Tiết 1-2
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Thấy được các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
+ Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết .
+ Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
- Tích hợp môi trường.
2. Về kĩ năng: Vận dụng đặc điểm khái quát của văn học Việt Nam vào từng bài cụ thể sẽ học trong các phần tiếp theo.
3.Về thái độ: Bồi dưỡng HS niềm tự hào về truyền thống dân tộc và say mê với văn học.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- HS đọc bài tại lớp và luyện tập cách thức tóm tắt các ý chính.
- Đặt câu hỏi gợi mở , tái hiện và tư duy tổng hợp.
1.2.Phương tiện dạy học:
Tiết 1-2 (20/08/2010) TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: - Thấy được các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết. + Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết . + Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học. - Tích hợp môi trường. 2. Về kĩ năng: Vận dụng đặc điểm khái quát của văn học Việt Nam vào từng bài cụ thể sẽ học trong các phần tiếp theo. 3.Về thái độ: Bồi dưỡng HS niềm tự hào về truyền thống dân tộc và say mê với văn học. B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1.Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: - HS đọc bài tại lớp và luyện tập cách thức tóm tắt các ý chính. - Đặt câu hỏi gợi mở , tái hiện và tư duy tổng hợp. 1.2.Phương tiện dạy học: - SGK và tài liệu chuẩn kiến thức 10. - Tư liệu tham khảo. - Thiết kế bài giảng. 2.Học sinh: - Chủ động tìm hiểu về bài học. C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: VS, ĐP, SS. 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của Hs, lưu ý HS phương pháp học ở THPT. 3.Bài mới: Qua 4 năm ở trường THCS,các em đã được học khá nhiều tác giả,tác phẩm văn học nổi tiếng trong VHVN từ xưa đến nay.Bài học đầu tiên ở lớp 10 là một bài văn học sử:Tổng quan văn học Việt Nam,nó giúp các em có một cái nhìn khái quát nhất,hệ thống nhất về nền văn học nước ta từ xưa đến nay và sẽ định hướng cho chúng ta học tiếp toàn bộ chương trình Ngữ văn THPT. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Họat động 1: Hướng dẫn cho HS nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của văn học VN: CH: Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam? (là cách nhìn nhận đánh giá một cách chung nhất những nét lớn của văn học VN) CH: VHDG cấu tạo từ mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào? CH: Khái niệm VHDG? Sáng tác của trí thức có được xem là VHDG không? (sáng tác trí thức có thể xem là tác phẩm VHDG nếu nó mang những đặc trưng của VHDG qua quá trình lưu truyền) CH: Cho 1 vài ví dụ về tác phẩm VHDG? (Nữ Oa vá trời,Tấm Cám, Đămsăn,Thạch Sanh,........) CH:VHDG có những thể loại chủ yếu nào? CH:Dựa vào khái niệm em hãy nêu các đặc trưng của VHDG? CH: Khái niệm VH viết? Kể tên một số tác phẩm văn học viết đã học?(Bánh trôi nước,qua Đèo Ngang,..) CH:VH viết được sáng tác bằng những loại chữ nào? CH: Tại sao có chữ Hán rồi mà lại xuất hiện thêm chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ? (ý thức xây dựng nền văn hiến độc lập của dân tộc) CH: Trình bày hệ thống thể loại của VH viết? (GV giải thích văn biền ngẫu) CH: Hai bộ phận văn học có mối quan hệ như thế nào? ( GV đưa ra một vài tác phẩm lớn làm rõ sự kết tinh giữa VHDG và VH viết:Truyện Kiều-Nguyễn Du) (Gv dẫn lời chuyển ý, ghi đề mục) Hoạt động 2:giúp HS nắm một cách khái quát quá trình phát triển của văn học Việt Nam: (GV yêu cầu HS đọc phần II hệ thống các ý chính và trả lời các câu hỏi) CH: Nhìn tổng quan VH Việt Nam có mấy thời kì phát triển? CH: Đặc điểm từng thời kỳ? Chú ý so sánh sự khác nhau giữa VHTĐ và VHHĐ? CH: Chỉ ra những tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học Trung đại và VHHĐ? (VHTĐ: Tác phẩm chữ Hán: + Văn xuôi: . Thánh Tông di thảo- Lê Thánh Tông. . Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ. . Thượng kinh kí sự- Hải Thượng Lãn Ông . Hoàng Lê Nhất Thống Chí- Ngô Gia Văn Phái + Thơ: . Ức Trai thi tập- Nguyễn Trãi . Bạch Vân thi tập- Nguyễn Bỉnh Khiêm . Bắc Hành tạp lục- Nguyễn Du - Tác phẩm chữ Nôm: + Quốc Âm thi tập- Nguyễn Trãi + Truyện Kiều- Nguyễn Du VHHĐ: *Từ đầu thế kỉ XX đến 1930: - Các tác giả: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn * Tư 1930 đến 1945: - Tác giả của phong trào Thơ Mới, Thạch Lam, Nguyễn Tuân *Từ 1945-1975: - Tác giả: Tố Hữu, Huy Cận, Nam Cao, Hồ Chí Minh *Từ 1975-hết thế kỉ XX: - Tác giả: Lê Lựu, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu CH: So sánh sự khác nhau giữa VHTĐ và VHHĐ?(Gv phân tích thêm bốn tiêu chí bằng các ví dụ minh họa) Gv dẫn lời và ghi đề mục: * Họat động 3: Nắm con người VN thể hiện trong các mối quan hệ: CH: Con người VN được văn học thể hiện trong những mối quan hệ nào? CH: Phân tích các mối quan hệ của con người lần lượt qua VHDG, VHTĐ, VHHĐ? Câu hỏi tích hợp môi trường: Thiên nhiên có vai trò như thế nào với con người Việt Nam (Thiên nhiên là người bạn thân thiết. Trong VHDG: thiên nhiên đặc sắc, thân thuộc; trong VHTĐ: thiên nhiên tạo thành một hệ thống thẩm mỹ gắn với lý tưởng đạo đức; trong VHHĐ: thiên nhiên dào dạt sức sống và tình yêu.) CH: Lịch sử Việt Nam có tác động như thế nào đến tư tưởng người Việt Nam? (tình yêu nước) GV tích hợp môi trường: giảng giải cho HS nhận thức con người Việt Nam với môi trường văn hóa dân tộc, yêu nước gắn với bảo tồn môi trường văn hóa, thuần phong mỹ tục truyền thống. CH:Yêu cầu HS nêu các tác phẩm thể hiện ước mơ xây dựng XH công bằng, lên án bạo ngược.(Truyện Kiều) CH: Con người trong mối quan hệ XH tạo tiền đề cho sự hình thành CN VH nào? CH: Hướng chung của VH VN khi xây dựng hình mẫu lý tưởng? GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. I.Các bộ phận hợp thành văn học việt Nam: Văn học dân gian Văn học viết 1.Văn học dân gian: (truyền miệng) a.Khái niệm: VHDG là sáng tác tập thể của nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác. b.Thể loại: - Truyện cổ DG: truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười. - Thơ ca DG: tục ngữ, câu đố, ca dao, truyện thơ. - Sân khấu DG: chèo, tuồng, cải lương. c.Đặc trưng cơ bản: - Tính truyền miệng. - Tính tập thể. - Gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. 