Giáo án Ngữ văn 10 tiết 8-9: Chiến thắng Mtao- Mxây (Trích: “ Đăm Săn” - Sử thi của người Ê- đê ở Tây Nguyên)

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 8-9: Chiến thắng Mtao- Mxây (Trích: “ Đăm Săn” - Sử thi của người Ê- đê ở Tây Nguyên)

Tiết 8-9: CHIẾN THẮNG MTAO- MXÂY

 (Trích: “ Đăm Săn” - Sử thi của người Ê- đê ở Tây Nguyên)

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Nắm được nghệ thuật của sử thi anh hùng về cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả, sử dụng ngôn từ.

 - Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của nó.

 - Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của cá nhân là sự hi sinh phấn đấu cho hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.

B. Phương tiện dạy học:

 - SGK, SGV, thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo về tác phẩm.

C. Phương pháp giảng dạy:

 - Thuyết giảng, phân tích, tổng hợp, phát vấn, gợi mở.

 

doc 7 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 4578Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 8-9: Chiến thắng Mtao- Mxây (Trích: “ Đăm Săn” - Sử thi của người Ê- đê ở Tây Nguyên)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8-9: CHIẾN THẮNG MTAO- MXÂY
 (Trích: “ Đăm Săn” - Sử thi của người Ê- đê ở Tây Nguyên)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS: 
 - Nắm được nghệ thuật của sử thi anh hùng về cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả, sử dụng ngôn từ.
 - Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của nó.
 - Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của cá nhân là sự hi sinh phấn đấu cho hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
B. Phương tiện dạy học:
 - SGK, SGV, thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo về tác phẩm.
C. Phương pháp giảng dạy:
 - Thuyết giảng, phân tích, tổng hợp, phát vấn, gợi mở.
C. Tiến trình tổ chức giờ học:
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi:- Em hày trình bày đặt trưng của tác phẩm VHDG Việt Nam?
 - Trình bày các giá trị cơ bản của VHDG?
 3. Giới thiệu bài mới:
 4. Bài mới:
Hoạt động GV (1)
Hoạt động của HS (3)
Nội dung cần đạt (3):
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
- Nhắc lại khái niệm sử thi? 
- Có mấy loại sử thi?
Ví dụ:
STTT:
 Đẻ đất đẻ nước(Mường), Cây nêu thần (HMông).
STAH:
Xính nhã (Êđê), Dặm noi (BaNa).
- Giá trị của sử thi ĐS?
 Tóm tắt tác pghẩm:
- Tác phẩm gồm 4 phần:
HS ôn lại các khái niệm đã học.
HS đọc phần tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi.
- HS dựa vào SGK trả lời
- Nêu các tác phẩm thuộc thể loại sử thi?
- HS đọc phần tóm tắt trong SGK.
- Trình bày giá trị của tác phẩm?
I. Giới thiệu chung.
 1. Vài nét về sử thi:
 a, Khái niệm:
 - Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có qui mô lớn, sử dụng ngôn từ có vần, nhịp, xây dựng hình tượng nhân vật hoành tráng, nhiều biến cố lớn xảy ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
 b, Các loại sử thi.
 Có hai loai sử thi:
 - Sử thi thần thoại: Giải thích sự hình thành vũ trụ và đời sống con người.
 - Sử thi anh hùng: Ca ngợi sự nghiệp và chiến công của người anh hùng.
2. Sử thi Đăm Săn:
 a, Thể loại: Sử thi anh hùng của dân tộc Êđê
 b, Tóm tắt cốt truyện: (SGK).
 c, Giá trị tác phẩm.
 - Giá trị nội dung: Qua cuộc đời của người tù trưởng Đăm Săn, ta nhận ra hình ảnh của cả bộ tộc Êđê trong buổi đầu xây dựng địa bàn cư trú.
 - Giá trị nghệ thuật: (Sẽ tìm hiểu ở phần tổng kết).
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu theo 4 hiệp của trận đấu.
 + Cảnh khiêu chiến.
 + Cảnh giao chiến.
 + Cảnh chiến thắng.
 + Cảnh ăn mừng chiến thắng.
- Sự xuất hiện và trợ giúp của thần linh có ý nghĩa gì?
Điều này có làm lu mờ tài năng của Đăm Săn không?
- Thần linh can thiệp vào trận chiến, đây là đặc điểm riêng của thể loai sử thi. Chi tiết đó thể hiện quan hệ gần gũi giữa thần linh và con người.
- Chính Đăm Săn là ngườiquyết định chiến thắng vinh quang của mình.
- Nhận xét, so sánh về tính cách của hai nhân vật.
- Nhận xét thái độ của tôi tớ Mtao Mxây đối với Đăm Săn? Ý nghĩa của sự tuân phục ấy?
- Cảnh ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn có ý nghĩa gì? 
- Em hãy nêu các biện pháp nghệ thuật được tác giả dân gian sử dụng trong đoạn trích?
- HS xác định vị trí đoạn trích.
- HS đọc văn bản.
- HS tìm chi tiết miêu tả trận giao đấu quyết liệt giữa hai tù trưởng.
- Tìm những chi tiết miêu tả sự tấn công dũng mãnh của Đăm Săn ? Nghệ thuật được tác giả dâbn gian dùng để miêu tả (cường điệu, phóng đại)?
- HS nêu ý kiến của mình về tính cách của hai nhân vật.
II. Đọc hiểu văn bản.
 1, Vị trí đoạn trích: 
 - Tác phẩm gồm 7 khúc ca, đoạn trích thuộc khúc ca thứ IV.
 - Trước đó Đăm Săn đã chiến thắng tù trưởng Mtao Grư.
 2, Đọc đoạn trích.
 3, Phân tích.
 a, Hình tượng Đăm Săn
 - Ngoại hình:
 + Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang.
 + Đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch.
 + Mình khoát một tấm áo chiến.
Ê Đăm Săn là một tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai.
 - Cảnh Đăm săn khiêu chiến:
+ Đăm Săn thách đấu quyết liệt, tỏ rõ là người có bản lĩnh, tự tin. 
 Ê Hành động đó thể hiện tinh thần thượng võ của chàng.
+ Mtao Mxây: lời lẽ thô lỗ, thái độ hèn nhát, run sợ.
 - Cảnh giao chiến:
 à Hiệp 1:
+ Đăm Săn nhường đối thủ.
 + Mtao Mxây múa khiên trước.
 + Mtao Mxây nói những lời huênh hoang, thái độ hống hách.
+ Đăm Săn thái độ bình tĩnh, thản nhiên.
à Hiệp 2:
+ Đăm Săn múa khiên, tỏ ra tài giỏi hơn hẳn Mtao Mxây.
+ Mtao Mxây hốt hoảng, trốn chạy.
+ Được miếng trầu của Hơ Nhị tiếp sức, Đăm Săn mạnh bạo hẳn lên.
 à Hiệp 3:
+ Đăm Săn múa và đuổi theo kẻ thù.
+ Mtao Mxây tiếp tục chạy trốn.
+ Đăm Săn đâm trúng kẻ thù nhưng áo hắn không thủng.
+ Đăm Săn cầu cứu thần linh.
 à Hiệp 4:
+ Được thần linh giúp sức, Đăm Săn đuổi theo và giết chết kẻ thù.
Ê Trong chiến trận, Đăm Săn là người có phong thái của người anh hùng, tài năng vượt trội.
 Cảnh chiến thắng:
Đăm Săn chiêu dụ tôi tớ của Mtao Mxây:
- Đăm Săn gọi 3 lần đều được dân làng đáp lời:
+ Gõ vào một nhà.
+ Gõ vào ngạch.
+ Đập vào phênh tất cả các nhà trong làng.
Ê Số lần gọi, đáp của Đăm Săn với dân làng có ý nghĩa diễn tả lòng mến phục, thái độ hưởng ứng của dân làng đối với hành động của Đăm Săn.
Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng:
- Rượu 7 ché, trâu 7 con, lợn thiến 7 con để dâng thần linh. 
 Ê Có ý nghĩa thể hiện sự giàu có, niềm vui sướng của dân làng. Chiến thắng của Đăm Săn có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của cộng đồng.
 b, Nghệ thuật
- Bằng bút pháp nghệ thuật so sánh, phóng đại, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, cuộc chiến được miêu tả với khí thế dữ dội, hào hùng. Ở đó, tù trưởng Đăm Săn hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ, mang khí phách của một vị anh hùng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học.
HS tổng kết bài học.
III- Tổng kết:
 1. Nội dung:
 - Ca ngợi chiến công của người anh hùng. Thể hiện quan niệm sống, ước mơ, hoài bão của người xưa.
 2. Nghệ thuật: 
 - Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu. Phép so sánh và phóng đại được sử dụng có hiệu quả. Đoạn trích thể hiện được những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi.
5. Củng cố:
 HS cần ghi nhớ:
 - Những chi tiết diễn tả vẻ đẹp của tù trưởng Đăm Săn.
 - Nghệ thuật của sử thi.
6. Dặn dò: 
 - Làm các bài tập ở bài học Văn Bản.
7. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docngu_van_10 (20).doc