Giáo án Ngữ văn 10 tiết 41: Đọc tiểu thanh kí (Độc tiểu thanh kí) - Nguyễn Du

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 41: Đọc tiểu thanh kí (Độc tiểu thanh kí) - Nguyễn Du

TIẾT 41 :

 ĐỌC TIỂU THANH KÍ

 (ĐỘC TIỂU THANH KÍ) - Nguyễn Du

A. Mức độ cần đạt: Học sinh đạt được:

 1-Kiến thức:

- Thấy được sự phong phú trong nội dung nhân đạo của Nguyễn Du trong VHTĐ: không chỉ quan tâm đến người dân nghèo, mà còn quan tâm đến thân phận của những người làm ra những giá trị văn hóa cao đẹp nhưng bị xã hội chà đạp.

- Sự cảm thông sâu sắc của nhà thơ đối với nàng Tiểu Thanh nói riêng và những người tài sắc bất hạnh nói chung trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

- Tâm sự của nhà thơ và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

 2- Kĩ năng: Biết cách tiếp cận và phân tích thơ trung đại qua đặc trưng thể loại.

 3- Thái độ: Chủ động, tích cực, trân trọng thơ ca dân tộc

 

doc 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 5177Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 41: Đọc tiểu thanh kí (Độc tiểu thanh kí) - Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 41 :
 ĐỌC TIỂU THANH KÍ
 (ĐỘC TIỂU THANH KÍ) - Nguyễn Du
Ngày soạn : 15/10/2016
Ngày giảng: 
10C3....................................................................................................................... 10C4....................................................................................................................... 10C5.......................................................................................................................
A. Mức độ cần đạt: Học sinh đạt được: 
 1-Kiến thức:
- Thấy được sự phong phú trong nội dung nhân đạo của Nguyễn Du trong VHTĐ: không chỉ quan tâm đến người dân nghèo, mà còn quan tâm đến thân phận của những người làm ra những giá trị văn hóa cao đẹp nhưng bị xã hội chà đạp.
- Sự cảm thông sâu sắc của nhà thơ đối với nàng Tiểu Thanh nói riêng và những người tài sắc bất hạnh nói chung trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
- Tâm sự của nhà thơ và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
 2- Kĩ năng: Biết cách tiếp cận và phân tích thơ trung đại qua đặc trưng thể loại.
 3- Thái độ: Chủ động, tích cực, trân trọng thơ ca dân tộc
B. Trọng tâm
 1-Kiến thức: - Thấy được sự phong phú trong nội dung nhân đạo của Nguyễn Du trong VHTĐ: không chỉ quan tâm đến người dân nghèo, mà còn quan tâm đến thân phận của những người làm ra những giá trị văn hóa cao đẹp nhưng bị xã hội chà đạp.
- Sự cảm thông sâu sắc của nhà thơ đối với nàng Tiểu Thanh nói riêng và những người tài sắc bất hạnh nói chung trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
- Tâm sự của nhà thơ và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
 2- Kĩ năng: Biết cách tiếp cận và phân tích thơ trung đại qua đặc trưng thể loại.
 3- Thái độ: Chủ động, tích cực, trân trọng thơ ca dân tộc
 4. Từ đó, học sinh có thể hình thành các năng lực sau:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
+ Năng lực đọc hiểu, cảm thụ thẩm mĩ về tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
+ Năng lực tự học: tự soạn bài, thảo luận, hoạt động nhóm.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: khi học sinh thực hiện thuyết trình trên lớp.
C. Chuẩn bị bài học
 1. Thầy: Dự kiến các phương pháp, kĩ thuật dạy học : kết hợp giữa các phương pháp, dự án, nêu vấn đề, gợi tìm và trao đổi thảo luận nhóm, kết hợp với diễn giảng.
 2. Trò: Soạn bài, chuẩn bị các câu hỏi
D. Tiến trình dạy và học
 Bước 1. Ổn định .
 Bước 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Bước 3: Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Kĩ thuật: Động não.
- Thời gian: 1- 3 phút 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt, năng lực cần phát triển
- GV dẫn vào bài.
- HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Kĩ thuật:
- Phương pháp
- Thời gian
Năng lực: 
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
+ Năng lực đọc hiểu, cảm thụ thẩm mĩ về tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 Thái độ: Tích cực, hứng thú và trách nhiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt, năng lực cần phát triển
- GV dẫn vào bài mới.
Phần tiểu dẫn trong sgk, trình bày những nội dung gì? Em hãy khái quát ngắn gọn những nội dung đó. 
- HS chú ý lắng nghe.
I. TIỂU DẪN
1. Đôi nét về nàng Tiểu Thanh
SGK/131
2. Bài thơ “ĐTTK”
- Hoàn cảnh sáng tác
- 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt, năng lực cần phát triển
- Gọi 1 hs đọc bài thơ.
- Cho biết thể loại, nội dung và bố cục của bài thơ?
- Suy nghĩ và trình bày.
- Suy nghĩ trả lời.
II. Đọc – tìm hiểu chung
a. Hai cách hiểu bài thơ: SGK/131
b. Đọc văn bản bài thơ
c. Thể loại bài thơ : TNBCĐL
d. Bố cục và nội dung bài thơ
- Bố cục: 4 phần ( đề -thực- luận- kết )
- ND: Bài thơ tái hiện cuộc đời, số phận bất hạnh của nàng TT- một người con gái có tài có sắc nhưng bị xã hội vùi dập, đày đọa cho đến chết. Đồng thời bày tỏ sự đồng cảm của nhà thơ đối với TT.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt, năng lực cần phát triển
Hai câu đề của bài thơ thể hiện nội dung gì?
- Cảnh sắc Tây Hồ được nhà thơ ND miêu tả như thế nào trong hai câu thơ đầu? 
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi thể hiện điều đó?
Tâm trạng, tình cảm của tác giả ntn?
Biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thực?
Nguyễn Du đã khái quát một quy luật của những người tài hoa sống trong xã hội phong kiến ntn?
Thảo luận nhóm
Tâm sự của Nguyễn Du trong 2 câu cuối?
Nếu được trả lời câu hỏi của Nguyễn Du, em sẽ trả lời ntn ?
- Hướng dẫn HS tổng kết.
- Cảnh sắc Tây Hồ ở hai thời điểm: xưa và nay.
- NT: đối lập.
- Tâm trạng của ND.
 NT: Hoán dụ, đối lập.
- Tái hiện bi kịch trong cuộc đời TT: hồng nhan bạc mệnh.
- Tâm trạng ND.
HS thảo luận nhóm
Đại diện trình bày
Các nhóm khác bổ sung
- HS dựa vào ghi nhớ trả lời.
II. PHÂN TÍCH 
1. Hai câu đề
a. Cảnh sắc Tây Hồ: 
Tây Hồ hoa uyển > < tẫn thành khư
(Tây Hồ cảnh đẹp > < hóa gò hoang)
Xưa kia Tây Hồ là một vườn hoa đẹp, đông người qua lại... nhưng ngày nay TH đã trở thành bãi hoang tàn, hoang phế không bước chân người qua lại;
=> Miêu tả sự đối lập cảnh sắc Th giữa xưa và nay, ND muốn nhấn mạnh vào sự hoang tàn của cảnh TH; qua đó ông nói lên sự biến đổi lớn lao của cảnh vật: cái đẹp bị tàn phá dữ dội theo thời gian; sự nuối tiếc của ND trước cái tài cái đẹp bị tàn phá.
b. Tâm trạng ND:
“Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
( Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)
=> Một mình ND đang thổn thức, trái tim ông đang nhói đau khi đọc những vần thơ còn sót lại của ngàng TT. 
=> câu thơ còn thể hiện cái nhìn trầm ngâm của ND trước cuộc đời dâu bể, lẽ nhân sinh của kiếp người.cái đẹp bị hủy diệt cùng kiệt mà dòng thời gian cứ vô tình trôi chảy mãi.
2. Hai câu thực: tái hiện cuộc đời bất hạnh của TT
- Hoán dụ: “ son phấn” ( chỉ nàng TT là người con gái đẹp ) >< “chôn” ( bị vùi dập)
“văn chương” ( tài năng của TT) không có số mệnh >< “đốt còn vương”( bị người vợ cả đem đốt hết nhưng vẫn còn để lại nỗi hận)
=> Bi kịch trong cuộc đời TT: Hồng nhan bạc phận, tài mệnh tương đố.Và đây cũng là bi kịch chung cho những con người tài sắc trong xã hội phong kiến xưa.
- Tâm trạng của ND: thương xót, cảm thông; khẳng định, là thái độ trân trọng đối với cái tài , cái đẹp.
NXC: 4 câu đầu là tiếng khóc của ND dành riêng cho TT.
3. Hai câu luận
-“Nỗi hờn kim cổ”: nỗi hận từ xưa đến nay => Từ nỗi hận của nàng Tiểu Thanh , ND đã khái quát lên thành nỗi hận của muôn đời. Đó là nỗi hận tài hoa bị vùi dập. Từ nỗi hận của muôn đời, ND lại dồn cái hận đó vào nỗi hận của nàng Tiểu Thanh.
- “Nỗi hận kim cổ trời khôn hỏi”: Nỗi hận không giải đáp được .
=> câu thơ thể hiện sự bất lực của ND khi lí giải số phận con người.
- Từ sự đồng cảm với TT, ND tự nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với TT tức là người tài tử cùng chịu nỗi oan khất như TT.
=> sự đồng cảm đến mức tri âm của ND đối với TT nói riêng và đối với những kiếp hồng nhan nói chung.
4. Hai câu kết: tâm sự của nhà thơ
- NT: Câu hỏi tu từ : thể hiện nỗi lo lắng, băn khoăn,trăn trở, hoài nghi của nhà thơ về tương lai, số phận của mình cũng như hoài nghi về tình đời và tình người. ND băn khoăn không biết hơn ba trăm năm sau khi ông chết đi, liệu có ai trong mai hậu khóc thương cho ông như ông đã từng khoác thương cho TT hay không?
à ND đang cô đơn giữa cuộc đời. Khao khát tìm tri âm tri kỉ.
III. TỔNG KẾT
1. NT: 
- Thể thơ thất ngôn Đường luật
- Đối lập, ẩn dụ
- 
2. ND: 
-Sự cảm thông, xót thương của nhà thơ đối với TT nói riêng và những kiếp hồng nhan nói chung.
- Tố cáo XH đã vùi dập cái tài, cái sắc của con người.
- Tâm sự của nhà thơ về tương lai số phận của mình.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
- Phương pháp: Vấn đáp, tìm tòi và thuyết trình.....
- Kĩ thuật:
- Thời gian: 5 phút.
Năng lực: Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân . Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận 
 Thái độ: Tích cực, hứng thú và trách nhiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt, năng lực cần phát triển
Cảm nhận về tình cảm của ND thể hiện trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí ?
- HS suy nghĩ 
làm bài rồi phát biểu.
* Tình cảm của Nguyễn Du:
- Cảm thông, thương xót, 
- Thương người rồi thương mình.
- Tố cáo xã hội phopng kiến vùi dập cái tài, cái đẹp.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Chủ yếu học sinh làm việc cá nhân sau đó chia sẻ.
- Thời gian: 5phút.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
năng lực cần phát triển
GV giao nhiệm vụ :
GV nhận xét và chốt lại
- Hs suy nghĩ trao đôỉ thảo luận . 
- Trình bày trước lớp.
Em có suy nghĩ gì cái tài, cái đẹp trong XHPK xưa
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Chủ yếu học sinh làm việc cá nhân sau đó chia sẻ.
- Thời gian: Về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức cần đạt
năng lực cần phát triển
GV giao nhiệm vụ :
HS tìm đọc những bài thơ thể hiện sự cảm thông và thương xót
HS nhận và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ :
Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà:
	- Học phần ghi nhớ. Học thuộc bài thơ.
	- Soạn bài tiếp theo:
 Đọc trước bài: PCNNSH.
- Các đặc trưng cơ bản của Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Tìm ví dụ về cách sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt trong đời sống và văn học
RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Xác nhận của Ban giám hiệu Xác nhận của Tổ chuyên môn 
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_14_Doc_Tieu_Thanh_ki_Doc_Tieu_Thanh_ki.doc