Giáo án Ngữ văn 10 tiết 19 đến 28

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 19 đến 28

 Tiết 19

CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU

 TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1/. Nhận biết thế nào làsự việc,chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.

2/. Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản.

3/. Có ý thức và thái độ tích cực phát hiện, ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong các tác phẩm để viết một bài văn tự sự.

B/.CHUẨN BỊ:

• GV: SGV, Thiết kế bài học.

• HS: k/thức c/bản của các kiểu VB.

 

doc 27 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1978Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 19 đến 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 19
Ngày dạy: 
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU
 TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
A/. MỤC TIÊU: 
 Giúp H:
1/. Nhận biết thế nào làsự việc,chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự. 
2/. Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản.
3/. Có ý thức và thái độ tích cực phát hiện, ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong các tác phẩm để viết một bài văn tự sự.
B/.CHUẨN BỊ:
GV: SGV, Thiết kế bài học.
HS: k/thức c/bản của các kiểu VB.
 C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề k/hợp với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.
 D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
 F Muốn viết được bài văn kể lại một câu chuyện hoặc viết một truyện ngắn ta phải làm gì?(I.2)
F Kiểm tra BT về nhà.
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 ST Đăm Săn, tr ADV & MC, TT=> Tự sự.
- Thế nào là tự sự ? 
 (HS đọc SGK)
- Thế nào là sự việc ?
- Thế nào là sự việc tiêu biểu ?
- Thế nào là chi tiết ?
- Từ đó em rút ra nhận xét gì ?
- Lấy thí dụ để chỉ ra thế nào là tự sự, sự việc, chi tiết?
=>Từ đó,em rút ra nhận xét gì?
- Cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu
 (HS đọc theo yêu cầu)
- Tác giả dân gian kể chuyện gì ?
- Có thể coi chi tiết chia tay với Mị Châu, Trọng Thuỷ than phiền “Ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu” và trả lời của Mị Châu “Thiếp có áo  dấu”. Đó phải là chi tiết tiêu biểu không ? Tại sao?
- Gọi H đọc mục 2 SGK/62.
- Hãy chọn một sự việc rồi kể lại với một số chi tiết tiêu biểu ?
- Từ việc làm trên, em hãy nêu cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn TS?
- H đọc lại ghi nhớ SGK/62.
- H đọc SGK
- Kể lại chuyện này (Hòn đá xấu xí) có người định bỏ chi tiết hòn đá xấu xí được phát hiện và chở đi nơi khác. Làm như thế có được không ? Vì sao ?
- Rút ra bài học gì về lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
- Đoạn văn Ô – đi – xê trở về, nhà văn Hô-me kể chuyện gì ?
 - Cuối đoạn trích, tác giả đã chọn sự việc gì ? Được kể bằng chi tiết tiêu biểu nào ? Có thể coi đây là thành công của Hô-me-rơ trong kể chuyện sử thi không ?
I/.Khái niệm:
1/.Tự sự ( kể chuyện )
- Tự sự là kể chuyện, phương thức dùng ngôn ngữ kể chuyện trình bày một chuỗi sự việc, từ sự việc này đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa (có thể gọi sự kiện tình tiết thay cho sự việc).
2/. Sự việc
Cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. 
- Sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. Người viết chọn một số sự việc tiêu biểu để câu chuyện hấp dẫn.
- Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện. Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.
3/. Chi tiết
Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa về cảm xúc và tư tưởng.
+ Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ và hành động của nhân vật hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung 
=> Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại câu chuyện.
TD: Truyện Tấm Cám là một bản văn tự sự.
Các sự việc chính :
+ Tấm là hiện thân của số phận bất hạnh (1)
+ Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc (2)
Trong mỗi sự việc tiêu biểu trên đây lại có nhiều chi tiết. Ví dụ sự việc (1) : Tấm là hiện thân của số phận bất hạnh
* Mồ côi cả cha, mẹ
* Đứa con riêng (ở với dì ghẻ)
* Là phận gái 
* Phải làm nhiều việc vất vả
Ghi nhớ SGK/62.
II/.Cách chọn sư việc, chi tiết tiêu biểu:
1/.Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
a/. Tác giả dân gian kể chuyện về : 
+ Công việc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta 
* Xây thành, chế nỏ 
+ Tình vợ chồng 
* Giữa Mị Châu và Trọng Thủy
+ Tình cha con 
* Giữa An Dương Vương và Mị Châu
=> Đó là những sự việc tiêu biểu. 
b/. Hai lời nói của TT & MC đều là chi tiết tiêu biểu. (mở ra bước ngoặt, sự việc mới, tình tiết mới. Nếu thiếu những chi tiết này câu chuyện sẽ dừng lại, kém phần ý nghĩa).
 TD: Nếu Trọng Thủy không than phiền thì tác giả dân gian khó mà miêu tả chi tiết Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng tìm thấy xác vợ. Câu chuyện chỉ có thể dừng lại ở Triệu Đà cất quân sang đánh Âu Lạc giành thắng lợi. Nếu thế thì câu chuyện giảm sự hấp dẫn, còn đâu là bi tình sử Mị Châu – Trọng Thuỷ, còn đâu là thái độ tác giả dân gian với hai nhân vật này.
2/.H có thể chọn kể một trong các sự việc sau:
a/.- Buổi chia tay giữa 2 cha con.
- Kỷ niệm về con chó vàng.
- Kỷ niệm về mối tình với cô gái làng bên.
- Anh tìm gặp ông giáo và theo ông đi viếng mộ cha.
b/.Anh tìm gặp ông giáo và theo ông đi viếng mộ cha.
+ Con đường dẫn hai người đến nghĩa địa. Họ đứng trước ngôi mộ thấp, bé.
+ Anh thắp hương, cúi đầu trước mộ cha, đôi mắt đỏ hoe miệng mếu máo như muốn khóc.
+ Anh rì rầm những gì không rõ. Hình như anh muốn nói với cha anh nhiều lắm. Người cha hiền lành, lúc nào cũng quan tâm tới con, người cha đã khổ sở cả một đời.
+ Anh như muốn cất lên tiếng gọi cha ơi! cha! con đã về đây thì cha đã 
+ Nghẹn ngào không nói thành lời.
+ Nước mắt rưng rưng
+ Bên cạnh, ông giáo cũng ngấn lệ.
3/. Cách chọn:
- SV – CT phải có vai trò dẫn dắt câu chuyện.
- SV – CT phải góp phần khắc hoạ sâu sắc t/cách n/vật.
- SV – CT phải thể hiện được chủ đề câu chuyện.
- SV – CT phải bất ngơ, hấp dẫn.
III/. Luyện tập:
1/.BT1/SGK63,64:
a/. Không được: Chi tiết hòn đá xấu xí được phát hiện và chở đi nơi khác là chi tiết quan trọng làm tăng thêm ý nghĩa ở trên đời này có những sự việc, sự vật tưởng chừng như bỏ đi nhưng lại vô cùng quan trọng. Mặt khác sự sai lầm chịu đựng như đá sống âm thầm mà không sợ hiểu lầm là tốt. Hãy sống như thế.
- Lựa chọn sự việc, chi tiêt tiêu biểu là những sự việc ấy, chi tiết ấy phải làm nên ý nghĩa cốt truyện.
2/.BT2/SGK64:
- Đoạn văn Uy-lit-xơ trở về, nhà văn Hô – me kể về tâm trạng của Pê-nê-lôp và Uy-lit-xơ. Đồng thời kể về sự đấu trí giữa Pê-nê-lôp và Uy-lit-xơ.
- Cuối đoạn trích Uy-lit-xơ trở về là liên tưởng trong kể chuyện. Tác giả chọn sự việc mặt đất dịu hiền là khát khao của những người đi biển, nhất là của những người bị đắm thuyền. Để từ đó so sánh khát khao mong đợi sự gặp mặt của vợ chồng Uy-lit-xơ. Uy-lit-xơ trở thành mong mỏi khao khát cháy bỏng của nàng Pê-nê-lôp.
Cách so sánh trong kể chuyện là một trong những thành công của Hô- me.
4/. Củng cố và luyện tập: H nhắc lại ghi nhớ.
5/. Hướng dẫn H tự học ở nha: 
- Học bài. Chuẩn bị bài “ Bài viết số 2”
+ Nắm lại phương pháp làm văn tự sự theo kiểu tưởng tượng sáng tạo.
+ Xem lại các câu truyện, đoạn trích đã học.
E/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 20,21
 Ngày dạy: 
BÀI VIẾT SỐ 2
SOẠN TRONG GIÁO ÁN BÀI VIẾT- TRẢ BÀI VIẾT 10
Tiết : 22,23
Ngày dạy: 
TẤM CÁM
A/. MỤC TIÊU:
 Giúp H:
1/.- Hiểu được cuộc đ/tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân trong truyện cổ tích
- Nghệ thuật của truyện là sử dụng yếu tố kỳ ảo, lời kể chuyện hấp dẫn. Đây là nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện.
2/. Rèn luyện cho H kỹ năng p/tích thể loại cổ tích.
3/. Yêu thích người lao động, củng cố vào niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện.
B/.CHUẨN BỊ:
* GV: SGV, Thiết kế bài học.
* HS: Đọc, hiểu truyện Tấm Cám
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G tổ chức giờ dạy theo cách k/hợp với các phương pháp:đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
F Tóm tắt đoạn trích “ Ra-ma buộc tội” và nêu chủ đề? (III)
FHoàn cảnh tái hợp giữa R và X? (II.1)
F Phân tích lời buộc tội của R? (II.2)
3.Giảng bài mới:
 * Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc và tìm hiểu tiểu dẫn
 Tiểu dẫn đề cập đến những nội dung gì? Hãy cho biết các loại?
* H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G 
- Đặc trưng thế nào?
- Nội dung ra sao?
- Tấm Cám thuộc thể loại gì? Em hiểu thế nào về truyện cổ tích thần kỳ? ( Đây là truyện t/biểu của t/giới có 564 kiểu truyện TC.
- Cho biết xuất xứ truyện Tấm Cám?
- VB chia làm mấy phần? Cho biết nội dung từng phần?
- Qua câu truyện,dân gian muốn bày tỏ điều gì trong cuộc sống?
* Đọc – hiểu VB
* H thảo luận và cử đại diện trình bày trước lớp theo câu hỏi G 
Đọc, hiểu đoạn 1
H làm việc theo nhóm và cử đại diện tr/bày trước lớp theo c/hỏi G
- Cuộc đời và số phận của Tấm được m/tả ntn? 
- Em có suy nghĩ gì về những chi tiết ấy?
- Mâu thuẫn giữa T và mẹ con C phản ánh m/thuẫn xung đột gì trong XH?
- Xây dựng xung đột như thế để phản ánh vấn đề gì? Qua đó, dân gian muốn đề cao quan niệm gì? 
- Quá trình để tìm đến hạnh phúc của T ntn?
- Hạnh phúc T có được đã cho em suy nghĩ gì?
- Cuộc đấu tranh của T ntn? Thể hiện qua những chi tiết nào?
- T đã trãi qua mấy kiếp hồi sinh? Em thử p/tích cụ thể?
- Em có suy nghĩ gì qua những lần hoá kiếp của T?
- Từ đầu đến kết thúc truyện, thái độ của T đối với hành vi tàn ác của mẹ con C có sự chuyển biến ra sao? Các yếu kỳ ảo trong truyện là những chi tiết nào? Các yếu tố đã đóng vai trò khác nhau ntn?
- Em có suy nghĩ gì về hành động của T trong việc giành h/phúc?
- Sự trở về của T ở cuối truyện nói lên quan niệm của n/dân ngày xưa về h/phúc ntn? Em nhận thấy quan niệm của n/dân ta ntn? Điều này thể hiện điều gì ở nhân dân? 
- Truyện “ TC ” phản ánh ước mơ gì của nhân dân? Tìm dẫn chứng làm rõ ước mơ đó?
- Em có suy nghĩ gì sau khi học truyện “ TC ”? Truyện đã tác động gì đ/với chúng ta? Các em đã cảm nhận được điều gì ở nhân dân?
I/.GIỚI THIỆU
1/.Tiểu dẫn:
a) Phân loại: Truyện cổ tích được phân thành 3 loại
 - Cổ tích loài vật.
- Cổ tích thần kì. ( chiếm số lượng lớn)
- Cổ tích sinh hoạt.
b) Đặc trưng: Có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kỳ( Tiên bụt, có sự biến hoá thần kỳ )
c) Nội dung: Thể hiện ước mơ của người lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội và năng lực tuyệt vời của con người.
2/.Tấm Cám:
a) Thể loại: Truyện cổ tích thần kỳ.
b)Xuất xứ: Trích “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”- tập 4 do Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và biên soạn.
b) Bố cục: 3 phần
- Đoạn 1:Cuộc đời và số phận bất hạnh của T. Nhưng T luôn được Bụt giúp đỡ.
- Đoạn 2: Hạnh Phúc đã đến với T.
- Đoạn 3: Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lấy hạnh phúc.
4/.Chủ đề:
Qua những bước thăng trầm của nhân vật T, dân gian muốn gửi gắm khát vọng h/phúc và sự công bằng trong cuộc sống.
II/.ĐỌC- HIỂU VB:
1/. Cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm và con đường dẫn đến hạnh phúc của cô :
a) Cuộc đời và số phận của Tấm :
Cuộc đời và số phận của Tấm được miêu tả:
- Mẹ chết khi T còn nhỏ tuổi
- Cha chết, T ở với dì ghẻ ( mẹ đẻ ra C)
- T làm việc vất vả suốt ngày đêm:
+ Chăn trâu, cắt cỏ
+ Xay lúa, giã gạo
è T mồ côi cả cha lẫn mẹ. T là đứa con riêng lại là phận gái nên nỗi khổ của T chất chồng. T là hiện thân của cái thiện. Một cô gái vừa chăm chỉ, hiền lành, vừa cả tin và chân thật
b) Mâu thuẫn giữ ... thừa. Nghệ thuật gây cười bằng cử chỉ lời nói, tình huống đáng cười. 
- Cả hai truyện thể hiện trí tuệ và tinh thần lạc quan dũng cảm của nhân vật vượt lên trên cái cười để mà cười no.
4/. Củng cố và luyện tập:
H đọc lớn 2 mục ghi nhớ SGK 79,80.
BT1/79
 - Các hành động cua thầy đồ:
+ Bảo H đọc khẻ ( thận trọng)
+ Xin đài âm dương ( thận trọng)
+ Ngồi bệ vệ trên giường, bảo H đọc to ( đắc ý )
- Lời nói của T chứa đựng sự phi lí:
+ Dủ dỉ là con dù dì.
+ Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà.
+Dù dì là chị con công, con công là ông con gà.
=> Thủ pháp tăng tiến để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười.
BT2/80
* Đặc trưng cơ bản cuả truyện cười:
a/- Về ND: Truyện có > < trái tự nhiên để gây cười.
 - Về NT: Ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, > < p/triển nhanh, kết thúc bất ngờ để bật ra tiếng cười.
b/ Phân tích: Dựa trên bài học.
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :
- Học bài. Chuẩn bị bài: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.
+ Nêu xuất xứ ? Thể loại ? Chủ đề ?
+ Trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
E/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết : 27,28 
Ngày dạy: 
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
A/.MỤC TIÊU:
 Giúp H: 
- Hiểu được, cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong XHPK xưa qua nghệ thuật riêng đậm sắc màu dân gian của ca dao.
- Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.
- Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
B/.CHUẨN BỊ:
	* GV:SGK, SGV, thiết kế bài học
	* HS: SGK; đọc hiểu bài ca dao “ Than thân,yêu thương tình nghĩa”
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:	
 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.
2/.Kiểm tra bài cũ :
? Phân tích biện pháp gây cười trong truyện “ Tam đại con gà” ( II.a3 )
? Phân tích biện pháp gây cười trong truyện ( II,b3 )
3/. Giảng bài mới:
* Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc tiểu dẫn và chú thích ở SGK trang 78,79,80.
* H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G
- Cho biết x/xứ của c/bài dưới đây?
- Nêu thể loại của 6 bài c/dao? Dựa vào k/thức đã học và tiểu dẫn hãy nêu k/niệm về c/dao? Cho biết đôi nét về ND & HT biểu đạt của CD? ( SGK82,83,84 ) 
- G đọc 6 bài.
- 6 bài này có thể chia làm mấy nhóm ? Cho biết ND của từng nhóm?
- H đọc (hò) bài 1,2
- Biện pháp NT chung? “ thân em” Đọc những bài ca dao mở đầu bằng “ thân em như”
- Hình ảnh & sắc thái tình cảm riêng ở từng bài? ( H thảo luận )
+ Em cảm nhận gì qua hình ảnh “ tấm lụa đào”? Sự đ/lập của 2 dòng thơ và cụm từ NVCT “ biết vào tay ai” muốn nhắn gởi tâm sự gì của cô gái?
+ Từ bài 2, em liên tưởng đến bài thơ nào? T/giả? ( BTN – HXH )
- Chủ đề?
- H đọc bài 3.
- Cách mở đầu có khác với bài trên? Cách mở đầu ntn? N/vật TT là chàng trai hay cô gái?
- Từ “ ai” trong bài này có gì khác với 2 bài trên?
- Hình ảnh “ cây khế” & lòng người chua xót làm em nghĩ đến NT gì ở đây?
- Những hình ảnh ẩn dụ được nêu ra hàng loạt gợi cho em điều suy nghĩ gì?
- Câu 5 có ý nghĩa gì? Tâm sự được khép lại ntn?
- Chủ đề?
- Đọc diễn cảm bài 4.
- Người nghệ sĩ DG đã sử dụng những thủ pháp NT gì để thể hiện nỗi nhớ người yêu của cô gái đang yêu? Và tâm trạng đó được thể hiện cụ thể qua từng hình ảnh; khăn, đèn, mắt ra sao?
* H thảo luận, trả lời.
- Chủ đề?
- H đọc bài 5.
- Cái hay, cái độc đáo của bài này là ở đâu? H/ảnh sông hẹp một gang & chiếc cầu bằng dải yếm gợi cho em cảm nhận gì?
 * H thảo luận.
- Chủ đề?
- Gọi H đọc.
- Nhận xét về thể thơ? ( 7/7/6/8, biến thể s/tạo ở câu cuối – 13 tiếng ) 
- Hình ảnh gừng & muối x/hiện ntn trong cuộc sống & CD? Nghĩa ẩn dụ? Nt được s/dụng trong tòn bài? Mục đích?
- Chủ đề?
- G khái quát, hệ thống lại.
- Diễn giảng.
I/. GIỚI THIỆU:
1/. Xuất xứ:
Trích “Tục ngữ ca dao dân ca VN” do Vũ Ngọc Phan biên soạn
2/. Thể loại:
- Cả 6 bài thuộc thể loại ca dao. Chủ đề than thân & yêu thương tình nghĩa.
a) Khái niệm:
Ca dao dân ca là những sáng tác trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người. ( lứa đôi, gia đình, quê hương đất nước) 
b) Đặc điểm về hình thức nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát hay lục bát biến thức, song thất lục bát
- Giàu hình ảnh so sánh ẩn dụ và biểu tượng truyền thống
- Các h/ thức lặp lại: kết cấu, hình ảnh, dòng thơ, từ, cụm từ
- Ngôn ngữ: Ca dao là ngôn ngữ thơ nhưng vẫn gần gũi với lời nói hàng ngày, đậm màu sắc địa phương và dân tộc.
c) Phân loại: Ca dao than thân, CD yêu thương, tình nghĩa
II/. ĐỌC HIỂU:
A/. Các nhóm và nội dung:
1/. Nhóm 1: Than thân ( Bài 1, 2, 3 )
2/. Nhóm 2: Yêu thương tình nghĩa ( Bài 4, 5, 6 )
B/. Phân tích:
1/. Nhóm 1: Than thân ( Bài 1, 2, 3 )
t Bài 1,2:
a) Phân tích, nhận xét:
a1) Điểm giống:
Mô thức mở đầu “ thân em như ”
=> - Xác định đây là lời than thân phận “ lời chung” của người phụ nữ- loại người khổ nhất trong XH cũ
- Có tác dụng nhấn mạnh, gây sự chú ý.
a2) Điểm khác:
Khác ở hình ảnh so sánh ẩn dụ: tấm lụa đào, củ ấu gai.
a3) Sắc thái tình cảm riêng:
Bài1:
- Hình ảnh “ tấm lụa đào”à Cô gái ý thức được vẻ đẹp & giá trị của mình.
- Sự > < ( dòng 1,2 ) + cụm từ NVCT “ biết vào tay ai”
=> + Nỗi đau, nỗi lo về số phận như một món hàng lệ thuộc vào người khác.
+ Không tự chủ đời mình.
Bài 2:
- Trong ngoài tương phản “ Ruột đen” à Tự ý thức về ngoại hình tuy không đẹp nhưng phẩm chất thật hoàn hảo
- Lời mời gọi tha thiết: 
 “ Ai ơi  ngọt bùi”
Đại từ phiếm chỉ “ ai” + lặp từ “ nếm” + vị “ ngọt bùi”.
=> + Khẳng định phẩm hạnh của mình.
+ Khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
b) Chủ đề:
Nỗi đau về thân phận lệ thuộc của người phụ nữ xưa.
t Bài 3:
a) Phân tích, nhận xét:
a1) Cách mở đầu:
“ Trèo lên  nửa ngày”à Nỗi chua xót vì lỡ duyên ( trai)
a2) Nghệ thuật:
- Đại từ phiếm chỉ “ ai” à gia đình, xã hội PK.
- Chơi chữ: khế chua, lòng người chua xót => Lời than thân thắm thía.
- Hệ thống so sánh ẩn dụ: mặt trời, mặt trăng, sao + lặp 2 lần từ “ sánh với” + từ láy “ chằng chằng” => Dù lẽ duyên nhưng tình nghĩa vẫn bền vững, thuỷ chung như thiên nhiên vĩnh hằng.
- Câu khép lại: 
 “ Mình ơi!  giữa trời”
Đại từ “ mình, ta” + SS “ như sao vượt chờ trăng” => Sự chờ đợi mõi mòn trong cô đơn & vô vọng nhưng rất thơ mộng.
b) Chủ đề:
Ca ngợi sự bền vững, sắt son của ng/tình dù duyên k thành.
2/. Nhóm 2: Than thân ( 4,5,6)
t Bài 4:
a) Tìm hiểu:
a1) Thủ pháp NT thể hiện niềm thương nỗi nhớ của cô gái:
- Tác giả dân gian sử dụng những hình ảnh biểu tượng ‘ khăn, đèn, mắt” để diễn tả thật cụ thể, tinh tế 7 gợi cảm nỗi thương nhớ- một lĩnh vực trừu tượng- một cách mãnh liệt nồng cháy.
- hàng loạt câu NVCT: hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt 
=> + Tự vấn lòng.
+ Nhớ lắm, thương lắm.
+ Nỗi lòng người đang yêu.
a2) Hình ảnh “ khăn” ( ẩn dụ, n/hoá)
 “ Khăn thương  nước mắt”
- Xuất hiện đầu tiên & được hỏi nhiều trong bài c/dao ( 6 dòng-1/2 bài ). Tại sao?
=> + Vật trao duyên ( áo, nhẫn, thoa) – gợi nhớ “ người”
 + Người con gái luôn giữ bên mình. Khăn được xem như người bạn để thổ lộ t/cảm.
- Điệp khúc “ Khăn  ai” + cấu trúc câu theo lối vắt dòng, láy lại 6 lần từ “ khăn” => Nỗi nhớ da diết.
- Hai mươi bốn chữ, 16 thanh B ( ngang) => Gắng ghìm nén cảm xúc – đậm màu sắc nữ tính.
- Nỗi nhớ lan trải theo không gian.
- Những h/ảnh vận động trái chiều ( rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi nước mắt )
=> + Tâm trạng ngổn ngang.
 + Nỗi thương nhớ quanh quất mọi hướng.
a3) Hình ảnh “ đèn” ( ẩn dụ, n/hoá)
 “ Đèn thương  không tắt”
- Từ “ cái khăn” đến “ ngọn đèn” à Nỗi nhớ đằng đẵng theo thời gian- ngày sang đêm.
- Cụm từ “ đèn không tắt” ( NVCT) => Trằn trọc thâu đêm với ngọn lửa tình rừng rực trong tim. Làm sao đèn tắt!
a4) Hình ảnh “ mắt” ( hoán dụ)
 “ Mắt thương  không yên”
- Hai câu NVCT dồn dập
=> + Sự nhất quán lôgíc trong tâm tư cô gái – đèn không tắt mắt không yên.
 + Nặng trĩu khối tình.
a5) Tự thố lộ giải bày:
“ Đêm qua  một bề”
Sự chuyển thể ( thể vãn 4 => lục bát )
+ Lặp từ “ lo”+ Những từ gợi liên tưởng “ một nỗi, một bề” => Tháo cởi những dồn nén bên trên – thương nhớ thế vì quá lo phiền, vì không yên một bề ( cha mẹ, xa xôi cách trở, nghèo túng) Tiếng thở dài khắc khoải!
b) Chủ đề:
Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn.
t Bài 5:
a) Tìm hiểu:
 “ Ước gì  sang chơi”
a1) Vẻ đẹp độc đáo của bài ca dao:
- Đây là ước muốn của cô gái – thầm nói với người yêu.
- Thổ lộ ước muốn táo bạo bằng một hình ảnh độc đáo: “ Bắc cầu  sang chơi” 
a2) Vẻ đẹp độc đáo của “cái cầu dải yếm”:
- Trong CDTY, cái cầu - chi tiết NT quen thuộc, x/hiện với tần số khá lớn – đã trở thành biểu tượng.
=> + Chỉ nơi gặp gỡ, hò hẹn đôi lứa.
+ Phương tiện để họ đến với nhau.
- Cái cầu ảo – đậm vẻ đẹp DG. Nó được dệt bởi ước mơ cháy bỏng tình yêu ( Cành hồng, cành trầm, mồng tơi )
- Để tương xứng với cái cầu tình yêu “ dải yếm”, con sông phải thu lại để thành con sông t/yêu “ hẹp một ganng”
- Dải yếm – bộ phận gần gũi cô gái. Nó chính là cô gái. Cô gái chủ động bất ngờ & mãnh liệt – bắc cầu đợi người yêu, mạnh dạn vượt qua lễ giáo PK.
- Cái cầu dải yếm được tạo nên chính mơ ước, máu thịt, trái tim rực lửa yêu đương của cô gái.
=> Hình ảnh đẹp nhất độc đáo nhất, táo bạo nhất trong th/giới NT ca dao về hình ảnh “ cây cầu tình yêu”
b) Chủ đề:
 Khát vọng mãnh liệt trong tình yêu.
t Bài 6:
 “ Muối ba năm  mới xa”
a) Tìm hiểu:
a1) Ý nghĩa biểu tượng của “ muối”, “ gừng”.
* Trong cuộc sống:
+ Là những gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người VN. Là những vị thuốc lúc ốm đau.
+ Hương vị tình người ( cha mẹ  mặn NKĐ )
* Trong CD:T/trưng cho sự gắn bó, thuỷ chung của vợ chồng.
a2) Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối ( muối, gừng láy lại hai lần, 3 năm, 9 tháng, còn mặn, còn cay, nghĩa nặng, tình dày ) để khẳng định sắt son, chung thuỷ “ Có xa  xa” 
( 13 tiếng) – không bao giờ xa.
b) Chủ đề:
Nghĩa tình gắn bó thuỷ chung của vợ chồng.
B/. Nghệ thuật:
- Sử dụng những biện pháp NT quen thuộc trong CD.
+ Sự lại mô thức mô thức mở đầu: “ Thân em như”
+ Các h/ảnh thường biểu tượng trong CD: chiếc cầu, cái, ngọn đèn, gừng cay – muối mặn
+ Hình ảnh s/sánh ẩn dụ ( Từ c/sống: tấm lụa đào, củ ấu gai, Từ t/nhiên: mặt trời, trăng, sao => trò chuyện, gửi gắm t/sự
+ Thể lục bàt, thể 4 chữ, thể song thất lục bát ( biến thể), thể hỗn hợp.
III/. TỔNG KẾT:
 Tất cả những sắc thái tình cảm: lo buồn về số phận, về duyên phận dở dang, nhớ người yêu, khao khát gặp người yêu, ngợi ca chung thuỷ đã được người lao động cất lên từ trái tim của họ. Và tất cả những bài ca đậm chất nhân văn này sẽ mãi lưu truyền với đất nước và con người VN.
4/.Củng cố và luyện tập:
Đọc diễn cảm các bài ca dao.
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :
- Học bài và làm các BT/85.
- Chuẩn bị bài “ Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết”
 + Đặc điểm của ngôn ngữ nói?
 + Đặc điểm của ngôn ngữ viết?
E/. RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docngu_van_10 (32).doc