TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.
2. Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học
- Các tài liệu tham khảo
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam.
sở gd&đt hà nội trường thpt tự lập giáo án ngữ văn 10 (Tập 1) GV: trịnh đức hạnh Tổ: xã hội Trường thpt Tự lập năm học: 2009- 2010 Tổng quan văn học Việt Nam A. mục tiêu bài học Giúp HS: 1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học. 2. Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học - Các tài liệu tham khảo C. cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam? - Yêu cầu học sinh (H/s) đọc mấy dòng đầu của sách giáo khoa (SGK) từ “Trải qua hàng ngàn năm... tinh thần ấy” + Nội dung của phần này? Theo em đó là phần gì của bài tổng quan văn học? I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam - Yêu cầu học sinh đọc phần I (SGK) Từ “Văn học Việt Nam bao gồm “Văn học viết” + Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận lớn? 1. Văn học dân gian (H/S đọc từ văn học dân gian cộng đồng) + Hãy trình bầy những nét lớn của văn học dân gian? (Tóm tắt những nét lớn của sách giáo khoa) 2. Văn học viết (H/S đọc SGK từ “Văn học viết”, "kịch nói") SGK trình bày nội dung gì? Hãy trình bầy khái quát về từng nội dung đó? II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam (Lần lượt gọi học sinh đọc rõ từng phần) + Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam có mấy thời kì phát triển? + Nét lớn của truyền thống thể hiện trong văn học Việt Nam là gì? 1. Thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) - Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, nền văn học Việt Nam có gì đáng chú ý? (H/S đọc tài liệu SGK) - Vì sao văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc? (H/S đọc SGK) - Hãy chỉ ra những tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học trung đại). - Hãy kể tên những tác phẩm của văn học trung đại viết bằng chữ Nôm. Em có suy nghĩ gì về sự phát triển thơ Nôm của văn học trung đại? 2. Thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay) (H/S đọc lần lượt phần này trong SGK) - Văn học Việt Nam từ thế kỉ XX đến nay được gọi bằng nền văn học gì? Tại sao lại có tên gọi ấy? - Văn học thời kì này được chia làm mấy giai đoạn và có đặc điểm gì? - Gọi H/S thay nhau đọc SGK. + Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 + Từ 1930 đến 1945 + Từ 1945 đến 1975 + Từ 1975 đến nay. Mỗi phần cho H/S trả lời: - Nêu đặc điểm văn học của thời kì vừa đọc (những nét lớn). - Giai đoạn sau so với giai đoạn trước có gì khác biệt? Về thể loại văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay có gì đáng chú ý? + Từ đầu thế kỉ XX đến 1975 + Từ 1975 đến nay về thể loại của văn học có gì đáng chú ý? + Nhìn một cách khái quát ta rút ra những quy luật gì về văn học Việt Nam? III. Một số nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam - Gọi H/S đọc phần mở đầu và 1 SGK 1. Phản ánh quan hệ với thế giới tự nhiên + Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào? (Giáo viên gợi ý cho H/S căn cứ vào SGK để phát hiện ra những nét cơ bản về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên thể hiện trong văn học). 2. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc (H/S đọc phần 2 SGK) + Mối quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc được thể hiện như thế nào? 3. Phản ánh quan hệ xã hội (Gọi H/S đọc phần 3 SGK) Văn học Việt Nam đã phản ánh mối quan hệ xã hội như thế nào?. Phản ứng ý thức bản thân (H/S Đọc phần 4 SGK) - Cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của văn học Việt Nam. + Nội dung SGK: Trải qua quá trình lao động, chiến đấu xây dựng bảo vệ đất nước, nhân dân ta đã sáng tạo những giá trị tinh thần. Văn học Việt Nam là bằng chứng cho sự sáng tạo tinh thần ấy. Đây là phần đặt vấn đề của bài tổng quan văn học Việt Nam. + Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận lớn: * Văn học dân gian * Văn học viết + Khái niệm văn học dân gian: Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Những trí thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân thủ đặc trưng của văn học dân gian và trở thành tiếng nói, tình cảm chung của nhân dân. + Các thể loại của văn học dân gian: Truyện cổ dân gian bao gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Thơ ca dân gian bao gồm tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ. Sân khấu dân gian bao gồm chèo, tuồng, cải lương. + Đặc trưng của văn học dân gian là tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng. - Khái niệm về văn học viết: là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân, văn học viết mang dấu ấn của tác giả. - Hình thức văn tự của văn học viết được ghi lại bằng ba thứ chữ: Hán, Nôm, Quốc ngữ. Một số ít bằng chữ Pháp. Chữ Hán là văn tự của người Hán. Chữ Nôm dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ quốc ngữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ thế kỉ XX trở lại đây văn học Việt Nam chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. - Hệ thống thể loại: Phát triển theo từng thời kỳ. * Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX gồm văn xuôi tự sự (truyện kí, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi). Thơ gồm thơ cổ phong, đường luật, từ khúc. Văn biền ngẫu gồm phú, cáo, văn tế. * Chữ Nôm: có thơ Nôm đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói, * Từ thế kỷ XX trở lại đây ranh giới rõ ràng. Tự sự có: Truyện ngắn tiểu thuyết, kí (Bút kí, nhật kí, tuỳ bút, phóng sự). Trữ tình có: Thơ, trường ca. Kịch có: kịch nói. + Văn học Việt Nam có hai thời kì phát triển. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX và từ thế kỉ XX đến nay. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là văn học trung đại. Nền văn học này hình thành và phát triển theo mối quan hệ của văn học khu vực Đông á và Đông Nam á, có mối quan hệ với văn học Trung Quốc... + Văn học hiện đại hình thành từ thế kỉ XX và vận động phát triển tới ngày nay. Nó phát triển trong mối quan hệ và giao lưu quốc tế. Văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học Âu - Mĩ. + Truyền thống văn học Việt Nam thể hiện hai nét lớn: đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. - Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, văn học Việt Nam có điểm đáng chú ý là: Đây là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. - Nó ảnh hưởng của nền văn học trung đại tương ứng. Đó là văn học trung đại Trung Quốc. - Vì các triều đại phong kiến phương Bắc lần lượt sang xâm lược nước ta. Đây cũng là lí do để quyết định văn học viết bằng chữ Hán. - “Thánh Tông di thảo” của Lê Thánh Tông - “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ - “Việt điện u linh tập” của Lí Tế Xuyên -“Thượng kinh kí sự” Hải Thượng Lãn Ông - “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ - “Nam triều công nghiệp” của Nguyễn Khoa Chiêm. - “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái: tiểu thuyết chương hồi. - Về thơ chữ Hán: + Nguyễn Trãi với “ức Trai thi tập” - Nguyễn Bỉnh Khiêm “Bạch vân thi tập” - Nguyễn Du với “Bắc hành tạp lục” - “Nam trung tạp ngâm” - Về thơ chữ Hán của Cao Bá Quát. - Nguyễn Trãi với “Quốc âm thi tập” - Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” - Lê Thánh Tông với "Hồng Đức quốc âm thi tập”. - Thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan. - “Truyện Kiều’’ của Nguyễn Du. - “Sơ kính tân trang” của Phạm Thái. - Nhiều truyện Nôm khuyết danh như: Phạm Tải Ngọc Hoa”, “Tống Trân Cúc Hoa”, “Phạm Công Cúc Hoa”... * Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của văn học trung đại. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực. Nó thể hiện tinh thần ý thức dân tộc đã phát triển cao. - Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay được gọi là nền văn học hiện đại: Sở dĩ có tên như vậy vì nó phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hoá. Mặt khác những luồng tư tưởng tiến bộ như những luồng gió mới thổi vào Việt Nam làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách cảm và cả cách nói của con người Việt Nam. Nó chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây. - Văn học thời kì này được chia làm 4 giai đoạn + Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 + Từ 1930 đến 1945 + Từ 1945 đến 1975 + Từ 1975 đến nay - Đặc điểm văn học Việt Nam ở từng thời kì có khác nhau. * Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, văn học Việt Nam đã bước vào quỹ đạo của văn học thế giới hiện đại, cụ thể tiếp xúc với văn học châu Âu. Đó là nền văn học tiếng Việt viết bằng chữ quốc ngữ. Do đó nó có nhiều công chúng bạn đọc. Những tác giả tiêu biểu là: Tản Đà; Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn (thời kì đầu). * Từ 1930 đến 1945 (thời kì cuối) xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Thạch Lam; Nguyễn Tuân; Xuân Diệu; Vũ Trọng Phụng; Huy Cận; Nam Cao; Hàn Mạc Tử; Chế Lan Viên... Văn học thời kì này vừa kế thừa tinh hoa của văn học trung đại và văn học dân gian, vừa tiếp nhận ảnh hưởng của văn học thế giới để hiện đại hoá. Biểu hiện: có nhiều thể loại mới và cũng ngày càng hoàn thiện. *Từ 1945 đến 1975 sự kiện lịch sử vĩ đại đã mở ra triển vọng nhiều mặt cho văn học Việt Nam. Nhiều nhà văn nhà thơ lớp trước đã đi theo cách mạng và khoác ba lô đến với kháng chiến cống hiến tài năng và sức lực thậm chí bằng cả xương máu cho cách mạng, cho sự nghiệp văn học cách mạng của dân tộc. Phải kế thừa những tấm gương hi sinh anh dũng như Nam Cao, Trần Đăng, Thâm Tâm... trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Nguyên Thi, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý... trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn diện và có đường lối đúng đắn chỉ đạo văn nghệ gắn liền với sự nghiệp lao động và chiến đấu của nhân dân ta. Thành tựu chủ yếu dành cho dòng văn yêu nước và cách mạng. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã đem lại những phạm vi phản ánh mới, cảm hứng mới để văn học yêu nước và cách mạng đạt nhiều thành tựu nghệ thuật đáng tự hào. Nó gắn liền với những tên tuổi như: Hồ Chí Minh, Tố Hữu; Sóng Hồng và đội ngũ nhà văn chiến sĩ như: Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Vũ Cao, Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành), Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa. - Thơ, văn xuôi nghệ thuật, văn xuôi chính luận viết bằng chữ quốc ngữ có một số tác phẩm có ý nghĩa mở đầu. - Công cuộc hiện đại hoá về thơ, truyện giai đoạn 1930. - 1945 tiếp tục đẩy mạnh trong các giai đoạn sau: Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, văn xuôi hiện thực phê phán, thơ kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, truyện và tiểu thuyết về đề tài chiến tranh là những thành tựu lớn của văn học nước ta ở thế kỉ XX. - Từ 1975 đến nay, các nhà văn phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng CNXH, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những vấn đề mới mẻ của thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế. Hai mảng đề tài của văn học là lịch sử và cuộc sống, con người trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đề tài lịch sử viết về chiế ... thiếu phụ. Oán trách mình chỉ là hình thức, là cái cớ để Vương Xương Linh lên án chiến tranh phi nghĩa đời Đường. Một lẽ khác, chiến tranh để lại biết bao hậu quả. Nạn nhân của nó là bà mẹ và em bé. Vì thế đây là lời tố cáo chiến tranh, những vần thơ phản chiến. - Học thuộc lòng phần phiên âm chữ Hán và hai bản dịch thơ. Đọc thêm: Khe chim kêu (Điểu minh giản) Vương Duy Hướng dẫn đọc thêm Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung (H/S đọc phần tiểu dẫn SGK) - Phần tiểu dẫn (SGK) trình bày nội dung gì? - Phần tiểu dẫn (SGK) trình bày vài nét về Vương Duy và đặc điểm thơ ông. + Vương Duy (701 - 761) thọ 60 tuổi. Tự là Ma Cật người đất Kì - Thái Nguyên nay thuộc tỉnh Sơn Tây - Trung Quốc. Đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi là nhà thơ, hoạ sĩ nổi tiếng đời Đường. Vương Duy suốt đời làm quan song trong một thời gian dài lại sống gần như một ẩn sĩ. “Mỗi lần bãi triều về là đốt hương ngồi một mình đọc kinh niệm phật”. + Vương Duy để lại hơn bốn trăm bài thơ và nhiều tác phẩm hội hoạ. Đại bộ phận thơ ông là điền viên, sơn thuỷ (miêu tả ruộng vườn núi sông). Cảnh sắc thiên nhiên đa dạng song thể hiện sự thanh nhàn, yên tĩnh. Sự thanh nhàn biểu hiện ở cảnh vật có khi là màu sắc thanh tịch vô vi của đạo phật. II. Đọc - hiểu (H/S đọc SGK) - Đọc đúng âm điệu phần phiên âm chữ Hán và hai bản dịch thơ. - Tra phần giải thích để củng cố hiểu biết. 1. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi chi tiết ấy nói lên về cảnh vật đêm xuân và tâm hồn thi sĩ như thế nào? - Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa quế rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Điều ấy chứng tỏ đêm xuân rất thanh tĩnh. Cảm nhận của nhà thơ rất tinh tế. Ông sống trong một tâm trạng thật thanh nhàn. Nhà thơ lắng nghe được tiếng rơi rất nhỏ ấy. “Người nhàn hoa quế nhẹ rơi, Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh”. (Người nhàn hoa quế rụng. đêm xuân núi vắng teo) Tâm hồn nhà thơ giao cảm chan hoà với thiên nhiên. 2. Mối quan hệ giữa động và tĩnh được thể hiện như thế nào trong bài thơ? - Mối quan hệ giữa động và tĩnh được thể hiện: + Giữa người và cảnh (người nhàn/hoa quế rụng). + Giữa đêm trăng thanh tĩnh và tiếng chim kêu. Mối quan hệ này biểu hiện cảm xúc vừa tinh tế vừa sôi động trong mối quan hệ hoà cảm giữa thiên nhiên và con người. Nhà thơ lắng nghe được những gì nhỏ bé xao động xung quanh mình. Trăng sáng giữa đêm xuân. Núi rừng cũng bừng lên vẻ đẹp tiếng chim kêu làm cho bức tranh có hồn, sự sống vẫy gọi. 3. Thử dùng một câu để tóm tắt bài thơ. II. Củng cố - Đêm xuân trăng sáng, hoa quế rụng, tiếng chim kêu, người nhàn nhã. - Học thuộc lòng bài thơ. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh A. mục tiêu bài học Giúp HS: 1. Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. 2. Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV. - Thiết kế bài học. C. cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt (H/S đọc SGK) I. Khái niệm 1. Thế nào là văn bản thuyết minh - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự vật, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người. - Theo em có mấy kiểu thuyết minh? - Có nhiều loại văn bản thuyết minh. Có loại chủ yếu trình bày, giới thiệu như thuyết minh về một tác giả, tác phẩm, một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, một phương pháp. Có loại thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính hình tượng. 2. Kết cấu của văn bản thuyết minh (H/S đọc hai văn bản SGK) - Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản? - Văn bản một: Giới thiệu Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân thuộc Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây. - Văn bản hai: Giới thiệu Bưởi Phúc Trạch - Hà Tĩnh. - Tìm các ý chính để tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản? - Văn bản một các ý chính là: + Giới thiệu sơ qua làng Đồng Văn, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. + Thông lệ làng mở hội trong đó có thổi cơm thi vào ngày rằm tháng giêng. + Luật lệ và hình thức thi. + Nội dung hội thi (diễn biến cuộc thi). + Đánh giá kết quả. + ý nghĩa hội thi thổi cơm ở Đồng Văn. - Văn bản hai ý chính là: + Trên đất nước ta có nhiều loại bưởi nổi tiếng: Đoan Hùng (Phú Thọ), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Long Thành (Đồng Nai), Phúc Trạch (Hà Tĩnh). + Miêu tả quả bưởi Phúc Trạch (Hình thể, màu sắc bên ngoài, mùi thơm của vỏ, vỏ mỏng). + Miêu tả hiện trạng (màu hồng đào, múi thì màu hồng quyến rũ, tép bưởi, vị không cay, không chua, không ngọt đậm mà ngọt thanh). + ở Hà Tĩnh người ta biếu người ốm bằng bưởi. + Thời kì chống Pháp, chống Mĩ thương binh mới được ưu tiên. + Bưởi đến các trạm quân y. + Các mẹ chiến sĩ tiếp bộ đội hành quân qua làng. + Trước cách mạng có bán ở Hồng Kông, theo Việt kiều sang Pari và nước Pháp. + Năm 1938 bưởi Phú Trạch được trúng giải thưởng trong một cuộc thi. Ban giám khảo xếp vào hàng “Quả ngon xứ Đông Dương”. - Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản? Giải thích cơ sở của cánh sắp xếp ấy? - Văn bản một: Các ý đã được sắp xếp theo trình tự thời gian, giới thiệu hội thi và thi một công việc cụ thể nên người trình bày phải theo thời gian. Sự việc ấy được diễn ra từ lúc nào. Người giới thiệu đã theo quá trình vận động của cuộc thi mà lần lượt trình bày. - Văn bản hai: là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau. + Lúc đầu giới thiệu quả bưởi Phúc Trạch theo trình tự không gian (từ bên ngoài và trong) đ từ hình dáng bên ngoài đến chất lượng bên trong. + Sau đó giới thiệu giá trị sử dụng bưởi Phúc Trạch. ã Người ốm. ã Thương bệnh binh. ã Bộ đội qua làng. ã Sang cả Hồng Kông, Paris. Phần này theo trật tự lôgíc. - Từ cách trả lời trên đây, hãy nêu thế nào là kết cấu của văn bản thuyết minh)? - Kết cấu của văn bản thuyết minh là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh và phù hợp với mối quan hệ bên trong hoặc bên ngoài với nhận thức con người. II. Luyện tập Nếu phải thuyết minh bài “tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão thì chọn hình thức kết cấu nào? - Chọn hình thức kết cấu hỗn hợp: + Giới thiệu Phạm Ngũ Lão một vị tướng và cũng là môn khách, là con rể Trần Quốc Tuấn. + Đã từng đánh đông, dẹp bắc. + Ca ngợi sức mạnh của quân dân đời Trần trong đó có Phạm Ngũ Lão. + Phạm Ngũ Lão còn băn khoăn vì nợ công danh. + So sánh với Gia Cát Lượng thì thấy xấu hổ vì mình chưa làm được là bao để đáp đền nợ nước. - Nếu phải thuyết minh một di tích một thắng cảnh của đất nước thì anh (chị) giới thiệu nội dung nào, sắp xếp ra sao? Gợi ý học sinh làm. III. Củng cố - Tham khảo phần Ghi nhớ trong SGK. Lập dàn ý bài văn thuyết minh A. mục tiêu bài học Giúp HS biết lập dàn ý về văn thuyết minh và đề tài gần gũi, quen thuộc. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV. - Thiết kế bài học. C. cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Ôn tập về dàn ý 1. Nhắc lại bố cục của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần. 2. Bố cục ba phần bài văn có phù hợp với văn bản thuyết minh không vì sao? - Mở bài: Giới thiệu sự vật, sự việc, đời sống cụ thể của bài viết. - Thân bài: Nội dung chính của bài viết. - Kết bài: Nên suy nghĩ, hành động của người viết. - Phù hợp. Bởi lẽ văn bản thuyết minh là kết quả của thao tác làm văn. Cũng có lúc người viết phải miêu tả, nêu cảm xúc, trình bày sự việc. 3. So sánh phần mở bài và kết bài của văn tự sự thì văn bản thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào? - Nhìn chung là tương đồng giữa văn bản tự sự và thuyết minh ở hai phần mở bài và kết bài. Song có điểm khác ở phần kết bài. ở văn bản tự sự chỉ cần nêu cảm nghĩ của người viết. ở văn bản thuyết minh phải trở lại đề tài thuyết minh, lưu lại những suy nghĩ cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả. Điều này thì văn bản tự sự không cần thiết. 4. Các trình tự sắp xếp ý cho phần thân bài kể dưới đây có phù hợp với yêu cầu của bài thuyết minh không? - Trình tự thời gian (từ xưa đến nay) - Trình tự không gian (từ gần đến xa, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới). - Điều này tuỳ thuộc vào từng đối tượng. Song nên đi ngược lại. Từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên. - Trình tự chứng minh đ chứng minh cụ thể, ngắn gọn, tiêu biểu không có sự phản bác trong văn thuyết minh. II. Luyện tập tại lớp - Muốn giới thiệu về một danh nhân một tác phẩm, tác giả tiêu biểu ta phải lần lượt làm những công việc gì? - (H/S đọc SGK và trả lời) - Muốn giới thiệu một danh nhân, một tác giả, tác phẩm tiêu biểu phải. + Xác định đề tài * Một danh nhân văn hoá. * Một người tìm hiểu kĩ và yêu thích. * Nguyễn Du, Nguyễn Trãi. + Xây dựng dàn ý. * Mở bài: Giới thiệu một cách tự nhiên danh nhân văn hoá ấy. Lời giới thiệu phải thực sự thu hút mọi người về đề tài lựa chọn. * Thân bài: Cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, có độ tin cậy hay không. + Sắp xếp các ý theo hệ thống nào thời gian, không gian trật tự lôgich. * Kết bài: + Nhìn lại những nét chính đã thuyết minh về danh nhân. + Lưu giữ cảm xúc lâu bền trong độc giả. III. Củng cố - Tham khảo phần Ghi nhớ trong SGK. mục lục 1 Tổng quan văn học Việt Nam Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 5 16 2 Khái quát văn học dân gian Việt Nam Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) Văn bản và đặc điểm của văn bản 18 26 29 3 Chiến thắng Mtao Mxây Văn bản (tiếp theo) 33 40 4 Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ Lập dàn ý bài văn tự sự 41 48 5 Uy-lít-xơ trở về 51 6 Ra-ma buộc tội Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự 59 66 7 Tấm Cám Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 70 76 8 Tam đại con gà Nhưng nó phải bằng hai mày 81 85 9 Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 92 98 10 Ca dao hài hước Lời tiễn dặn Luyện viết đoạn văn tự sự 102 105 114 11 Ôn tập văn học dân gian Việt Nam 119 12 Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 126 134 13 Tỏ lòng Cảnh ngày hè Tóm tắt văn bản tự sự 136 140 144 14 Nhàn Đọc "Tiểu Thanh kí" Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) 149 155 159 15 Vận nước Có bệnh, bảo mọi người Hứng trở về Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ 162 163 165 166 171 16 Cảm xúc mùa thu Trình bày một vấn đề 174 180 17 Lập kế hoạch cá nhân Thơ Hai-kư của Ba-sô Lầu Hoàng Hạc Nỗi oán của người phòng khuê Khe chim kêu 183 185 189 192 195 18 Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Lập dàn ý bài văn thuyết minh 196 199
Tài liệu đính kèm: