Giáo án Ngữ văn 10 - Trường THPT Quang Bình

Giáo án Ngữ văn 10 - Trường THPT Quang Bình

Tiết 10

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG

VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ

( Truyền thuyết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức:

- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua tỡm hiểu 1 cõu chuyện cụ thể.

- Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện.

 2. Kĩ năng:

Rèn luyên kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng những ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết.

 3. Thái độ:

Giáo dục lòng yêu nước, ý thức đề cao cảnh giác trước kẻ thù

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của GV:

 Sưu tầm tài liệu có liên quan đến truyền thuyết An Dương Vương.

 2. Chuẩn bị của HS:

 Soạn bài theo câu hỏi, tìm hiểu về thể loại truyền thuyết, sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học, lễ hội đền Cổ Loa.

 

doc 331 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1259Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Trường THPT Quang Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày so¹n:	
Líp d¹y:10 A3 - Ngµy d¹y:............ SÜ sè:......... V¾ng:..........................................
Líp d¹y: 10A5 - Ngµy d¹y:............ SÜ sè:......... V¾ng:..........................................
Tiết 10
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG
VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ
( Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua tỡm hiểu 1 cõu chuyện cụ thể.
- Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện.
 2. Kĩ năng:
Rèn luyên kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng những ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết.
 3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu nước, ý thức đề cao cảnh giác trước kẻ thù
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: 
 Sưu tầm tài liệu có liên quan đến truyền thuyết An Dương Vương.
 2. Chuẩn bị của HS: 
 Soạn bài theo câu hỏi, tìm hiểu về thể loại truyền thuyết, sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học, lễ hội đền Cổ Loa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV: Kiểm tra vở soạn? Thế nào là truyền thuyết? Kể tên những TT đó học?
3. Bài mới 
 Xưa nay thắng lợi mà dựa vào vũ khí đơn thuần khiến con người sinh ra lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Thất bại đắng cay làm cho kẻ thù nảy sinh mưu sâu, kế độc. Đấy cũng là những nguyên nhân trả lời câu hỏi vỡ sao ADV mất nước. Để thấy rõ chúng ta tìm hiểu truyền thuyết.
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
G y/c HS quan sỏt phần tiểu dẫn và cho biết phần tiểu dẫn trỡnh bày mấy nội dung?
H : 2 ND
+ Đặc trưng cơ bản của TT
+ Cõu chuyện làng Cổ Loa.
? TT có những đặc trưng gỡ? Vậy TT cú phải là lịch sử không? Điểm khác?
? Đoạn 2 của phần tiểu dẫn thông tin cho các em điều gỡ?
? Truyền thuyết ADV có xuất xứ từ đâu? Được sưu tầm khi nào? Ngoài bản kể này em cũn biết bản kể nào khác không?( có 3 bản: bản 2 là “ Thuc kỉ ADV” trong “ Thiên Nam ngữ lục” bằng văn vần; bản 3 là “MC- Trọng Thuỷ”(ngọc trai, giếng nước) truyền thuyết đồn đại ở vùng Cổ Loa.
- H trả lời
- G định hướng
Hoạt động 2
G gọi 2 HS đọc bài→gọi HS khác nhận xét cách đọc→G bổ sung.
- Yêu cầu học sinh giải thích một số từ: Việt Thường, trai giới, ngọc thạch.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần là gỡ?
? Trong văn bản có mấy nhân vât xuất hiện? Ai là nhân vật chính ? Theo em nên phân tích văn bản theo hướng nào ?
? Căn cứ vào nội dung văn bản hãy cho biết vua ADV đó làm những công việc trọng đại nào ?
? Quá trình xây thành của ADV được miêu tả ra sao ?
? Em cú nhận xét về quá trình xây thành của ADV? Qua đó em thấy ADV là người ntn?
? Tác giả dân gian thể hiện thái độ của ND đối với ADV?
? Sau khi xây thành xong, ADV đó yờn trớ chưa? Chi tiết nào thể hiện? ý nghĩa?
? Quá trình giữ nước của ADV được thể hiện như thế nào?
? Vì sao ADV chiến thắng TĐ?
I. Tìm hiểu chung.
1. Thể loại.
- Đặc trưng của truyền thuyết:
+ Sự kiện, nhân vật có liên quan đến lịch sử.
+ Vừa thần bí, vừa thấm đẫm cảm xúc đời thường ( hư cấu, tưởng tượng)
2. Tác phẩm
- Làng Cổ Loa- giới thiệu:
+ Di tích LS Cổ Loa.
+ ND truyền thuyết thành Cổ Loa
- Xuất xứ: Tích truyện “ Rùa Vàng” trong tác phẩm “ Lĩnh Nam chính quái”( những câu chuyện ma quái ở phương Nam) bằng chữ hán do Vũ Quỳnh và Kiều Phú sưu tập và biên soạn.
- Cuối thế kỉ 15
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc – Chú thích
2. Bố cục: 3 đoạn
- Đ1: Từđầu ->xin hoà: miêu tả quá trỡnh ADV xõy thành, chế nỏ, bảo vệ đất nước.
- Đ2: Tiếp→ xuống biển: cảnh nước mất, nhà tan.
- Đ3: Cũn lại: kết cục bi thảm của Trọng Thuỷ, hỡnh ảnh ngọc trai, giếng nước. 
3. Phân tích
3.1. Nhân vật An Dương Vương.
a.Xây thành, chế nỏ chiến thắng Triệu Đà.
* Quá trình xây thành (dựng nước)
-Thành đắp tới đâu lại lở tới đó.
-Lập đàn cầu đảo, giữ mỡnh trai giới.
- Được sự giúp đỡ của rùa vàng→ xây xong
→ dựng nước quả là khó khăn, gian nan, vất vả
→ ADV: kiên trì, quyết tâm, không nản trí, không sợ khó khăn, dồn hết tâm huyết cho việc xõy thành.
- Hình ảnh Rùa vàng.
+ Yếu tố thần kì: lí tưởng hoá việc xây thành; sự nghiệp dựng nước của ADV là chính nghĩa phù hợp với lũng người, được thần linh giúp.
→Thái độ: ngưỡng mộ, ngợi ca công lao dựng nước của ADV.
* Lo giữ nước:
+ Nếu cú giặc ngoài thỡ lấy gỡ mà chống
->Ý thức trách nhiệm của người đứng đầu
->Tinh thần cảnh giác cao độ
+ Tự chế vũ khí.
+ Chiến thắng Triệu Đà.
→Nguyên nhân chiến thắng: thành ốc kiên cố, có nỏ thần, tầm nhìn xa trụng rộng sẵn sàng đánh giặc.
→ ADV: xứng đáng là một anh hùng, 1 ông vua anh minh sáng suốt, cảnh giác và có trách nhiệm→ được tôn vinh.
→ Bài học: Dựng nước phải đi liền với giữ nước ( dựng nước đã khó, giữ nước lại càng khó hơn)
4.Củng cố và luyện tập: 
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua tìm hiểu 1 câu chuyện cụ thể.
- Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện.
5. Hướng dẫn HS tự học :
Học và hoàn thành BT.
Soạn : Lập dàn ý bài văn tự sự
Ngày so¹n:	
Líp d¹y:10 A3 - Ngµy d¹y:............ SÜ sè:......... V¾ng:..........................................
Líp d¹y: 10A5 - Ngµy d¹y:............ SÜ sè:......... V¾ng:..........................................
Tiết 11
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG
VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ
( Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua tỡm hiểu 1 cõu chuyện cụ thể.
- Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện.
 2. Kĩ năng:
 Rèn luyên kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng những ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết.
3. Thái độ:
 Giáo dục lòng yêu nước, ý thức đề cao cảnh giác trước kẻ thù
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: 
 Sưu tầm tài liệu có liên quan đến truyền thuyết An Dương Vương.
 2. Chuẩn bị của HS: 
 Soạn bài theo câu hỏi, tìm hiểu về thể loại truyền thuyết, sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học, lễ hội đền Cổ Loa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV: Kiểm tra vở soạn? Thế nào là truyền thuyết? Kể tên những TT đó học?
3. Bài mới 
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung cần đạt
G dẫn dắt: Song bao giờ cũng vậy, thắng lợi dễ dàng thường khiến con người sinh ra chủ quan khinh địch. Thất bại đắng cay làm cho kẻ thù nảy sinh những mưu sâu kế độc, đấy cũng là nguyên nhân dẫn đến cảnh mất nước.
? Vì sao ADV nhanh chúng thất bại thờ thảm khi TĐ đưa quân xâm lược lần 2?
Bài học nghiêm khắc và muộn màng ADV rút ra được khi nào? Vua đó cú hành động gì? Ý nghĩa của hđộng ấy ?
? Em cú suy nghĩ gỡ về chi tiết này? So sỏnh với hỡnh ảnh Thỏnh Giúng về trời em thấy thế nào?
? Em rút ra bài học gì về việc mất nước của ADV?
G chuyển ý: không chỉ có một mình ADV sai lầm, để mất nước. Liên quan đến việc này còn có nhiều nhân vật khac, những câu chuyện éo le, bi thảm nhất
? Em có nhận xét gì về nhân v`MC?( Xột trong mối quan hệ gia đỡnh và quốc gia)Chi tiết nào trong văn bản thể hiện điều đó?
? Kết cục của MC là gỡ ? Theo em lời kết tội của Rùa vàng có nghiêm khắc quá không?
? Tại sao MC chết người xưa lại để cho máu nàng hoá thành ngọc trai, xác nàng hoá thành ngọc thạch ? Hư cấu như vậy người xưa muốn bày tỏ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật và muốn nhắn gửi điều gì với thế hệ trẻ muôn đời sau ?
G nêu ý kiến thảo luận : Nêu quan điểm của em về 3 ý kiến sau :
H trao đổi thảo luận, phản bác, CM ý kiến của mình→ G định hướng.
? Cái chết của TT nói lên điều gì ?
? Cú ý kiến cho rằng hình ảnh ngọc trai-giếng nước là biểu hiện tượng trưng của một tình yêu chung thuỷ. ý kiến của em ?
HS thảo luận
GV định hướng suy nghĩ đúng
? Từ những điều đó hãy cho biết đâu là cốt lõi lịch sử, đâu là y/t thần kì hóa
? Những bài học ls cần rútt ra qua truyền thuyết ?
? Đặc sắc NT ?
HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3
? Sưu tầm một số bài thơ viết về MC- TT.
	Hoạt động 4
3. Phân tích
3.1. Nhân vật An Dương Vương.
b. Bi kịch mất nước, nhà tan.
* Nguyên nhân phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng.
+ Đầu tiên qđịnh nhận lời cầu hoà của TĐ( thực chất vờ hoà)
+ Nhận lời gả con gái cho Trọng Thuỷ.
+ Cho phép TT ở rể trong Loa thành( tự do đi lại, không giám sát, đề phũng) tạo đk cho kẻ thù- nội gián.
+ Giặc đến điềm nhiên ngồi đánh cờ...
→ Không nhận ra dã tâm nham hiểm, quỷ quyệt của kẻ thù, lơ là mất cảnh giác, chủ quan khinh địch, không lo phòng bị→ mất nước
( Xét cho cùng ADV thua là do mưu sâu, kế hiểm của TĐ)
* Tỉnh ngộ:
+ Tiếng thột: Kim Quy
+ Rút kiếm chém MC→ đứng về phía công lí
→ đứng trên quyền lợi dân tộc thẳng tay trừng trị kẻ có tội cho dù đó là đứa con lá ngọc cành vàng. Đây là một sự lựa chọn quyết liệt giữa một bên là nghĩa nước, một bên là tình nhà. ADV đó để cái chung lên cái riêng. Vì vậy trong lòng nhân dân, ADV không chết mà mới đi vào cõi bất tử.
+ Cầm sừng tê bẩy tấc đi xuống biển.
( So với hình ảnh Thánh Gióng về trời thỡ ADV khụng rực rỡ hoành trỏng bằng. Bởi lẽ bờn cạnh là người có công, ADV cũn là người có tội- đó để mất nước. 1 người mà ta phải ngước mắt lên mới nhìn thấy. 1 người ta phải cúi xuống thăm thẳm mới nhìn thấy. Đây cũng là thái độ của tác giả dân gian đối với từng nhân vật)
→ Bài học: Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù, không chủ quan khinh thường trước bất cứ hoàn cảnh nào.
3.2. Nhân vật Mị Châu
- Đối với gia đỡnh: ngõy thơ, trong trắng, nhẹ dạ, cả tin, hết lũng vỡ chồng.
+ Cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, khiến bảo vật giữ nước bị đánh tráo mà hoàn toàn không biết.
+ Bị giặc đuổi: đánh dấu đường cho TT lần theo→ chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân.
- Quốc gia, dõn tộc:
Có tội: làm lộ bí mật quốc gia→mất nước;đẩy cha đến chỗ chết.
- Kết cục: bị kết tội là giặc, bị vua cha chém chết.
→ Quá trình dựng nước và giữ nước của ADV vô cùng khó khăn vất vả. Là một công chúa lẽ ra MC phải thấu hiểu điều đó. Nhưng vỡ tỡnh cảm riêng tư mà MC quên đi trách nhiệm của một người con đối với cha, 1 bề tôi đối với đất nước. Do đó tội chém đầu là phải, không oan ức gì.Như vậy lời kết tội là tiếng nói sáng suốt và nghiêm khắc của công lí, của ND đối với MC.
+ Hóa thân: máu-> ngọc trai, xác-> ngọc thạch ( thủ pháp nghệ thuật truyền thống: độc đáo, sáng tạo)
→ Sự bao dung độ lượng, niềm cảm thông đối với người con gái ngây thơ, trong trắng do vô tỡnh nhẹ dạ mà mắc tội với non sụng chứ nàng khụng phải là người chủ ý.
→ Truyền thống cư xử thấu tình đạt lí của ND ta.
→ Bài học: luôn luôn đặt quan hệ riêng, chung cho đúng mực( phải đặt quyền lợi của dân tộc, đất nước lên trên quyền lợi cá nhân, gia đình)
3. Nhân vật Trọng Thuỷ
- Trọng Thuỷ:
+ Một tên gián điệp nguy hiểm, 1 người chồng nặng tình với vợ.
+ Một nvật truyền thuyết với mâu thuẫn phức tạp( vừa là kẻ thù- vừa là nạn nhân)
+ Một người con bất hiếu, 1 người chồng lừa dối, 1 người rể phản bội- kẻ thù của ND Âu Lạc.
→ TT- 1 trong những nhõn vật truyền thuyết phức tạp, mõu thuẫn:
+ Thời kì đầu: TT đóng vai trũ là một tờn giỏn điệp theo lệnh của vua cha sang làm rể→ điều tra bí mật.
+ Thời gian ở Loa Thành: lừa MC để thực hiện âm mưu, chính sự chủ quan lơ là mất cảnh giác của ADV, sự ngây thơ cả tin, toàn tâm toàn ý ...  kiếp đoạn trường phũ phàng, nghiệt ngã không biết kéo dài đến tận bao giờ :
Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
"Giật mình" mới là ý thức lần đầu, nhưng mình ngẫm lại/thương mình/xót xa thì lại khác. Tâm trạng thảng thốt của Kiều đã diễn ra rất nhiều lần. Nhịp thơ hai câu đầu đều nhưng day xiết. Mỗi từ dường như cũng trĩu nặng, trầm lắng. Sau phút giật mình ấy, câu thơ như để lại một khoảng trống của một tiếng thở dài.
Giật mình vì hiện tại nhục nhã, đớn đau, Thuý Kiều lần tưởng về quá khứ. Nhưng không thể được, hiện tại vẫn cứ níu giữ, vẫn cứ đối lập, vẫn bám riết một cách quyết liệt và gớm ghê. Quá khứ được nhắc đến trong câu thơ "Khi sao phong gấm rủ là" thì hiện tại lại ập đến trong ba câu tiếp đó :
 Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
 Mặt sao dày gió dạn sương,
 Thân sao bướm chán ong chường bấy thân ?
Quá khứ đẹp tươi nhưng đang bị nghiền nát bởi hiện tại phũ phàng. Đoạn thơ dùng nhiều từ sao vừa để nghi vấn, vừa luyến láy trong hình thức điệp, kết hợp với liên tiếp các thành ngữ chéo : dày gió dạn sương, bướm chán ong chường làm cho đoạn thơ có một giọng điệu riêng, âm hưởng đay nghiến thấm vào từng chữ, từng nhịp câu thơ.
Những câu thơ tiếp, Nguyễn Du tả cảnh cuộc sống ở lầu xanh. Đó là cuộc sống phong trần có cả cầm, kì, thi, hoạ : 
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.
Lại có cả phong, hoa, tuyết, nguyệt : 
Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Thật mỉa mai, chua chát. Cuộc sống ở lầu xanh được trang hoàng bởi cái vẻ bề ngoài vô cùng trang nhã, có đủ thứ của cuộc sống đài các, cao sang. Nhưng dù có nguỵ trang khéo léo đến mức nào, nó cũng không thể che đậy nổi cái bản chất nhơ nhớp, bẩn thỉu bên trong. Đoạn thơ cũng đồng thời hướng vào tâm trạng Thuý Kiều. Sống cuộc sống lầu xanh, Kiều phải tách mình thành hai nửa. Một con người giả tạo, sống để vui gượng, ngẩn ngơ và một con người thực, sống để xót xa mỗi lúc canh tàn. Nỗi sầu của lòng người lan toả sang cảnh vật. Nguyễn Du đã sáng tạo một câu thơ có giá trị khái quát "quy luật muôn đời" về sự kết hợp giữa ngoại cảnh và tâm cảnh :
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ?
Vì cái lí lẽ đó mà cảnh vật ở những câu thơ trên vắng lạnh, u buồn và rợn ngợp. Nó góp phần khắc sâu hơn nỗi đau đớn của nàng Kiều khi phải sống trong cảnh nhục nhã ê chề. 
Khi gió tựa hoa kề, khi lại cung cầm thi hoạ, lúc nào nỗi đau cũng dâng đầy trong lòng nàng. ý thức về nhân phẩm bị giày xéo đã khiến nàng không thể nguôi quên nỗi nhục ấy. Hai từ "đòi phen" được lặp lại trong tám câu thơ càng thể hiện rõ hơn tâm trạng ấy. Nỗi đau thường trực trong nàng, không giây phút nào nàng không bị dằn vặt, xót xa.
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa.
Không chỉ những lúc phải tiếp khách làng chơi, cả những lúc tưởng thanh nhàn với những thú vui tao nhã, nàng vẫn không hết tủi nhục. Bởi dù sao, đó vẫn chỉ là cuộc sống ô nhục chốn lầu xanh. Vậy nên :
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó, mặn mà với ai ?
Vui gượng để sống qua ngày, để được yên thân với lũ đầu trâu mặt ngựa. Nàng đã từng cố gắng để thoát ra khỏi cuộc sống ấy nhưng không được. Chết cũng không thể bởi Đạm Tiên đã báo mộng, kiếp đoạ đày của nàng chưa thể chấm dứt. 
Những từ ngữ như "khi sao", "giờ sao", "mặc người", "đòi phen", "cảnh nào" được đặt ở đầu các câu thơ đã thể hiện rõ tính chất than thân của đoạn thơ, đó là "nỗi thương mình". Những tâm trạng ấy của nàng Kiều làm toát lên vẻ đẹp trong sáng trong tâm hồn nàng. Chính vì thế mà dù sau mười lăm năm lưu lạc với hai lần bị đẩy vào lầu xanh, nàng vẫn được chàng Kim trân trọng như thuở nào :
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục được mình ấy vay ?
ở đoạn trích này, dù đau đớn, xót xa, lời an ủi đối với Thuý Kiều vẫn chỉ là vô vọng. "Nỗi thương mình" trong trường hợp ấy còn nhân lên đến nhiều lần. Cũng như ở đoạn Trao duyên, hay đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích, đoạn thơ này vẫn tiếp tục là sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với Thuý Kiều ; đồng thời nó cũng là sự thành công tuyệt vời của tác giả trong nghệ thuật miêu tả nội tâm.
Đề 2: Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả. Hãy phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng ” trích Truyện Kiều – Nguyễn Du để làm sáng tỏ điều đó. 
Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm, trước hết là một anh hùng cái thế, đầu đội trời chân đạp đất. Khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vì trọng Kiều như một tri kỉ. Nhưng khi kết duyên cùng Kiều, Từ thực sự là một người đa tình. Song dẫu đa tình, Từ không quên mình là một tráng sĩ. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa đất trời cao rộng. Từ Hải là một bậc anh hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt được mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế, tuy khi đang sống với Kiều những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúc nhưng Từ không quên chí hướng của bản thân. Đương nồng nàn hạnh phúc, chợt "động lòng bốn phương", thế là toàn bộ tâm trí hướng về "trời bể mênh mang", với "thanh gươm yên ngựa" lên đường đi thẳng.
Không gian trong hai câu thứ ba và thứ tư (trời bể mênh mang, con đường thẳng) đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hải. 
Tác giả dựng lên hình ảnh "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong" rồi mới để cho Từ Hải và Thuý Kiều nói lời tiễn biệt. Liệu có gì phi lôgíc không ? Không, vì hai chữ "thẳng giong" có người giải thích là "vội lời", chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới nói thì vô lí. Vậy có thể hình dung, Từ Hải lên yên ngựa rồi mới nói những lời chia biệt với Thuý Kiều. Và, có thể khẳng định cuộc chia biệt này khác hẳn hai lần trước khi Kiều từ biệt Kim Trọng và Thúc Sinh. Kiều tiễn biệt Kim Trọng là tiễn biệt người yêu về quê hộ tang chú, có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm mà phải xa cách. Khi chia tay Thúc Sinh để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được làm vợ lẽ, hi vọng gặp lại rất mong manh vì cả hai đều biết tính Hoạn Thư, do đó gặp lại được là rất khó khăn. Chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thoả chí vẫy vùng bốn biển. Do vậy, tính chất ba cuộc chia biệt là khác hẳn nhau.
Lời Từ Hải nói với Kiều lúc chia tay thể hiện rõ nét tính cách nhân vật. Thứ nhất, Từ Hải là người có chí khí phi thường. Khi chia tay, thấy Kiều nói :
Nàng rằng : "Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi".
Từ Hải đã đáp lại rằng :
Từ rằng : "Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình".
Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong danh dự :
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia".
Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như Thúc Sinh khi chia tay Kiều. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp.
Thứ hai, Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống : 
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì !
Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.
Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt và ngôn ngữ bình dân, dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố, điển tích. Đặc biệt, nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hoá. Mọi ngôn từ, hình ảnh và cách miêu tả, Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này. 
Về từ ngữ, tác giả dùng từ trượng phu, đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và chỉ dùng cho nhân vật Từ Hải. Trượng phu nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn. Thứ hai là từ thoắt trong cặp câu :
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Nếu là người không có chí khí, không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng ấm, người ta dễ quên những việc khác. Nhưng Từ Hải thì khác, ngay khi đang hạnh phúc, chàng "thoắt" nhớ đến mục đích, chí hướng của đời mình. Tất nhiên chí khí đó phù hợp bản chất của Từ, thêm nữa, Từ nghĩ thực hiện được chí lớn thì xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thuý Kiều dành cho mình. Cụm từ động lòng bốn phương theo Tản Đà là "động bụng nghĩ đến bốn phương" cho thấy Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh). Hai chữ dứt áo trong Quyết lời dứt áo ra đi thể hiện được phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt.
Về hình ảnh, "Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi" là một hình ảnh so sánh thật đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn. Không chỉ thế, trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thoả chí tung hoành "diễn tả một cách khoái trá giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt". Nói thế không có nghĩa là Từ Hải không buồn khi xa Thuý Kiều mà chỉ khẳng định rõ hơn chí khí của nhân vật. Hình ảnh : "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong" cho thấy chàng lên ngựa rồi mới nói lời tiễn biệt, điều đó diễn tả được cái cốt cách phi thường của chàng, của một đấng trượng phu trong xã hội phong kiến.
Về lời miêu tả và ngôn ngữ đối thoại cũng có những nét đặc biệt. Kiều biết Từ Hải ra đi trong tình cảnh "bốn bể không nhà" nhưng vẫn nguyện đi theo. Chữ "tòng" không chỉ giản đơn như trong sách vở của Nho giáo rằng phận nữ nhi phải "xuất giá tòng phu" mà còn bao hàm ý thức sẻ chia nhiệm vụ, đồng lòng tiếp sức cho Từ khi Từ gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ Hải nói rằng sao Kiều chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình không có ý chê Kiều nặng nề mà chỉ là mong mỏi Kiều cứng rắn hơn để làm vợ một người anh hùng. Từ nói ngày về sẽ có 10 vạn tinh binh, Kiều tin tưởng Từ Hải. Điều đó càng chứng tỏ hai người quả là tâm đầu ý hợp, tri kỉ, tri âm. 
Đoạn trích ngợi ca chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải và khẳng định lại một lần nữa tình cảm của Thuý Kiều và Từ Hải là tình tri kỉ, tri âm chứ không chỉ đơn thuần là tình nghĩa vợ chồng.
4. Củng cố: GV nhấn mạnh thêm về cách triển khai bài viết. Đặc biệt để viết được bài văn nghị luận văn học cần phải có kiến thức chắc chắn về các tác phẩm đã học và nắm chắc phương pháp lập luận.
5. Dặn dò, hướng dẫn tự học ở nhà: Về nhà đọc lại hai đoạn trích, đọc kĩ đề và hoàn thành bài viết vào vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop_lop_10.doc