Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 52 đến 101

Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 52 đến 101

Tiết 52-53.

Đọc văn: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG

(Bạch Đằng giang phú)

 Trương Hán Siêu

I. Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

- Nắm được những nét nghệ thuật đặc sắc của bài phú.

- Cảm nhận niềm tự hào về những chiến công oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng và tình yêu quê hương đất nước của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Làm quen và rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học viết theo thể phú

- Nắm được đặc trưng cơ bản của thể phú: kết cấu, hình tượng, lời văn, đặc sắc nghệ thuật.

3. Thái độ:- Bồi dưỡng cho HS niềm tự hào dân tộc.

II.Chuẩn bị:

1. Giáo viên: giáo án, sgk, tài liệu tham khảo

2. Học sinh: học bài cũ, soạn bài mới

 

doc 110 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1443Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 52 đến 101", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 52-53.
Đọc văn: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú)
 Trương Hán Siêu
I. Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét nghệ thuật đặc sắc của bài phú. 
- Cảm nhận niềm tự hào về những chiến công oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng và tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Làm quen và rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học viết theo thể phú
- Nắm được đặc trưng cơ bản của thể phú: kết cấu, hình tượng, lời văn, đặc sắc nghệ thuật...
3. Thái độ:- Bồi dưỡng cho HS niềm tự hào dân tộc.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: giáo án, sgk, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: học bài cũ, soạn bài mới
III. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định, kiểm tra sĩ số: 1’
2. Kiểm tra bài cũ. 5’
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Tg
Yêu cầu HS đọc tiểu dẫn trong SGK
- Nêu một vài nét chính về tác giả THS?
- Nêu xuất xứ của bài phú sông Bạch Đằng?
- Nêu đặc điểm của bài phú, thể phú?
- Bố cục:
- Thông qua các địa danh khách đến và cách tiêu dao của khách, tác giả thể hiện nhân vật khách trong bài phú là người như thể nào?
- Hãy cho biết tại sao “khách” lại muốn học “Tử Trường’’tiêu dao đến sông Bạch Đằng?
Gv: Cách miêu tả của tác giả ở đoạn trước thiên về khái quát, ước lệ. Trong đoạn vừa đọc, tác giả đưa người đọc về với cảnh thực - đó cũng là những gì khách đặc biệt chú ý trước cảnh sông nước Bạch Đằng
-Trước cảnh sông nước Bạch Đằng “khách” đặc biệt chú ý đến những gì? Tâm trạng của khách ra sao?
Chyển ý
- Tác giả tạo ra nhân vật các bô lão nhằm mục đích gì?
- Qua lời thuật của các bô lão, những chiến công vĩ đại trên sông Bạch Đằng được gợi lên như thế nào? 
? Các hình ảnh, điển tích được sử dụng có phù hợp với sự thật lịch sử không? Chúng đã diễn tả và khẳng định được tài đức của vua tôi nhà Trần ra sao?
- Bổ sung kiến thức: Việc chon lọc những hình ảnh, điển tích đã tạo nên khả năng diễn tả nổi bật sự thất bại thảm hại của quân giặc: Trận Xích Bích.Đây cũng là thủ pháp ẩn dụ, đặt những trận thuỷ chiến Bạch Đằng ngang tầm những trận oanh liệt nhất trong lịch sử Trung Quốc. Những hình ảnh, điển tích sử dụng có chọn lọc vì thế vừa phù hợp với sự thật lịch sử, vừa góp phần khẳng định một cách trang trọng về tài đức vua tôi nhà Trần.
