Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 34: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 34: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết xét theo các phương diện:

- Phương tiện ngôn ngữ: âm thanh / chữ viết.

- Tình huống giao tiếp: các nhân vật giao tiếp tiếp xúc trực tiếp, có sự đổi vai, phản hồi tức khắc, nhưng người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích (dạng nói) / không tiếp xúc trực tiếp, không đổi vai, có điều kiện lựa chọn, suy ngẫm, phân tích (dạng viết).

- Phương tiện phụ trợ: ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, . (dạng nói) / dấu câu, kí hiệu văn tự, sơ đồ, bảng biểu, . (dạng viết).

- Từ, câu, văn bản: từ khẩu ngữ, câu văn linh hoạt về kết cấu, về kiểu câu, văn bản không thật chặt chẽ, mạch lạc (dạng nói) / từ được lựa chọn, câu và văn bản có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao (dạng viết).

Tích hợp kĩ năng sống

2. Về kĩ năng:

- Những kĩ năng thuộc về hoạt động nói và hoạt động nghe trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ (nói: phát âm, ngữ điệu, phối hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, quan sát người nghe, điều chỉnh lời nói, .; nghe: chăm chú theo dõi, phản ứng lại, đổi vai nói, hồi đáp người nói, .)

- Những kĩ năng thuộc hoạt động viết và hoạt động đọc trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ viết (viết: xác định các nhân tố giao tiếp, lập đề cương, lựa chọn từ ngữ, thay thế từ ngữ, lựa chọn kiểu câu, dùng dấu câu, liên kết câu, .; đọc: đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, đọc hiểu, tóm tắt nội dung .)

- Kĩ năng phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: tránh nói như viết, hoặc viết như nói.

 

doc 7 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 34: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 10A1: Tổng số: Vắng: 
Lớp 10A2: Tổng số: Vắng:
Lớp 10A3: Tổng số: Vắng: 
Tiết 34
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ VIẾT 
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết xét theo các phương diện:
- Phương tiện ngôn ngữ: âm thanh / chữ viết.
- Tình huống giao tiếp: các nhân vật giao tiếp tiếp xúc trực tiếp, có sự đổi vai, phản hồi tức khắc, nhưng người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích (dạng nói) / không tiếp xúc trực tiếp, không đổi vai, có điều kiện lựa chọn, suy ngẫm, phân tích (dạng viết).
- Phương tiện phụ trợ: ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, ... (dạng nói) / dấu câu, kí hiệu văn tự, sơ đồ, bảng biểu, ... (dạng viết).
- Từ, câu, văn bản: từ khẩu ngữ, câu văn linh hoạt về kết cấu, về kiểu câu, văn bản không thật chặt chẽ, mạch lạc (dạng nói) / từ được lựa chọn, câu và văn bản có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao (dạng viết).
Tích hợp kĩ năng sống
2. Về kĩ năng:
- Những kĩ năng thuộc về hoạt động nói và hoạt động nghe trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ (nói: phát âm, ngữ điệu, phối hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, quan sát người nghe, điều chỉnh lời nói, ...; nghe: chăm chú theo dõi, phản ứng lại, đổi vai nói, hồi đáp người nói, ...)
- Những kĩ năng thuộc hoạt động viết và hoạt động đọc trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ viết (viết: xác định các nhân tố giao tiếp, lập đề cương, lựa chọn từ ngữ, thay thế từ ngữ, lựa chọn kiểu câu, dùng dấu câu, liên kết câu, ...; đọc: đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, đọc hiểu, tóm tắt nội dung ...)
- Kĩ năng phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: tránh nói như viết, hoặc viết như nói. 
3. Về thái độ: 
- Có ý thức và thói quen nói và viết thích hợp với từng dạng ngôn ngữ.
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến việc tạo lập và lĩnh hội văn bản; liên quan đến ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; liên quan đến ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 
	- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 
	- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những vấn đề liên quan đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; về sự khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Năng lực tự học, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 - Tư liệu tham khảo: Tiếng Việt thực hành (NXB Giáo dục, 2000)
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
Lập bảng so sánh đặc điểm ngôn ngữ nói và đặc điểm ngôn ngữ viết . Yêu cầu kẻ ra tờ giấy A0 hoặc bảng phụ.
Lập bảng so sánh đặc điểm ngôn ngữ nói và đặc điểm ngôn ngữ viết 
Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ viết
Hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp 
Phương tiện, yếu tố hỗ trợ
Từ ngữ
Câu
Ưu thế 
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: 
1. Tìm từ, cụm từ tương đương với các từ cột bên trái (ngôn ngữ viết) 
Ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ nói
1. Sợ hãi 
2. Tức giận
3. Rất đẹp
4. Lười biếng
5. Đi, chạy
6. Ăn
7. Chết 
1. Lạnh xương sống, vãi linh hồn 
2. Lộn cả tiết, điên tiết 
3. Hết ý, khỏi chê, mê hồn 
4. Lười chảy thây, lười thối thây 
5. Té, phắn, biến, lượn ...
6. Chén, đớp, hốc .... 
7. Nghẻo, toi, toi mạng, hai năm mươi ...
2. Yêu cầu HS điền từ thích hợp: 
Điền những từ thích hợp vào dấu “...” trong đoạn thơ sau : 
1. Mẹ cười ... cha mi 
Chẳng ăn ... cứ đi đánh hoài” - Em Hòa - Tố Hữu 
a. rất giống
b. Thật giống
c. thiệt giống
d. Cả a, b, c đều đúng
a. chi cả
b. chi hết
c. gì cả
d. Cả a, b, c đều đúng
Mẹ cười thiệt giống cha mi 
Chẳng ăn chi cả cứ đi đánh hoài” - Em Hòa - Tố Hữu 	
2. ...là hết chiều em ni đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi	
a. Rứa; b; Thôi; c. Vậy; d. Thế
Rứa là hết chiều em ni đi mãi 
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi
3. - Đằng .... vợ chưa?
- Đằng ....? (nớ, kia, đó)
- ....còn chờ độc lập (mình, tôi, tớ)
Cả lũ cười vang bên ruộng ....(ngô, bắp)
Nhìn ...thôn nữ cuối nương dâu (cô, o, em)
- Đằng nớ vợ chưa?
- Đằng nớ? 
- Tớ còn chờ độc lập 
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu	
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết xét theo các phương diện:
+ Phương tiện ngôn ngữ: âm thanh / chữ viết.
+ Tình huống giao tiếp
+ Phương tiện phụ trợ
+ Từ, câu, văn bản: từ khẩu ngữ, câu , về kết cấu, về kiểu câu, văn bản
- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu về ngôn ngữ nói 
GV cho HS xem video “Chí Phèo đốt quán” trích đoạn trong “Làng Vũ Đại ngày ấy” ghi lại lời thoại các nhân vật trong đoạn video. 
GV trình chiếu ngữ liệu 
I. Tìm hiểu ngữ liệu
1. Ngữ liệu ngôn ngữ nói 
Chí Phèo: Cho nửa lít nữa đây!
Chủ quán: Nhà cháu ít vốn lắm.
Chí Phèo: Mẹ cha mày, mày khinh ông à! Mày sợ ông quỵt hả? Ông còn ối tiền! Tiền ông gửi đằng cụ Bá kia kìa! Mẹ cha mày! Ông đốt cái quán này đi!
Ông giáo: Đừng làm thế, anh Chí! 
Chủ quán: ối! ối giời! ối bà con ơi!
Chí Phèo: Ông đốt tất!
Chủ quán: ối bà con!
Chí Phèo: Ông đốt tất!
Chủ quán: ối bà con! Thằng Chí Phèo đốt quán nhà tôi!ối bà con làng xóm ơi!
2. Ngữ liệu ngôn ngữ viết
“Ở đây phải chú ý ba khâu:
Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta (tôi không muốn dùng chữ “ từ vựng”).
Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta(tôi muốn thay chữ “ngữ pháp”).
 Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn nghệ , chính trị, khoa học, kỹ thuật)”
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Chia lớp thành 4 nhóm
 Yêu cầu HS so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết theo những đặc điểm sau: 
- Hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp
- Phương tiện, yếu tố hỗ trợ
- Từ ngữ, câu.
- Ưu thế
Gọi 1 nhóm bất kì trình bày, các nhóm khác phản biện 
II. Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Bảng so sánh:
Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ viết
Hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp 
- Tiếp xúc trực tiếp 
- Nhân vật giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai.
- Người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ 
- Người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích 
- Không tiếp xúc trực tiếp 
- Nhân vật giao tiếp trong phạm vi rộng lớn, thời gian lâu dài, không đổi vai 
- Người giao tiếp phải biết các ký hiệu chữ viết, qui tắc chính tả, qui cách tổ chức VB.
- Có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ 
Phương tiện, yếu tố hỗ trợ
Sử dụng ngữ điệu rất đa dạng có sự phối hợp giữa âm thanh giọng điệu kết hợp với nét mặt cử chỉ điệu bộ, nét mặt ...
Hệ thống dấu câu, kí hiệu văn tự, hình ảnh minh hoạ, bảng biểu sơ đồ.
Từ ngữ
Đa dạng, nhiều từ khẩu ngữ, từ địa phương tiếng lóng, chêm xen, đưa đẩy....
Mang tính chính xác cao, sử dụng lớp từ phù hợp với từng phong cách ngôn ngữ.
Câu
Câu tỉnh lược, câu rườm rà, có yếu tố dư thừa trùng lặp.
Câu nhiều thành phần được tổ chức mạch lạc chặt chẽ.
Ưu thế 
Sử dụng ngữ điệu và các yếu tố hỗ trợ ngoài ngôn ngữ 
-> tăng cường tối đa sức biểu đạt cho lời nói.
- Ngôn ngữ tự nhiên, giàu sức biểu cảm.
Có sự chuẩn bị 
-> tính chính xác, mạch lạc, chặt chẽ (từ ngữ, diễn đạt, bố cục, sử dụng kí hiệu, đề mục,).
* Lưu ý:
 Phân biệt : Nói và đọc 
 viết và ghi 
- Nói và đọc 
+ Giống: Đều dùng ngôn ngữ âm thanh 
+ Khác: 
Nói: Phát sinh trong hoàn cảnh giao tiếp, ý tưởng, tình cảm, thái độ nảy sinh trong quá trình giao tiếp 
Đọc: Có sẵn văn bản, chuyển thành lời.
- Viết và ghi 
+ Giống: Đều dùng chữ viết 
+ Khác:
Viết: Phát sinh trong hoàn cảnh giao tiếp gián tiếp, ý tưởng, tình cảm nảy sinh thành hoạt động viết 
Ghi: Người nói, người nghe cố gắng chuyển ngôn ngữ âm thanh thành văn bản.
 Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, có hai trường hợp: 
+ Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản 
+ Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày lại bằng lời nói miệng
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học  nêu vấn đề, 
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn
Phân tích đặc điểm ngôn ngữ nói trong đoạn trích “Vợ nhặt” – Kim Lân? 
Các từ ngữ thường gặp trong lời ăn tiếng nói hàng ngày : mấy, có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy, cười tít,
- Miêu tả nhiều cử chỉ điệu bộ (kèm theo lời nói) : đẩy vai, cười (nắc nẻ), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy
- Các từ hô gọi : kìa, này, nhà tôi ơi, đằng ấy,
- Các từ tình thái : có khối đấy, đấy, sợ gì,
Ngoài ra trong đoạn trích các nhân vật tham gia đối thoại trực tiếp nên còn liên tục thay phiên đổi vai cho nhau.
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà:
 - Xem lại các bài làm văn của anh (chị) để phát hiện và sửa các lỗi "viết như nói" (nếu có).
- Tập chuyển đoạn hội thoại ở Bài tập 2 trong SGK (dạng ngôn ngữ nói) thành một đoạn văn thuộc ngôn ngữ viết theo hình thức kể lại diễn biến của cuộc hội thoại.
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) 
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap
- Chuẩn bị bài Ca dao hài hước
+ Tìm hiểu về ca dao hài hước: đặc điểm, phân loại (lấy ví dụ minh họa) 
+ Đọc văn bản trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài 
+ Tìm những câu thơ, ca dao thể hiện chí hướng nam nhi?
(Mình có đầy đủ cả năm học. Bạn nào cần liên hệ hongloantq75@gmail.com) 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_34_dac_diem_cua_ngon_ngu_noi_va.doc