Giáo án Ngữ văn 10 tiết 37 đến 47 - GV: Lê Thị Duy Linh

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 37 đến 47 - GV: Lê Thị Duy Linh

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (tt)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 * Giúp HS:

 - Ôn tập, củng cố khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

 - Nắm vững các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

 - Nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày biểu hiện tình cảm, thái độ, là thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 GV :- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế, soạn giáo án.

 HS: - Đọc SGK, soạn bài ở nhà trước khi đến lớp.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 * Giáo viên tiến hành theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi

 

doc 46 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1838Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 37 đến 47 - GV: Lê Thị Duy Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 13
 Tiết 37
 NSoạn: 26/11/06
 NDạy: 27/11/06
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (tt)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 * Giúp HS: 
 - Ôn tập, củng cố khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 - Nắm vững các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
 - Nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày biểu hiện tình cảm, thái độ, là thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 GV :- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế, soạn giáo án.
 HS: - Đọc SGK, soạn bài ở nhà trước khi đến lớp.
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 * Giáo viên tiến hành theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 I. Kiểm tra bài cũ:	
 Câu hỏi: Em hãy trình bày khái niệm về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ? Cho ví dụ minh họa?
 II. Giới thiệu bài mới:
 Vào bài: Hôm trước các em đã được tìm hiểu phong cách ngôn ngữ sinh hoạt phần đầu. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phần con lại của bài của bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài mới
* Hoạt động 1:
GV: cho học sinh nhắc lại khái niệm, các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?
HS trả lòi: -Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang đậm những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày.
-Qua thực tiễn giao tiếp bằng lời nói hằng ngày ta rút ra những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
* Hoạt động 2:
Tìm hiểu đặc trưng của các phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
GV: Cho học sinh phân tích ngữ liệu.
HS: Trao đổi thảo luận qua một số câu hỏi
Tổ 1: Xác định thời gian, địa điểm cụ thể của cuộc hội thoại?
HS suy nghĩ trả lời: 
Tổ 2: Xác định nội dung và mục đích giao tiếp?
Tổ 3:Người tham gia giao tiếp cụ thể với những tư cách quan hệ xác định( Ai nói, nói với ai? Nói với tư cách gì?, Nói trong quan hệ nào?
Tổ 4: Nhận xét các yếu tố ngôn từ ( từ ngữ, kiểu câu)
GV: Tính cụ thể được biểu hiện ntn qua hội thoại ?
HS: Suy nghĩ trả lời.
 GV: Nêu câu hỏi. Yêu cầu học sinh trả lời.
 - Tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được biểu ở những phương diện chủ yếu nào?
GV: Vì sao trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt phải cụ thể ?
ĐH: Trong giao tiếp hội thoại ngôn ngữ phải cụ thể, ngôn ngữ càng cụ thể thì người nói và người nghe càng dể hiểu nhau; ngôn ngữ càng trừu tượng, sách vở thì càng gây khó khăn cho giao tiếp.
- PCNNSH không dùng lối nói trừu tượng chung chung mà ưa chuộng lối nói cụ thể sinh động. Đó là lối nói giàu âm thanh, màu sắc. Mang dấu ấn rõ rệt của tình huống giao tiếp hằng ngày, dễ gây ấn tượng.
* Hoạt động 3: Tính cảm xúc của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện ở những phương diện nào?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV bổ sung:
 – Tính cảm xúc gắn với ngữ điệu (giọng điệu) vốn là biểu hiện tự nhiên của hành vi nói năng không có lời nói nào mà không thể hiện một thái độ, tình cảm, tâm trạng của người nói
 - Tính cảm xúc còn thể hiện ở những hành vi kèm vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ. Vì vậy, ngôn ngữ hội thoại gắn với các phương tiện giao tiếp đa kênh
Người tiếp nhận nhờ những yếu tố cảm xúc mà hiểu nhanh hơn, cụ thể hơn những gì được nói ra
GV: Yêu cầu học sinh phân tích, tìm hiểu tính cảm xúc qua đoạn hội thoại.
Ä Những từ ngữ có tính khẩu ngữ: gì mà, gớm, lạch bà, lạch bạch..
GV: Nêu thêm một số ví dụ: Kiểu câu cảm thán: Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn đê hắn khổ đến nông nỗi này!.
 - Kiểu câu cầu khiến: Hễ đứa nào láo, cứ đánh sặc tiết chúng nó ra, tội vạ ông chịu. ( Nguyễn Công Hoan- Tinh thần thể dục ).
Hoạt động 4: Tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện như thế nào?
GV: Gợi dẫn – Trong dấu ấn cá nhân của mỗi người.
Trong ngôn từ cách nói,cách lựa chọn ngôn từ, giọng nói.
Qua dấu ấn trên ta có thể nhận ra giới tính, tuổi tác, địa phương.
HS: Nêu ví dụ: 
GV bổ sung – so sánh:
- Tính cá thể của lời nói trong phong cách ngơn ngữ sinh hoạt khác với tính cá thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật.
- Trong ngôn ngữ nghệ thuật tính cá thể phải có ngôn ngữ nghệ thuật tao nên sự phong phú hấp dẫn biểu hiện tài năng của tác giả.
Các nhà văn tưng khai thác đặc điểm từng lời nói như môt phương tiện để khắc họa tính cách nhân vật.
VD:Lời bà Nghị Quế trong tác phẩm “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố.
“ Bà đã đếm kỹ rối đấy, còn mười bốn miếng tất cả, hễ mất miếng nào thì chết với bà”.
Hoạt động 5: GV hướng dẫn học sinh luyên tập bài tập 1/127 SGK
GV cho HS đọc đoạn”Nhật kí của Đặng Thùy Trâm” – SGK
GV: Những từ ngữ, kiểu câu, cách diễn đạt trong đoạn nhật kí thể hiện đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
HS: Lên bảng trình bày
GV: Ghi nhật kí có lợi gì cho sự phát triển của ngôn ngữ cá nhân ?
HS: - Tìm tòi từ ngữ thể hiện sự việc, tình cảm cụ thể
 - Tìm tòi từ ngữ để diễn đạt đúng với phong cách ghi nhật kí viết ngắn gọn mà đầy đủ
I. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
II.. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
 1. Tính cụ thể
 Trong đoạn hội thoại đã dẫn chứng cụ thể biểu hiện các mặt sau:
* Có địa điểm cụ thể: ( nhà Mai), t/gian ( buổi trưa)
* Có người nói cụ thể ( Hùng , Phương, mẹ Mai)
* Có người nghe ( Hùng, Phương nói với mẹ Mai.)
{ Có mục đích ( Hùng, Phương rủ mai đi học, mẹ Mai khuyên Hùng, Phương).
Y Cách diễn đạt cụ thể qua việc dùng từ ngữ ( kèm theo ngữ điệu) phù hợp với đối thoại.
– Dấu hiệu đặc trưng thứ nhất có thể trùng với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là:
 ­ Tính cụ thể:
 + Cụ thể về hoàn cảnh
 + Về con người.
 + Về cách nói năng, từ ngữ, diễn đạt.
­. Tính cảm xúc:
- Lời nói biểu hiện thái độ tình cảm qua giọng điệu: thân mật, quát nạt, trách móc, bực bội, yêu thương,
- Dùng những từ ngữ có tình khẩu ngữ tăng thêm cảm xúc rõ ràng
- Kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc ( câu cảm thán, câu cầu khiến, lời gọi đáp, trách mắng).
Y. Tính cá thể
- Mỗi người có giọng nói khác nhau
- Cách dùng từ ngữ khác nhau.
- Lời nói là vẻ mặt thứ hai của con người
III. Luyện tập
1/127
* Tính cụ thể 
 + Thời gian: đêm khuya
 + Không gian: rừng
 + “Nghĩ gì đấy Th ơi ?” phân thân 
 “Nghĩ gì mà” đối thoại
* Tính cảm xúc: 
 + Giọng điệu: thân mật, yêu thương.
 + Kiểu câu: nghi vấn, cảm thán “Nghĩ gì đấy Th ơi ?” “Đáng trách quá Th ơi !”, 
 Từ ngữ biểu cảm (“Viễn cảnh, cận cảnh, cảnh chia li, cảnh đau buồn được viết theo dòng tâm tư”)
* Tính cá thể: 
+ Kiểu câu diễn đạt rheo ngôn ngữ của nhật kí cá nhân.
+ Ngôn ngữ của một con người giàu cảm xúc, có đời sống tâm hồn phong phú “nằm thao thức không ngủ được”, “Nghĩ gì đấy Th ơi ?”, “Th thấy”, “Đáng trách quá Th ơi !”, “Th có nghe ?”
2/127
- Từ xưng hô: mình – ta, cô – anh 
- Ngôn ngữ đối thoại: “có nhớ ta chăng”, “Hỡi cô yếm trắng”
- Lời nói hằng ngày: “Mình về”, “Ta về”, “Lại đây đập đất trồng cà với anh”
3/127
Đây là đoạn đối thoại giữa
- Người nói: Đăm Săn, người nghe là tôi tớ dân làng
- Nội dung: ĐS kêu gọi dân làng về với mình, dân làng đồng tình
Điểm khác: không có dấu hiệu của khẩu ngữ vì đây là văn viết nên có sự lựa chọn về từ ngữ, phát huy sức mạnh của hình ảnh và dấu câu
III. Củng cố:
HS nắm: - Khái niệm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 - Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
 + Ba đặc trưng: tính cụ thể, chính xác, cá thể,thể hiện lặp đi lặp lại trong ngôn ngữ của mọi người, ở mọi tình huống giao tiếp ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày đã tạo nên phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Ba đặc trưng đó làm nên sự khác biệt giữa ngôn ngữ sinh hoạt với ngôn ngữ thuộc các lĩnh vực giao tiếp khác, thuộc các phong cách ngôn ngữ khác như: nghệ thuật, khoa học, hành chính,
IV. Dặn dò:
 - Học thuộc khái niệm- các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt .
 Ví dụ cụ thể của từng đặc trưng.
 - Đọc trước văn bản “Tỏ lòng” và soạn những câu hỏi có trong sách giáo khoa.
V. Rút kinh nghiệm:
 Tuần 13
 Tiết 38
 NSoạn: 27/11/07
 NDạy: 28/11/07
TỎ LÒNG
(Thuật hoài)
Phạm Ngũ Lão
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 * Giúp HS:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng “ba quân” với sức mạnh và khí thể hào hùng. Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại quyện hòa vào nhau
 - Vận dụng những kiến thức đã học về thơ Đường luật để cảm nhận và phân tích được thành công nghệ thuật của bài thơ: thiên về gợi, bao quát gây ấn tượng, dồn nén, cảm xúc, hình ảnh hoành tráng, đạt tới trình độ súc tích cao, có sức biểu cảm mạnh mẽ
 - Bồi dưỡng nhân cách, sống có lí tưởng, quyết tâm thực hiện lí tưởng
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 GV: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng.
 HS: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 * Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 I. Kiểm tra bài cũ:
 * Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 II.Giới thiệu bài mới:
 Lời vào bài: Tương truyền rằng: Giặc Nguyên- Mông sang xâm lược nước ta. Vua Trần phái quan lại trong triều đi tìm người tài giỏi đánh giặc cứu nước. Trên đường đi tới làng Phù Ủng, huyện Đường Hào,nay là thuộc Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, quan quân nhà vua gặp một thanh niên ngồi đang sọt giữa đường. Quân lính quát người ấy không nói gì, quân lính đâm một nhát vào đùi người ấy không hề kêu la, không hề nhúc nhích. biết là người có chí khí. Quân lính hỏi tại sao không tránh mà bị đâm sao sao không phản ứng gì, người ấy thưa vì đang nghĩ cánh đánh giặc Nguyên. Người ấy chính là Phạm Ngũ Lão, tác giả của bài thơ này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài mới
GV cho HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK
GV: Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Chốt những ý chính.
GV bổ sung: Phạm Ngũ Lão chỉ để lại 2 bài thơ nhưng tên tuổi ông vẫn đứng cùng hàng những tác giả danh tiếng nhất văn học thời Trần của dòng văn học yêu nước
GV yêu cầu HS đọc bài thơ 
HS: Đọc đúng cách và xác định thể loại bài thơ
GV: Gọi HS đọc bài thơ phần phiên âm và dịch thơ. Đọc diễn cảm, tự tin, tâm huyết mạnh mẽ
GV: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Em hiểu như thế nào về hai chữ “ Tỏ lòng”
HS: Bày tỏ khát vọng hoài bão trong lòng. Chủ thể trữ tình là vị tướng chỉ huy quân đội làm nhiệm vụ trấn giữ biên cương Tổ quốc
GV: Sau khi đọc bài thơ em có cảm nhận gì về bài thơ này?
GVĐH: - Cảm nhận chung: Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp của con người và thời đại Nhà Trần với một niềm tự hào lớn.
->Có thể xem bài thơ là bức chân dung tự họa về người anh hùng Phạm Ngũ Lão và cũng là chân dung của con người trong thời đại ấy. 
GV: Em hãy cho biết thể loại và bố cục của bài thơ?
GV: Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán và câu thơ dịch ?
- Lưu ý: Cần so sánh đối chiếu 2 văn bản nguyên tác và dịch khi phân tích (cảm nhận) bài thơ.
HS: Chữ Hán “Múa giáo” trong lời dịch chưa thể hiện được 2 từ “hoành sóc”
GV bổ sung:- Từ “Hoành sóc”Þ dịch “múa giáo” không được hay, vì  ... ương
2. Nỗi lòng của nhà thơ
- Câu 5 – 6: biểu hiện lòng nhớ quê một cách sinh động
 + Câu 5: – Tình và cảnh: nhìn hoa nở mà trông như xòe ra những cánh hoa bằng nước mắt
 – Hiện tạo và quá khứ: giọt lệ hiện tại cũng là giọt lệ quá khứ gần 2 năm qua kể từ ngày rời xa Thành Đô và quá khứ xa 
→ Tác giả đồng nhất nhiều sự vật và hiện tượng 
 + Câu 6: dây buộc thuyền: vừa là buộc con thuyền lẻ loi nơi nhà thơ đang sống vừa là thắt lại nỗi lòng nhớ quê
→ Tác giả đồng nhất sự vật và con người
- Câu 7 – 8: miêu tả cảnh sinh hoạt đời thường
 + Không khí tấp nập của mọi người nô nức may áo rét và giặc giủ áo cũ → chuẩn bị cho mùa đông 
 + Âm thanh cuộc sống: tiếng chày đập áo nhất là về chiều và về đêm có sức gợi cảm lớn làm não lòng khách tha phương
→ Tác giả đã dùng phương thức tả pha kể để biểu cảm nỗi lòng đau thương quằn gại
III. Tổng kết
Bài thơ nói lên tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả trước cảnh vật một chiều thu nơi đất khách, tuy không miêu tả trực tiếp tình hình xã hội vẫn chan chứa tình đời và có giá trị hiện thực sâu sắc 
III.Củng cố
 - Nhận xét gì về mối quan hệ giữa 4 câu thơ đầu và cuối, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề “Thu hứng”
→ Mối quan hệ giữa 4 câu đầu và cuối cũng là mối quan hệ giữa toàn bộ bài thơ với nhan đề “Thu hứng đó là mối quan hệ trong cảm xúc. Nhìn từ khái quát đến cụ thể, từ viễn cảnh đến cận cảnh để diễn tả nỗi buồn thu
IV. Dặn dò:
 - Học thuộc bài thơ: Cả phần phiên âm và dịch thơ.
 - Nêu được nội dung của bài thơ.
 - Chuẩn bị ba bài đọc thêm. Soạn những câu hỏi có trong SGK.
V. Rút kinh nghiệm
 GV: Nên bổ sung kiến thưc về cuộc đời Đỗ Phủ để HS cảm nhận sâu sắc hơn.
 Tuần 16
 Tiết 47
 NSoạn: 17/12/07
 NDạy: 20/12/07
Đọc văn:
LẦU HOÀNG HẠC
 Thôi Hiệu
NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ
 Vương Duy
KHE CHIM KÊU
 Vương 
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: 
- Bước đầu có những hứng thú học cụm bài thơ Đường và sơ bộ nắm được một vài đặc điểm chủ yếu của nghệ thuật thơ Đường
- Hiểu chủ đề các bài thơ
- Nhận biết những hình ảnh biểu tượng trong mỗi bài thơ
- Thấy được nét khác biệt về thể thơ giữa các bài 
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài học
HS: Chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
* Giáo viên tiến hành theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 I. Kiểm tra bài cũ
 Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Cảm xúc mùa thu”, đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ.
 Nêu cảm xúc tâm trạng của nhà thơ, phân tích hai câu 5- 6.
 II. Giới thiệu bài mới
Lời vào bài: Chúng ta vừa tìm hiểu những bài thơ Đường đặc sắc được đưa vào chương trình chính thức. Thất được cái hay, cái thâm của thơ Đường, có lẽ chúng ta cũng muốn biết thêm, đọc thêm một số tác phẩm. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cung nhau tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài mới
GV gọi Hs đọc phần tiểu dẫn SGK
GV: Trình bày vắn tắt những hiểu biết của em về Thôi Hiệu ?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV bổ sung: Thời trẻ: khảng khái, hùng hồn. Già: trong sáng, sinh động
GV gọi HS đọc diễn cảm bài thơ, Bài thơ Hoàng Hạc lâu ra đời trong hoàn cảnh nào ?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Tại sao có tên lầu Hoàng Hạc ?
HS: Xác định: còn – mất, quá khứ - hiện tại,
GV: Hạc vàng: - mất >< Lầu Hoàng Hạc: - còn
 - cõi trên - cõi trần
 - quá khứ - hiện tại
Nghệ thuật: đối lập nhằm nói lên điều gì ? 
HS: bàng hoàng, tiếc nuối 
GV: Theo em hình ảnh hạc vàng được nhắc lại thể hiện điều gì ?
HS: Trả lời
GV: Hình ảnh mây trắng còn lại nói lên điều gì ?
HS: Trả lời
GV: - Nêu quy tắc thơ Đường ?
 - Phân tích thi luật của 4 câu đầu
 - Nhận xét tác dụng
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Bốn câu đầu nhìn lên không trung, 4 câu sau nhìn xuống mặt đất
GV liên hệ: Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn D ucái còn lại → gợi về cái đã mất → dâu bể cuộc đời
GV: Gọi HS đọc 4 câu cuối
GV: Hãy xác định không gian, thời gian trong bài thơ
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV nói thêm: tứ thơ độc đáo, lấy cảnh ngụ tình
GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK
GV: Trình bày vắn tắt về cuộc đời của Vương Xương Linh ?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Gọi HS đọc bài thơ
GV: Xác định thể loại, bố cục của bài thơ ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV bổ sung: Sự chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ cho thấy sự nhận thức của nàng về nỗi buồn của chia li không biết có ngày gặp lại. Cấu tứ bài thơ cũng nương theo cảm xúc của mạch thơ mà chuyển biến
GV: Câu “Hốt kiến mạch đầu dương liễu” có vị trí ntn trong bài thơ Khuê Đán ?
HS: Có vị trí quan trọng, đóng vai trò như một “bản lề”, tạo bước chuyển cho bài thơ
GV: Vì sao khi nhìn thấy “màu dương liễu” người khuê phụ lại “hối hận” ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Vì sao “Khuê oán” được coi là bài thơ tiểu biểu cho tư tưởng phản đối chiến tranh phi nghĩa ?
HS: Khuê oán → oán trách mình → lên án xã chiến tranh phi nghĩa
GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK
GV: Trình bày vắn tắt về cuộc đời của Vương Duy ?
HS: Dựa vào SGK trả lời
Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ
GV: Bài này thuộc thể loại gì ?
HS: Ngũ ngôn
Gv bổ sung: Các phái thơ chủ yếu của thơ Đường: thơ sơn thủy điền viên, biên tái, quân lữ, cung oán, khuê tình, và tống biệt
GV: Nhận xét về không gian, thời gian của bài thơ ?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Trong khung cảnh ấy, tâm hồn của nhà thơ được thể hiện ntn ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV chuyển ý: Thông thường, trong tự nhiên cái động tác động tới cái tĩnh còn ở bài thơ này cái tĩnh lặng của đêm được cảm nhận thông qua âm thanh
GV: Mối quan hệ giữa động và tĩnh được thể hiện ntn ?
HS: - người – cảnh
 - đêm trăng thanh tĩnh – tiếng chim kêu
GV bổ sung: Mối quan hệ này biểu hiện cảm xúc vừa sinh động vừa tinh tế trong mối quan hệ hòa cảm giữa thiên nhiên và con người
GV: Thử dùng một câu để tóm tắt bài thơ ?
HS: Đêm xuân, trăng sáng, hoa quế rụng, tiếng chim kêu, người nhàn nhã
GV: Bài thơ này gợi nhớ đến bài thơ nào của Lý Bạch ? Vì sao ?
HS: - Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch lấy cái tĩnh lặng của đêm → xao động trong lòng tác giả
 - Điểu minh giản – VD lấy cái động của đêm xuân để thể hiện sự thanh tĩnh trong lòng thi nhân
I. Lầu Hoàng Hạc
1. Giới thiệu chung
a. Tác giả (704 – 754)
- Đỗ tiến sĩ vào năm 723 giữ chức Tư hiân viên ngoại lang
- Tính tình phóng khoáng, lãng mạn
- Tác phẩm: 48 bài thơ, Hoàng Hạc lâu nỗi tiếng nhất
b. Văn bản
* Thể loại
Đường luật thất ngôn bát cú
* Hoàn cảnh sáng tác: Trong một lần đến thăm lầu Hoàng Hạc, cảnh đẹp nơi đây đã khiến lòng người đang xúc động, cảm khái trước nhân thế hiện tại và hoài niệm thần tiên quá khứ, nhà thơ đã làm bài thơ này
2. Đọc – hiểu văn bản
a. Nỗi niềm hoài cổ
- Câu 1: Nhắc đến cái đã mất: Hạc vàng → truyền thuyết lung linh huyền ảo gợi hình ảnh của quá khứ vàng son tươi đẹp
- Câu 2: Cái còn lại: tên gọi lầu Hoàng Hạc: trơ xác không hồn
→ Nghệ thuật: đối lập: còn – mất, quá khứ - hiện tại thể hiện sự bàng hoàng , tiếc nuối, hụt hẫn về những điều tốt đẹp không bao giờ trở lại
- Câu 3: Hình ảnh hạc vàng trở lại: hào quang quá khứ tươi đẹp: xuất hiện – mất hẳn
- Câu 4: Hình ảnh còn lại “mây trắng” cái vô cùng còn mãi với thời gian
→ Nghệ thuật đối lập: giữa cái hữu hạn – vô hạn: thời gian một đi không trở lại, người xưa không dể thấy, cuộc đời là hữu hạn chỉ vũ trụ là vô cùng
* Nhận xét: Sự linh động về thi luật
- Qui tắc “nhị tứ lục phân minh”: câu 1 và 3
- Hình thức đối: câu 1 – 2, 3 – 4 (từ ngữ)
- Phối thanh: câu 3 ( T – T – T), câu 4 (B – B – B)
- Vần: câu 1 (chữ thứ 7)
- Lặp: hạc văng (1 – 2 – 3) 
→ Linh động do nội dung qui định → tác dụng làm nổi bật sự đối lập, nhấn mạnh trạng thái tình cảm xốn xang, cảm xúc chân thành, suy tư sâu lắng của con người
b. Niềm tiếc thương và sầu xa xứ
- Câu 5 – 6: cảnh lầu Hoàng Hạc trong hiện tại: dòng sông, hàng cây, bãi cỏ → bức tranh tĩnh lặng: có cảnh, có sắc nhưng thiếu sức sống, thiếu vẻ lung linh hút hồn
→ đối lập quá khứ - hiện tại, nói về hiện tại để gợi quá khứ, sự tiếc nuối quá khứ vàng son đã đi qua → sự biến đổi dâu – bể trong cuộc đời
- Câu 7 – 8: nỗi sầu xa sứ
 + Thời gian: buổi hoàng hôn
 + Không gian: “hương quan” đó là:
 – nơi chôn nhau cắt rốn
 – xứ sở là điểm tựa trong cuộc đời mỗi người
→ câu hỏi tu từ “hà xứ thị” cảm xúc trào dâng mãnh liệt 
Tâm trạng “sầu”: nỗi lòng của kẻ tha hương 
→ Cảnh lầu Hoàng Hạc gắn liền với nỗi buồn bơ vơ
II. Nỗi oán người phòng khuê
1. Giới thiệu 
a. Tác giả (698 – 756) 
- 727 ông thi đỗ tiến sĩ và sau đó lại đỗ cả khoa thi Bác học hoành từ
- Được mệnh danh “Thi thiên tử”
b. Văn bản
* Thể loại
 Thất ngôn tứ tuyệt
* Bố cục: 2 phần
- Hai câu đầu: Tâm trạng “không biết buồn”
- Hai câu sau: Tâm trạng “hối hận”
2. Đọc – hiểu văn bản
a. Tâm trạng “không biết buồn” của người khuê phụ
- Người khuê phụ: trẻ trung
- Thời gian: ngày xuân, trang điểm
- Không gian: lầu cao ngoại cảnh
→ trạng thái vui tươi sảng khoái 
→ Làm cho bức tranh phong cảnh mùa xuân thêm hài hòa: giữa bên trong và bên ngoài, giữa con người và thiên nhiên, giữa không gian và thời gian
b. Tâm trạng “hối hận” của người khuê phụ
- Màu dương liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ, gợi lên khát vọng hạnh phúc, vừa tượng trưng cho sự ly biệt → người khuê phụ bỗng giật mình thảng thốt
- Khi nhìn thấy “màu dương liễu” tâm trạng người khuê phụ hối hận do đã để chồng ra trận, vì lúc ấy nàng mới hiểu hết cái giá của sự chia li bởi rất có thể người ra trận một đi không trở lại
III. Khe chim kêu
1. Giới thiệu
a. Tác giả: (701 – 761)
- 721 đỗ đầu kì thi tiến sĩ và được bổ làm Đại nhạc thừa
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của Thiền học Phật giáo → mệnh danh “Thi Phật”
b. Văn bản
* Thể loại
Ngũ ngôn
* Đề tài
Sơn thủy điền viên (viết về thiên nhiên, núi sông, cây cỏ)
2. Đọc – hiểu văn bản
a. Không gian, thời gian của bài thơ
- Không gian: yên tĩnh, vắng lặng
- Thời gian: ban đêm (tín hiệu trăng lên)
→ Trong khung cảnh ấy thì hồn của nhà thơ bình yên trong thiên nhiên tĩnh lặng
b. Mối quan hệ giữa động và tĩnh, giữa hình và âm
* Mối quan hệ giữa động và tĩnh
- Những âm vô thanh (hoa quế rụng, đêm im lặng, trăng lên) tác động đến thực thể sống động ( con người, chim) bởi cái hữu thanh (tiếng chim núi giật mình, tiếng chim kêu trong khe suối) bị lọt thỏm vào trong sự ngút ngàn của cái vô thanh và nhờ đó sự yên tĩnh lại càng được nhấn mạnh
- Sự hòa quyện giữa động và tĩnh cũng là sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên
* Mối quan hệ giữa hình và âm
(Hình: con người, hoa quế, núi
 Âm: tiếng chim kêu)
- Hình ảnh gợi nên âm thanh: âm thanh của hoa quế
- Âm thanh gợi nên hình ảnh: tiếng chim kêu trong khe núi vẽ lên hình ảnh chú chim đang giật mình vì ánh trăng
III. Củng cố
 - Nắm được nội dung của 3 bài thơ
 - Củng cố sau mỗi bài thơ
IV.Dặn dò
- HS học thuộc phần phiên âm, dịch thơ của 3 bài thơ
- Đọc, tìm hiểu: + Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
 + Lập dàn ý bài văn thuyết minh
V. Rút kinh nghiệm
 GV: Cần hướng cho HS nắm được cái thần của thần của từng bài thơ, từ đó mở rộng cảm nhận của bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án tập 1 - L10.doc