Giáo án Ngữ văn 10 tiết 100 - 101: Đề kiểm tra học kì II lớp 10 – chương trình chuẩn

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 100 - 101: Đề kiểm tra học kì II lớp 10 – chương trình chuẩn

Tiết 100 - 101:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

THỜI GIAN: 90 PHÚT

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn lớp 10

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 học kì 2 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:

- Nhận diện, cảm thụ, lĩnh hội và phân tích phép tu từ: Phép điệp, phép đối.

- Đại cáo bình Ngô.

- Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ trung đại.

 

doc 5 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2509Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 100 - 101: Đề kiểm tra học kì II lớp 10 – chương trình chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:................................
Ngày giảng:...............................
Tiết 100 - 101: 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN: 90 PHÚT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn lớp 10
Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 học kì 2 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. 
Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
- Nhận diện, cảm thụ, lĩnh hội và phân tích phép tu từ: Phép điệp, phép đối.
- Đại cáo bình Ngô.
- Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ trung đại.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức : Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 10, học kì 2.
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo các bước như minh họa)
Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra)
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Tiếng Việt
- Biện pháp tu từ: Phép điệp, phép đối
- Một số kiến thức khác 
- Nhận diện phép đối.
- Cảm thụ, phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép đối.
1 
 0,75
1
 1,25
20 %
=2điểm
2. Văn học
- Văn bản văn học
- Lịch sử văn học
- Lí luận văn học
- Ghi lại nội dung, hình thức một tác phẩm thuộc thể Cáo.
- Hiểu chủ đề của tác phẩm.
1 
 0,5
1 
 0,5 
10%
=1điểm
3. Làm văn
- Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản
- Các kiểu văn bản
Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ trung đại:
- Đọc –hiểu thơ trữ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình
1
 7,0
70%
=7điểm
2
1,25=12,5%
1
 0,5=5%
1
1,25=12,5%
1
7,0=70%
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Câu 1 (2điểm)
 Xác định biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ca dao sau:
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Câu 2 (1 điểm)
Nêu bố cục văn bản “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi? Theo anh (chị) tư tưởng chủ đạo xuyên suốt trong tác phẩm này là gì?
Câu 3 (7 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn thơ sau:
 “...Cậy em em có chịu lời,
 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
 Gữa đường đứt gánh tương tư,
 Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
 Kể từ khi gặp chàng Kim,
 Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. 
 Ngày xuân em hãy còn dài, 
 Xót tình máu mủ thay lời nước non.
 Chị dù thịt nát xương mòn,
 Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
(Trao duyên – trích Truyện Kiều của Nguyễn Du,SGK Ngữ văn 10 tập 2)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
- Xác định được phép tu từ: Phép đối (chồng em / chồng người; áo rách/ áo gấm) 
0,75 điểm
- Phân tích hiệu quả nghệ thuật:
+ Đối giữa hai câu tạo nên sự đối xứng, hài hoà về nhịp điệu
+ Có tác dụng khắc hoạ, nhấn mạnh tình cảm thuỷ chung son sắt không thay đổi của người phụ nữ đối với người chồng dù hoàn cảnh khó khăn vất vả.
1,25 điểm
Câu 2
- Bố cục văn bản “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi (0,5 điểm)
+ Nêu rõ luận đề chính nghĩa
+ Vạch rõ tội ác của kẻ thù
+ Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và chiến thắng
+ Tuyên bố hoà bình 
0,5 điểm
- Tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt của văn bản: Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước thương dân.
0, 5 điểm
Câu 3
* Yêu cầu:
- Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhân vật Thuý Kiều và nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc của thiên tài Nguyễn Du trong đoạn thơ, học sinh cần làm nổi bật được tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thuý Vân.
Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận, trình bày khác nhau (miễn sao hợp lý) nhưng bài viết cần đạt được những ý chính sau:
MB: Giới thiệu tác giả, đoạn thơ (gắn với định hướng ở đề ra)
0,5đ
TB: 
* Nội dung :4đ
a. Tâm trạng đau đớn của Thuý Kiều khi nhờ Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng
- Lời nhờ cậy đặc biệt, phân tích các từ cậy, chịu , lạy, thưa => Sự thấu tình đạt lí của Thuý Kiều.
- Việc nhờ cậy cụ thể: Nhờ Thuý Vân chắp nối mối tình dở dang.
- Các lí do đưa ra để thuyết phục Thuý Vân → Cho thấy sự thông minh khéo léo của Kiều.
- Thái độ xót thương, nâng niu, trân trọng của nhà thơ đối với cảnh ngộ và phẩm chất nhân vật Thuý Kiều.
b. Chủ đề: Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Thuý Kiều qua miêu tả bi kịch tình yêu, nỗi đau đớn khi mối tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của những người thân.
* Nghệ thuật:2đ (Có thể lồng ghép trong quá trình phân tích)
- Từ ngữ giàu sức gợi, kết hợp hài hoà giữa cách nói trạng trọng, văn hoa của văn chương quý tộc và cách nói giản dị nôm na của người bình dân, các điển tích cùng với các thành ngữ có tác dụng nhấn mạnh, khắc hoạ, tô đậm nội dung cần miêu tả, tạo điều kiện nhìn ra cảnh ngộ éo le của Thuý Kiều, đồng thời làm nổi bật cảm giác đau đớn đến tột cùng của nhân vật.
0,5đ
1đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ
2đ
KB: Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của thiên tài Nguyễn Du
0,5 đ
Lưu ý: 
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn nghị luận là 2 điểm.
- Điểm trừ tối đa với bài viết mắc nhiều lỗi lập luận là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt: 1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi hoc ki 2 lop 10 ma tran.doc