Giáo án Ngữ văn 10 tiết 25 đến 51

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 25 đến 51

Tiết 25: Đọc văn

TAM ĐẠI CON GÀ

NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY

(Truyện cười)

1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

a. Về kiến thức:

- Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong hai tác phẩm

- Nắm được nghệ thuật gây cười

b. Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc hiểu truyện cười

c. Về thái độ:

- Giáo dục h.s ý thức phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội

 2. Chuẩn bị của GV và HS

- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo

- HS: SGK, vở ghi, vở soạn.

3. Tiến trình lên lớp:

a. Kiểm tra bài cũ(5p): Trình bày cuộc đấu tranh quyết liệt của Tấm để giành và giữ hạnh phúc trong TCT Tấm Cám?

b. Bài mới(37p):

*Giới thiệu bài mới: Một trong những vẻ đẹp của tâm hồn người Việt là sự lạc quan, yêu đời. Vậy nên, dù phải trải qua bóng đêm của cuộc đời cũ với nhiều nước mắt, khổ đau nhưng trong VHVN tiếng cười ko mấy khi dứt hẳn và xuất hiện với nhiều cung bậc. Xét riêng trong VH dân gian, ta thấy có một thể loại gắn bó sâu sắc với đời sóng nhân dân là truyện cười. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu hai truyện: Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.

 

docx 69 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1611Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 25 đến 51", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Tiết TKB
Lớp
HS vắng
Tiết 25: Đọc văn
tam đại con gà
nhưng nó phải bằng hai mày
(Truyện cười)
1. mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
a. Về kiến thức:
- Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong hai tác phẩm
- Nắm được nghệ thuật gây cười
b. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc hiểu truyện cười
c. Về thái độ:
- Giáo dục h.s ý thức phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội
 2. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- HS: SGK, vở ghi, vở soạn.
3. tiến trình lên lớp:
a. Kiểm tra bài cũ(5p): Trình bày cuộc đấu tranh quyết liệt của Tấm để giành và giữ hạnh phúc trong TCT Tấm Cám?
b. Bài mới(37p): 
*Giới thiệu bài mới: Một trong những vẻ đẹp của tâm hồn người Việt là sự lạc quan, yêu đời. Vậy nên, dù phải trải qua bóng đêm của cuộc đời cũ với nhiều nước mắt, khổ đau nhưng trong VHVN tiếng cười ko mấy khi dứt hẳn và xuất hiện với nhiều cung bậc. Xét riêng trong VH dân gian, ta thấy có một thể loại gắn bó sâu sắc với đời sóng nhân dân là truyện cười. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu hai truyện: Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1 :HS tìm hiểu chung
- khái niệm truyện cười?
 Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.
- Truyện cười có mấy loại? VD?
? Nhận xét về nghệ thuật truyện cười?
 văn bản thuộc loại truyện cười nào?
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc hiểu 2 văn bản.
 Yêu cầu hs đọc- kể tác phẩm, chú ý hs phải giữ thái độ khách quan khi đọc.
- Em hãy xác định bố cục của truyện?
- Câu mở truyện có ý nghĩa gì?
- Tiếng cười đã bật ra từ câu đầu này chưa? Vì sao?
Cần phải hiểu rằng bản thân cái dốt của học trò không có gì đáng cười. Cái dốt của người thất học nhân dân cảm thông. ở đây cười kẻ dốt hay khoe, hay nói chữ, cả gan hơn dám nhận đi dạy trẻ. Cái xấu của anh ta không dừng ở lời nói mà đã thành hành động.
- Tình huống thứ nhất mà anh thầy đồ phải giải quyết là gì? ý nghĩa của nó? (cho thấy khả năng, trình độ của thầy đồ ntn?) Thầy đồ đã xử lí tình huống này ra sao? Cách xử lí đó có ý nghĩa gì?
- Tình huống thứ 2 xảy đến với thầy đồ là gì? Trước tình huống khó xử đó, thầy đồ có suy nghĩ gì và xử lí ra sao?
- Theo em, câu chuyện này có ý nghĩa phê phán điều gì?
- Nét đặc sắc về nghệ thuật của câu chuyện này?
*Đọc hiểu văn bản 2
Hs đọc- kể tác phẩm.
- Quan hệ giữa nhân vật thầy lí và Cải là mối quan hệ ntn?
- Cách xử kiện của thầy lí ntn? Lời kết án đã gây phản ứng ntn tới các nhân vật Ngô và Cải?
- Theo em, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gây cười nào trong truyện trên?
- Em có suy nghĩ gì về nhân vật Cải?
*Hoạt động 3:HS đọc ghi nhớ
I. tìm hiểu chung
1. Giới thiệu chung về truyện cười:
a. Khái niệm
b. Phân loại:
- Truyện khôi hài: nhằm mục đích giải trí, mua vui, ít nhiều có tính giáo dục.(VD: Ai nuôi tôi,...)
- Truyện trào phúng: 
+ Nhằm phê phán những kẻ thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa (VD: Giàn lí đổ, 
Quan huyện thanh liêm,...)
+ Nhằm phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân (VD: Thà chết còn hơn, Lợn cưới áo mới, Đẽo cày giữa đường,...)
c. Nghệ thuật:
 + Rất ngắn gọn
 + Kết cấu chặt chẽ
 + Rất ít nhân vật 
 + Ngôn ngữ giản dị nhưng rất tinh, rất sắc.
4 Giá trị truyện cười.
-Biểu hiện của trí thông minh, sắc sảo, tính lạc quan và tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động
-Hướng người nghe vào những điều tốt đẹp
-Phương tiện giải trí hữu hiệu, có giá trị của nhân dân lao động
-Góp phần biểu hiện những vẻ đẹp trong tâm hồn họ
2. Truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày
 Thuộc loại truyện cười trào phúng
II. Đọc- hiểu văn bản:
* Văn bản 1: Tam đại con gà
1. Đọc.
2. Bố cục: 3 phần
+ Mở truyện: Câu đầu.
+ Thân truyện: Tiếp đến Tam đại con gà nghĩa là làm sao?
+ Kết truyện: Câu cuối 
3. Tìm hiểu văn bản:
a. Câu mở truyện: Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ
+ Giới thiệu nv chính: thầy đồ , dốt, lên mặt văn hay chữ tốt
+ Nêu mâu thuẫn: dốt ợớ khoe giỏi. (xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ)
" Gợi mở tình huống truyện (Tiếng cười chưa bật ra, chưa có biểu hiện gì đáng cười, chưa biết anh ta dốt ntn)
b. Diễn biến truyện
- Tình huống thứ nhất: Dạy học - gặp chữ “Kê” (gà):
 + thầy không biết -----> dốt kiến thức sách vở
 + bị hỏi – bí quá nói liều --> dốt kiến thức thực tế
 +bảo học trò đọc khẽ ---> thận trọng giấu dốt, giữ sĩ diện hão
 +xin âm dương - đắc chí cho đọc to ---> dốt còn mê tín (Lối tự đắc của kẻ dốt nát mà hợm hĩnh)
à tiếng cười đã bật ra nhưng chưa giòn giã. 
- Tình huống thứ 2: Bố học trò chất vấn thầy đồ.
 +Tự biết mình sai
 + nhanh trí nói gỡ 
à giấu dốt , vẫn cố tỏ ra uyên bác bằng sự láu cá, lý sự cùn, nguỵ biện ---> Đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm: Hoàn thiện bức chân dung thảm hại của thầy đồ.
" Tiếng cười bật lên giòn giã 
c. ý nghĩa phê phán của truyện:
- Phê phán thói giấu dốt- một tật xấu có thật trong nội bộ nhân dân.
- Ngầm ý khuyên răn mọi người, nhất là những người đi học, chớ nên giấu dốt mà hãy mạnh dạn học hỏi ko ngừng. 
d. Nghệ thuật:
- Tạo mâu thuẫn.
- Đẩy mâu thuẫn phát triển trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.
- Sử dụng nhiều câu nói gây cười.
*Văn bản 2: Nhưng nó phải bằng hai mày.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Tính kịch trong lời đối đáp của thầy lí và Cải:
- Tình huống truyện: Lí trưởng xử kiện
- Quan hệ giữa nhân vật thầy Lí và Cải: quan hệ xã hội, pháp luật.
- Mâu thuẫn truyện: 
 Tiếng đồn >< Bản chất thầy Lí
( Xử kiện giỏi nổi tiếng) ( Nhận tiền đút lót xử kiện)
--> Mâu thuẫn làm bật lên tiếng cười.
=>ý nghĩa: Lẽ phải trong xã hội xưa, theo những người cầm cân nảy mực như thầy lí, ko phải xuất phát từ pháp luật, công lí mà từ tiền, từ việc hối lộ. Đồng tiền là cán cân công lí, “nén bạc đâm toạc tờ giấy”. 
b. Nghệ thuật gây cười:
-Xây dựng mâu thuẫn: lời đồn đại- sự thật về tài xử kiện của thầy lí.
- Nghệ thuật chơi chữ :“Tao biết mày phải(1) nhưng nó lại phải(2)... bằng hai mày”.
+ Phải(1): lẽ phải, cái đúng, đối lập với cái sai, điều trái.
+ Phải(2): điều bắt buộc cần phải có.
c. Bình luận về nhân vật Cải:
 - Vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm tiếp tay cho tệ nạn quan liêu tham nhũng.
- Hành vi đút lót tiêu cực làm anh ta trở nên thảm hại, vừa đáng thương vừa đáng trách.
III. Ghi nhớ
- SGK - 80
 c. Củng cố(2p)
- Củng cố bài theo nội dung đã học
 d. Hướng dẫn(1p) 
 - Về học, tập kể lại 2 truyện đã học, sưu tầm thêm các truyện cười có cùng tiểu loại khác.
 - Chuẩn bị bài mới: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
Ngày soạn
Ngày giảng
Tiết TKB
Lớp
HS vắng
Tiết 26: Đọc văn
ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
1. mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
a. Về kiến thức: Hiểu và cảm nhận được tiếng nói của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua những tiếng hát than thân , yêu thương tình nghĩa. 
b. Về kĩ năng: Biết tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.
c. Về thái độ: Đồng cảm, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người dân lao động và sáng tác của họ. 
 2. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Bài soạn, Sách giáo khoa, SGV, Tài liệu tham khảo.
- HS: sgk, vở ghi, vở soạn
3. tiến trình lên lớp
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(7p): 
- Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu suy nghĩ của em về quá trình biến hoá của Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”?
- Bài mới: Giới thiệu bài mới, công bố mục tiêu bài học
Hoạt động 2(35p):
Dạy- học nội dung bài mới
 Nhắc lại khái niệm về ca dao?
- GV lưu ý HS việc tồn tại song song 2 khái niệm: Ca dao - Dân ca và sự khác nhau của chúng.
+ Ca dao là lời của dân ca.
+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời (ca dao) và nhạc. Nói đến dân ca phải nói đến môi trường và hình thức diễn xướng (dân ca quan họ Bắc Ninh, hát ví, hắt dặm Nghệ Tĩnh,...)
- GV cho HS xem VCD Dân ca Việt Nam giúp HS phân biệt rõ hơn ca dao trong mối quan hệ với dân ca.
- Nêu các đặc sắc cơ bản về nghệ thuật của ca dao?
VD: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ; Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ.....
VD: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than; Thuyền ơi có nhớ ..
VD: Trên trời có đám mây xanh/ ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng/ ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
GV cho HS hát 1 số bài dân ca quen thuộc để thấy rõ môi trường sinh thành và diễn xướng ca dao.
GV hướng dẫn Hs đọc diễn cảm các bài ca dao 1, 4, 6 
- CD than thân: giọng xót xa, thông cảm.
- CD yêu thương tình nghĩa: giọng tha thiết, sâu lắng.
? Nhận xét về cách mở đầu?
? Hình ảnh nào trong bài ca dao có giá trị biểu cảm?
-Hình ảnh ấy có giá trị biểu đạt như thế nào? Nó giúp người phụ nữ bày tỏ được điều gì?
? Lời than thân trong bài ca dao có phải của 1 cá nhân cụ thể? 
I. Tìm hiểu chung
1. Giới thiệu chung về ca dao:
a. Khái niệm:
 Là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống nội tâm con người.
- Các chủ đề chính: 
+ Ca dao trữ tình (Ca dao yêu thương tình nghĩa; Ca dao than thân)
+ Ca dao hài hước (giải trí; châm biếm, phê phán) 
b. Đặc sắc nghệ thuật:
- Dung lượng: ngắn gọn (từ 2 đến trên dưới 20 câu).
- Thể thơ: lục bát và song thất lục bát cùng các biến thể của chúng.
- Ngôn ngữ:+ Giản dị, gần gũi với lời nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
 + Có lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian (môtíp nghệ thuật).
- Cách cấu tứ:
+ Phú: phô bày, diễn tả một cách trực tiếp, ko thông qua so sánh về người, việc, tâm tư, tình cảm.
+ Tỉ: dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ để bộc lộ tâm tình của người lao động.
+ Hứng: chỉ những bài ca dao trước nói đến “cảnh” (bao gồm cả sự vật, sự việc) sau mới bộc lộ “tình”(tình cảm, ý nghĩ, tâm sự)
- Môi trường sinh thành, diễn xướng của ca dao: đối đáp, ứng tác trực tiếp (giao duyên, ru con, trò chơi, sinh hoạt, lao động...)
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản:
 a. Bài 1: Tiếng hát than thân 
* Công thức (môtíp) mở đầu: Thân em.
* Hình ảnh:
- Thân em = như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ:
 + Sự tự ý thức về vẻ đẹp, về giá trị của mình:Hình ảnh tấm lụa đào: sang trọng, quý giá, đẹp đẽ biểu tượng cho: " Nhan sắc rực rỡ giữa độ xuân thì.
 " Tâm hồn đằm thắm, dịu dàng của
 người phụ nữ.
 + Nỗi niềm cay đắng về thân phận: như món hàng giữa chợ – chính sự quý giá, đẹp đẽ của em lại càng làm em đau đớn, bẽ bàng.
 Thân phận: bị phụ thuộc, không được quyền tự quyết định hạnh phúc và cuộc đời mình, chịu cảnh gả bán, hôn nhân không có tình yêu.
" lời than thân đã trở thành “lời chung’của người phụ nữ trong XHPK bất công.
c. Củng cố(2p).
- Nắm nội dung bài học trên lớp
- HS tìm thêm những bài ca dao có mở đầu bằng mô típ " Thân em"
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
 Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
- Thân em như giếng giữa đàn ... u cầu hs:- Ôn lại kiến thức bài học, hoàn thành các bài tập vào vở.
 - Giờ sau: Trả bài viết văn số 3
Ngày soạn
Ngày giảng
Tiết TKB
Lớp
HS vắng
Tiết 47
cảm xúc mùa thu
(Thu hứng)
 Đỗ Phủ
1. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 a. Về kiến thức:
- Hiểu được bức tranh mùa thu hiu hắt cũng là tâm trạng buồn lo của con người cho đất nưóc, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận Đỗ Phủ.
- Hiểu thêm đặc điểm của thơ Đường.
 b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - phân tích thơ Đường của Đỗ Phủ 
 c. Thái độ:
- Cảm thông với tấm lòng của Đỗ Phủ - người từng bày tỏ nỗi niềm quanh năm, suốt đời lo cho dân cho nước của mình.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
-GV: Bài soạn, Sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
- Hs: Vở ghi, vở soạn (đã soạn bài theo các câu hỏi trong sgk).
3. Tiến trình dạy- học:
 a. Kiểm tra bài cũ: không
b. Bài mới(43p):
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn- sgk.
Phần tiểu dẫn nêu nội dung gì? Các ý chính của nó?
Gv bổ sung: Loạn An Lộc Sơn- Sử T Minh (755- 763) khiến Đỗ Phủ và gia đình phải phiêu bạt 7 năm (759- 766), đói nghèo, chết trong bệnh tật trên một con thuyền rách nát...
- Hoàn cảnh sáng tác chùm thơ Thu hứng?
- Vị trí, ý nghĩa bài thơ sẽ học?
*hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu bài thơ
Hs đọc (giọng: chậm, buồn, trầm uất ở bốn câu đầu, tha thiết ở 4 câu cuối.)
- Em sẽ phân chia bài thơ theo bố cục nào?
- ở câu 1-2, những cảnh vật nào được miêu tả? Sắc thái của chúng? Đó là cảnh thu ở đâu? Điểm khác biệt của nó so với cảnh thu trong thơ Việt Nam (thơ Nguyễn Khuyến...)?
- Hai câu đầu gợi cảnh thu với vẻ gì đặc biệt? ở đâu?
Gv bổ sung: Lẽ thường, mùa thu mang vẻ thanh thoát, sáng trong. Mùa thu phương Bắc (Trung Quốc) thường được miêu tả với hình ảnh ước lệ là hình ảnh rừng phong lá đỏ. Nhưng trong thơ Đỗ Phủ, bằng cái nhìn tâm trạng, nó đã hiện lên hoàn toàn khác...
- Các hình ảnh thiên nhiên được miêu tả ở câu 3- 4? 
nỗi buồn sầu, trầm uất và nỗi lo âu cho tình hình đất nước với biên giới chưa thật sự bình yên sau những năm chiến tranh, loạn lạc liên miên (loạn An- Sử) " chất “thi sử”. 
(Đó không đơn thuần chỉ là tả cảnh mà còn hé mở tâm trạng nhà thơ - 1 tâm trạng buồn và dường như bất ổn. Tuy nhiên, cảnh vẫn đậm hơn tình, tình nằm ẩn sâu trong cảnh.)
- Nhận xét về sự thay đổi của tầm nhìn từ 4 câu đầu đến 4 câu sau? Tại sao có sự thay đổi ấy?
- Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu 5- 6? 
- Các hình ảnh ẩn dụ tượng trưng trong hai câu đó là gì? ý nghĩa của chúng?
- So sánh nguyên tác và dịch thơ?
- Tâm trạng của tác giả được bộc lộ ntn ở 2 câu trên?
NT miêu tả làm nổi bật sự đồng hiện giữa: 
 Qkhứ - hiện tại. 
Qhng nthơ - Đất QChâu
- Có gì đặc biệt trong cách kết thúc bài thơ?
 Gợi mở: Theo mạch vân động cảm xúc tiếp câu 5-6, hai câu kết phải hớng nội, bộc lộ nội tâm. Nhng ở hai câu kết bài thơ, tác giả có thể hiện sự vân động đó ko? Vì sao? 
HS đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Đỗ Phủ:
- Đỗ Phủ (712- 770), tự là Tử Mĩ, 
- Con người và cuộc đời:
+ 7 tuổi làm thơ" tài năng thiên bẩm.
+ Con đờng công danh lận đận, ko được trọng dụng.
+ Sống nghèo khổ, chết trong bệnh tật.
- Sự nghiệp thơ ca: hiện còn khoảng 1500 bài.
 *Nội dung:
+ Phản ánh sinh động và chân xác bức tranh hiện thực xã hội đương thời " “thi sử”.
+ Đồng cảm với nhân dân trong khổ nạn, chan chứa tình yêu nước và tư tưởng nhân đạo.
 *Nghệ thuật:
+ Giọng thơ: trầm uất, nghẹn ngào.
+ Đặc biệt thành công với thể luật thi.
" Được mệnh danh là “thi thánh” (thánh thơ).
2. Bài thơ Thu hứng:
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 766, Đỗ Phủ đang lánh nạn ở Quỳ Châu (thuộc đất Ba Thục, núi non hiểm trở).
- Vị trí:
