Giáo án Ngữ văn 10 tiết 39: Làm văn: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 39: Làm văn: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Tiết theo PPCT: 39

Ký duyệt: Làm văn:

 HOẠT ĐỘNG

 GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

 - Hiểu được hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp .

 - Nắm được các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và tác động của chúng đối với hiêụ quả giao tiếp

 - Biết vận dụng những tri thức đó vào việc đọc - hiểu VB và làm văn

 

doc 6 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 39: Làm văn: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/11/2006
Tiết theo PPCT: 39
Ký duyệt: Làm văn:
 hoạt động 
 giao tiếp bằng ngôn ngữ
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
 - Hiểu được hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp .
 - Nắm được các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và tác động của chúng đối với hiêụ quả giao tiếp
 - Biết vận dụng những tri thức đó vào việc đọc - hiểu VB và làm văn
 B. phương tiện thực hiện 
 - SGK, SGV
 - Thiết kế bài học.
 C. CáCH THứC TIếN HàNH
 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi
 tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
 D. tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Giới thiệu bài mới:
 Giao tiếp bằng ngôn ngữ là phương diện quan trọng nhất của con người. Vậy nó gồm những qúa trình nào? những thông tin gì ?gồm những nhân tố nào?Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
 I. Tìm hiểu bài:
 1. Khái quát về giao tiếp và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
( HS đọc SGK )
Em hãy kể ra những phương tiện mà con người dùng làm công cụ giao tiếp ?
Trong những phương tiện đó, phương tiện nào quan trọng nhất ? Vì sao?
Văn bản giao tiếp gồm mấy loại thông tin ?Kể tên 
Mối quan hệ giữa 2 thông tin?
2. Các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp
 ( HS đọc SGK )
 a. Các chức năng chính:
NN trong giao tiếp có mấy
 chức năng?Hãy lấy VD và phân tích
 b. Hiệu quả:
3. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 
 * Bài tập 1 ( SGK)
 Hãy chỉ ra các nhân tố có liên quan đến VB Tổng quan nền VHVN qua các thời kì lịch sử ?
( Xác định nhân vật giao tiếp, công cụ giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp )
Có mấy nhân tố giao tiếp bằng ngôn ngữ ? Kể tên và phân tích cụ thể từng nhân tố ?
 ( HS đọc SGK )
Các nhân tố của hoạt động giao tiếp có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
4. Tác động của các nhân tố giao tiếp đối với hiệu quả giao tiếp:
( HS đọc SGK)
Tác động của các nhân tố giao tiếp đối với hiệu qủa giao tiếp như thế nào ?
II. Luyện tập 
1. Bài tập 2 
( HS đọc SGK )
Trong giao tiếp hàng ngày,
 bao giờ người Việt cũng phải lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp. Hãy giải thích lí do lựa 
chọn đó ? ( Nhóm 1 làm)
 Phân tích cách xưng hô của Cải và thầy Lí trong truyện cười " Nhưng nó phải bằng
 hai mày " ? ( Nhóm 2 làm )
2. Bài tập 3 :
( HS làm ở nhà )
III. Củng cố :
 - Những công cụ con người dùng làm phương tiện giao tiếp :
 + Ngôn ngữ
 + Điệu bộ, cử chỉ ( gật đầu, lắc đầu, nheo mẵt, nhún vai, vẫy tay...)
 + Màu sắc, ánh sáng ( màu đen - đỏ- vàng- xanh ... trên bao bì thực phẩm, đèn hiệu giao thông ...)
 + Đường nét, hình vẽ ( biển chỉ đường ...)
 + Các loại mật mã
 + Hội hoạ, âm nhạc ...
 - Trong số đó ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất 
 - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động cơ bản nhất của con người. Nó bao gồm hai quá trình:
Sản sinh văn bản và lĩnh hội văn bản :
 + Sản sinh văn bản là nói và viết 
 + Lĩnh hội văn bản là đọc và nghe
 - VB có 2 loại thông tin chính:
 + Thông tin miêu tả:Thông báo về các sự việc, sự kiện, hiện tượng và biến cố ... xảy ra trong thực tế đời sống 
 + Thông tin liên cá nhân: Sự cộng tác đối thoại trong hoạt động giao tiếp sẽ tạo ra những quan hệ giữa các nhân vật tham gia giao tiếp
-> Trong giao tiếp cả 2 loại thông tin trên đều rất 
quan trọng, chúng có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau 
 - Các chức năng chính của NN trong giao tiếp (3 chức năng )
 + Chức năng thông báo sự việc 
 VD: Hoà Bình chính thức được công nhận là Thành phố loại 3 - Năm 2006
 + Chức năng bộc lộ ( Biểu cảm)
 VD: Hôm nay trời nóng nực quá
 + Chức năng tác động
 VD: Mẹ ơi ! Cho con cốc nước.
 - Hiệu quả :
 + Chức năng thông báo phát huy hiệu quả về nhận thức của văn bản
 + CN bộc lộ : Phát huy hiệu quả về tình cảm của VB
 + CN tác động : Phát huy hiệu quả về hành động của VB 
 * Bài tập 1:
- Nhân vật giao tiếp :
 + Người viết : Tác giả viết SGK( Khi dạy GV là 
người nói )
 + Người đọc: HS ( Khi dạy bài này ở lớp thì HS là người nghe)
- Công cụ giao tiếp và kênh giao tiếp:
 + Công cụ giao tiếp: Tiếng việt
 + Kênh giao tiếp : VB in trên giấy ( Khi dạy GV nói trực tiếp với HS ) 
- Nội dung giao tiếp : Giới thệu khái quát về VHVN
- Hoàn cảnh giao tiếp : Tiết đầu tiên về môn ngữ văn nói riêng và ở THPT nói chung.
 - Có 4 nhân tố giao tiếp ( Nhân vật giao tiếp, công cụ giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp )
 a. Nhân vật giao tiếp : 
 - Đó là những người tham gia giao tiếp, gồm người phát và người nhận.
 + Phát : Bao gồm người viết, nói
 + Nhận( Thu) : Người đọc, người nghe
 -> Để đạt được hiệu quả giao tiếp, đòi hỏi người nói- người nghe phải có chung một nền văn hoá, tri thức; Mặc dù họ mang những kinh nghiệm riêng của mình về nhiều lĩnh hiểu biết xã hội, về quan hệ ứng xử
 -> Nhân vật giao tiếp trong đời sống thường hoán đổi vị trí cho nhau 
 b. Công cụ giao tiếp và kênh giao tiếp:
- Công cụ giao tiếp : Là Ngôn ngữ, phương tiện chuyên chở thông tin ấy phải được chuẩn hoá. Nó đòi 
hỏi người Phát và người Thu phải có hiểu biết tương ứng để xử lí thông tin được chuyển tải 
- Kênh giao tiếp: 
 Kênh nói - nghe trực tiếp
 [ Kênh nói - nghe gián tiếp
 Kênh viết - đọc thông qua chữ viết 
- Nội dung giao tiếp :
 + Phạm vi hiện thực ở bên ngoài ngôn ngữ - Tức sự vật, sự việc nào đó -> Cần xác định rõ sự vật thế nào, vì sao, ai làm, làm gì, với ai, ở đâu, khi nào, nhằm mục đích gì ...?
 + Bản thân ngôn ngữ cũng có thể được lấy làm nội dung giao tiếp ( VD: Trong giờ học Tiếng việt )
- Hoàn cảnh giao tiếp, gồm: 
 + Không gian, thời gian cụ thể
 + Những hiểu biết của người tham gia giao tiếp 
-> Tuỳ vào môi trường có tính chất lễ nghi, trang trọng và môi trường giao tiếp không có tính chất lễ nghi, thân tình 
 * Mối quan hệ : Các nhân tố giao tiếp này luôn có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ để tạo nên một chỉnh thể giao tiếp 
 a. Nhân vật giao tiếp : Quyết định tính chất của cuộc giao tiếp là trang trọng hay thân mật 
 b. Công cụ giao tiếp, kênh giao tiếp :Quyết định tính tự do hay quy phạm của cuộc giao tiếp 
 c. Nội dung giao tiếp : Quyết định tới hình thức giao tiếp; quyết định tới sự quan tâm sâu sắc hay vừa phải, thậm chí dửng dưng của các nhân vật giao tiếp 
 d. Hoàn cảnh giao tiếp : Quyết định mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp là xã giao, giải pháp hay gần 
gũi , thân tình .
 * Khi giao tiếp người ta thường phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mối quan hệ xoay quanh: 
- Phải phù hợp với các quan hệ giữa các nhân tố: Người nói, người nghe, đối tượng. Cụ thể:
 + Tương quan về trật tự trong gia đình, dòng họ 
 + Tương quan về tuổi tác
 + Tương quan về vị thế xã hội 
 + Tương quan về độ thân sơ
- Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp :
 + Lễ nghi
 + Thân tình
 * Trong truyện cười " Nhưng nó phải bằng hai mày "
 - Cách xưng " Con"- Thể hiện mình là bề dưới, chỉ đáng hạng con cháu, với mong muốn được thầy Lí che chở
 - Thầy Lí gọi Cải : " Thằng", " mày" - Muốn khẳng định vị thế xã hội bề trên của mình; thái độ hách dịch, trịnh thượng
- Nắm được chức năng, nhân tố, tác động các nhân tố với hiệu quả giao tiếp

Tài liệu đính kèm:

  • doc3, 5 Hoat dong giao tiep bang ngon ngu.doc