2.Văn học viết: (Thành văn) a. Khái niệm: là sáng tác của trí thức, ghi lại bằng chữ viết, mang phong cách dấu ân của tác giả. b. Chữ viết của VH viết: - Chữ Hán. - Chữ Nôm. - Chữ Quốc Ngữ. c. Hệ thống thể loại VH viết: - VH từ TK X- hết TK XIX: + VH chữ Hán : văn xuôi:truyện,ký,.. Thơ:cổ phong,Đường luật,. văn biền ngẫu:phú,cáo,.. + VH chữ Nôm: thơ văn biền ngẫu - VH đầu TK XX: loại hình tự sự loại hình trữ tình loại hình kịch. 3. Mối quan hệ giữa VHDG và VH viết: Luôn có sự tác động qua lại -> xuất hiện những thiên tài VH bất hủ. II.Quá trình phát triển của văn học Việt Nam: - TK X- hết TK XVIII VHTĐ - Đầu TK XIX- CM tháng 8/1945 VHHĐ - CM 8/1945- Hết TK XX VHTĐ VHHĐ -Sáng tác bằng chữ Nôm - Sáng tác bằng chữ Quốc và chữ Hán ngữ - VH chữ Hán giữ địa vị chính thống. -Tác giả: nhà Nho -Đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp. -Chịu ảnh hưởng tư tưởng - Chịu ảnh hưởng văn Nho, Phật, đạo. hóa phương Tây. - Hệ thống thi pháp: ước - Thoát khỏi hệ thống lệ, tượng trưng. Thi pháp trung đại,lối viết hiện thực,phản ánh nhiều mối quan hệ, đời sống. * Khác biệt giữa VHTĐ và VHHĐ: - Về tác giả - Về đời sống văn học. - Về thể loại. - Về thi pháp. III.Con người VN qua văn học: 1.Con người trong quan hệ với thế giới tự nhiên: - VHDG: Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên. -VHTĐ: Hình tượng thiên nhiên gắn liền với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ - VHHĐ: gắn với tình yêu quê hương đất nước,tình yêu lứa đôi ==> Tình yêu thiên nhiên là nội dung quan trọng trong văn học. 2.Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia,dân tộc: -VHDG: Tình yêu làng xóm, quê cha đất to, căm ghết thế lực ngọai xâm... -VHTĐ: Ý thức sâu sắc về quyền dân tộc, truyền thống văn hiến - VHHĐ: Tình yêu nước gắn liền với sự đấu tranh giai cấp và lí tưởng XHCN,văn học tiên phong chống CN đế quốc. ==>Tình yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt VHVN. 3.Con người trong quan hệ xã hội: -VHDG: Ước mơ xây dựng một xã hội công bằng, tốt đẹp. -VHTĐ: Phê phán các thế lực chuyên quyền, cảm thông với thân phận con người bị áp bức, quan tâm đến khát vọng và hạnh phúc nhân dân. - VHHĐ: khai thác nhiếu khía cạnh, quan hệ trong thời đại mới. => Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học. 4.Con người VN và ý thức về bản thân: -VHDG + VHTĐ: “cái ta”, ý thức cộng đồng chủ yếu. - VHHĐ: tiếng nói cá nhân. => Xây dựng đạo lí làm người, nhân ái, thủy chung, tình nghĩa vị tha, hi sinh * Ghi nhớ: Văn học thể hiện chân thực sâu sắc tình cảm của con người Việt Nam. Học VHDG là để tự bồi dưỡng nhân cách đạo đức tình cảm, quan niệm thẩm mỹ và trau dồi tiếng mẹ đẻ. 4.Củng cố : - So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa VHDG và văn học viết: + Giống: chức năng(giáo dục,giải trí,nhận thức,.) Chủ đề: yêu nước,nhân đạo. + Khác: Văn học dân gian Văn học viết Tác giả Tập thể sáng tác Cá nhân sáng tác Phương thức tồn tại và lưu truyền Ngôn bản,truyền miệng Văn bản, in ấn Thể loại Truyền thuyết,ca dao,tục ngữ Truyện , kí, thơ mới Giá trị nội dung Phản ánh tư tưởng tình cảm của cộng đồng. Phản ánh tư tưởng tình cảm của cộng đồng qua lăng kính cá nhân Cách phản ánh hiện thực Chú trọng tưởng tượng kì ảo,mô tả thực tế. Chú trọng mô tả thực tế.Tưởng tượng kì ảo là biện pháp nghệ thuật 5.Dặn dò : Học bài và soạn bài mới “ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” Tiết 3 (20/08/2010) HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Về kiến thức:Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: bản chất, hai quá trình, các nhân tố giao tiếp. Về kĩ năng:Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp. Những kĩ năng trong HĐGT bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu. Về thái độ:Giáo dục nhận thức giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: - HS tìm hiểu bài theo hướng qui nạp: Tìm hiểu ngữ liệu trong và ngoài SGK (GV nêu câu học để HS trao đổi thảo luận ) từ đó đi đến những nhận định chung. 1.2. Phương tiện dạy học: - SGK ngữ văn 10 và tài liệu chuẩn kiến thức 10. - Sử dụng bảng phụ, tài liệu. 2. Học sinh: - Tìm hiểu kỹ các ví dụ trong SGK. - Thu thập các tài liệu có liên quan. C. HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : VS, SS, ĐP 2. Kiểm tra bài cũ: a.Trình bày những nét cơ bản của các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam. b.Căn cứ vào yếu tố nào để phân chia thời kì văn học? c.Nêu nội dung quan hệ của con người VN được thể hiện trong văn học? 3. Bài mới. - GV gọi một HS lên trình bày một đề tài bất kì, sau đó cho các HS trong lớp chất vấn. - GV: Quá trình cả lớp vừa thực hiện là quá trình gì? Được thực hiện bằng phương tiện gì? - GV lưu ý HS các phương tiện mà HS có thể trình bày ngoài phương tiện ngôn ngữ và nêu câu hỏi: trong các phương tiện đó phương tiện nào mang lại hiệu quả cao nhất? Đó chính là ngôn ngữ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài “ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt * Họat động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung: -GV gọi HS đọc phần văn bản trong SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK: + Các nhân vật nào tham gia trong hoạt động giao tiếp? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào? + Các nhân vật giao tiếp đổi vai cho nhau như thế nào? Người nói người nghe thực hiện những hành động giao tiếp như thế nào? + Hoàn cảnh diễn ra hoạ ... - Qua lời kể của nhà văn, chúng ta rút ra được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện? * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS biết cách lập dàn ý: * Cho HS tham khảo vd – SGK - Nhà văn Nguyễn Tuân nói về nội dung gì? - Theo suy ngẫm của nhà văn, “hậu thân” của chị Dậu kể như thế nào?. * Cho HS thảo luận theo nhóm (mỗi nhóm lập dàn ý một đề, Gv hướng Hs cách làm. Lập dàn ý cho đề 1-2, GV có thể dùng bảng phụ - Từ 2 vd trên, em hãy nêu cách lập dàn ý cho bài văn tự sự?. - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ. * Hoạt động 3:Luyện tập: - GV hướng dẫn HS làm bài tập. GV gọi HS phát biểu ý tưởng, lập dàn ý cơ bản về câu chuyện. Nội dung cần đạt I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện. * Xét vd 1 – SGK/trg44 - Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn “Rừng xà nu”. - Các nhân vật: Tnú, Chị Dít, Mai, Cụ Mết, bé Heng => có sự ràng buộc về tình cảm, về mối quan hệ xã hội. - Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự cần: + Hình thành ý tưởng. + Dự kiến cốt truyện (nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật, các tình huống, sự kiện, chi tiết tiêu biểu tạo nên cốt truyện) +Xây dựng những chi tiết,sự việc tiêu biểu đặc sắc tạo nên cốt truyện. +Lập dàn ý. II. Lập dàn ý: * Xét vd2 – SGK/trg 45: - Suy ngẫm về kết thúc truyện “Tắt đèn”: +Chị Dậu gặp cán bộ cách mạng và được giác ngộ. +Chị Dậu người đậy nắp hầm bem để che dấu CM. Đề bài 1: Ánh sáng: - Mở bài: Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng. - Thân bài: Cuộc tổng khởi nghĩa CMT8 nổ ra chị Dậu về làng. Chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện cướp chính quyền phá kho thóc của Nhật. - Kết luận: Chị Dậu và bà con mừng ngày thắng lợi và đón cái Tý trở về. Đề bài 2: Người đậy nắp hầm bem. - Mở bài: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, làng Đông Xá bị địch chiếm đóng nhưng hàng đêm vẫn xuất hiện vài cán bộ hoạt động bí mật. - Chị Dậu bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ. - Kết bài: Cách mạng thắng lợi, chị Dậu trở thành người chiến sĩ giỏi. * Cách lập dàn ý: - Suy nghĩ chọn đề tài, xác định chủ đề của bài viết. - Người viết phải tưởng tượng và khám phá ra những nét chính của cốt truyện -> dựa vào cấu trúc truyền thống: MB, TB, KB. - Dựa vào dàn ý, khai triển các yếu tố cấu thành một bài văn. * Ghi nhớ: Lập dàn ý là nêu những nội dung chính của câu chuyện mà mình sẽ viết sẽ kể. - Dàn ý chung: + MB: giới thiệu câu chuyện ( hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật) + TB: sự việc chính, diễn biến câu chuyện. + KB: kết thúc câu chuyện (cảm nghĩ nhân vật hoặc một chi tiết thật đặc sắc ý nghĩa) IV. Luyện tập: Bài tập 1/SGK 46: - MB: Nhân vật tôi giới thiệu về mình, là một học sinh giỏi, con ngoan của gia đình. - TB:+Nhân vật tôi ngày càng ham chơi, học hành sa sút vì mải theo bạn bè chơi game, rồi sa vào hút sách. +Cha mẹ, bạn bè, thầy cô kịp thời phát hiện động viên khuyên nhủ. +Nhân vật tôi ân hận. - KB: Nhân vật tôi quay về với con đường sáng, quyết tâm làm lại cuộc đời. 4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ. - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2/SGK 46: => + Xác định đề tài:kỉ niệm về một người vợ liệt sĩ giàu ý chí,giàu nghị lực trong cuộc sống. + Dự kiến cốt truyện: Đến thăm một gia đình liệt sĩ và gặp một người vợ liệt sĩ đáng khâm phục. Những việc làm cụ thể của người vợ liệt sĩ sau chiến tranh:lam lũ và tần ảo nuôi con ăn học nên người,hiếu thảo với bố mẹ chồng,năm nào cùng đi tìm hài cốt chồng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng (do ốm đau,kiệt sức,bệnh nặng,..) vẫn chưa tìm thấy hài cốt của chồng. +Lập dàn ý. 5. Dặn dò: - Học bài cũ. - Soạn: + “Uylixơ trở về”. + Tóm tắt “Uylixơ trở về”. Tiết 14-15 (24/09/2010) UY-LIT-XƠ TRỞ VỀ (Trích “Ôđixê”-Sử thi Hi Lạp) - Homerơ- A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp qua cảnh đoàn tụ gia đình của Uy-lit-xơ. - Phân tích, lý giải được đối thoại và diễn biến tâm lí của nhân vật. - Hiểu được nghệ thuật sử thi Ođixê. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng nhập vai nhân vật kể chuyện. - Phân tích nhân vật qua đối thoại. 3. Về thái độ: - Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua khó khăn. B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: + Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản. + Hướng dẫn HS đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm và đặt câu hỏi. + Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích. 1.2 Phương tiện dạy học: + SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10. + Sách tham khảo. 2. Học sinh: + Chủ động tìm hiểu về tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tư liệu về tác phẩm. + Đọc kĩ tác phẩm.Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP 2. Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra BT1/46 (về nhà) của HS lấy điểm. 3. Bài mới. Một trong những thành tựu chói sang của văn học Hi Lạp cổ đại là hai bản sử thi anh hung ca Iliat và Ođixê của nhà thơ mù Hômerơ,tập hợp những thần thoại và truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơroa. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về tác phẩm sử thi Ôđixê qua đoạn trích “Uylitxơ trở về”. Hoạt động thầy trò * Họat động 1: GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn và nêu những nét chính về tác giả tác phẩm. (GV: Có luồng ý kiến cho rằng Hơmerơ chỉ do người đời sau tưởng tượng.Tác giả là tập thể nhân dân Hi Lạp). - Tác phẩm thuộc thể loại gì? Em biết gì về “Sử thi”? - Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm? (GV cho HS gạch chân những điểm cần lưu ý trong SGK) * Hoạt động 2:đọc văn bản (chú ý nhịp đọc chậm rãi,trang trọng trừ mấy câu nói của Têlêmác) - Vị trí đoạn trích? - Trình bày đại ý văn bản? * Họat động 3: Tìm hiểu văn bản. - Trước lời tác động của nhủ mẫu Ơriclê, Pênêlốp (P) có diễn biến tâm trạng như thế nào? - Tại sao rất nhớ chồng, mong chồng mà nghe tin Uylitxơ trở về nàng lại không tin? - Khi nhũ mẫu đưa ra bằng chứng và đem tính mạng mình ra đánh cược thì phản ứng của Pênêlôp như thế nào? (Pênêlốp không phải là người có trái tim sắt đá mà nàng tự gìn những tình cảm của mình để trấn an mình và nhũ mẫu) - Nếu dùng từ ngữ để chỉ về phẩm chất nhân vật Pênêlôp, em sẽ dùng từ gì? - Tâm trạng pênêlôp như thế nào khi nghe con mình trách cứ? - Qua đó, em có nhận xét gì về con người Pênêlốp? Phải chăng đúng như Têlêmac nhận xét “bao giờ lòng dạ mẹ cũng rắn như đá”? (GV nhắc lại: Trước khi vào đoạn trích, nghe nhũ mẫu báo tin Uylitxơ trở về, Pênêlốp đột ngột “ mừng rỡ cuống cuồng nhảy ra khỏi giường ôm lấy bà nước mắt chan hòa” → Biểu thị lòng chung thủy, hạnh phúc tột độ, niềm vui khôn cùng) - Qua câu trả lời của Pênêlốp khi con trai trách cứ ta thấy thêm điều gì trong tính cách của nàng? (khôn ngoan, thận trọng của một người đã trải qua nhiều thử thách) - Khi đối diện với Uylitxơ (U), Pênêlốp có cử chỉ, dáng điệu như thế nào? - Trước tình thế Têlêmac trách mẹ gay gắt làm nổi bật phẩm chất gì của Uylitxơ? (nhẫn nại) - Lời lẽ của P đối với con có gì đặc biệt? Thái độ của U lúc ấy như thế nào? Ý nghĩa của thái độ ấy?. - Khi U tắm ra, đẹp như một vị thần, P vẫn không nhận ra chồng? Em nghĩ gì về điều này? (nhận ra nhưng vẫn thử thách) - Sau khi trách cứ về trái tim sắt đá của P, U nói với nhũ mẫu “Già..lâu nay”, em có nhận xét gì về lời lẽ ấy? (gợi ý cho vợ) - P thử thách như thế nào? Tại sao P lại thử thách chồng bằng hình ảnh chiếc giường? - Trước lời nói của Pênlốp, Uylitxơ phản ứng như thế nào? - Bộc lộ phẩm chất gì của Pênêlốp và Uylitxơ?. - Khi nhận ra nhau, tâm trạng của Pênêlốp và Uylitxơ như thế nào? Tình cảm ấy được khắc họa tập trung nhất trong hình ảnh nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở đoạn cuối? (so sánh, mở ra nhiều tầng bậc) * Họat động 3: Tổng kết - Ý nghĩa của đoạn trích là gì?. - Qua phân tích, em có nhật xét gì về nghệ thuật của đoạn trích.? - GV cho HS đọc phần ghi nhớ. Yêu cầu cần đạt I. Đọc- tìm hiểu: 1. Tác giả: - Hômerơ là một ca sĩ hát rong, nhà thơ mù, sinh trưởng trong một gia đình nghèo bên dòng sông Mêlet vào khoảng TK IX-VIII trước CN. 2. Tác phẩm: - Thể loại: Sử thi - Tóm tắt nội dung: SGK 3.Đoạn trích “Uylitxơ trở về”: - Vị trí đoạn trích: khúc ca 23 - Đại ý: Thể hiện tâm trạng của Pê-Nê-Lốp trước tác động của nhũ mẫu, Têlêmac và trong cuộc đấu trí với Uy-Lit-Xơ. Cảnh gia đình đoàn tụ sau 20 năm xa cách. II. Đọc, hiểu văn bản 1. Tâm trạng Pênêlôp : a. Trước tác động của nhũ mẫu: - Không tin vì: + Cho rằng có thần linh giúp đỡ. + Cuộc đối dầu quá chênh lệch, một mình Uylitxơ không thể giết 108 tên vương tôn công tử. + Thời gian xa cách quá lâu (20 năm), hết hi vọng về sự sống của Uylitxơ. => Cương quyết bác bỏ ý của nhũ mẫu è thận trọng, bình tĩnh. b. Trước tác động của con trai: - Kinh ngạc quá đỗi, đến mức không nói nên lời. - Tin chắc cha mẹ sẽ nhận ra nhau dễ dàng vì cha mẹ có những dấu hiệu riêng . Þ Thông minh, khôn ngoan. 2. Cuộc đấu trí giữa P và Uylitxơ: Pênêlôp Uylitxơ - phân vân, bàng hoàng, xúc động, sửng sốt, lúc âu yếm nhìn chồng,lúc không nhận ra chồng. - Phân trần với con nhưng gián tiếp bộc lộ ý định thử thách -Sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường bí mật ra khỏi giường . → Thử phản ứng của Uylitxơ Þ Khôn khéo, thông minh, nặng về lí trí, rất kiên định. - Mắt nhìn xuống đất đợi xem vợ mình nói gì. - Nhẫn nại mỉm cười: + Hiểu ý định của vợ + Chấp nhận thử thách. + Tin vào trí tuệ của mình. - Gợi ý chiếc giường bí mật. - Kể lại tỉ mỉ đặc điểm, quá trình hình thành chiếc giường → Dụng ý để vợ nhận ra mình. Þ Cao quí và nhẫn nại, tài trí thâm trầm. 3. Gia đình đoàn tụ: - Pênêlốp: Nước mắt chan hòa, ôm lấy chồng, hôn lên trên chồng. - Uylitxơ: Ôm vợ khóc dầm dề. - Hình ảnh so sánh: “Mặt đất” và “ Người đi biển bị đắm tàu mà được gặp đất liền”. Þ Thể hiện cao độ nỗi niềm, khát khao, sung sướng của P và U khi gặp nhau. III. Tổng kết: 1. Nội dung: Đề cao, khẳng định sức mạnh của tâm hồn trí tuệ của con người Hi Lạp. Đồng thời làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ. 2. Nghệ thuật: - Miêu tả tâm lí nhân vật bằng thái độ, cử chỉ, dáng điệu. - Nhân vật mang đậm tâm lí sử thi: ngây thơ, chất phát nhuốm màu huyền bí, nặng về lí trí. - Giàu kịch tính. - So sánh dài đuôi, mở ra nhiều tầng bậc. * Ghi nhớ: Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách, với nghệ thuật kể chuyện và chọn chi tiết đặc sắc, Homerơ đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uylitxơ và Pênêlốp. 4. Củng cố: Theo em trong xã hội hiện nay, đoạn trích trên có ý nghĩa giáo dục đối với chúng ta không? Ý nghĩa đó là gì? (giáo dục con người lòng thủy chung, sự thận trọng, bài học về trí tuệ. Hạnh phúc thực sự chỉ đến sau thử thách) 5. Dặn dò: - Học bài cũ (“Tìm trong bài chi tiết mà em thích nhất, giải thích vì sao”) - Soạn bài : “Rama buộc tội”
Tài liệu đính kèm: