quan – Trương.
- Là cuộc hội ngộ của những người anh hùng sau khi kết oan và giải oan
2- Nghệ thuật :
 - Đọan trích được bố trí như một màn kịch ngắn, sôi nổi, sinh động đầy kịch tính
 - ít giới thiệu, dẫn dắt -> để nhân vật và sự việc tự bộc lộ .
 - Xây dựng mâu thuẫn và phát triển > < thông minh, có tính thuyết phục.
3. Ghi nhớ
Gv gợi ý hs về nhà làm bt
IV. Luyện tập
4. Củng cố: Em thích nhân vật Trương Phi hay Quan Công? vì sao?
5. Dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docxHOI_TRONG_CO_THANH.docx