Giáo án Ngữ văn 10 tiết 53 Đọc - Văn: Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 53 Đọc - Văn: Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tiết theo PPCT: 53

 Ký duyệt: Đọc - văn:

 NHÀN

 - Nguyễn Bỉnh Khiêm -

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

 - Hiểu được cái thú và ý nghĩa triết lí trong lối sống nhàn dật mà tác giả đã lựu chọn

 - Cảm nhận được nét đặc sắc về NT của bài thơ: Lời thơ tự nhiên, giản dị mà có ý vị ; một bằng chứng về sự trưởng thành của ngôn ngữ thơ Nôm

 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài học.

 - Giáo án

 

doc 5 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 17034Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 53 Đọc - Văn: Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/12/2006
Tiết theo PPCT: 53
 Ký duyệt: Đọc - văn:
 Nhàn 
 - Nguyễn Bỉnh Khiêm -
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
 - Hiểu được cái thú và ý nghĩa triết lí trong lối sống nhàn dật mà tác giả đã lựu chọn
 - Cảm nhận được nét đặc sắc về NT của bài thơ: Lời thơ tự nhiên, giản dị mà có ý vị ; một bằng chứng về sự trưởng thành của ngôn ngữ thơ Nôm
 B. phương tiện thực hiện 
 - SGK, SGV
 - Thiết kế bài học.
 - Giáo án
 C. CáCH THứC TIếN HàNH
 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi
 tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
 D. tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Giới thiệu bài mới:
 Sống gần trọn thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến biết bao điều bất công ngang trái, thối nát của các triều đại P/K Việt Nam thời Lê - Mạc. Xót xa hơn, ông thấy sự băng hoại đạo đức xã hội con người:
 - Còn bạc còn tiền còn đệ tử,
 Hết cơm hết rượu hết ông tôi
 - Thớt có tanh tao ruồi đậu đến
 Gang không mặt mỡ kiến bò chi
 Chốn quan trường thì bon chen đường danh lợi. Ông trả mũ áo triều đình về sống ở quê nhà với triết lí:
 - Am Bạch vân rỗi nhàn hứng 
 Bụi hồng trần biếng ngại chen
 Và:
 - Nhàn một ngày là tiên một ngày
 Để hiểu đúng quan niệm sống của ông, ta đọc - hiểu bài thơ " Nhàn " 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
 ( HS đọc SGK)
Nêu vài nét cơ bản về NBKhiêm?
2. Bài thơ:
Trình bày xuất xứ và nhan đề bài thơ?
II. Đọc - hiểu VB:
Lối sống nhàn được thể hiện qua những chi tiết nào?
1. Hai câu đề	
Cách sống, quan niệm sống của nhà thơ thể hiện như thế nào trong hai câu thơ đầu?
Tác giả dã sử dụng BPNT gì?
Đặt vào hoàn cảnh nhà thơ, gợi cho em suy nghĩ gì?
" Dầu ai "có nghĩa là gì? Thái độ của tác giả?
2. Hai câu thực:
Từ ý thơ trên, tác giả đã đưa ra quan niệm Khôn - Dại ở đời như thế nào? Em hiểu ý nghĩa biểu tượng " Vắng vẻ, lao xao "như thế nào? 
( BPNT, Tác dụng? )
Có phải là lánh đời không?
Như vậy có phải NBKhiêm dại thật?BPNT?Tác dụng? Cách sống của nhà thơ?
4. Hai câu luận:
Hai câu 5,6 - lối sống nhàn được thể hiện như thế nào qua cách sinh hoạt? Nhận xét hình ảnh thơ?
Ăn là kết quả công sức LĐ cảủa bản thân
Cuộc sống đó có gì thích thú về mặt tinh thần?
4. Hai câu thơ kết:
Hai câu kết thể hiện quan niệm triết lí nhân sinh như thế nào?
Nét đặc sắc về NT?
III. Kết luận:
Hãy đánh giá chung bài thơ? ( nội dung, NT)
- NBKhiêm ( 1491 - 1585 )
- Quê: Trung Am, Vĩnh Lại - Hải Dương ( Nay là Vĩnh Bảo - Hải Phòng)
- Tên huý là Văn Đạt, tự là Hạnh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ
- Học giỏi nhưng mãi đến năm 44 tuổi mới đi thi Hương. Năm sau đỗ Trạng nguyên
- Làm quan nhà Mạcđược 8 năm rồi cáo quan về sống ở quê nhà, dựng am Bạch Vân, quán Trung tân, mở trường dạy học ( Dâng sớ xin nhà Mạc chém 18 tên nịnh thần không được )
- Nổi tiếng dạy giỏi, có uy tín, ảnh hưởng tới các vua chúa nhà Trịnh - Mạc
- Được người đời suy tôn: Tuyết giang phu tử ( Vua Mạc nhiều lần đến hỏi ông về chính sự ), ND gọi ông là Trạng Trình vì nói nhiều việc đời thành sự thật .
- Sự nghiệp sáng tác:Là tác giả lớn của VHVN ở thế kỉ XVI 
 + Chữ Hán: " Bạch Vân am thi tập " ( 700 bài )
 + Chữ Nôm: " Bạch Vân quốc ngữ thi "( 170 bài )
-> Nội dung : Phản ánh hiện thực XH phong kiến thối nát, chiến tranh P/K liên miên và khát vọng chấm dứt chiến tranh.
- Xuất xứ : Rút từ tập " Bạch Vân quốc ngữ thi " 
- Nhan đề: + Do người đời sau đặt
	+ Chủ đề bài thơ: Khẳng định lối sống nhàn
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Lối sống nhàn dật trong bài thơ được thể hiện trong toàn bộ bài thơ từ cách sống, cách sinh hoạt, quan niệm của nhà thơ 
- Câu 1: Cuộc sống như một lão nông ở nông thôn với những công cụ LĐ: mai đào đất, cuốc xới vườn, cần câu cá 
 Dụng cụ LĐ đầy đủ, sẵn sàng
 " Một "- Điệp từ [
	Sự ung dung thư thái trong việc làm
-> Đây là cuộc sống của một người LĐ bình thường - Mặc dù NBKhiêm đã từng là quan lớn của triều Mạc, được trọng vọng 
-> Cuộc sống thanh cao, dân dã gắn bó với đời sống LĐ.
- Câu 2: 
 + Thơ thẩn - ung dung, nhàn nhã
 + Dầu ai - mặc ai-> Sự đối lập giữa lối sống của bản thân với lối sống của mọi người.
{->Thể hiện 1 ý thức kiên định lối sống đã chọn
=> Hai câu đề đã thể hiện quan niệm, thái độ của nhà thơ khi chọn lối sống nhàn dật, gần gũi cuộc sống LĐ và tôn trọng sở thích cá nhân, mặc kệ người đời.
 Nghĩa gốc: Chưa đủ trí khôn
- Dại [
ở đây:Tìm nơi vắng vẻ - nơi ít người, chẳng có ai cầu cạnh ta và ngược lại -> Đó là nơi tĩnh lặng của TN trong sạch và nơi nghỉ của tâm hồn
-> Tìm nơi vắng vẻ là tìm thấy sự thư thái của tâm hồn
-> Đây không phải là lánh đời mà là tìm nơi mình thích thú, được thấy thoải mái, an toàn.
 Nghĩa gốc:Tinh, khéo, biết tránh cái dơ- dại
- "Khôn" [
	ở đây:Chốn lao xao, nơi ồn ào, sang trọng, quyền thế, nơi cậy quyền, quan trường, đô hội, chợ búa, nơi con người chen chúc xô đẩy nhau, hãm hại lẫn nhau để giành giật danh lợi - Nơi nguy hiểm khôn lường.
- NT:
 + Nói ngược -> Mỉ mai, hóm hỉnh
 + Đối lập: Dại - Khôn } Nhấn mạnh quan niệm sống,
 Ta - Người } cách ứng xử đúng, sáng suốt của mình
 ( Khôn mà hiểm độc là khôn dại
 Dại vốn hiền lành ấy dại khôn - NBKhiêm)
=> Hai câu thơ thực , nhà thơ đã đúc khẳng định lối sống nhàn là chọn nơi vắng vẻ, không thích chốn lao xao; Là đem lối sống ấy đối lập với lối sống bon chen, giành giật để mưu danh lợi, phú quý ở thành thị của người đời. Lối sống đua tranh đó không chỉ "nhọc hơi" mà còn làm con người trở nên xấu xa, bạc ác.
Thành thị vốn đua tranh giành giật
 ( Thơ Nôm - Bài 9)
ở triều đình thì tranh nhau cái danh
ở chợ búa thì tranh nhau cái lợi
 ( Bài bi kí quán Trung Tân)
- Xuân - hạ - thu - đông ( thời gian): Các mùa trong năm -> Hoán dụ - Quanh năm, suốt tháng, cả đời người 
- Ăn măng trúc, giá, tắm hồ sen, ao -> Chuyện sinh hoạt hàng ngày ( ăn, tắm), đơn sơ, đạm bạc, giản dị, dân dã, mùa nào thức ấy; không phải nhọc công tìm kiếm, gần gũi với TN
-> Đạm bạc nhưng không khắc khổ mà thanh thản,thanh cao,nhàn nhã. Cuộc sống đó về mặt tinh thần cho phép con người được tự do, tự tại; không cần phải luồn cúi, cầu cạnh kẻ khác.
=> Hai câu thơ như vẽ bộ tứ bình Xuân - hạ - thu - đông bới các cảnh sinh hoạt mùa nào thức ấy; có mùi vị, có sắc hương, nhẹ nhàng, trong sáng. Qua đó thể hiện lối sống nhàn, thanh cao.
- Nhà thơ tìm đến rượu -> uống -> để say -> để chiêm bao -> để nhận ra lẽ sống, triết lí nhân sinh: 
 +Công danh, phú quý ở đời chỉ như giấc mơ dưới gốc cây hoè thoảng qua, chẳng có ý nghĩa gì
	+ Cái tồn tại mãi, vĩnh hằng mãi chính là thiên nhiên và nhân cách con người.
- NT: Có sử dụng điển cố, nhưng tính chất bi quan của điển cố mờ đi, nổi lên ý nghĩa coi thường công danh phú quý; Khẳng định một lần nữa sự lựa chọn lối sống của riêng mình.	
- Bài thơ thể hiện vẻ đẹp , lối sống , triết lí nhàn dật, thanh cao, giản dị, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm của NBKhiêm.
- Cách nói giản dị, tự nhiên, linh hoạt, hóm hỉnh trong bài thơ.Hình thức ấy phù hợp vơi khuynh hướng tư tưởng nhàn dật của bài thơ; Thể hiện niềm tin lối sống mà nhà thơ tự lựa chọn

Tài liệu đính kèm:

  • doc40 Nhan- nguyen binh khiem.doc