Giáo án Ngữ văn 10 tiết 72, 73: Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 72, 73: Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt

NHỮNG YÊU CẦU SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

 A. Mục tiêu bài học: Giúp HS

1. Về kiến thức:

 - Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, phong cách ngôn ngữ,.

- Vận dụng được những yêu cầu trên vào việc sử dụng tiếng Việt, vào việc phân tích và sửa chữa lỗi về tiếng Việt

2. Về kĩ năng:

- Sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực ngôn ngữ.

- Sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ

- Phát hiện, phân tích và sửa lỗi về phát âm, về chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ,.

 

doc 10 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1607Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 72, 73: Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 72, 73 Phân môn: Tiếng Việt
Ngày dạy: Thứ 3-3/2/2015- 10A1-TKB tiết 3,4
Tên bài dạy:
NHỮNG YÊU CẦU SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
 A. Mục tiêu bài học: Giúp HS
1. Về kiến thức:
 - Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, phong cách ngôn ngữ,...
- Vận dụng được những yêu cầu trên vào việc sử dụng tiếng Việt, vào việc phân tích và sửa chữa lỗi về tiếng Việt
2. Về kĩ năng:
- Sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực ngôn ngữ.
- Sử dụng sáng tạo, linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi, theo các phép tu từ
- Phát hiện, phân tích và sửa lỗi về phát âm, về chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, về phong cách ngôn ngữ,..
3. Về thái độ:	
	Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Tiến trình bài học:
* Hoạt động 1: Khởi động ( 1p )
1. Ổn định lớp : Sĩ số 
A1
A4
A6
34/34
 2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
*) Lời dẫn: 
*) Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* Hoạt động 2 : Sử dụng đúng các chuẩn mực tiếng Việt.
- GV gọi học sinh đọc ngữ liệu của sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi của từng bài tập?
- HS: đọc văn bản và trả lời.
- GV: Từ việc phân tích ngữ liệu trên , em cho biết sử dụng tiếng Việt về ngữ âm và chữ viết cần đảm bảo những yêu cầu gì? 
- HS: Trả lời, GV kết luận.
- GV: Em hãy phát hiện và chữa lỗi về mặt từ ngữ trong các câu đã cho ở bài tập a, b?
- HS: Lần lượt trả lời
- GV: Vậy khi sử dụng từ ngữ chúng ta cần sử dụng như thế nào? 
- HS: Trả lời, GV kết luận.
Em hãy phát hiện và chữa lỗi về mặt ngữ pháp trong các câu đã cho ở bài tập a?
+ HS: Lần lượt trả lời, GV ghi nhận.
- GV: Em hãy phân tích lỗi sai trong câu đã cho?
- HS: Lần lượt trả lời
- GV: Em hãy đề ra cách sửa lại các câu như thế nào?
- HS: Đề ra cách sửa sai
- GV: Vậy khi viết câu chúng ta cần lưu ý điều gì? 
- HS: Trả lời, GV kết luận.
* Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn học bài.
- Củng cố: HS nêu những yêu cầu về sử dụng ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp.
- Hướng dẫn học bài: HS chuẩn bị cho tiết 2 của bài.
I. Sử dụng đúng các chuẩn mực tiếng Việt.
1. Về ngữ âm và chữ viết:
a. Phát hiện lỗi về ngữ âm và chính tả.
- Giặc/ Giặt ; Dáo / ráo ; Lẽ, đỗi/ lẻ đổi 
b. Từ ngữ địa phương.
Dưng mờ/ Nhưng mà ; Giời/ trời; Bẩu/ bảo; mờ / mà.
* Nhận xét: Chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết : yêu cầu phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, viết chữ theo đúng các quy tắc hiện hành của chữ quốc ngữ.
2. Về từ ngữ:
Chữa lại a:
- Khi ra.....đến phút chót.
- Những ....truyền đạt.
- Số người mắc bệng và chết vì các bệng truyền nhiễm đã giảm dần.
- Những ....mổ mắt mà sẽ được điều trị bằng các thứ thuốc đặc hiệu.
Lựa chọn dùng từ đúng b:
- Yếu điểm( nhược điểm)
- Linh động( sinh động)
* Nhận xét: Chuẩn mực về từ ngữ : yêu cầu dùng từ ngữ theo đúng hình thức, cấu tạo, ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
3. Về ngữ pháp:
a. Phát hiện và chữa lỗi ngữ pháp:
- Thừa từ “ Qua”-> Sửa lại bỏ từ qua hoặc thêm chủ ngữ.
- Thiếu chủ ngữ:-> Sửa thêm CN 
b. Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu sau :
- C1 : Chưa rõ-> Sửa lại : có được ngôi nhà người ta đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn 
- C2,3,4 : đúng 
c. Từng câu trong đoạn văn đều đúng nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất và chặt chẽ:
Có 7 câu cần sắp xếp lại:
- Câu 1: Thuý Kiều ...viên ngoại.
- Câu 2: Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hoà thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ.
- Câu 3: Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời.
- Câu 4: Thuý Kiều là một người phun nữ tài sắc vẹn toàn.
- Câu 5: vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn.
- Câu 6: Còn Thuý Vân có vẻ đẹp đoan trang, thuỳ mị.
- Câu 7: Về tài thì Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân.
- Câu 8: Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.
* Nhận xét: Chuẩn mực về ngữ pháp : yêu cầu đặt câu theo đúng các quy tắc ngữ pháp, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa, sử dụng dấu câu thích hợp và có sự liên kết câu để tạo nên mạch lạc cho văn bản.
Tiết 2 : 
* Hoạt động 1 : Khởi động.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.
* Hoạt động 2 : Sử dụng đúng các chuẩn mực tiếng Việt.
- GV: Chỉ ra và sửa lỗi dùng từ không đúng phong cách trong các câu đã cho?
- HS: trả lời.
- GV: Trong lời nói của nhân vật Chí Phèo, những từ ngữ nào thuộc phong cách ngôn ngữ nói? Các từ ngữ trên có thể dùng trong một lá đơn đề nghị không? Vì sao?
- HS: trả lời, GV ghi nhận.
- Như vậy, ta cần nói và viết như thế nào?
- HS: Trả lời.
4. Về phong cách ngôn ngữ:
a. Hãy phân tích và chữa lại từ dùng không đúng phong cách ngôn ngữ:
Câu 1: Hoàng hôn ...từ được dùng trong PCNN nghệ thuật.
Sửa lại: PCNN hành chính là : buổi chiều.
Câu 2: Hết sức... từ dùng trong khẩu ngữ
Sửa lại : PCNN chính luận: rất, vô cùng.
b. Nhận xét các từ ngữ thuộc phong ngôn ngữ nói trong phong cách NN sinh hoạt ở đoạn văn sau:
“ Bẩm cụ....ở tù”
- Từ xưng hô : Bẩm, cụ, con.
- Thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước đất cắm dùi cũng không có.
- Từ mang sắc thái khẩu ngữ : sing ra, códám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn.
-> Không thể dùng trong đơn đề nghị vì đây là từ ngữ trong văn chương.
Đơn đề nghị thuộc PCNN hành chính.
* Nhận xét: : Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng pc chức năng ngôn ngữ. 
* Hoạt động 3 : Hiệu quả của việc sử dụng từ.
- GV: Gọi 3 HS lên làm ba ý trong SGK, HS dưới lớp chữa bài vào vở.
- HS : chữa bài.
- GV : gọi nhận xét, bổ sung.
- GV : Gọi HS đọc ghi nhớ.
- HS : Đọc bài
II. Hiệu quả của việc sử dụng từ.
1. Câu tục ngữ : “ Chết đứng còn hơn sông quỳ”
- “ Đứng” và “ quỳ” không dùng theo nghĩa đen mà dung theo nghĩa chuyển.
+ Chết đứng : Cái chết hiên ngang.
+ Sống quỳ: Cái sống hèn hạ.
-> Nhân cách phẩm chất của con người.
2. Chiếc nôi xanh, điều hoà khí hậu : đều là những từ chỉ cây cối, cách nói có tính hình tượng.
3. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (HCM) viết: “ Ai ....cứu nước” : Dùng phép đối và phép điệp -> tạo không khí, nhịp điệu .
* Ghi nhớ: SGK.
 * Hoạt động 4 : Củng cố, hướng dẫn học bài.
 - Củng cố : HS nhắc lại những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
 - Hướng dẫn học baì : HS học thuộc ghi nhớ, làm bài tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
Tiết: 75, 76 Phân môn: Đọc văn
Ngày dạy: Thứ 3- 18/2/2015: 10A1, Tiết 3,4-TKB
Tên bài dạy:
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
Đọc thêm:TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG
(Trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)
 A. Mục tiêu bài học: Giúp HS
1. Về kiến thức
* Văn bản 1:
- Hiểu được tính cách cương trực, biểu hiện lòng trung nghĩa của Trương Phi và tình cảm keo sơn gắn bó của những người anh em kết nghĩa ;
- Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích
* Văn bản 2: 
 - Hiểu được tính cách của Tào Tháo và Lưu Bị. 
- Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện giàu kịch tính thông qua cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ của từng nhân vật và chi tiết chọn lọc
 2. Về kĩ năng:
 - Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật..
3. Về thái độ:
- Hồi trống gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.
B. Tiến trình bài học:
* Hoạt động 1: Khởi động ( 2p)
1. Ổn định lớp 
A1
A4
A6
34/34
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Lời dẫn:
* Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* Tiết 1
A. Hồi trống Cổ Thành
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
- GV: Qua chuẩn bị bài ở nhà em hãy nêu vài nét về tác giả?
- HS: Trả lời dựa vào SGK.
- GV: Em hãy nêu vài nét về tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”?
- HS: Trả lời dựa vào SGK: Thời gian ra đời, thể loại, giá trị...
- GV: Đọc phần tóm tắt trong SGK và nêu vị trí đoạn trích.
- HS: Đọc văn bản và trả lời.
A. Hồi trống Cổ Thành
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
-> La Quán Trung (1330? - 1400?), người có những đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh ở Trung Quốc.
2. Tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa":
- Ra đời vào đầu thời Minh.
- Là bộ tiểu thuyết lịch sử dài 120 hồi, kể chuyện về một nước chia ba trong gần 100 năm của Trung Quốc thời cổ ở thế kỉ II, III.
- Tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
3. Tóm tắt tác phẩm: SGK.
4. Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành.
Trích hồi 28 "Chém Sái Dương anh em hòa giải, Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên".
* Hoạt động 3: Đọc văn bản
- GV: Gọi HS đọc văn bản và xác định bố cục.
- HS: Đọc văn bản, xác định bố cục VB gồm 2 phần.
II. Đọc văn bản.
1. Đọc, giải nghĩa từ khó.
2. Bố cục: 2 phần.
- Đoạn 1: Từ đầu . . . “tất cả phải đem theo quân mã chứ" 
à thuật lại việc Quan Công gặp Trương Phi
- Đoạn 2: Còn lại 
à Quan Công chém đầu tướng Tào, giải được hiềm nghi, nghĩa vườn đào lại trọn vẹn.
* Hoạt động 4: Đọc – hiểu văn bản.
- GV: Đưa ra nhận xét về TP.
 - GV: Khi nghe tin QC đưa hai người chọ dâu đến, TP có những hành động như thế nào?
- HS: Tìm các chi tiết trong SGK và trả lời.
- GV: Trước lời thanh minh hộ Quan Công của hai chị dâu và Tôn Càn, Trương Phi có phản ứng gì?
- HS: Không để ý lời thanh minh
- GV: TP đã lập luận ntn để kết tội QC?
- HS: Trả lời dựa vào chi tiết trong SGK.
- GV: Khi đoàn quân Sái Dương xuất hiện, phản ứng của Trương Phi là gì?
- HS: Làm tăng sự nghi ngờ
- GV: Khi biết rõ nỗi oan của anh, thái độ và hành động của Trương Phi như thế nào?
- HS: TP đã khóc, thụp lạy Vân Trường.
- GV: Chốt lại những nội dung quan trọng.
- GV: Trước cách xử sự của Trương Phi, Quan Công có thái độ như thế nào?
- HS: Tìm chi tiết trong SGK và trả lời.
- GV: Quan Công đã dùng những lời lẽ nào để thanh minh? Lời lẽ như thế nào?
- HS: Trả lời.
- GV: Khi Trương Phi ra điều kiện, thái độ của QC là gì?
- HS: QC chấp nhận điều kiện.
- GV: Việc QC chém rơi đầu Sái Dương chỉ sau một hồi trống có ý nghĩa gì?
- HS: Giải tỏa mối nghi ngờ.
- GV: chốt lại nội dung cơ bản.
* Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn học bài.
- Củng cố: HS nhắc lại những nét chính trong tính cách của 2 nhân vật QC và TP.
- Hướng dẫn học bài: HS học bài, chuẩn bị T2 của bài.
III. Đọc – hiểu văn bản.
1. Hình tượng nhân vật Trương Phi:
- Trương Phi là người nóng nảy, bộc trực với quan điểm “Trung thần thà chịu chết không chịu nhục”
- Khi nghe tin Quan Công đưa hai người chọ dâu đến Trương Phi:
 + “chẳng nói chẳng rằngđi tắt ra phía Bắc”
 + “Trương Phi  chạy lại đâm Quan Công.”
-> Thái độ giận dữ, nóng nảy, thiếu bình tĩnh
- Trước lời thanh minh hộ Quan Công của hai chị dâu và Tôn Càn:
+ Không thèm để ý, một mực đòi giết Quan Công
+ Câu nói đầu tiên với Quan Công: “Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa?”
-> Thay đổi cách xưng hô với anh, như với kẻ thù
+ “Mày đã bỏ anh đánh lừa tao?”
-> Kết tội Quan Công phản bội
- Khi đoàn quân Sái Dương xuất hiện:
+ Sự nghi ngờ càng tăng: “bây giờ còn chối nữa thôi”
+ Ra điều kiện dứt khoát với Quan Công: "sau ba hồi trống phải chém đầu tướng giặc".
-> Cương trực, thẳng thắn.
- Khi biết rõ nỗi oan của anh: 
"rỏ nước mắt khóc, sụp lạy Vân Trường”
-> Thái độ phục thiện đúng lúc, biết nhận lỗi sai về mình
=> Là người cương trực, thuỷ chung, tín nghĩa, suy nghĩ đơn giản, nóng nảy nhưng biết nhận lỗi chân thành.
2. Hình tượng nhân vật Quan Công:
- Trước cách xử sự của Trương Phi:
 + “Quan Công giật mình, vội tránh mũi mâu”
 + “Chuyện này đến mà hỏi.” 
-> Hốt hoảng trước sự ngờ vực
 + “Hiền đệ đừng nói như vậy, oan uổng quá.” 
 + “Nếu ta đến bắt em... quân mã chứ !” 
 -> Thái độ nhún mình, độ lượng khi thanh minh trước người em nóng nảy
- Khi Trương Phi ra điều kiện: 
 + “Hiền đệ lòng thực của ta !”
-> Chấp nhận điều kiện của em, không muốn ai hiểu lầm về tấm lòng trung nghĩa của mình.
 + Chém rơi đầu Sái Dương chỉ sau một hồi trống
-> Giải toả mối nghi ngờ, giải oan cho chính mình
=> Con người trung nghĩa,son sắt,giàu nghĩa khí
Tiết 2
* Hoạt động 1 : Khởi động.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
? Phân tích nhân vật Trương Phi trong đoạn trích HTCT ?
3. Bài mới.
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu VB
- GV: Hồi trống này có ý nghĩa gì?
- HS: Nêu ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành.
- GV: Em hãy nêu vài nét về nghệ thuật của văn bản?
- HS: Nêu nghệ thuật.
- GV: Gọi HS nêu chủ đề của văn bản?
- HS: Nêu chủ đề.
- GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
- HS: Đọc bài.
3. Ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành.
+ Biểu dương tính cương trực, ngay thẳng của Trương Phi;
+ Khẳng định lòng trungnghĩa của Quan Công
+ Ca ngợi tình nghĩa vườn đào giữa ba anh em 
+ Hồi trống ca ngợi cuộc đoàn tụ giữa các anh hùng
4. Nghệ thuật
- Tính cách nhân vật nhất quán, xung đột giàu kịch tính.
- Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn
5. Ý nghĩa văn bản
Đề cao tính cách cương trự thẳng thắn của TP và tấm lòng trung nghĩa của Quan Công.
* Ghi nhớ: SGK
* Hoạt động 3: Tìm hiểu chung.
- GV: Gọi HS nêu vài nét về đoạn trích.
- HS: Trả lời dựa vào SGK.
B. Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
I. Tìm hiểu chung.
- Vị trí: Đoạn trích nằm ở hồi 21.
- Tình thế: Ba anh em Lưu, Quan, Trương đang nương náu bên đất Tào, nhẫn nhịn chờ thời.
* Hoạt động 4: Đọc VB
- GV: Gọi HS đọc bài.
- HS: Đọc VB
II. Đọc văn bản.
- Đọc 
- Giải nghĩa từ khó.
* Hoạt động 5: Đọc – hiểu VB
- GV: Hướng dẫn HS phân tích hai nhân vật TT và LB qua đối sánh.
? Mục đích của TT khi mời rượu LB?
? Quan niệm về người anh hùng của TT và LB?
? Nhận xét về hai nhân vật?
- HS: Tìm hiểu hai nhân vật qua hướng dẫn của GV.
- GV: Nhận xét, chốt lại nội dung chính.
- GV: Em hãy nêu vài nét về nghệ thuật của văn bản?
- HS: Nêu nghệ thuật.
- GV: Gọi HS nêu chủ đề của văn bản?
- HS: Nêu chủ đề.
III. Đọc hiểu văn bản.
1. Nhân vật Tào Tháo
2. Nhân vật Lưu Bị
+ Chủ động mời rượu để bàn về anh hùng trong thiên hạ nhằm thăm dò thái độ của Lưu Bị. 
+ Cú trí tuệ sắc sảo, tầm nhìn xa trông rộng nhưng rất tự phụ, kiêu ngạo, nham hiểm, không coi ai đáng là anh hùng (mượn hình ảnh rồng để nói về anh hùng trong thiên hạ). 
+ Hoàn toàn bất ngờ khi Tào Tháo cho người đến mời.
+ Rất khiêm nhường và tỏ ra khôn ngoan khi Tào Tháo hỏi về anh hùng trong thiên hạ ; xử lí tình huống rất thông minh.
=> Lưu Bị đã thắng trong cuộc đấu trí với Tào Tháo.
3. Nghệ thuật
- Khắc hoạ tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, chi tiết giàu kịch tính, tăng sức hấp dẫn của lời kể. 
- Sử dụng hợp lí hình ảnh thiên nhiên để làm rõ tính cách nhân vật.
4. Chủ đề.
Ngợi ca Lưu Bị - một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. 
I. Tìm hiểu chung.
- Vị trí: Đoạn trích nằm ở hồi 21.
- Tình thế: Ba anh em Lưu, Quan, Trương đang nương náu bên đất Tào, nhẫn nhịn chờ thời. 
II. Đọc văn bản.
- Đọc 
- Giải nghĩa từ khó.
* Hoạt động 6: củng cố, hướng dẫn học bài.
- Củng cố: HS nhắc lại những nét chính về nội dung, nghệ thuật của hai VB.
- Hướng dẫn học bài: HS học bài, chuẩn bị cho giờ học sau:
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_25_Nhung_yeu_cau_ve_su_dung_tieng_Viet.doc