- Qua hình ảnh điển cố được sử dụng, qua hình tượng dòng sông, hình tượng tác giả, hãy chỉ ra tính chất hoành tráng của bài phú?
- Hãy nêu chủ đề và tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú?
Đọc sgk
Suy nghĩ trả lời câu hỏi
 Trả lời câu hỏi
Đọc sgk
Suy nghĩ trả lời câu hỏi
Suy nghĩ trả lời câu hỏi
Suy nghĩ trả lời câu hỏi
Nghe, ghi chép
Suy nghĩ trả lời câu hỏi
Lắng nghe
Suy nghĩ trả lời câu hỏi
Suy nghĩ trả lời câu hỏi
Suy nghĩ trả lời câu hỏi
Lắng nghe, tiếp thu
Suy nghĩ trả lời câu hỏi
Suy nghĩ trả lời câu hỏi
I. Giới thiệu về tác giả. 
1. Tác giả : Trương Hán Siêu ( ? - 1354 ) tự là Thăng Phủ, quê Phúc Am, phủ Yên Khánh tỉnh Bình Định.
- Là người có học vấn uyên thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông – Nguyên, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng. 
2. Tác phẩm:
- Tác phẩm của Trương Hán Siêu còn 4 bài thơ, 3 bài văn, trong đó có bài “Phú sông Bạch Đằng”. 
II. Đọc-hiểu.
1. Xuất xứ: khi có dịp du ngoạn trên sông Bach Đằng – di tích lịch sử lừng danh, nơi quân ta ít nhất chiến thắng hai lần quân xâm lược phương Bắc (năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bach Đằng. Năm 1288, nhà Trần tiêu diệt giặc Mông – Nguyên). THS đã vừa tự hào vừa thương khóc người anh hùng xưa.
2. Bài phú có kết cấu ba phần:
+ Mở đầu: Giới thiệu nhân vật, nêu lí do sáng tác (Từ đầu cho đếndấu vết luống còn lưu)
+ Nội dung: Đối đáp (Từ bên sông các bô lãocho đến nhớ người xưa chừ lệ chan)
+ Kết thúc: Lời từ biệt của khách (Phần còn lại)
3. Phân tích:
3.1. Nhân vật khách.
- Qua các hình ảnh liệt kê về không gian rộng lớn, thời gian liên hoàn và ngữ điệu trang trọng, nhân vật khách được giới thiệu với những đặc điểm nổi bật về tính cách của một người có tâm hồn phóng khoáng, tự do, mạnh mẽ, đi nhiều biết rộng: ‘’Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết/ Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều/ Mà tráng trí bốn phương vẫn còn tha thiết’’. 
- Khách muốn học “Tử Trường”tiêu dao đến sông Bạch Đằng là để tìm hiểu về lịch sử dân tộc.
- Cảnh thực đó được thể hiện qua cái nhìn mang tính hồi tưởng mỗi lúc một cụ thể: (Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu/ Sông chìm giáo gãy,gò đầy xương khô).
- Tâm trạng của khách: “Buồn vì cảnh thảm đứng lặng giờ lâu/ Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá/ Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
- Trước cảnh sông nước Bạch Đằng, một tính cách và một tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ cũng trở nên hững hờ nuối tiếc, bời bời hoài niệm về một quá khứ oanh liệt.
- Nhân vật khách tuy có tính chất công thức về thể phú nhưng đã được THS thổi hồn vào, trở thành một con người sinh động. Nhân vật “khách” ở đây chính là cái “tôi” của tác giả. Đó là một con người có tính cách tráng sĩ, đồng thời có một tâm hồn thơ trác việt, một kẻ sĩ nặng lòng với đất nước và lịch sử dân tộc.
3.2. Trận Bạch Đằng qua lời kể của các vị bô lão.
- Nếu như ở đoạn 1, nhân vật “khách” chính là cái “tôi” cá nhân của tác giả thì ở đoạn 2, nhân vật “các bô lão” là hình ảnh tập thể, xuất hiện như một sự hô ứng.
- Tác giả tạo ra nhân vật này – hình ảnh có tính lịch sử – nhằm thể hiện không khí đối đáp tự nhiên, kể cho “khách” nghe về những trận thuỷ chiến ở đây.
- Qua lời thuật của các bô lão, những chiến công vĩ đại trên sông Bạch Đằng được gợi lên trong không khí tưng bừng chiến trận (Thuyền tàu muôn độigiáo gươm sáng chói”, miêu tả khí thế giằng co quyết liệt (“ánh nhật nguyệtchừ sắp đổi”)
- Các hình ảnh điển tích được sử dụng phù hợp với sự thật lịch sử đầy tự hào. Đây là thế trận nói chung bao gồm cả thời Ngô Quyền lẫn thời Trần Hưng Đạo – có thể thấy nổi bật tính chất “thư hùng” hết sức căng thẳng, vận nước lâm nguy “ngàn cân treo sợi tóc”
- Những hình ảnh, điển tích sử dụng có chọn lọc tạo được sức mạnh diễn tả hình ảnh chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất anh hùng ca. Chúng ta chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng bởi do “Trời đất cho nơi hiểm trở” cũng nhờ “Nhân tài giữ cuộc điện an”. Nhờ “đại vương coi thế giặc nhàn”. Chính vì thế kết thúc đoạn 2 tác giả viết:
Đến bên sông chừ hổ mặt
Nhớ người xưa, chừ lệ chan
- Trong đoạn 3 tác giả tự hào về non sông đất nước hùng vĩ gắn với chiến công lịch sử và quan niệm của tác giả về nhân tố quyết định trong cuộc đánh giặc giữ nước. Lời ca của các bô lão khẳng định sự vĩnh hằng của dòng sông và những chiến công hiển hách ở đây. Đồng thời khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của chân lí lịch sử: Bất nghĩa tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ.
- Lời ca của khách cũng tiếp nối niềm tự hào về non sông hùng vĩ, nhưng thể hiện về nhân tố quyết định trong công cuộc đánh giặc giữ nước không chỉ ở thế hiểm yếu mà là vai trò quan trọng đặc biệt hơn hẳn của lòng ngời – trước hết là “Anh minh hai vị thánh quân”. Đó là một quan niệm tiến bộ nhân văn của tác giả.
Chất hoành tráng của bài phú được thể hiện qua:
- Hình tượng dòng sông Bạch Đằng lịch sử được tái hiện theo hai bối cảnh khác nhau: Một thời gian và một không gian có tính chất đương đại (miêu tả trực tiếp) đồng hiện với một thời gian và một không gian có tính chất lich đại (được miêu tả theo trí tưởng tượng), mà dấu nối giữa hai bối cảnh đó là tinh thần ngoan cường, bất khuất của dân tộc ta trong việc bảo vệ nền độc lập.
- Điển cố được sử dụng có chọn lọc, giàu sức gợi, tạo ra một hình dung rộng lớn và âm hưởng hào hùng từ những chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
- Hình tượng tác giả thể hiện qua bài phú là một nghệ sĩ – tráng sĩ dạt dào cảm hứng hoài niệm và tự hào về truyền thống oai hùng của dân tộc.
- Chủ đề:
Phú sông Bạch Đằng thể hiện niềm hoài niệm về những chiến công của các anh hùng dân tộc, nêu cao vai trò của yếu tố con người với tinh thần ngoan cường, bất khuất trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
10’
28’
4. Củng cố: 1’
- Phần ghi nhớ:SGK
- Chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
TRƯỞNG KHOA/ TRƯỞNG TỔ MÔN
Phạm Thị Oanh
Ngày tháng năm 20
Giáo viên
Trương Thị Hạnh Huyền
-------------------------------------------------
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 54+55+56
Đọc văn: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(Bình Ngô Đại Cáo)
 Nguyễn Trãi
I. Mục tiêu cần đạt: sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức: 
+Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn NT
+Hiểu ĐCBN có ý nghĩa trọng đại của 1 TNĐL, đặc trưng cơ bản của thể cáo
+ Thấy được vị trí của NT và tác phẩm trong nền VH dân tộc
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu 1 văn bản thuyết minh về tác giả VH
3. Thái độ: Yêu quí Nguyễn Trãi và tự tìm hiểu thêm về những tác phẩm của ông.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: giáo án, sgk, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: học bài cũ, soạn bài mới
III. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ- Kiểm tra 15phút
Đề bài: Vẻ đẹp của nhân vật khách và tâm trạng của khách khi tới sông Bạch Đằng?
Hướng dẫn chấm và thang điểm:
* Vẻ đẹp: 
- Hành động: Tư thế: Sử dụng động từ, cách nói khẳng định: Con người phóng khoáng, ham du ngoạn, sôi nổi, ưa hoạt động, ham hiểu biết, có tráng trí, hoài bão lớn
- Địa danh:
+ Nguyễn Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hổ, Tam Ngô -> những địa danh nổi tiếng của TQ: Đi bằng sách vở, bằng trí tưởng tượng.
+ Đại Than, Đông Triều, sông Bạc Đằng -> Đất Việt gắn bó với lịch sử
-> Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp TN mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức về những trang sử nước nhà -> một cuộc dạo chơi có ý nghĩa của một con người hành động, nhập cuộc khác với các cuộc nhàn du của các bậc ẩn sĩ lánh đời.
* Tâm trang: 
- Tâm trạng: vui sướng, tự hào trước vẻ đẹp kì vĩ, hùng tráng, nên thơ, mềm mại của sông BĐ.
- Tâm trạng buồn đau, nuối tiếc, ngậm ngùi vì chiến trường xưa 1 thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, hiu quạnh.
3. Nội dung bài mới:
a. Dẫn nhập: 1’
b. Triển khai nội dung:
Phần I: Tác giả Nguyễn Trãi
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Tg
Yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu cuộc đời NT
? Xuất thân và quê quán của Nguyễn Trãi.
? Em hãy nêu nét chính trong cuộc đời và con người Nguyễn Trãi.
? Hai đặc điểm nổi bật trong cuộc đời của Nguyễn Trãi.
Bình giảng: Đây là bi kịch lớn nhất trong lịch sử dân tộc. Nguyễn Trãi đã rơi đầu dưới lưỡi gươm của triều đình mà ông từng kì vọng. Vụ án Lệ Chi Viên thực chất là mâu thuẫn nội bộ của triều đình phong kiến. Năm 1464 Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, cho tìm lại con cháu và di sản tinh thần của ông.
*Tóm lại: Cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điểm cơ bản:
- Là bậc anh hùng dân tộc, là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam ... à trả lời câu hỏi
Học sinh tìm hiểu.
Chỉnh sửa, bổ sung
Lập bảng so sánh
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
I. ÔN TẬP
1. Lịch sử Tiếng Việt
2. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
3. Phong cách ngôn ngữ :
- Phong cách NN sinh hoạt
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
4. Yêu cầu sử dụng TV :
- Ngữ âm, chữ vết
- Dùng từ
- Ngữ pháp
- Phong cách 
II. LUYỆN TẬP
Câu1. 
Có thể căn cứ vào bảng sau để trả lời:
- Khái niệm: HĐGT là hoạt động tiếp xúc và trao đổi thông tin giữa mọi người trong XH được tiến hành chủ yếu bằng ngôn ngữ (nói hoặc viết) nhằm thực hiện những mục đích và nhận thức, về tình cảm, về hành động.	
- Các nhân tố:
+ Nhân vật giao tiếp (người nói, người nghe, người đọc, người viết)
+ Hoàn cảnh giao tiếp.
+ Nội dung giao tiếp.
+Mục đích giao tiếp.
+ Phương tiện và cách thức giao tiếp.	
- Quá trình:
+ Quá trình tạo lập văn bản do người nói (viết) thực hiện.
+ Quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe (đọc) thực hiện.
g Hai qua trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
Câu 2. Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
NGÔN NGỮ NÓI
- Hoàn cảnh sử dụng: Giao tiếp trực tiếp.
- Phương tiện chính: Ngôn ngữ ít chọn lọc, gọt giũa
- Phương tiện hỗ trợ: Ngữ điệu, Nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ
- Câu văn: -Từ ngữ đưa đẩy, chêm xen.
- Từ ngữ: Khẩu ngữ , từ ngữ địa phương ,tiếng lóng, biệt ngữ , trợ từ ,thán từ
NGÔN NGỮ VIẾT
- Hoàn cảnh sử dụng: Có thể điều chỉnh, sửa đổi tức thì.
- Phương tiện chính : Người giao tiếp phải biết các ký hiệu chữ viết, qui tắc chính tả,qui cách tổ chức VB.
- Có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa.
- Phạm vi GT rộng lớn , thời gian GT lâu dài.
+ Phương tiện hỗ trợ: Chữ viết, Dấu câu, hình ảnh minh họa, sơ đồ, bảng biểu
- Câu văn: - Câu tỉnh lược , câu có yếu tố dư thừa.
	- Từ ngữ được chọn lọc, gọt giũa/ Từ ngữ phổ thông
- Từ ngữ: Câu dài nhiêù thành phần 
Câu 3. Văn bản
PCNN
 KH
PCNN
NT
PCNN
 C.L
PCNN
 B.C
PCNN
 H.C
 Câu 4: Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong các ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
 Câu 5:
a, Trình bày khái quát về: 
+ Nguồn gốc của Tiếng Việt: Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
+ Quan hệ họ hàng tiếng Việt: tiếng Việt thuộc dòng Môn Khmer, họ Nam á, quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường, tiếng Khơ mer và các tiếng Ba na, tiếng Ca tu.
+ Lịch sử phát triển của tiếng Việt
b. Một số tác phẩm VHVN 
+ Chữ Hán: Nam quốc sơn hàv.v
+ Chữ Nôm: Truyện Kiều.v.v
+ Chữ Quốc ngữ: Tuyên ngôn độc lậpv.v
Câu 6: Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
Về ngữ âm và chữ viết	
- Cần phát âm theo chuẩn
- Cần viết đúng chính tả và các quy định chặt chẽ về chữ.	
Về từ ngữ : Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ
-Dùng đúng nghĩa từ.
- Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ.
- Dùng đúng phù hợp với phong cách ngôn ngữ.	- 
Về ngữ pháp
- Câu cần đúng ngữ pháp.
- Câu cần đúng về quan hệ ngữ nghĩa.
- Câu cần có dấu câu thích hợp.
- Các câu có liên kết.
- Đoạn và văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ
Về PCNN
Cần sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thích hợp với phong cách ngôn ngữ.
Câu 7: Xét câu đúng 
=> Các câu đúng là: b,d,g,h. Còn lại là sai.
 4- Củng cố:
- Hệ thống lại kiến thức đã học.
- Làm và chữa bài tập SGK.
TRƯỞNG KHOA/ TRƯỞNG TỔ MÔN
Phạm Thị Oanh
Ngày 15 tháng 2 năm 2014
Giáo viên
Trương Thị Hạnh Huyền
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 101:
VIẾT QUẢNG CÁO
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nắm vững kiến thức về văn bản quảng cáo đó học ở bài trước, các hình thức quảng cáo, các tiêu chí cần có cho một quảng cáo, dạng lời và dạng kết hợp lời với hình ảnh của quảng cáo... Vận dụng những kiến thức đó học vào việc viết văn bản quảng cáo.
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản quảng cáo.
3, Thái độ:
B- Tiến trình dạy học:
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Tg
Bài tập 1: Đọc các quảng cáo (SGK) và trả lời:
a) Các văn bản trên quảng cáo về điều gì?
b) Anh (chị) thường gặp các loại văn bản đó ở đâu?
c) Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại.
Bài tập 2:
a) Trao đổi nhóm theo các nội dung:
- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào?
- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.
b) Nhận xét quảng cáo (1) và (2) (SGK).
(GV chia nhóm và giao việc cho mỗi nhóm. HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày)
Yêu cầu HS tìm hiểu cách viết văn bản quảng cáo.
Đề bài: Viết quảng cáo cho sản phẩm rau sạch.
GV đưa bài quảng cáo tham khảo
Bài tập 1: Xác định nội dung cơ bản cho lời quảng cáo.
Bài tập 2: Chọn hình thức quảng cáo.
Bài tập tổng hợp
 Từ các bài tập trên, hãy cho biết cách viết văn bản quảng cáo.
Bài tập 1: Phân tích tính súc tích, hấp dẫn và tác dụng kích thích tâm lí người mua hàng của các văn bản quảng cáo (SGK).
Bài tập 2: HS tự chọn một trong các nội dung quảng cáo trong SGK, tiến hành thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
(GV chia nhóm và giao việc cho mỗi nhóm.)
Đọc bài tập
Làm bài tập 1 vào vở
(HS làm việc cá nhân với SGK và trình bày).
Hoạt động theo nhóm và trả lời câu hỏi
Nhận xét tổng hợp
Các nhóm cử thành viên đại diện trình bày
Suy nghĩ và thực hiện yêu cầu
Cá nhân trình bày bài viết của mình
Lắng nghe và nhận xét
Suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ và trả lời
Rút ra nhận xétk hái quát
Suy nghĩ và làm bài tập vào vở
Thực hành viết quảng cáo
HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày
I. Tìm hiểu vai trò và yêu cầu của văn bản quảng cáo
Bài tập 1:
a) Các văn bản trên quảng cáo về:
- Sản phẩm máy vi tính: máy mới, giá rẻ, thủ tục đơn giản.
- Dịch vụ chữa bệnh.
b) Các loại văn bản này thường gặp ở khu thương mại, bệnh viện, các trung tâm văn hoá, kinh tế,...
c) Một số văn bản cùng loại:
- Quảng cáo sản phẩm thuốc Traphaco.
- Quảng cáo sản phẩm gạch Tuy-nen.
- Quảng cáo thành lập trường tư thục chất lượng cao Hà Thành v.v...
Bài tập 2:
a)
- Trình bày cần tính thẩm mĩ cao: nhiều màu sắc đẹp, bố cục hình ảnh gây cảm giác hấp dẫn, chữ viết trình bày đẹp, bằng nhiều kiểu chữ, cỡ chữ khác nhau. Các chữ mang nội dung thông tin chính phải được phóng to, tô đậm bằng những màu sắc ấn tượng nhất...
- + Về từ ngữ: có nhiều tính từ chỉ phẩm chất gây ấn tượng mạnh (như: máy mới, đúng hãng, lãi xuất thấp, thủ tục đơn giản....; giáo sư, bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, chính xác, nhanh chóng...
+ Về câu: thường dùng câu đặc biệt, không đủ thành phần.
b)
+ Văn bản (1) có mục đích quảng cáo cho sản phẩm nước giải khát X. (trên truyền hình).
Trọng tâm là: nước giải khát X.
Tính thông tin tuy có vẻ chưa rõ, nhưng đây là một cách quảng cáo theo phong cách “làm dáng”, cho nên người nghe vẫn hiểu được.
Những câu trên chỉ có tính chất khêu gợi, kích thích trí tò mò và tạo cảm giác. Quảng cáo trên cũng còn có chất hài làm cho người nghe, người xem cảm thấy vui vẻ, thoải mái.
+ Văn bản (2) cũng thuộc loại quảng cáo như trên, nhưng có phần “quá lời”. Tất nhiên, sự “quá lời” cho phép, vẫn có thể chấp nhận được. Hơn nữa, chính yếu tố “quá lời” (Hắc cô nương hay Bạch cô nương) đã mang chất hài làm người nghe, người xem cảm thấy vui vẻ và ấn tượng.
Tuy nhiên, cả hai văn bản trên đều không theo một chuẩn mực nào, khó có thể làm mẫu cho văn bản quảng cáo để dạy học trong nhà trường được.
+ Nêu một số yêu cầu của văn bản quảng cáo:
- Về nội dung thông tin: bằng cách này hay cách khác, nội dung thông tin phải rõ ràng để người nghe, người đọc có thể dễ dáng tiếp thu.
- Về tính hấp dẫn: phải có nghệ thuật trình bày, tác động lên thị giác hay thính giác người đọc, người nghe, người xem... cách trình bày vừa giản dị, vừa hóm hỉnh thông minh, gây được ấn tượng mạnh và cảm giác dễ chịu.
- Về tính thuyết phục: từ ngữ phải chừng mực, chính xác, chinh phục được niềm tin ở người nghe, người xem.
II. Tìm hiểu cách viết văn bản quảng cáo.
Tham khảo:
Rau sạch Lan Hương- nguồn thực phẩm an toàn nhất!
Rau sạch Lan Hương sản xuất theo qui trình công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh và chất lượng thực phẩm cao nhất.
Rau sạch Lan Hương- niềm tin của mọi nhà.
 (Có hình ảnh minh hoạ)
III. Luyện tập
Bài tập 1:
a) Văn bản quảng cáo xe ô-tô:
- Tính súc tích: Quảng cáo chỉ gồm khoảng hơn 30 chữ mà vẫn đảm đảo thông tin và sức thuyết phục.
- Tính hấp dẫn: Quảng cáo dùng nhiều từ ngữ sang trọng, lôi cuốn, đúng với tâm lí người tiêu dùng loại sản phẩm này (sang trọng, tinh tế, mạnh mẽ, quyến rũ). Các từ này được lặp lại hai lần để gây ấn tượng.
- Tác dụng kích thích tâm lí người mua: khách hàng được động viên bởi những từ ngữ đầy tính kích động như sang trọng, mạnh mẽ, đầy quyến rũ...
b) Văn bản quảng cáo sữa tắm:
- Văn bản cũng súc tích vì chỉ trong mấy dòng nagứn mà đã thực hiện rất thành công chức năng thông tin và lôi cuốn khách hàng.
- Quảng cáo trên hấp dẫn và kích thích được tâm lí người mua hàng vì đã tạo ra được một cảm giác khoan khoái như được tận hưởng mùi thơm quyến rũ của sản phẩm sữa tắm mới.
c) Văn bản quảng cáo máy ảnh:
Quảng cáo này hết sức súc tích, nhưng lại rất độc đáo bởi chính sự ngắn gọn ấy đã tạo ra cảm giác dễ dàng khi sử dụng máy ảnh tự động. 
Bài tập 2: 
HS tự chọn một trong các nội dung quảng cáo trong SGK, tiến hành thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
 Chú ý, trước khi thảo luận nhóm, mỗi HS cần làm việc cá nhân để có thể đưa ra ý kiến riêng của mình.
Bài tập 3:
a) Văn bản quảng cáo xe ô-tô:
- Tính súc tích: Quảng cáo chỉ gồm khoảng hơn 30 chữ mà vẫn đảm đảo thông tin và sức thuyết phục.
- Tính hấp dẫn: Quảng cáo dùng nhiều từ ngữ sang trọng, lôi cuốn, đúng với tâm lí người tiêu dùng loại sản phẩm này (sang trọng, tinh tế, mạnh mẽ, quyến rũ). Các từ này được lặp lại hai lần để gây ấn tượng.
- Tác dụng kích thích tâm lí người mua: khách hàng được động viên bởi những từ ngữ đầy tính kích động như sang trọng, mạnh mẽ, đầy quyến rũ...
b) Văn bản quảng cáo sữa tắm:
- Văn bản cũng súc tích vỡ chỉ trong mấy dũng nagứn mà đó thực hiện rất thành cụng chức năng thông tin và lôi cuốn khách hàng.
- Quảng cáo trên hấp dẫn và kích thích được tâm lí người mua hàng vỡ đó tạo ra được một cảm giác khoan khoái như được tận hưởng mùi thơm quyến rũ của sản phẩm sữa tắm mới.
c) Văn bản quảng cáo máy ảnh:
Quảng cáo này hết sức súc tích, nhưng lại rất độc đáo bởi chính sự ngắn gọn ấy đó tạo ra cảm giỏc dễ dàng khi sử dụng mỏy ảnh tự động. Cảm giác ấy kích thích tâm lí khách du lịch, phần lớn là những người không có kĩ thuật máy ảnh.
Bài tập 4: 
HS tự chọn một trong cỏc nội dung quảng cỏo trong SGK, tiến hành thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
 Chỳ ý, trước khi thảo luận nhóm, mỗi HS cần làm việc cá nhân để có thể đưa ra ý kiến riờng của mình.
4. Củng cố: 
- Cho HS xem lại toàn bộ nội dung trên 
- HS đọc phần Ghi nhớ - SGK 
TRƯỞNG KHOA/ TRƯỞNG TỔ MÔN
Ngày tháng năm 20 
Giáo viên
Trương Thị Hạnh Huyền
----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc