Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 10 - GV: Nguyễn Thành Lập

Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 10 - GV: Nguyễn Thành Lập

Tuần 10

Tiết: 28

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nắm được đặc điểm về tình huống giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ chủ yếu và các phương tiện hổ trợ của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

 - Có kĩ năng sử dụng đúng từng loại ngôn ngữ trong giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV: Giáo án, sgk, sgv

 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nha, sgk

III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết xét theo các phương diện: phương tiện ngôn ngữ, tình huống giao tiếp, phương tiện phụ trợ, hệ thống các yếu tố ngôn ngữ.

2. Kĩ năng:

- Những kĩ năng thuộc về hoạt động nói và hoạt động viết.

- Kĩ năng phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

 

doc 6 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 10 - GV: Nguyễn Thành Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết: 28	
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được đặc điểm về tình huống giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ chủ yếu và các phương tiện hổ trợ của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 
 - Có kĩ năng sử dụng đúng từng loại ngôn ngữ trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV: Giáo án, sgk, sgv
 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nha, sgkø
III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết xét theo các phương diện: phương tiện ngôn ngữ, tình huống giao tiếp, phương tiện phụ trợ, hệ thống các yếu tố ngôn ngữ.
2. Kĩ năng:
- Những kĩ năng thuộc về hoạt động nói và hoạt động viết.
- Kĩ năng phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1 - Ổn định lớp.
 2- Kiểm tra bài cũ:
 3- Vào bài: Trong giao tiếp, chúng ta cần có ý thức nói đúng, viết đúng theo đặc điểm của từng loại ngôn ngữ. Chủ yếu là hai hình thức giao tiếp : nói và viết 
HĐ của GV-HS
Nội dung
* HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm của ng.ngữ nói: 
- HS: Đọc SGK và nêu các đặc điểm của ngôn ngữ nói (Phương tiện ngôn ngữ, tình huống giao tiếp, phương tiện hỗ trợ, từ ngữ, câu và văn bản).
- GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm.
* HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm của ng.ngữ viết:
 - HS: Dựa vào các đặc điểm của ngôn ngữ nói, nêu các đặc điểm của ngôn ngữ viết (so sánh)
- GV: Rút ra nhận xét, chốt lại các ý chính.
* HĐ 3: Luyện tập :
- GV: Cho Hs thảo luận nhóm
 + N1: Bài tập 1
 + N2: Bài tập 2
- HS: Trao đổi, thảo luận
 Đại diện trình bày bảng
- GV: Nhận xét, bổ sung từng bài tập và cho điểm câu trả lời đúng
I. Đặc điểm của ngôn ngữ nói :
- Phương tiện ngôn ngữ; âm thanh,.
- Tình huống giao tiếp: trực diện, tức thời.
- Phương tiện hỗ trợ : nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,
- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ:
+ Từ ngữ đa dạng : từ khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, các biệt ngữ, trợ từ, từ ngữ đưa đẩy, chêm xen,
+ Câu tỉnh lược hoặc câu rườm rà, trùng lặp, dư thừa,
+ Văn bản không thật chặt chẽ, mạch lạc.
II. Đặc điểm của ngôn ngữ viết :
- Phương tiện ngôn ngữ: chữ viết.
- Tình huông giao tiếp: không trực diện, có điều kiện thời gian.
- Phương tiện hỗ trợ: dấu câu, các hình ảnhï, bảng biểu, sơ đồ,
- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ:
+Từ ngữ được lựa chọn mang tính chính xác.
+ Câu 
+ Văn bản có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc
* Chú ý hai trường hợp :
 - Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản
 - Ngôn ngữ viết trong vb được trình bày lại bằng lời nói miệng.
III. Luyện tập :
 1. – Thuật ngữ ngành ngôn ngữ học : vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phẩm chất, thể văn, văn nghệ.
 - Tách dòng sau mỗi câu để trình bày rõ từng luận điểm.
 - Dùng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, ngoặc đơn, ngoặc kép.
 2. – Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi,
 - Các từ tình thái: có khốiđấy, đấy, thật đấy,
 - Từ ngữ thường dùng trong ngônngữ nói : mấy (giò),có khối, nói khoác,
 - Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: cong cớng, liếc mắt, cười tít,
 4. Hướng dẫn về nhà: 
- Kẻ bảng để đối chiếu ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết theo từng đặc điểm.
- Xem lại các bài làm văn của anh (chị) để phát hiện và sửa các lỗi “viết như nói”
- Soạn bài Ca dao hài hước.
 VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết: 29	CA DAO HÀI HƯỚC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Cảm nhận được tiếng cười lạc quan của người bình dân trong xã hội xưa .
 - Thấy được nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh trong các bài ca dao.
 - Kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao 
 - Bồi dưỡng tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV:Giáo án, sgk, một số bài ca dao hài hước
 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1- Ổn định lớp.
 2- Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.Cho ví dụ minh hoạ
 3- Bài mới: Ca dao ngoài những bài có nội dung than thân, yêu thương tình nghĩa còn có những bài chứa đựng tiếng cười của người lao động.
 HĐ của GV-HS
Nội dung
* HĐ 1: HD phân tích các bài ca dao 
- GV: Gọi HS đọc lần lượt từng bài ca dao 
- HS: Đọc văn bản sgk
- GV: Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường ? Cảm nhận tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo ?
- HS: Phân tích
+ Lời dẫn cưới của chàng trai 
+ Lời thách cưới của cô gái
+ Những biện pháp nghệ thuật
- GV: Nhận xét, phân tích bổ sung
 Khái quát
- HS: Trả lời câu hỏi 2 sgk trang 91
 Bổ sung
- GV: Giảng giải, khái quát 
 * HĐ 2 : Tổng kết
- GV: + Hãy nêu ý nghĩa của những bài ca dao hài hước trong c.sống của người bình dân xưa.
 + Bài học cho bản thân
- HS: Trả lời
 Đọc ghi nhơ (sgk)
* HĐ 3: Hướng dẫn học bài đọc thêm
- GV: Gọi 1 HS đọc phần Tiểu dẫn
 - HS: Đọc Tiểu dẫn để nắm được nội dung của truyện thơ Tiễn dặn người yêu
 Đọc đoạn trích
- GV:Cho HS hoạt động nhóm
+ N1: Câu hỏi 1
+ N2: Câu hỏi 2
- HS: Các nhóm trao đổi 
 Đại diện nhóm nêu ý kiến
- GV: Gọi các nhóm khác bổ sung . 
 Nhận xét và rút ra kết luận
- HS: Trả lời câu hỏi 3
- GV: Nhận xét, giảng giải
 Khái quát
Hãy nêu chủ đề, tư tưởng của đoạn trích?
- HS: Trả lời
- GV: Chốt lại 
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN :
 1. Bài 1:
 Lời dẫn cưới và thách cưới:
- Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò
- Lối nói giảm dần: voi ->trâu ->bò -> chuột (chàng trai); củ to -> củ nhỏ -> củ mẻ (cô gái)
- Cách nói đối lập: dẫn voi – sợ quốc cấm, dẫn trâu – sợ họ máu hàn, dẫn bò – sợ co gân, lợn gà – khoai lang
 -> Cách nói của chàng và nàng hài hước, tự cười mình. Đây là tiếng cười tự trào của người lao động dù trong cảnh nghèo vẫn lạc quan, yêu 
đời, ham sống.
=> Triết lí nhân sinh cao đẹp: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.
 2. Bài 2,3,4:
- Bài 2,3: Hai bức tranh sinh động vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát cao, chế giễu những người đàn ông yếu đuối, không “đáng nên trai” và loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn.
- Bài 4: Châm biếm nhẹ nhàng, chế giễu những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên.
-> Bộc lộ cái nhìn nhân hậu của tác giả dân gian.
3. Nghệ thuật:
- Hư cấu, dựng cảnh tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình.
- Cường điệu, phóng đại, tương phản.
- Dùng ngôn ngữ đời thường mà đầy hàm ý.
II. Ý NGHĨA VĂN BẢN : 
Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam trong ca dao-dân ca.
* Luyện tập :
 1. Gợi ý: Tiếng cười tự trào của người lao động đáng yêu, đáng trân trọng.
 - Không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo.
 - Tâm hồn lạc quan, yêu đời.
 Hướng dẫn đọc thêm : LỜI TIỄN DẶN
( Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ Thái)
 1. Nội dung:
- Nỗi xót thương của chàng trai và nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
- Khát vọng hạnh phúc và tình yêu chung thủy của chàng trai, cô gái.
 2. Nghệ thuật:
- Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thể hiện đặc trưng, gần gũi với đồng bào Thái.
- Cách miêu tả tâm trạng nhân vật chi tiết, cụ thể qua lời nói đầy cảm động, qua hành động săn sóc ân cần, qua suy nghĩ,
 3. Ý nghĩa văn bản:
- Thể hiện tâm trạng của chàng trai, cô gái; tố cáo tập tục hôn nhân ngày xưa.
- Là tiếng nói chan chứa tình cảm nhân đạo, đòi quyền yêu đương cho con người.
 4. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc bốn bài ca dao.
- Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, ăn quà vặt, nghiện rượu chè,
- Nêu cảm nhận của anh (chị) về hai lời tiễn dặn trong đoạn trích.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự.
 V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết: 30	LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ	
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được khái niệm về đoạn văn, nội dung và nhiệm vụ của mỗi loại đoạn văn trong văn bản tự sự.
 - Kĩ năng viết đoạn văn tự sự có kết cấu phù hợp.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV: Giáo án, sgk, sgv
 -HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP:
Gợi mở vấn đáp, thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1- Ổn định lớp.
 2- Kiểm tra bài cũ: 
 3- Bài mới:
HĐ của GV-HS
Nội dung
* HĐ 1: Tìm hiểu chung về đoạn văn tự sự:
- GV: Thế nào là đoạn văn? Các loại đoạn văn?
- HS: Đọc sgk, trả lời
-GV: Nhận xét, nhấn mạnh ý chính 
* HĐ 2: Cách viết đ.văn trong bài văn tự sự:
- GV: Cho Hs hoạt động nhóm
- HS: Thảo luận 2 câu hỏi trong SGK
 Đại diện trình bày
1.a) Các đv ở I.1 thể hiện đúng và rõ những dự kiến của tác gỉa. Nội dung các đoạn văn mở đầu và kết thúc tác phẩm giống và khác nhau:
 - Giống: Đều tả cảnh rừng xà nu và đều tập trung làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
 - Khác: Các đoạn mở đầu tp m tả cảnh rừng xà nu cụ thể, chi tiết; đoạn kết thúc miêu tả rừng xà nu xa mờ dần và bất tận
 b) Trước khi viết hoặc kể chuyện, cần suy nghĩ, dự kiến đv mở bài và kb để bài văn vừa chặt chẽ vừa có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc
 Đoạn MB và KB của một vb tự sự phải hô ứng với nhau và phải tập trung vào nhiệm vụ dẫn dắt câu chuyện, thể hiện chủ đề, tư tưởng của vb
2.a) Đây là đoạn văn trong vb tự sự - thân bài
 b) Còn lúng túng ở những đoạn tả cảnh ( Aùnh sáng rực rỡ, chói chang rọi vào bóng tối phá đi cái thăm thẳm của màn đêm bao phủ) và thể hiện tâm trạng nhân vật Chị Dậu (Tự nhiên chị như thấy cái ngày nắng chang chang chị đội đàn chó con, tay dắt con chó cái cùng đứa con gái 7 tuổi sang nhà Nghị Quế thôn Đoài)
 - GV: Nêu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự?
- HS: Trả lời, đọc lại phần Ghi nhớ
* HĐ 3: Luyện tập:
- GV:Cho HS làm bài tập 1 tại lớp. 
- HS: Làm bài tập, phát biểu ý kiến
- GV: Nhận xét, gợi ý Hs sửa chữa.
 Hướng dẫn HS làm bài tập 2 ở nhà.
I. Đoạn văn trong văn bản tự sự :
1. Khái niệm đoạn văn:
2. Các loại đoạn văn trong văn bản tự sự:
 - Mỗi đoạn văn thường có câu chủ đề nêu ý khái quát và câc câu khác diễn đạt những ý cụ thể nhằm thuyết minh, miêu tả, giải thích,.. cho ý khái quát.
 - Có các loại đoạn văn: Đoạn (các đoạn) của phần mở bài; các đoạn thân bài; đoạn (các đoạn) kết bài
 - Mỗi đoạn văn đều có chung nhiệm vụ là thể hiện chủ đề và ý nghĩa của vb
II. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự :
- Cần hình dung sự việc xảy ra như thế nào.
- Lần lượt kể lại diễn biến sự việc.
- Sử dụng phương tiện liên kết câu để đoạn văn mạch lạc, chặt chẽ.
* Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập :
 1.a) Kể lại sự việc Phương Định đang phá bom để mở đường ra mặt trận
 b) Đại từ xưng hô “tôi” thay bằng đại từ “cô” (hoặc danh từ riêng Phương Định)
 c) Rút kinh nghiệm: trong văn bản tự sự, người viết cần nhất quán về ngôi ke.å
 2. Kể lại một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống đã để lại cho anh (chị) nhiều ấn tượng.
4. Hướng dẫn tự học:
- Viết một số đoạn văn tự sự. 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam.
NTL, ngày 18 tháng 10 năm 2010
Ký duyệt
Tăng Thanh Bình
V. RÚT KINH NGHIỆM:	

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc