Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Chủ đề Tạo lập thế giới (Ngữ liệu: Đi san mặt đất)

Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Chủ đề Tạo lập thế giới (Ngữ liệu: Đi san mặt đất)

Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.

Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc của nhân dân thể hiện qua văn bản; phát hiện được tình cảm nhân ái từ văn bản.

Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thể loại thần thoại. Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố hình thức trong văn bản.

Phân tích được tác động của văn bản trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn của cá nhân đối với cuộc sống.

docx 8 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 622Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Chủ đề Tạo lập thế giới (Ngữ liệu: Đi san mặt đất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN CHỦ ĐỀ:
TẠO LẬP THẾ GIỚI 
NGỮ LIỆU: ĐI SAN MẶT ĐẤT 
THỜI LƯỢNG: 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC	
Phẩm chất, năng lực
YCCĐ
(STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
NĂNG LỰC ĐỌC
Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.
(1)
Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc của nhân dân thể hiện qua văn bản; phát hiện được tình cảm nhân ái từ văn bản.
(2)
Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thể loại thần thoại. Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố hình thức trong văn bản.
(3)
Phân tích được tác động của văn bản trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn của cá nhân đối với cuộc sống. 
(4)
Kết nối được với hai truyện thần thoại đã học; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn thể loại được đọc.
(5)
Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về văn học dân gian Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản.
(6)
NĂNG LỰC CHUNG 
Tự chủ và tự học
Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau.
(7)
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Biết tương tác, phối hợp theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 (8)
Năng lực giải quyết vấn đề
Biết suy nghĩ, tư duy để giải quyết nhiệm vụ học tập.
(9)
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Chăm chỉ
Tích cực tìm tòi trong học tập.
(10)
Nhân ái
Bồi dưỡng lòng nhân ái, chăm chỉ.
(11)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy tính, máy chiếu, màn chiếu.
- Bài trình chiếu Power Point.
- Phiếu học tập
- Giấy A4 phục vụ cho việc trả lời câu hỏi.
- Giấy A0 phục vụ cho kĩ thuật khăn trải bàn.
- Bút lông nhiều màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(Thời gian)
Đáp ứng mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1:
[Khởi động]
 (5 phút)
(6) Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống để nhận xét, đánh giá văn bản.
(9) Biết suy nghĩ, tư duy để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền (hiểu biết về thần thoại và lịch sử đất nước).
- Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị tiếp cận nội dung bài học mới.
- Phát huy năng lực của học sinh qua việc giao quyền chủ động cho học sinh.
- Giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở.
- Trò chơi: Nhìn hình ảnh minh họa một số truyện thần thoại đoán tên tác phẩm.
- Diễn giảng
Đánh giá qua câu trả lời của HS do GV đánh giá.
Hoạt động 2:
[Khám phá kiến thức] (20 phút)
(8) (9)
- Phân tích và đánh giá được chủ đề (ca ngợi khát vọng chinh phục thiên nhiên và công lao to lớn của con người trong công cuộc cải tạo thiên nhiên), tư tưởng (yêu quí con người), thông điệp (trân trọng công lao của người xưa ) mà người xưa muốn gửi đến người đọc thông qua văn bản.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc (yêu quí trân trọng con người) của nhân dân thể hiện qua bài thơ; phát hiện được giá trị nhân đạo từ bài thơ.
- Nhận biết và phân tích được vai trò yếu tố tưởng tượng. Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố hình thức của thần thoại.
- Tìm hiểu Nhan đề, thể loại và kết cấu của văn bản.
- Tìm hiểu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà người xưa muốn gửi đến người đọc thông qua một số yếu tố hình thức của văn bản (hình ảnh, giọng điệu, tính nhạc, ngôn từ,).
- Tìm hiểu tình cảm, cảm xúc của người xưa thể hiện qua văn bản.
- Dạy học hợp tác 
- Thảo luận nhóm
- Thuyết trình
- Kĩ thuật khăn trải bàn
- Đánh giá qua sản phẩm của HS (trình bày trên giấy A0) do GV và HS đánh giá.
- Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
- Đánh giá qua hỏi đáp với sản phẩm là câu trả lời của HS
Hoạt động 3:
 [Luyện tập]
 (10 phút)
 (2) (3) (9) 
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc chủ đạo của người xưa muốn gửi đến mọi người thông qua văn bản. Nhận xét về giá trị nhân đạo mới mẻ (trân trọng khát vọng, công lao của người dân lao động bình thường).
(3)- Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tưởng tượng. Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố hình thức đặc trưng của thể loại.
- Đánh giá, nhận xét tình cảm thái độ của người xưa bằng những kinh nghiệm đọc thần thoại.
- Khái quát đặc trưng thần thoại.
- Vấn đáp 
- Giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, trực quan.
- Dạy học hợp tác
- Đánh giá qua sản phẩm của HS (phiếu học tập ghi giấy A4) do GV và HS đánh giá.
- Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động 4: 
 [Vận dụng] 
 (10 phút)
(4) Nhận thức được khát vọng, vai trò của con người trong thời đại hôm nay.
(6) (11) Vận dụng kiến thức đã học để ghi nhận, đánh giá cuộc sống qua những trải nghiệm thực tế của bản thân.
- Tác động của văn bản đối với cá nhân học sinh.
- Tìm và so sánh các sự việc được nói đến trong Đi san mặt đất với các hiện tượng, sự việc trong đời sống.
- Đàm thoại
- Giải quyết vấn đề
- Đánh giá qua sản phẩm là phần trình bày, bảng kiểm của HS, do GV và HS đánh giá.
- Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
 HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: (6), (9)
Hoạt động của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm (Yêu cầu cần đạt)
- GV tổ chức trò chơi: chiếu lên màn hình các hình ảnh minh họa một số truyện thần thoại mà học sinh đã học và tìm hiểu thêm.
- GV phân công HS làm thư kí ghi câu trả lời vào phiếu trả lời (giấy A4 theo mẫu) 
- HS quan sát, suy nghĩ câu trả lời.
- GV hướng dẫn học sinh nhớ lại nội dung, tên các nhân vật.
- GV, HS có thể giới thiệu thêm một số truyện thần thoại không được trình chiếu, nhận xét sự phong phú của thể loại thần thoại.
- Kiến thức xoay quanh các văn bản học sinh đã học ở các lớp dưới và hai văn bản vừa được đọc hiểu trong chủ đề Tạo lập thế giới, những văn bản đọc thêm.
+ Thần Trụ Trời
+ Prô-mê-tê và loài người
+ Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng
+ Nạn hồng thủy
- Thần thoại Việt Nam do ghi chép muộn nên bị mất hơi nhiều. Tuy nhiên kho thần thoại Việt Nam rất phong phú, đặc sắc. Thần thoại cũng là thể loại tiêu biểu của văn học dân gian thế giới.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Phương án đánh giá: Đánh giá qua câu trả lời của HS do GV đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
- Mục tiêu: (1), (2), (3), (4), (8), (9)
- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm (Yêu cầu cần đạt)
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc phần tiểu dẫn SGK (kĩ thuật đọc tích cực) và sau đó xác định: nhan đề, thể loại, chủ đề.
- HS đọc sau đó trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt lại vấn đề.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy A0 cho các nhóm, mỗi nhóm thảo luận một vấn đề (theo kĩ thuật khăn trải bàn) sau đó trình bày về vấn đề đã tìm hiểu:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về dân tộc Lô Lô; tìm bố cục, nội dung của văn bản.
- Nhóm 2: Tìm hiểu lí do và quá trình “đi san bầu trời”, “đi san mặt đất” của dân tộc Lô Lô. Công việc đó do ai đảm nhiệm?
- Nhóm 3: Văn bản Đi san mặt đất thuộc nhóm truyện nào của thần thoại? Dựa vào đâu để xác định được như vậy?
- Nhóm 4: Viết một văn kịch bản ngắn, nhập vai các nhân vật trình diễn văn bản.
- HS thảo luận 5 phút.
- Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm 3 phút).
- Các nhóm khác phản biện, bổ sung.
- GV nhận xét và bổ sung kiến thức.
- GV yêu cầu HS tổng kết ở nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung kiến thức
I. Tìm hiểu chung
1. Nhan đề tác phẩm :
- Đi san mặt đất: San phẳng mặt đất, tạo không gian sống thuận lợi. Đó cũng là quá trình chinh phục, kiến tạo môi trường sống của con người. 
2. Thể loại : thần thoại
3. Chủ đề tác phẩm
 Cảm xúc, suy tư về quá trình chinh phục tự nhiên của con người.
II. Tìm hiểu tác phẩm
1. Cuộc sống của người dân thời xa xưa (Từ đầu đến “Cùng ở và cùng đi”)
- Điệp ngữ “ngày xưa, từ rất xưa”, các từ ngữ “mấy trăm, mấy nghìn đời”, “mấy nghìn, mấy vạn năm”: mở ra khoảng thời gian đằng đẵng, xa xưa trong lịch sử nước ta. Đó là thuở hồng hoang, sơ khai của tổ tiên loài người.
- Con người sống thành cộng đồng lớn, cùng ăn, cùng ở, cùng hỗ trợ giúp đỡ nhau:
+ Cuộc sống giản dị, tự nhiên, hào hợp với thế giới xung quanh: “trồng bắp trên núi cao”, “uống nước từ bụng đá” 
+ Luôn gắn kết, hòa hợp: “cùng đi và cùng ở”, “cùng ở và cùng đi”
-> Giọng điệu nhẹ nhàng, từ ngữ giản dị, mộc mạc, hình ảnh gần gũi đã tái hiện sinh động cuộc sống của con người xa xưa.
2. Quá trình chinh phục tự nhiên (tiếp theo đến hết)
- Lí do: “bầu trời nhìn chưa phẳng”, “mặt đất còn nhấp nhô”
-> điều kiện sống chưa thuận lợi.
- Ai đảm nhiệm công việc: 
+ “con trâu sừng dài”, “con trâu sừng cong”: cày xới đất 
+ cóc ếch: gọi trời mưa xuống
+ con người: chung sức chung lòng san mặt đất
-> Con người tự chủ nhận lãnh trách nhiệm lớn lao trong quá trình chinh phục tự nhiên. Con người đóng góp vai trò quan trọng, vạn vật trong tự nhiên cũng góp sức.
3. Nghệ thuật
- Thần thoại Đi san mặt đất (trích Mẹ trời, Mẹ đất) thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên.
- Đặc điểm nổi bật:
+ Không gian: không có không gian cụ thể.
+ Thời gian: cổ xưa, không xác định cụ thể “ngày xưa, từ rất xưa”.
+ Cốt truyện: giải thích lí do vì sao bầu trời và mặt đất có hình dạng phẳng như bây giờ.
+Nhân vật: không phải là những vị thần như những truyện thần thoại khác như Thần Trụ Trời hay Prô-mê-tê và loài người. Các nhân vật trong văn bản trên đều là những con vật có thật nhưng đã được nhân hóa và có khả năng phi thường (trâu cày bừa san bằng mọi mặt đất, cóc, ếch gọi lên ông trời xin đổ nước xuống).
 Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh giàu chất gợi hình, giọng điệu thiết tha,
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật : 
- Lời kể bằng thơ nhẹ nhàng; hình ảnh quen thuộc mà sinh động, gợi những liên tưởng độc đáo.
- Cốt truyện đơn giản nhưng thú vị.
2. Nội dung :
- Ngợi ca vai trò, giá trị của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên, tạo dựng cuộc sống. 
- Từ xa xưa, khi có mặt trên mặt đất, con người đã có khát vọng lớn lao, cao đẹp. Chính khát vọng kì vĩ đó đưa con người tạo được những thành tựu lớn lao, làm chủ thiên nhiên.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Phương án đánh giá: 
+ Đánh giá qua sản phẩm của HS do GV và HS đánh giá.
+ Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: (1), (2), (3), (9)
- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm
Bài tập: 
Anh/ chị hãy nhận xét về thái độ của người xưa đối với vai trò của con người trong công cuộc chinh phục tự nhiên trong Đi san mặt đất so với các tác phẩm thần thoại khác.
- GV giao nhiệm vụ.
- HS làm việc theo nhóm và báo cáo sản phẩm.
* Gợi ý:
- Ở đa số các truyện thần thoại, nhân vật chính là các vị thần. Trong Đi san mặt đất, nhân vật chính là con người, bên cạnh đó còn có các con vật quen thuộc như cóc, ếch, trâu. 
+ Con người được miêu tả gần gũi, sức mạnh của họ được tạo dựng nhờ sự gắn kết với cộng đồng. Chính sức mạnh cộng đồng đã giúp họ kiến tạo thế giới.
+ Những con vật vừa quen vừa lạ, sống gắn bó với con người, chung sức cùng con người, những con vật cũng trở nên phi thường.
- Thái độ của người xưa: ngưỡng mộ con người nhỏ bé, bình dị mà vĩ đại; ngợi ca tinh thần đoàn kết cộng đồng; cổ vũ con người nỗ lực chinh phục tự nhiên, tạo dựng cuộc sống.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Phương án đánh giá: 
+ Đánh giá qua sản phẩm của HS do GV và HS đánh giá.
+ Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Học sinh thảo luận theo nhóm và ghi vào phiếu học tập (Hệ thống câu hỏi theo 6 mức độ)
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:.
Nội dung: Thái độ của người xưa đối với vai trò của con người trong công cuộc chinh phục tự nhiên trong Đi san mặt đất so với các tác phẩm thần thoại khác.
Khi đọc bài thơ, em thấy:
Thái độ của người xưa được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào?
Ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh; tác dụng của các biện pháp tu từ ra sao?
Phương diện
Tác dụng
Từ ngữ:.............................
..
..
..
..
..............................
..
..
..
..
Hìnhảnh:...........................
..
..
..
..
..............................
..
..
..
..
Biện pháp tu từ:.............................
..
..
..
..
..............................
..
..
..
..
Nhận xét những từ ngữ, hình ảnh hay biện pháp nghệ thuật ấy (phù hợp hay không phù hợp)? Vì sao tôi lại nghĩ như vậy?
Thái độ của người xưa được thể hiện như thế nào? 
Nhận xét gì về sự tự ý thức giá trị của con người thời xưa? 
Tại sao thần thoại lại có sức hấp dẫn lâu đời?
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Mục tiêu: (4), (6), (11)
- Tổ chức hoạt động:
+ GV giao nhiệm vụ: Trình bày suy nghĩ của bản thân về khát vọng, vai trò của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên, tạo dựng cuộc sống. 
 Tình huống cụ thể: Cho HS xem clip về con đường Hạnh Phúc ở Hà Giang, nơi có cộng đồng người Lô Lô sinh sống khá đông đúc.
 + GV đưa ra hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS giải quyết vấn đề giải quyết vấn đề.
 . Qua các clip trên em có suy nghĩ gì địa hình, địa thế của cao nguyên đá ở Hà Giang?
 . Nhận xét về cuộc sống con người nơi đây.
 . Con đường Hạnh Phúc đã thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây. Từ con đường mòn cheo leo vách đá mà các dân tộc thiểu số đã tạo nên, cả nước góp sức làm con đường mới. Con đường thực sự là niềm hạnh phúc lớn. Có sự đồng lòng, góp sức, con người thời đại hôm nay có thể tiếp nối truyền thống yêu thương, đoàn kết của cha ông.
 + HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS phát biểu trả lời các câu hỏi gợi ý, từ đó rút ra được ý nghĩa của vấn đề.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- Phương án đánh giá: 
+ Đánh giá qua phần trình bày của HS, do GV và HS đánh giá.
+ Đánh giá qua quan sát thái độ của HS do GV đánh giá.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_chu_de_tao_lap_the_gioi_ngu_lieu_di_s.docx