Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 25: Đọc văn Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày

Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 25: Đọc văn Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày

Tiết 25. Đọc văn

TAM ĐẠI CON GÀ

NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY

A. Mục tiêu bài học

1. Tam đại con gà:

Giúp HS hiểu được thức chất của mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật thày đồ; nắm được nghệ thuật tự bộc lộ của nhân vật

2. Nhưng nó phải bằng hai mày:

Giúp HS thấy được sự phê phán của nhân dân đối với nhân vật thày lí (hình ảnh của quan lại địa phương) và thái độ giễu cợt đối với Cải. Đối tượng phê phán chính là thày lí; nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV

- Giới thiệu giáo án 10

- Truyện cười Việt Nam

 

doc 6 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2192Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 25: Đọc văn Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25. Đọc văn
TAM ĐẠI CON GÀ
VÀ
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
A. Mục tiêu bài học
1. Tam đại con gà:
Giúp HS hiểu được thức chất của mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật thày đồ; nắm được nghệ thuật tự bộc lộ của nhân vật
2. Nhưng nó phải bằng hai mày:
Giúp HS thấy được sự phê phán của nhân dân đối với nhân vật thày lí (hình ảnh của quan lại địa phương) và thái độ giễu cợt đối với Cải. Đối tượng phê phán chính là thày lí; nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Giới thiệu giáo án 10
- Truyện cười Việt Nam
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp: đọc – hiẻu, đàm thoại – phát vấn.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới 
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thày và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là truyện cười?
GV: truyện cười được chia ra làm mấy loại? mục đích của mỗi loại?
Truyện khôi hài: mục đích mua vui, giải trí và có tính giáo dục nhẹ nhàng thâm thúy. VD: Tay ải tay ai, Ba anh em ngủ mê...
Truyện trào phúng: mục đích đả kích, giễu nhại, châm biếm vào những thói hư tật xấu của mọi tầng lớp người trong xã hội. VD:Lợn cưới áo mới, Quan huyện thanh liêm...
-GV goi HS đọc văn bản
Chú ý cách đọc cho HS: giọng khách quan, tự nhiên, đặc biệt chú ý đến giọng điệu nhân vật trong câu chuyện.
GV: tác phẩm thuộc loại truyện cười nào?
Bố cục: 3 phần...
-Mở đầu truyện: bản chất mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy đồ”
-Diễn biến câu chuyện: mâu thuẫn xuất hiện với cách tình huống
-Kết thúc truyện: mâu thuẫn được mở nút, bản chất nhân vật thầy đồ bị lật tẩy.
GV: Em hãy cho biết đối tượng nhân vật bị phê phán là ai? Và được giới thiệu như thế nào? 
Như vậy rõ ràng là ngay ở đầu câu chuyện, tác giả dân gian đã giới thiệu cho chúng ta thấy sự mâu thuẫn nội tại ngay ở chính nhân vật “thầy đồ”. Một người dạy chữ nhưng lại trái khoáy thay là “dốt nát”. Đã “Dốt” mà lại thích thể hiện mình là con người có học, hiểu biết hơn người “ văn hay chữ tốt”. Và rồi chính cái tính cách ấy của anh ta đã khiến anh ta rơi vào những tình huống dở khóc dở cười. 
Gv: Em hãy cho biết Tình huống thứ nhất mà thầy đồ gặp phải là gì? 
GV: Đứng trước tình huống đó, thầy đồ đã có thái độ và cách giải quyết như thế nào? 
Đứng trước sự “khó khăn” trong quá trình dạy học, thầy đồ trong tình huống thứ nhất đã bộc lộ ngay bản chất dốt nát của mình. Chúng ta đều biết sách “ Tam thiên tự” ( 300 chữ cơ bản ) là sách chữ Hán dành cho trẻ em thời xưa, vậy mà ở đây một thầy đồ dạy chữ lại không biết đến chữ “kê” nghĩa là gà trong sách “Tam thiên tự”. Đồng thời, cùng với những hành động nói liều, rồi bảo học trò đọc khẽ khi sợ người ngoài nghe thấy và để cho chắc chắn hơn thì thầy còn nảy ra sáng kiến khấn xin thổ công cho mình ý kiến. Lạ thay đều được cả ba lần gieo, thầy đồ đắc ý bắt học trò đọc to, học trò “gân cổ lên gào”. Đến đây thì tiếng cười bật ra và nhân vật thầy đồ bỗng hiện lên là một ông thầy: dốt nát, sĩ diện và mê tín.
Gv: Câu chuyện vẫn tiếp tục tiếp diễn và đẩy “ cái cười” lên tới cao trào khi mà thầy đồ được đặt vào tình huống thứ 2: cuộc chất vấn giữa phụ huynh và thầy đồ.
GV: Trong tình huống thứ 2, thầy đồ đã rơi vào hoàn cảnh như thế nào? Và cách giải quyết của thầy đồ ra sao?
-Lời chất vấn của phụ huynh hs: “chết chửa!Chữ “kê” là gà sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?
GV: Cuộc chất vấn giữa thầy đồ và phụ huynh vừa mở ra vừa thắt nút lại câu chuyện. Bởi thực chất ngay từ đầu thầy đồ đã giải thích sai về chữ “kê”. “Dủ dỉ” vốn chẳng là loài vật nào cả nên nó đương nhiên cũng không có quan hệ “ba đời” giữa: “dù dì”, “ con công”, “con gà”. Sự bao biện cho “tận tam đại con gà” trong ba đời qua chữ “kê” ( có nghĩa là dủ dỉ) chẳng qua là sự chữa “ngại”, láu cá, lém lỉnh và tiếp tục “khoe khoang” sự hiểu biết “rộng” của thầy đồ. Vì thế, sự biện bạch, phân minh của thầy đồ trong tình huống 2 càng về sau càng lật tẩy sự dốt nát, lý sự cùn của con người khoe khoang, sĩ diện và thiếu hiểu biết.
GV: Qua phần tìm hiểu trên, em hãy rút ra ý nghĩa bài học của câu chuyện?
Gv: cho học sinh đọc, chú ý giọng đọc: khách quan, tự nhiên và chú ý giọng điệu nhân vật trong câu chuyện.
Gv: Em hãy cho biết tác phẩm thuộc thể loại truyện cười nào?. Kết cấu của chuyện được chia làm mấy phần?
GV: Ở phần đầu câu chuyện, thầy Lý, Cải và Ngô được giới thiệu như thế nào và được đặt trong hoàn cảnh nào?
Ngay ở phần đầu câu chuyện đã cho người đọc thấy được đối tượng chính của câu chuyện là thầy Lý – người đại diện cho sự công lý, xử kiện rất giỏi. Cùng một tình huống mâu thuẫn xảy ra giữa anh Cải và anh Ngô. Hai anh đã “mang nhau đi kiện”. 
Gv: Trước khi diễn ra cuộc xử kiện thì Ngô và Cải đã có hành động gì đối với ông Lý?
-Cải: 5 đồng
-Ngô: 10 đồng.
Gv: Khi xử kiện, thầy Lý đã tuyên án như thế nào?. Em có gì nhận xét về cách xử kiện của thầy Lý?
Gv: Khi nghe lời tuyên án, em thấy thái độ giữa Cải và Ngô hiện lên như thế nào?
-Cải: ngạc nhiên, kêu xin, van nài xem xét lại.
-Ngô: im lặng vì biết mình đã thắng kiện.
Gv: Em hiểu gì về hành động “xòe bàn tay” của cả hai nhân vật thầy Lý và nhân vật Cải?. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật thầy Lý – kẻ xử kiện, nhân vật Ngô và nạn nhân Cải?
Hành động “xòe ngón tay” của hai nhân vật thầy Lý và Cải mang một ý nghĩa hàm ẩn về sự “đút lót” trước đó giữa Thầy Lý – Cải và Ngô. Nó vừa cho thấy được bản chất tham lam, ăn hối lộ của tên tham quan, lại vừa cho thấy sự đáng thương mà cũng thật đáng trách qua hai nhân vật :Cải – Ngô. Chính họ vừa là nạn nhân, đồng thời là thủ phạm tiếp tay cho sự tham lam, ô trọc của giai cấp thông trị.
GV: tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả việc xử kiện của thầy kí? Tác dụng?
HS: chơi chữ
GV: “Phải” là từ chỉ tính chất nhưng được kết hợp với từ chỉ số lượng, đã tạo ra nhận thức về sự bất hợp lí trong tư duy.
GV: hãy rút ra ý nghĩa của truyện?
HS đưa ra những bài học cho bản thân
I. Khái quát về truyện cười
1. Khái niệm
Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười nhằm giải trí, phê phán.
2. Phân loại
-Có 2 loại:
+Truyện khôi hài: giải trí + giáo dục
+Tuyện trào phúng: phê phán với đối tượng của truyện trào phúng là nhân vật thuộc tầng lớp trên; thói hư tật xấu của con người trong xã hội.
II. Tam đại con gà
1. Tìm hiểu chung
a. Đọc
b. Thể loại
- Truyện cười trào phúng
d. Kết cấu
- 3 phần:
+Mở đầu truyện ( câu đầu): bản chất và con người thầy đồ.
+Diễn biến truyện: tình huống thầy đồ gặp phải.
+Kết truyện (câu cuối): bản chất ngu dốt của thầy đồ bị lật tẩy.
2. Đọc hiẻu văn bản
a. Mâu thuẫn trái lẽ tự nhiên ở nhân vật thầy đồ.
* Mở đầu:
- Đối tượng phê phán: thầy đồ
- Bản chất: “học hành dốt nát” nhưng lại thích khoe khoang và luôn tỏ ra mình là người có “chữ nghĩa”.
* Diễn biến: Luôn bị đặt vào tình huống khó xử:
-Tình huống 1: 
+ Thầy gặp chữ “kê” là gà, do “nhiều nét rắc rối” rậm rì nên thầy không biết là chữ gì. 
+ Cách giải quyết: 
Bị học sinh hỏi gấp nên nói liều: “ Dủ dỉ là con dù dì” 
èthiếu kiến thức cơ bản ( dốt nát, vì thực chất trên đời này không có con vật nào gọi là “dủ dỉ” cả). 
Bảo học trò: “đọc khe khẽ” è Sợ sai và bị người khác nghe thấy sẽ cười.
Xin đài âm dương đều được cả ba lần gieo. è mê tín.
“Đắc chí”, “bệ vệ” ngồi lên giường bắt học trò đọc thật to. Học trò “gân cổ lên gào”. è sĩ diện.
Thầy đồ: dốt nát, sĩ diện và mê tín.
-Tình huống 2: Cuộc chất vấn giữa phụ huynh và thầy đồ.
+Thầy đồ trước lời chất vấn của vị phụ huynh đã tự ngẫm trong lòng: “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” è Tự cười vào chính cái dốt của mình. 
*Kết thúc: Cách giải quyết của thầy đồ :
Biện bạch, lý giải: “ tôi dạy... đến tận tam đại con gà... Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà”.
Thầy đồ: dốt nát, lý sự cùn và thích khoe mẽ.
b. ý nghĩa
- Truyện “Tam đại con gà” là một tiếng cười nhẹ nhàng sâu sắc. Đó là bài học về sự giấu dốt, khoe tài, ba hoa che đậy sự trống rỗng. 
-Khuyên răn con người cần phải nỗ lực học hỏi, nhìn nhận khuyết thiếu và không ngừng hoàn thiện bản thân.
II. Nhưng nó phải bằng hai mày
1. Tìm hiểu chung
a. Đọc
b. Thể loại
- Truyện cười trào phúng
c. Đối tượng 
Thầy lý nổi tiếng xử kiện giỏi với bản chất thật sau đó là tham lam, ô trọc.
c. Kết cấu: 3 phần:
-Phần 1( câu đầu): giới thiệu đối tượng truyện: lí trưởng có tài xử kiện.
-Phần 2: Tiếp đến” lẽ phải về con mà”: Tình huống mâu thuẫn: cuộc tranh chấp xử kiện giữa Ngô và Cải.
-Phần cuối: cách kết án và lời giải thích của thầy lí xử kiện. 
2. Đọc hiểu
a. Quan hệ xã hội giữa thầy Lý, Cải và Ngô.
* Trước khi xử kiện
- Thầy Lý: người đại diện cho pháp luật và có tài “xử kiện giỏi”
- Cải và Ngô: là hai người lao động và được đặt trong hoàn cảnh “đối kháng” mâu thuẫn “mang nhau đi kiện”.
-Cải và Ngô đã dùng tiền để đút lót cho quan huyện với mong muốn có thể thắng kiện.
* Khi xử kiện: hành động và thái độ của các nhân vật.
-Thầy Lý tuyên án xử phạt đánh Cải chục roi do Cải đánh Ngô đau hơn. 
è Lý trưởng không hề điều tra, không có chứng cứ kết án, thiếu khách quan.
-Thái độ của Cải và Ngô:
Cải
Ngô
-Hành động: “vội xòe năm ngón tay”èthái độ ngạc nhiên.
-Lời nói: “xin xét lại” è kêu xin, van nài.
Im lặng
-Thái độ và hành động giữa Cải và thầy Lý:
+Cải: “vội xòe năm ngón” với lời nói: “ xin xem xét lại, lẽ phải về con mà!” 
è5 ngón tay = 5 đồng xu mà thầy Lý đã nhận trước khi xử kiện.
+Thầy Lý: “xoè 5 ngón tay trái úp trên 5 ngón tay mặt”, kèm theo lời nói: “ nó lại phải...bằng hai mày”
è Ngô đã biện cho thầy lí 10 đồng.
Nhận xét: 
-Thầy Lý – kẻ cầm cân nảy mực, đại diện cho Pháp luật nhà nước lại là kẻ tham lam, ăn của đút, lấy tiền bạc là thước đo của cán cân công lý. 
-Cải và Ngô là nạn nhân của sự tham lam, mua dây buộc mình, tự hại lẫn nhau. Đồng thời họ lại tiếp tay cho những tiêu cực trong xã hội kim tiền.
- Nghệ thuật:
+ Lặp 2 chi tiết: hầnh động + lời nói
+ hình thức chơi chữ: Phải
-> thể hiện sinh động hài hước bản chất tham nhũng của thầy lí.
-> lẽ phải đối với lí trưởng được đo bằng tiền, tiền quyết định lẽ phải, tiền nhiều thì lẽ phải nhiều và ngược lại.
c. ý nghĩa
- Phê phán giai cấp thống trị, tham nhũng, vạch trần lối xử kiện vì tiền.
- Phê phán hành động hối lộ của 1 bộ phận nông dân lao động
-> có tác dụng giáo dục trong nội bộ nhân dân 1 cách sâu sắc, thấm thía về bài học trong cuộc sống
III. Tổng kết (sgk)
Nội dung
Nghệ thuật
5. Củng cố và dặn dò
- Gv nhấn mạnh tính chất xây dựng tình huống chuyện độc đáo,những mẫu thuẫn trái với tự nhiện.
-Luyện tâp: Khái quát đặc trưng của truyện cười.
- Gv dặn dò học sinh tham khảo thêm truyện: Ông huyện thanh liêm,tìm đọc một số truyện cười dân gian và chuẩn bị bài mới cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTam dai con ga va Nhung no phai bang hai may nộp cho cô.doc