Tiết theo PPCT: 71
Ký duyệt: Làm văn:
VIẾT KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Nắm được mục đích, nội dung và đặc điểm của bản Kế hoạch cá nhân.
- Biết làm một bản Kế hoạch cá nhân
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học.
Ngày soạn: 10/ 01/2007 Tiết theo PPCT: 71 Ký duyệt: Làm văn: Viết kế hoạch cá nhân A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nắm được mục đích, nội dung và đặc điểm của bản Kế hoạch cá nhân. - Biết làm một bản Kế hoạch cá nhân B. phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học. C. CáCH THứC TIếN HàNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: Có một thực tế nhiều học sinh đã trưởng thành, nhưng vẫn không biết viết một văn bản thông thường. Viết một báo cáo, đơn từ, biên bản, viết một lá thư chúc mừng, một bức điện chia buồn, một thông báo cho cơ quan, ... vẫn hết sức lúng túng và thậm chí đầy những sai xót không đáng có. Để tổ chức cuộc sống một cách khoa học, để làm việc, sinh hoạt, LĐ và học tập có hiệu quả, mỗi người rất cần Kế hoạch cá nhân. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt 1. Mục đích và ý nghĩa của Kế hoạch cá nhân ( Cho HS đọc SGK ) a. Mục đích: Trong lớp ta, ai là người có thói quen lập KH cá nhân?Vì sao người ta phải lập Kế hoạch cá nhân? b. ý nghĩa: Lập KH cá nhân có lợi như thế nào?Cho VD. c. Kế hoạch cá nhân là gì? 2. Nội dung của bản Kế hoạch cá nhân: ( GV cho HS tham khảo bản KH cá nhân đã chuẩn bị sẵn) Đọc KH cá nhân trên anh (chị) cho biết bản KH cá nhân gồm mấy phần?Mỗi phần có những nội dung gì và được trình bày như thế nào? 3.Cách làm Kế hoạch cá nhân: Thực hiện yêu cầu của bài tập 1- SGK?(Hình thức, nội dung) Bản kế hoạch cá nhân được cấu trúc như thế nào? 4. Thực hành: Bài tập 2: ( Gv chia nhóm thực hiện từng yêu cầu của bài tập ) => Trên cơ sở bản KH của HS, GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh, 5. Điều chỉnh, bổ sung: - Lập KH cá nhân để tổ chức cuộc sống một cách khoa học, để làm việc, sinh hoạt, LĐ và học tập có hiệu quả -> Mỗi người rất cần có KH cá nhân. - Lập được KH cá nhân, ta sẽ hình dung trước công việc cần làm, phân bố thời gian hợp lí. Tránh bị động, bỏ sót, bỏ quên các công việc cần làm - Lập KH cá nhân là thể hiện phong cách làm việc KH, chủ động, đảm bảo công việc đạt kết quả tốt. VD: Lập thời gian biểu của một ngày: - Sáng: 06h00 - Đánh răng, rửa mặt 06h10 - Ăn sáng, đi học Từ 07h đến 11h30: Học chính khoá - Chiều: Từ 13h30 đến 16h30: Đến trường học phụ đạo môn Văn Từ 17h đến 18h: Tập thể thao ..... - Kế hoạch cá nhân là dự kiến nội dung, cách thức, hành động và phân bố thời gian để hàon thành một công việc nhất định. VD: - Kế hoạch chủ nhiệm - Tháng 9.2006 - Nội dung của bản KH cá nhân: + Nội dung công việc cần làm + Mục tiêu + Thời gian + Cách thức tiến hành + Dự kiến kết quả => Trong thực tế, một bản KH cá nhân có thể không đầy đủ tất cả các mục trên.( Nhưng phải có Nội dung và thời gian thực hiện ) - Bản KH cá nhân cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Tính KH : Các công việc được sắp xếp theo một hệ thống hợp lí, có trình tự + Tính cụ thể: Cụ thể về nội dung công việc, thời gian thực hiện ... * Ví dụ: Bài tập 1 - SGK ( 229 ) -> Chưa đầy đủ - Hình thức: Chưa đầy đủ kết cấu của một bản KH cá nhân. - Nội dung: Chỉ có thời gian và nội dung công việc chứ chưa có Địa điểm, cách thức thực hiện và kết quả công việc. -> Do vậy chỉ gọi VB đó là Thời gian biểu * Cấu trúc: - Tiêu đề ( Kế hoạch gì ) - Nội dung ( có thể chia làm hai phần ) + Phần 1: Nêu họ tên, nơi làm việc, học tập của người viết...( Nếu viết cho riêng mình thì không cần những mục này ) + Phần 1: Nêu nội dung công việc cần làm, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả cần đạt. - Nhóm 1:Xd bản KH cá nhân về thời gian biểu của một ngày - Nhóm 2: Viết KH cá nhân cho một tuần sinh hoạt và học tập. - Nhóm 3: Viết KH cá nhân cho học kì II. - Nhóm 4: Viết KH cá nhân cho ba tháng hè._
Tài liệu đính kèm: