Tấm Cám
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Về truyện cổ tích:
+ Hiểu được khái niệm và phân loại của truyện cổ tích
+ Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì
- Về tác phẩm: Từ việc củng cố và nâng cao những hiểu biết về thể loại truyện cổ tích đã học trong chương trình THCS, nhận thức được tính chất, ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột diễn ra trong truyện Tấm Cám.
+ Ý nghĩa của sự biến hóa của Tấm, các mâu thuẫn diễn ra trong truyện, từ đó khái quát được chủ đề, giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện.
+ Khắc sâu tình yêu đối với người lao động, người phụ nữ Việt Nam.
+ Hiểu được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân thể hiện trong truyện. Bồi dưỡng niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, chính nghĩa trong cuộc sống.
Tấm Cám I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Về truyện cổ tích: + Hiểu được khái niệm và phân loại của truyện cổ tích + Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì - Về tác phẩm: Từ việc củng cố và nâng cao những hiểu biết về thể loại truyện cổ tích đã học trong chương trình THCS, nhận thức được tính chất, ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột diễn ra trong truyện Tấm Cám. + Ý nghĩa của sự biến hóa của Tấm, các mâu thuẫn diễn ra trong truyện, từ đó khái quát được chủ đề, giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện. + Khắc sâu tình yêu đối với người lao động, người phụ nữ Việt Nam. + Hiểu được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân thể hiện trong truyện. Bồi dưỡng niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, chính nghĩa trong cuộc sống. 2. Kĩ năng: - Nâng cao khả năng nhận biết và phân tích nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột trong truyện cổ tích. - Thấy được nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo, lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện “Tấm Cám” nói riêng và truyện cổ tích thần kỳ nói chung. - Rèn kĩ năng đọc, kể 3. Thái độ: Hình thành ở học sinh có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào chiến thắng của cái thiện, cái chính nghĩa trong cuộc sống. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Hs soạn bài theo các câu hỏi của sgk. - Gv soạn thiết kế dạy- học. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Do đặc trưng thể loại truyện cổ tích cần chú ý đến phương pháp tái tạo, phương pháp gợi tìm. Ngoài ra cần chú ý kết hợp với những phương pháp dạy học khác như: Phương pháp nghiên cứu, phương pháp đọc sáng tạo - Nhấn mạnh vào những câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo và tái hiện - Trong quá trình phân tích tác phẩm, dẫn dắt HS theo sự phát triển của mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, nghĩa là phải theo sát tiến trình phát triểm của cốt truyện. IV. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi. V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Vào bài: (1 phút). Nguyễn Khoa Điểm đã viết những câu thơ rất xúc động như sau: “Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời Dẫu phải khi cay đắng dập vùi Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm) “Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.” ( Nói với em- Vũ Quần Phương) Chúng ta sinh ra và trưởng thành từ những câu chuyện rất đỗi thân quen nhưng cũng rất thiêng liêng đó của dân tộc. Chắc hẳn trong các em, mỗi em đều có riêng trong trí tưởng tượng của mình một cô Tấm thảo hiền, một chàng Thạch Sanh với niêu cơm thần kì. Hôm nay, cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu một văn bản truyện cổ tích rất quen thuộc – truyện cổ tích " Tấm cám" , để các em có thể khám phá được những đặc điểm tiêu biểu nhất trong nội dung và nghệ thuật của thể loại tác phẩm này Hoạt động của GV- HS Yêu cầu cần đạt -Nhắc lại khái niệm truyện cổ tích: ? Qua bài “ Khái quát VHDG VN” tr.16, em hãy cho biết thế nào là truyện cổ tích? Nêu ví dụ? ? Truyện cổ tích được chia làm mấy loại? Đặc trưng cơ bản? Từ đó cho cô biết truyện cổ tích Tấm Cám thuộc loại nào? ? Dựa vào việc đọc hiểu ở nhà, em chia bố cục của truyện như thế nào? HS kể tóm tắt lại truyện Như vậy, xoay quanh cuộc đời của Tấm, tác giả dân gian đã xây dựng nên nhiều tình tiết li kì và hấp dẫn với mục đích là trả lại sự công bằng cho Tấm nói riêng và cho nhân dân lao động nói chung. Đó là một cuộc đấu tranh giữa cái thiện với các ác để giải quyết mâu thuẫn của xã hội. Và để tìm hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ vào phần đọc hiểu văn bản. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Giới thiệu chung về thể loại truyện cổ tích * KN: Truyện cổ tích là - tác phẩm tự sự dân gian kể về các kiểu nhân vật - chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo - cái nhìn hiện thực của nhân dân lao động với đời sống, bộc lộ quan điểm về đạo đức cũng như về công lý xã hội và ước mơ một cuộc cống tốt đẹp hơn. * VD: - VN: Sọ Dừa, Thạch Sach, Em bé thông minh, - TG: Truyện cổ Drim ( Đức), Cô bé lọ lem( Pháp), * Phân loại: 3 loại: - Truyện cổ tích về loài vật: chủ yếu giải thích theo cách dân gian về đặc điểm và quan hệ của các con vật trong thế giới loài vật: Qụa và công, Trí khôn của ta đây, Sự tích bộ lông công, bộ lông quạ,.. - Truyện cổ tích sinh hoạt( tr. cổ tích thế sự): Làm theo vợ dặn, Gái ngoan dạy chồng, Cái cân thuỷ tinh, lọ nước thần, Trương Chi,.. nó phản ánh, nêu bài học về những vấn đề đạo đức, ứng xử, cách sống của con người - Truyện cổ tích thần kì: là loại truyện tiêu biết nhất cho truyện cổ tích nói chung *Đặc trưng: + Số lượng: là loại truyện có nội dung phong phú và chiếm số lượng nhiều nhất + Có sự tham gia của yếu tố thần kì: tiên, bụt, sự biến hoá thần kì, những vật có phép màu,.. + kiểu nhân vật chính: Người mồ côi: Thạch Sanh, Chử Đồng Tử,.. Người con riêng: Tấm Cám,.. Người đội lốt: Sọ Dừa, chàng Dê, nàng Cóc,,.. Người đi ở: anh trai cày trong Cây tre tram đốt,.. Người em út: người em trong Cây Khế,.. Người dũng sĩ có tài lạ: Năm chàng trai khoẻ,.. + nội dung: phản ánh những mâu thuẫn thường gặp: gia đình: anh/chị- em, mẹ ghẻ- con chồng,.., xã hội: người ở- chủ nhà, dân- quan => tốt- xấu, thiện- ác,.. + kết thúc truyện: ở hiền gặp lành, ác giả ác bảo + giá trị tư tưởng: nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người. Nhân dần đề cao cái thiện ước mơ cháy bỏng về hạnh phúc gia đình, lẽ công bằng trong xã hội, phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động “chiếu rọi ánh sáng vào một thế giới khác” Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích thần kì. 2. Truyện cổ tích Tấm Cám thể loại: cổ tích thần kì kiểu truyện: phổ biến trên thế giới và ở VN: về người mô côi bất hạnh trên TG: Khoảng 564 kiểu truyện Tấm Cám VN: Khoảng 30 kiểu 3 phần: Tấm ở nhà và đi dự hội Tấm vào cung vua và những sự hoán thân Tấm trở lại cuộc đời và gặp lại nhà vua Tóm tắt truyện: Tấm hiền lành, chăm chỉ, xinh đẹp, mồ côi mẹ cha từ nhỏ, phải sống với mẹ con dì ghẻ.Tấm luôn bị mẹ con Cám ghen ghét và ngược đãi. Một lần đi bắt tép để giành lấy yếm đỏ, Tấm bị Cám lừa để lấy hết giỏ tép. Nhờ có lời khuyên của Bụt mà Tấm nuôi cá bống. Nhưng mẹ con Cám biết nên đã lừa Tấm để bắt cá Bống ăn thịt. Ngày hội, mẹ con Cám trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt, không cho đi xem hội. Lại nhờ có Bụt mà Tấm hoàn thành công việc và có tư trang đẹp để đi dự hội từ xương của cá Bống Tấm đi xem hội và vô tình đánh rơi chiếc hài, nhưng nhờ vậy mà nàng được làm hoàng hậu. Ngày giỗ cha, Tấm về thăm nhà rồi bị mẹ con Cám hại chết còn Cám thì vào cung vua thay Tấm. Sau đó, lần lượt cô biến thành chim Vàng Anh, cây xoan đào, khung cửu khi liên tiếp bị mẹ con Cam phát hiện và hãm hại tiếp. Cuối cùng cô biến thành quả thị và được bà lão đem về nhà. Sau đó, mỗi khi bà lão đi vằng, Tấm đều hiện ra giúp bà làm việc nhà và dần dần bị bà lão phát hiện Một hôm, vua đi qua, ghé vào quán nước của bà cụ. Vua nhận ra Tấm qua miếng trầu têm cánh phượng rồi đem Tấm về cung. Trở lại cung, Tấm hạnh phúc bên vua còn mẹ con Cám chết. ?Các nhân vật được giới thiệu như thế nào trong truyện? ?theo em, mâu thuẫn trong truyện diễn ra giữa những nhân vật nào? Mâu thuẫn nào là chủ yếu? vì sao? Đ/A: mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa Tấm và Cám, nhưng khái quát nhất là giữa Tấm và mẹ con Cám ?mâu thuẫn đó được triển khai theo hướng nào?kể tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn đó Gợi ý: Một trong những đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích là mượn thân phận, hoàn cảnh của nhân vật để phản ánh mâu thuẫn của xá hội, nhất là khi XH có sự phân hoá giai cấp ? trình bày sự bất công và oan nghiệt trong mối quan hệ dì ghẻ con chồng HS bám sát vào những hành động, sự kiện và sự dối xử giữa các nhân vật ? Qua đó cho thấy Tấm và mẹ con Cám là người như thế nào? Tấm là cô gái thảo hiền, ngoan ngoãn, cả tin, yếu đuối, là nhân vật chức năng, thiếu cá tính nhân vật. Mẹ con Cám: cay nghiệt, độc ác, gợi lên sự phẫn nộ và sự trừng phạt Sự kiện gì đã dẫn tới bi kịch của Tấm? nó diễn ra như thế nào? Em có nhận xét gì về hành động của mẹ con Cám? Mâu thuẫn của câu chuyện đã thay đổi như thế nào? ? Tấm trải qua mấy lần hoá thân, nê u diễn biến chính của những lần hoá thân đó? ? Trong những lần hoá thân đó, Tấm xưng hô như thế nào? Thể hiện điều gì? ? Qua 4 lần hoá thân đó, em có nhận xét gì về tính cách của Tấm và mẹ con Cám? Em hãy cho biết quá trình đứng lên của Tấm? Sau 4 lần hoá thân của Tấm, theo em dân gian ta muốn nói lên điều gì? Dù trải qua 4 lần hoá thân, nhưng chỉ đến lần hoá thân cuối cùng thì Tấm mới trở lại làm người và về bên người thân yêu. Theo em, đâu là vẻ đẹp của lần hoá thân cuối cùng? ? tấm đã trừng phạt mẹ con Cám như thế nào Truyện kết thúc bằng cái kết đau đớn của mẹ con Cám, Tấm sống hạnh phúc. Nhưng việc trả thù của Tấm có nhiều tranh cãi khác nhau. Em có suy nghĩ gì về hành động đó? Theo em nó có man rợ không? Cần giải thích như thế nào về hành động đó? ? Có người cho rằng, sự xuất hiện của Bụt đã làm thay đổi cuôc đời của Tấm, những hành động nào chứng minh điều đó? Ngoài ra trong chuyện còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào khác nữa? II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Thân phận của Tấm và con đường đến với hạnh phúc a. Hoàn cảnh và thân phận của nhân vật trong truyện - Tấm: con vợ cả, mồ côi mẹ từ nhỏ, sống thiếu tình thương, phải làm lụng vất vả, chăm chỉ thật thà - Cám: Cám con vợ lẽ, được cưng chiều, ở với mẹ. Mẹ con Cám lười biếng, tham lam, ăn trắng mặc trơn, bóc lột tấm Mâu thuẫn giữa các nhân vật b. Mâu thuẫn gia đình Mâu thuẫn - Tấm – Cám: chị em cùng cha khác mẹ - Tấm và mẹ Cám: dì ghẻ con chồng “Mấy đời bánh đúc có xương/ Mấy đời dì ghẻ lại yêu con chồng” =>khái quát nhất đó là mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám Phản ánh mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền Hành trình tìm hạnh phúc của Tấm phải trải qua những thử thách: bắt tép, cá bống, đi hội, thử giày và lên ngôi hoàng hậu - Bắt tép- yếm đỏ: Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng Tấm: + Dành cơm, nuôi cá bống lớn +Vâng lời đưa trâu đi ăn thật xa +Chiều về gọi bống thì chỉ thấy cục máu nổi lên Oà lên khóc Mẹ con Cám: +Sinh nghi, rình mò xem + Dặn Tấm chăn trâu đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu + Bắt cá bống đem làm thịt Cướp đi người bạn của Tấm - Đi hội: Tấm: + Muốn đi hội nhưng phải nhặt thóc lẫn gạo +Khóc một mình + Không có quần áo đi hội +Nức nở khóc +Buồn khổ Mẹ con Cám Trộn: + gạo và thóc, bắt Tấm nhặt phân loại xong mới được đi hội: Rặt rặt xuống nhặt cho tao Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết + Xúng xính quần áo đẹp đi trẩy hội =>Hả hê, vui sướng - Thử giày, lên làm hoàng hậu: Tấm:+ Thắng bộ đi vào, cưỡi ngữa đi hội, đánh rơi giày + Thử vừa giày + Thành vợ vua, lên ngôi hoàng hậu Hạnh phúc Mẹ con Cám: + Thử giày không vừa + Chê bai Tấm: Chuôn khánh còn chẳng ăn ai Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre + Ngạc nhiên và hằn học Ghen tị, đố kị Nhận xét: Tấm: cô gái bất hạnh, bị hắt hủi, chăm chỉ, ngoan hiền và luôn có khát khao được yêu thương, hạnh phúc. Ở giai đoàn này Tấm chưa có ý thức đấu tranh chống lại cái ác, vẫn thụ động. Mẹ con Cám: lười nhác, tham lam, xảo quyệt, dối trá. Là hiện thân của cái ác, cướp đoạt của Tấm cả vật chất lẫn tinh thần c. Tiểu kết Từ mồ côi, Tấm trở thành hoàng hậu. Hạnh phúc ấy chỉ có ở con người hiền lành, chăm chỉ Triết lí sống ở hiền gặp lành: ước có một cuộc sống hạnh phúc giản đơn Mâu thuẫn lúc này là sự tranh giành vật chất, sự bóc lột về sức lao động và tinh thần Mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền Tấm chưa có ý thức đấu tranh chống lại cái ác, chưa biết tự bảo vệ mình, thụ động. Bụt xuất hiện giúp Tấm vượt qua khó khăn, đền bù thiệt thòi, tạo thêm sức mạnh: trợ thủ thần ki Bảng tóm tắt Tấm Mẹ Con Cám Làm lụng vất vả Chăm chỉ, thật thà Ăn trắng mặc trơn Lười biếng, dối trá Bắt đầy giỏ vừa cá vừa tép Bị Cám lừa mất, khóc Chỉ chơi, lừa giỏ cá của Tấm Được yếm đỏ Nuôi cá Bống lớn, làm bạn Bị lừa ăn mất, khóc Lừa Tấm chăn trâu đồng xa bắt Bống ăn thịt Nhặt thóc lẫn gạo, không có quần áo đi hội khóc môt mình Mẹ con quần áo đẹp đi hội, trộn gạo lẫn thóc => bắt Tấm nhặt xong mới được đi hội Nhờ Bụt Tấm có quần áo đẹp đi hội và trở thành hoàng hậu vì thử vừa giày Ngạc nhiên, hằn học và ghen tị với Tấm 2. Cuộc đấu tranh quyết kiệt để giành lại hạnh phúc của Tấm a. Bốn lần hoá thân của Tấm - Tấm trải qua 4 lần hoá thân để trở lại cuộc sống con người - Cuộc đấu tranh giữa Tấm và mẹ con Cám: Sự kiện khơi ngòi: Ngày giỗ cha Tấm: không quên ngày giỗ cha, xin về để soạn cỗ cùng giúp dì => hiếu thảo; trèo cây hái cau cúng cha => bị hại chết mẹ con Cám: chặt cây cau hại hết Tấm, cho Cám vào cung thay chị Mẹ con Cám luôn ghen ghét, đố kị với Tấm, luôn muốn cướp hết những gì Tấm có: của cải,tình yêu, niềm vui, hạnh phúc, Mâu thuẫn đã được đẩy lên thành mâu thuẫn xã hội: Thiện >< ác Cái thiện hiền lành, ngây thơ, cả tin bị hại chết bất ngờ, bị cướp đoạt hạnh phúc, địa vị. Cái ác sẵn đã ghen ghét, đố kị và nay đầy dã tâm tiêu diệt cái thiện, chiếm lấy của cải, vật chất lẫn hạnh phúc, niềm vui - 4 lần hoá thân Sự hoá thân Tấm Mẹ con Cám Hoá thành chim Vàng anh - Nhắc nhở Cám: “ Phơi áo chồng tao Phơi lao phơi sào Chớ phơi bờ rào Rách áo chồng tao” =>ko còn coi Cám là chị e nữa, ngang bằng - quyến luyền vua, mang niềm vui đến cho vua: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo” -bắt về ăn thịt,kiếm cơ nói dối vua - vứt lông chim ra vườn Hoá cây xoan đào - Cho Vua bóng mát: “mọc tron vườn ngự, cành lá sà xuống che kín thành bóng tròn như 2 cái lọng” => che chở vua - Chặt xoan đào làm khung cửu dệt áo cho vua Hoá khung cửu - Răn đe, doạ “Cót ca cót két Lấy tranh chồng chị Chị khoét mắt ra” => xưng chị, người bề trên, thái độ quyết liệt, răn đe, cảnh cáo - Đốt khung cửu, đem tro đổ ở lề đường cách xa hoàng cung Hoá quả thị - Sống với bà cụ hàng nước, yêu thương nhau như 2 mẹ con “Cây thị cao lớn, sum sê nhưng chỉ đậu được có 1 quả, mùi thơm ngát toả khắp nơi Thị ơi thị rụng bị bà Bà để bà ngửi chứ bà không ăn” - Gặp vua và trở về cung, xinh đẹp hơn xưa - muốn xinh đẹp như Tấm - chết => Cái ác càng lộng hành, cái thiện càng mạnh mẽ: Tấm Mẹ con cám - Khóc, yếu đuối, thụ động - Hoá thân, răn đe, rủa mắng - Trả thù quyết liệt =>sức sống mãnh liệt của Tấm: Cô Tấm dần dần trưởng thành, công khai chống lại cái ác để đòi lại hạnh phúc. - Cướp đoạt vật chất - Cướp đoạt niềm vui tinh thần - Cướp đoạt sinh mạng hạnh phúc => tàn nhẫn, độc ác ngày càng tăng, muốn tiêu diệt Tấm đến tận cùng Tấm không còn dựa vào Bụt nữa mà đã tự mình, tích cực chủ động đấu tranh giành lại sự sống, hạnh phúc, công bằng. Cô mạnh mẽ hơn, khôn ngoan hơn, quyết liệt hơn Yếu tố kì ảo mang chức năng tái sinh Hướng giải quyết của nhân dân: Cái thiện luôn giành chiến thắng Ác giả ác báo, phải được trừng trị tận gốc, đòi lại công bằng b. Ý nghĩa những lần hoá thân: - Những lần hoá thân của Tấm là những gì bình bị nhất, thân thương nhất trong cuộc sống dân dã - 4 lần biến hoá kì diệu này chính là cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc. Quá trình biến hoá của Tấm nói lên sức trỗi dậy kì diệu của con người: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh để giành hạnh phúc. => - Tấm đẹp từ đợi thực đến cả những hình thức biến hoá - Trở lại cuộc đời, Tấm vẫn lam làm, ngoan hiền như xưa - Qúa trình biến hoá thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm và ước nguyện đổi đời của nhân dân. Là sự biểu hiện sinh động của quan niệm về công bằng, hạnh phúc: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, cái thiện luôn được trường tồn. người lao động không chờ đợi hạnh phúc đẹp và mơ hồ ở cõi nào khác mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ở nơi trần thế ước mơ về một xã hội công bằng, người lao động chăm chỉ hiển lành sẽ được hưởng hạnh phúc c. Hình thức hoá thân cuối cùng của Tấm và kết cục của mẹ con Cám - Hình thức hoá thân cuối cùng: vẻ đẹp bình dị: cô gái thôn quê bước ra từ quả thị vẻ đẹp tươi mới, tràn trề nhựa sống: quả thị mùi thơm ngát vẻ đẹp nhân văn: ở hiền gặp lành vẻ đẹp cho trí tưởng tượng phong phú của nhân dân => 3 lần trước Tấm luôn đánh tiếng, nhưng đến lần thứ 4, Tấm lặng lẽ trở về giành chiến thắng. Bình dị, thân thuộc, gần gũi - Sự trừng phạt với mẹ con Cám: Tấm sai quân đào một cái hố thật sâu,.. lăn đùng ra chết => phù hợp với quan niệm dân gian: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Cái ác phải bị diệt trừ tận gốc, phải bị xoá bỏ triệt để. Tấm là nhân vật chức năng, là đai diện của công dân để nhân dân gửi gắm bài học tâm lí. Tính cách mạnh mẽ luôn phát triển không ngừng. Cô Tấm không hề tranh giành mà chỉ lấy những gì thuốc về mình. Hiền trong quan niệm của nhân gian: “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.” Cái ác có lý do vì sao phải ác là vì mẹ con Cám ác quá, nhiều lần tìm cách giết Tấm đến kỳ cùng, ác khủng khiếp. Triết lý dân gian là ác đến đâu tả đến đó. Việc làm mắm đó cũng tương xứng với tội ác của mẹ con Cám. Vì thế dân gian truyền tụng, không có phản cảm gì cả - ứng xử đó là ứng xử thích hợp. Tội ác đến đâu phải trả giá đến đó. Truyện cổ tích là thê giới tưởng tượng của nhân dân lao động trong xã hội có áp bức, bất công. Do đó họ chỉ gửi gắm ước mơ vào truyện cổ tích. Truyện cổ tích có nhiều dị bản, đây là 1 trong những dị bản đó. Có nhiều cách kết thúc khác nhau của cùng một câu truyện cổ tích. Tuy nhiên, SGK dành cho học sinh thì không có lời giải thích đó nên khiến cho dư luận phản ứng dữ dội như thời gian vừa qua. 3. Gía trị nghệ thuật của tác phẩm a. Vai trò, ý nghĩa của các yếu tố kì ảo - Bụt: + là hình ảnh đức Phật được dân gian hoá, tượng trưng cho ước mơ công bằng xã hội, luôn bảo vệ cái thiện. + Bụt chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu, là trợ thủ thần kì, với 3 lần xuât hiện khi Tấm chưa có ý thức đấu tranh để đem đến sự công bằng, niềm an ủi, động viên Tấm, đền bù thiệt thòi cho Tấm => Bụt như là hiện thân của nhân dân đòi lại sự công bằng cho Tấm - chặng 1: cá bống: bàn tâm tình của Tấm; gà mái: giúp tìm xương cá bống để có quần áo đẹp cho Tấm đi hội; chim sẻ: giúp Tấm vượt qua thử thách công việc => nhân dân luôn bên cạnh Tấm, giúp Tấm đến gần hơn vơi hạnh phúc. - chặng 2: những vật Tấm gửi gắm linh hồn đều đẹp bình dị. Lúc này Bụt không xuất hiện nữa mà Tấm chiến thắng nhờ sức sống bền bỉ của mình và sứ đấu tranh của mình. Tấm có ý thức đấu tranh đòi quyền sống và hạnh phúc. Tấm tự mình đấu tranh => Muốn có được tự do, hạnh phúc thì con người phải tự mình đấu tranh, không có ai có thể làm giúp mình. Chính bản thân nhân vật cũng có sự biến hoá thần kì làm nên một thế giới cổ tích lãng mạn, thơ mộng chiếu rọi ánh sáng kì ảo của niềm hạnh phúc vào cuộc đời còn nhiều bất hạnh của con người. dẫu là hoang đường, các yếu tố này vẫn gieo vào trong độc giả niềm tin b. Những giá trị nghệ thuật khác Sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: hình ảnh gần gũi, thân thuộc với nhân dân( con cá bống, yếm đỏ, cây khế, khung cửu, cây cau,) Kết hợp những câu hát vè, lời văn bình dị, dân giã,.. Lối kể chuyện như tâm tình, thủ thỉ ?Truyện cổ tích Tấm Cám nói riêng và cổ tích nói chung đã để lại trong em những ấn tượng và cảm xúc gì về nội dung và nghệ thuật? ? Tại sao nói Tấm Cám đặc trưng tiêu biểu nhất cho truyện cổ tích, nhất là truyện cổ tích thần kì? III. TỔNG KẾT Gía trị nội dung Sự biến hoá của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vui dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác. Mâu thuẫn và xung đột trong truyện phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ Đặc sắc của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thu động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình Gía trị nghệ thuật Nghệ thuật đặc trưng của truyện cổ tích: motip, yếu tố kì ảo, lối kể chuyện,.. Nhiều yếu tố thần kì trong câu chuyện: Bụt, gà biết nói, 4 lần hoá thân của Tấm Kết cấu quen thuộc đã thành mô-tip trong truyện cổ tích: người mồ côi, kẻ ác gặp ác, ở hiền gặp lành ? ý nghĩa nhan đề của truyện ??câu hỏi luyện tập Đặc sắc của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thu động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình? Em hiểu như thế nào về nhận định trên? Phân tích tác phẩm để làm rõ. cách gọi dân giã, gợi thân phận thể hiện xung đột, mâu thuẫn trong tác phẩm
Tài liệu đính kèm: