Giáo án Ngữ văn 10 tiết 89: Chí khí anh hùng (Trích: Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 89: Chí khí anh hùng (Trích: Truyện Kiều- Nguyễn Du)

CHÍ KHÍ ANH HÙNG

(Trích: Truyện Kiều- Nguyễn Du)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Qua nhân vật Từ Hải, hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du

 - Nắm được đặc trưng nghệ thuật trong việc tả nhân vật anh hùng của Nguyễn Du.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

- Ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí phi thường.

- Sáng tạo đặc săc trong việc xây dựng hình tượng anh hùng Từ Hải.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc- hiểu thơ trữ tình.

- Biết cảm thụ và phân tích những câu thơ hay.

3. Phương tiện:

 - Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án cá nhân, tài liêu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập.

 - Chẩn bị của HS: SGK, vở ghi, vở bài tập.

 

docx 4 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 3513Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 89: Chí khí anh hùng (Trích: Truyện Kiều- Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 89
Ngày soạn: 01/4/2016
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
(Trích: Truyện Kiều- Nguyễn Du)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 - Qua nhân vật Từ Hải, hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du
 - Nắm được đặc trưng nghệ thuật trong việc tả nhân vật anh hùng của Nguyễn Du.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức: 
- Ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí phi thường.
- Sáng tạo đặc săc trong việc xây dựng hình tượng anh hùng Từ Hải.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng đọc- hiểu thơ trữ tình.
- Biết cảm thụ và phân tích những câu thơ hay.
3. Phương tiện:
 - Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án cá nhân, tài liêu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập.
 - Chẩn bị của HS: SGK, vở ghi, vở bài tập.
 II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: (0 phút)
2. Bài mới: (43 phút)
 Trong đời Kiều có nhiều cuộc chia tay: Chia tay đột ngột với Kim Trọng khi tình đầu vừa chớm nở; chia tay Thúc Sinh trong tâm trạng cô đơn, đầy dự cảm không lành. Trong đoạn trích ngày hôm nay chúng ta học tác giả cũng đề cập đến cảnh chia tay, đó là cảnh chia tay giữa Kiều và Từ Hải để chàng ra đi thực hiện nghiệp lớn. Vậy tại sao nhà biên soạn lại đặt tên cho đoạn trích này là “Chí khí anh hùng” mà không phải “Từ Hải chia tay Thuý Kiều”? Tiết học ngày hôm nay cô, trò mình sẽ cùng tìm hiểu và làm sáng tỏ nội dung này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho hs.
H: Em hãy xác định vị trí và nêu nội dung chính của đoạn trích?
HS: Làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, chốt ý:
- Vị trí đoạn trích: Câu 2213 – 2230
- Nội dung đoạn trích nói về việc Từ Hải dứt áo ra đi để lập sự nghiệp anh hùng.
Hoạt động 2: Đọc, chia bố cục văn bản.
GV gọi 1 HS đọc diễn cảm văn bản. 
GV nhận xét, hướng dẫn HS cách đọc cho đúng tinh thần đoạn trích: giọng đọc chậm rãi, hào hùng thể hiện sự khâm phục, ngợi ca.
GV lưu ý HS phần chú giải từ khó trang 113. 
H:Theo em nên chia đoạn trích này thành mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
HS:Làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, chốt:
- P1: 4 câu thơ đầu→ Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thúy Kiều sau nửa năm chung sống
- P2: 12 câu thơ tiếp→ Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải – tính cách anh hùng của Từ
- P3: 2 câu cuối: Hình ảnh Từ Hải dứt áo ra đi.
GV chuyển ý: Để hiểu rõ hơn về chí khí anh hùng trong con người Từ Hải cô trò mình sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể tác phẩm.
Hoạt động 2: Phân tích, cắt nghĩa văn bản.
GV Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận nội dung của GV đưa ra , thời gian thảo luận (4 phút).
Nhóm 1: Tìm hiểu 4 câu thơ đầu thông qua một số gợi ý câu hỏi của GV:
- Từ Hải ra đi trong hoàn cảnh nào?
- Hình ảnh Từ Hải ra đi hiện lên qua những từ ngữ, hành động, hình ảnh nào trong 4 câu thơ trên?
Hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày.
GV nhận xét, phân tích và bình giảng lại nội dung chính 4 câu thơ. Liên hệ mở rộng.
Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung 12 câu thơ tiếp theo theo gợi ý câu hỏi của GV:
- Mong muốn của Kiều khi Từ Hải quyết tâm ra đi?
- Từ Hải có đáp lại mong muốn của Kiều không?
- Từ Hải đã hứa những gì với Kiều?
- Chú ý những cụm từ quan trọng.
Nhóm cử đại diện lên trình bày.
GV nhận xét, phân tích và bình giảng lại nội dung chính 12 câu thơ 
Nhóm 3: Tìm hiểu nội dung 2 câu thơ cuối thông qua gợi ý của GV.
- Chú ý hành động nhân vật.
- Chú ý hình ảnh cánh chim bằng.
- Thông qua hành động và hình ảnh đấy cho chúng ta thấy điều gì?
Nhóm cử đại diện lên trình bày.
GV nhận xét, phân tích và chốt ý.
Cho hs sử dụng phiếu học tập
HS trả lời vào phiếu học tập trong vòng 5 phút. Hết thời gian gv thu phiếu học tập nhận xét, giải đáp án.
H: Đoạn trích nói về cuộc chia tay nhưng vì sao nhà biên soạn không lấy nhan đề là “Từ Hải chia tay Thúy Kiều” mà đặt là “ Chí khí anh hùng”.
GV chuyển ý: Một trong những đóng góp hết sức quan trọng để xây dựng thành công hình tượng người anh hùng xuất chúng hơn người không thể không kể đến yếu tố nghệ thuật.
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đoạn trích?
HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
GV nhận xét, chốt ý trên bảng phụ
H: Thông qua hình tượng nhân vật Từ Hải tác giả muốn gửi gắm điều gì?
HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
GV nhận xét, chốt ý trên bảng phụ.
Hoạt động 4: Tổng hợp, đánh giá chung.
GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK
Hoạt động 5: Hướng dẫn học làm trắc nghiệm.
GV trình chiếu một số câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến thức.
Hs quan sát và trả lời nhanh
Câu 1: Lời nói nào của Từ Hải bộc lộ rõ nhất lí tưởng anh hùng?
a. “Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” 
b. “Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường”.
c. “Quyết lời dứt áo ra đi
 Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
d. Cả a, b và c.
Câu 2: Cách hiểu nào chính xác nhất về từ “mặt phi thường” trong câu thơ “Làm cho rõ mặt phi thường”?
 a. Một con người xuất chúng, diện mạo hơn người.
 b. Làm những việc có ích cho xã hội.
 c. Có ý chí làm được những việc gian khó.
d. Cá tính mạnh mẽ, tinh thông võ nghệ
Câu 3: Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du là:
 a. Hoàn toàn sáng tạo, không dựa theo bất kì khuôn mẫu nào.
b. Giữ lại những nét tính cách của Từ Hải trong “Kim Vân Kiều truyện”.
c. Miêu tả theo bút pháp lí tưởng hoá, dùng những hình ảnh ước lệ.
d. Miêu tả theo bút pháp hiện thực, cá tính được thể hiện đậm nét.
I. Tìm hiểu chung:
1. Vị trí đoạn trích
2. Nội dung đoạn trích
3. Bố cục: có 3 phần
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Nội dung
a. Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thúy Kiều: (4 câu thơ đầu)
- Hoàn cảnh chia tay: Hai người đang có cuộc sống vô cùng hạnh phúc, êm ấm.
- Hình ảnh Từ Hải ra đi: Tư thế ra đi hiên ngang, thái độ dứt khoát, sẵn sàng lên đường quyết lập nên sự nghiệp lớn.
=> Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của khát vọng công danh lớn, không chấp nhận sự gò bó trong khuôn khổ.
b. Lời đối thoại của Kiều và Từ Hải: (12 câu tiếp theo)
b1. Lới của Kiều: (2 câu đầu)
Ý thức được bổn phận người vợ, muốn đi theo để chia sẻ, gánh vác những khó khăn cùng chồng.
B2. Lời của Từ Hải: (10 Câu còn lại)
Đáp lại lời của Kiều: 
- Lời lẽ trách móc: 
- Không chấp nhận yêu cầu với lí do: công danh sự nghiệp chưa có, sẽ làm cả hai thêm khổ.
- Hứa với Thúy Kiều: chờ một năm, khi tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường sẽ về đón Kiều.
=> Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, chí khí lớn mà còn rất tự tin vào tài năng của mình.
c. Từ Hải dứt áo ra đi: (2 câu thơ cuối)
- Hành động: thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí.
- Hình ảnh ẩn dụ: cánh chim bằng thể hiện khát vọng xây dựng sự nghiệp lớn và khát vọng tự do.
=> Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du 
2. Nghệ thuật
- Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, theo lối văn học cổ trung đại rõ nét.
- Lời đối thoại trực tiếp bộc lộ tính cách tự tin đầy bản lĩnh.
- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh người anh hùng – hình mẫu nhân vật lí tưởng của Nguyễn Du
3. Ý nghĩa văn bản
Nguyễn Du đã lí tưởng hóa người anh hùng Từ Hải để kì thác cả ước mơ, hoài bão, khát vọng tự do và công lí của chính bản thân mình.
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ ( sgk/ 114)
IV. Luyện tập.
3. Hướng dẫn học sinh học bài ỏ nhà: (2 phút)
- Về học thuộc lòng baig thơ, nắm vững kiến thức.
- Chuẩn bị bài mới: “Thề nguyền” – Nguyễn Du.
 RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxChi_khi_anh_hung.docx