+ Là bài thơ số 1 thơ số 1 thuộc chùm thơ Thu hứng (8 bài)
--> cương lĩnh sáng tác của cả chùm thơ.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc.
2. Tìm hiểu bài thơ:
a. Bốn câu đầu:
* Câu 1-2:
- Thời gian: Buổi sáng mùa thu
- Không gian: núi Vu, kẽm Vu- vùng núi hùng vĩ, hoang sơ, hiểm trở.
- Hình ảnh: sương móc trắng xóa; rừng phong tiêu điều, hơi thu hiu hắt
--> khác thường
] Hai câu đầu: Cảnh thu thê lương, ảm đạm, lạnh lẽo, nặng nề, trầm uất ở vùng núi Quỳ Châu, miền núi phía tây Trung Quốc, thượng nguồn sông Trường Giang, nơi thi nhân lánh nạn.
* Câu 3- 4:
- Hình ảnh thiên nhiên: sóng trên sông Trường Giang; mây trên cửa ải.
- Điểm nhìn: Từ lòng sông (gần) đến vùng quan ải(xa)
- Sắc thái của thiên nhiên: Thiên nhiên vận động mạnh mẽ, trái chiều --> trầm uất, dữ dội.
[bức tranh thiên nhiên hoành tráng nhưng gây cảm giác bức bối, bị vây hãm 
b. Bốn câu sau:
- Tầm nhìn của tác giả: từ xa lại gần " thu hẹp dần (từ khung cảnh thiên nhiên chung đến các sự vật cụ thể gắn bó với riêng tác giả, ở gần tác giả).
- Thời gian: chiều muộn, ngày tàn, 
* Câu 5-6:
- Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng:
+ Hoa cúc: hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu. 
+ nở hoa đã hai lần – 2 năm lưu lạc ở đất QChâu
 - 2 lần nhỏ lệ
" Hình ảnh khóm cúc "tha nhật lệ" cũng chính là hình ảnh nhà thơ rơi lệ vì nhớ quê hương
+ Con thuyền + động từ "buộc chặt"
" Là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cuộc đời nổi trôi, lưu lạc của tác giả.
" mối buộc của con thuyền lại gắn kết với nỗi nhớ nơi vườn cũ (quê hương) " tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương.
=> lời thơ hàm súc nhưng diễn tả rõ nét tâm trạng u hoài, đau đớn của 1 thân phận lẻ loi lúc xa quê.
* Câu 7- 8:
- Hình ảnh: Người ngươì rộn rịp may áo rét
- Âm thanh: Tiếng chày đập áo lúc chiều tà (có sức gợi tả đặc biệt, tạo dư âm vang vọng cho cả bài thơ)
] Nhận xét: Đó không chỉ là nỗi lòng thương nhớ quê hương da diết của nhà thơ mà đó còn là tiếng lòng của bao người đang lầm than vì cảnh chiến tranh liên miên phải phiêu bạt xa xứ --> Giá trị hiện thực sâu sắc.
III. Ghi nhớ
-Sgk
c. Củng cố(2p) 
- Gv chốt lại kiến thức cơ bản của toàn bài
d. Hướng dẫn(1p)
 Yêu cầu hs:- Đọc thuộc bài thơ + Nắm nội dung đã học trên lớp
 - Chuẩn bị bài mới theo PPCT
Ngày soạn
Ngày giảng
Tiết TKB
Lớp
HS vắng
Tiết 51. Làm văn:
trình bày một vấn đề
1. Mục tiêu bài học: Giúp hs:
 a. Về kiến thức: Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề
 b. Về kĩ năng: Biết cách trình bày một vấn đề theo đề cương đã chuẩn bị.
 c. Về thái độ: Rèn ý thức cẩn trọng, tính tự tin và khả năng điều chỉnh bài nói cho phù hợp với đối tượng, tình huống cụ thể.
2. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Bài soạn, Sgk, sgv, Một số bài viết về các vấn đề quen thuộc.
- Hs : Vở ghi, SGK
3. Tiến trình dạy- học:
a. Kiểm tra bài cũ: Không
b. Bài mới(42p):
* Giới thiệu bài mới: Từ xưa, ông cha ta đã dạy phải “học ăn, học nói, học gói, học mở”, nghĩa là muốn nên người thì cái gì cũng phải học. Trong đó, việc “học nói”- học cách giao tiếp bằng lời, nói có văn hóa, thuyết phục được người nghe là một trong những điều quan trọng nhất để làm người. Bởi ăn ko nên đọi, nói ko nên lời là một điều đáng xấu hổ...Vậy làm thế nào để trình bày một vấn đề trước đám đông có sức thuyết phục? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề đó. 
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Huớng dẫn tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề
- Tầm quan trọng (ý nghĩa) của việc trình bày một vấn đề?
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn Hs nắm được công việc chuẩn bị để trình bày một vấn đề
Hs đọc sgk.
- Các công việc chuẩn bị để chuẩn bị để trình bày một vấn đề?
- Xác định các cơ sở để chọn vấn đề trình bày?
Gv yêu cầu hs lập dàn ý cho đề tài: Thời trang và tuổi trẻ.
- Nêu các ý chính mà em định trình bày về đề tài trên?
- Vấn đề mà em lựa chọn trong đề tài đó là gì?
- Em sẽ nói gì về vấn đề đó?
*Hoạt động 3: GV hướng dẫn Hs nắm được cách trình bày một vấn đề
- Các thủ tục cần thiết khi bắt đầu trình bày?
- Để trình bày nội dung chính, chúng ta cần làm những công việc nào?
- Các thủ tục khi kết thúc?
yêu cầu hs đọc và học phần ghi nhớ-sgk.
*Hoạt động 4: GV hướng dẫn Hs đọc và thảo luận làm các bài tập.
Gv nhận xét, khẳng định đáp án.
Gv gợi mở:
- Giải thích khái niệm “thần tượng”?
- Các loại thần tượng của tuổi học trò?
- Các tác động tích cực và tiêu cực của thần tượng đối với tuổi học trò?
- Các biện pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của thần tượng đối với tuổi học trò?
I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề:
- Trình bày một vấn đề là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống.
- Trình bày một vấn đề trước tập thể (người khác) là để bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức của mình đồng thời thuyết phục họ cảm thông, đồng tình với mình.
II. Công việc chuẩn bị:
1. Chọn vấn đề trình bày:
 Cơ sở lựa chọn:
+ Đề tài trình bày có bao nhiêu vấn đề.
+ Đối tượng nghe.
+ Am hiểu và sự thích thú của bản thân về vấn đề muốn trình bày. 
2. Lập dàn ý:
a. Lập dàn ý cho đề tài: Thời trang và tuổi trẻ. 
- Giải thích khái niệm: Thời trang là cách ăn mặc, trang điểm phổ biến trong xã hội trong một thời gian nào đó.
- Chọn vấn đề: trang phục (cách mặc)
+ ý nghĩa của trang phục: Quan trọng đối với mỗi người
+ Trang phục thời trang: phù hợp với cộng đồng, với thời đại, hài hòa với cá nhân; đẹp, hiện đại, “y phục xứng kì đức” (thể hiện nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn con người).
b. Cách lập dàn ý:
- Tìm ý lớn, ý nhỏ.
- Sắp xếp các ý theo trình tự lôgíc.
- Có chuyển ý.
III. Trình bày:
1. Bắt đầu trình bày:
- Bước lên diễn đàn.
- Chào cử toạ và mọi người.
- Tự giới thiệu.
- Nêu lí do trình bày.
2. Trình bày nội dung chính:
- Nêu nội dung chính sẽ trình bày.
- Nêu lần lượt các ý chính, cụ thể hóa các ý đó.
- Có chuyển ý, dẫn dắt.
- Chú ý xem thái độ, cử chỉ của người nghe để kịp thời điều chỉnh nội dung và cách trình bày.
3. Kết thúc và cảm ơn:
- Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính.
- Cảm ơn.
* Ghi nhớ: (sgk).
IV. Luyện tập:
1. Bài 1:
- Bắt đầu trình bày:
+ Chào các bạn. Tôi rất...
+ Chào các bạn. Cảm ơn...
+ Trước khi bắt đầu...
- Trình bày nội dung chính:
 Giờ chúng ta..
- Chuyển qua chủ đề khác:
+ Đã xem...
+ Giờ chúng ta...
- Tóm tắt và kết thúc:
+ Tôi muốn kết thúc...
+ Giờ tôi muốn kết thúc...
2. Bài 2: 
Lập dàn ý cho bài trình bày về đề tài: Thần tượng của tuổi học trò. 
- Giải thích khái niệm: thần tượng- những người được tôn sùng, ngưỡng mộ, yêu mến.
- Các loại thần tượng của tuổi học trò: ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, bóng đá, các danh nhân,...
- Tác động của thần tượng đối với tuổi học trò:
+ Tích cực:- Làm cho đời sống tinh thần phong phú.
 - Là tấm gương về đạo đức, tài năng cho các em học tập.
+ Tiêu cực:- Một số bạn biến mình thành hình bóng của thần tượng.
 - Mất nhiều thời gian, tiền bạc...
- Các biện pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của thần tượng đối với tuổi học trò:
+ Chọn thần tượng đẹp về phẩm chất đạo đức và tài năng thực sự.
+ Cố gắng nỗ lực học tập các mặt tốt đó ở họ.
c.Củng cố(2p)
- HS nắm vững cách trình bày 1 vấn đề
d. Hướng dẫn(1p): 
 - Yêu cầu hs về:- Xem lại bài, hoàn thiện các bài tập vào vở. 
 - Đọc trước bài: Lập kế hoạch cá nhân

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_17_Lap_ke_hoach_ca_nhan.docx