A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu phủ định.
- Chức năng của câu trần thuật.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. KNS:
- Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu phủ dịnh theo mục đích giao tiếp cụ thể .
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu phủ dịnh
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu – soạn giáo án.
- Học sinh: Tìm hiểu các ví dụ sách giáo khoa.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Bài cũ: Thế nào là câu trần thuật? Cho ví dụ. Khi viết câu trần thuật cần chú ý gì?
3. Bài mới:
- Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập)
- Bài mới:
Tuần 26 Ngày soạn: Tiết 92 Ngày dạy: CÂU PHỦ ĐỊNH A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1. Kiến thức - Đặc điểm hình thức của câu phủ định. - Chức năng của câu trần thuật. 2. Kỹ năng: - Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản. - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. KNS: - Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu phủ dịnh theo mục đích giao tiếp cụ thể . - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu phủ dịnh B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu – soạn giáo án. - Học sinh: Tìm hiểu các ví dụ sách giáo khoa. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: Thế nào là câu trần thuật? Cho ví dụ. Khi viết câu trần thuật cần chú ý gì? 3. Bài mới: - Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập) - Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1. HD tìm hiểu lí thuyết Treo bảng phụ viết ví dụ ? Cho biết câu b, c, d có đặc điểm hình thức gì so với câu a? Đọc đoạn trích “Thầy bói xem voi” sgk Xác định câu có từ ngữ phủ định ? Mấy ông thầy bói xem voi dùng câu có từ ngữ phủ định để làm gì? ? Qua bài học em hãy cho biết có mấy loại câu phủ định? GV: Phân loại câu phủ định.Tùy thuộc vào vị trí và tác dụng của từ ngữ phủ định trong câu, ta có thể chia câu phủ định thành: a. Phủ định hoàn toàn: từ phủ định đứng trước nòng cốt câu và phủ định toàn bộ nòng cốt câu. Ví dụ: Không phải cả lớp học giỏi toán. b. Phủ định bộ phận:từ ngữ phủ định tác động đến chủ ngữ, vị ngữ hoặc một bộ phận nào đó trong câu. Thông thường, sự phân biệt nghĩa khẳng định và phủ định chủ yếu tập trung ở phần vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ Ví dụ: Bài toán này không khó. (ở phần vị ngữ) Nó đọc không phải báo mà là truyện. (ở phần bổ ngữ) Nó về nhà không phải ngày hôm qua. (ở phần định ngữ) I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CHỨC NĂNG: 1. Ví dụ 1 sgk - Các câu b,c,d khác câu a là có từ ngữ phủ định: Không, chưa, chẳng (phủ định việc Nam đi Huế) - Câu a là câu khẳng định Câu b,c,d là câu phủ định Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó câu phủ định miêu tả. 2. Ví dụ 2: Sgk Câu 3,5 có từ ngữ phủ định: - Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. - Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc. Bác bỏ ý kiến (Nội dung bị phủ định) câu phủ định bác bỏ 3. Kết luận: ghi nhớ sgk T51 Hoạt động 2. HD luyện tập Gv: Cho HS đọc yêu cầu đề bài HS: Thảo luận – làm bài – trình bày - Nhận xét Gv: Bổ sung b/ Câu này bác bỏ điều mà Lão Hạc bị dằn vặt, đau khổ vì bán cậu vàng đi c/ Bác bỏ điều mà cài Tí cho rằng mẹ nó đang lo lắng chị em nó đói HS: Đọc yêu cầu bài tập. Thảo luận làm bài Gv: Chữa bài. :Giải thích Đặc điểm của câu phủ định này rất đặc biệt có từ ngữ phủ định + từ ngữ phủ định khác Không phải là không hoặc là không ai không Khi đó nghĩa phủ định à Khẳng định Vd: Không ai không biết = ai cũng biết Phủ định của phủ định HS: Đặt câu theo kiểu phủ định của phủ định HS: Làm xong bài tập ? Đọc bài tập và nêu yêu cầu? 3 yêu cầu: + Thay thế từ “chưa” bằng từ “không” rồi viết lại câu văn? + Sau khi thay, xét xem nghĩa của câu có thay đổi không? + Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn? ? Nêu yêu cầu đề bài? Đề có 3 yêu cầu: + Các câu trong ví dụ có phải là câu phủ định không? + Những câu này dùng để làm gì? + Đặt những câu có ý nghĩa tương đương? ? Đọc đề bài, nêu yêu cầu? Yêu cầu: Có thể hay “quên” bằng “không”; “chưa” bằng “chẳng” được không? Vì sao? “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoái nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” (Trần Quốc Tuấn – Hịch tướng sĩ) ? Em hãy dựng một đoạn văn gồm năm câu trong đó có sử dụng câu phủ định để phân tích cái hay của hình ảnh thơ sau: “Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay” ( Ông đồ – Vũ Đình Liên) II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Xác định câu phủ định bác bỏ và giải thích a/ Không có b/ Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu c/ Không chúng con không đói nữa đâu Bài tập 2: + Xác định câu có ý nghĩa phủ định: Các câu trong đoạn a,b,c đều có ý nghĩa phủ định vì nó có từ ngữ phủ định a,b: Chẳng; c: Chẳng + Đặt câu có ý nghĩa tương đương a . song vẫn có ý nghĩa nhất định b . ai cũng từng ăn trong tết . C ai cũng có một lần Bài tập 3: sgk/54 Thay từ “không” bằng từ “chưa”: Choắt chưa dậy được nữa, nằm thoi thóp. ® Câu sai. Þ Khi thay bằng từ “chưa” thi phải bỏ từ nữa. Viết lại là: “Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp”. - Ý nghĩa của câu cũng thay đổi vì: + “Chưa” biểu thị ý phủ định đó với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau thời điểm đó có thể có. + Còn từ “không” cũng biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định, nhưng không có hàm ý là về sau có thể có. + Khi không kết hợp với “nữa” thì cả tổ hợp biểu thị ý phủ định một điều vào một thời điểm nào đó và kéo dài mãi Trong câu chuyện, Dế Choắt sau khi bị chị Cốc mổ đã nằm thoi thóp, không bao giờ dậy nữa và chết. Þ Vì vậy câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn. Bài tập 4: sgk/54 Các câu đã cho không phải là câu phủ định vì không có từ phủ định, nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định (phủ định bác bỏ: phản bác ý kiến, nhận định trước đó). + Đẹp gì mà đẹp! ® Dùng để phản bác ý kiến khẳng định một cái gì đó không đẹp. + Làm gì có chuyện đó! ® Dùng để phản bác tính chân thực của một thông báo hay một nhận định, đánh giá. + Bài thơ này mà hay à? ® Là câu nghi vấn dùng để phản bác ý kiến, khẳng định bài thơ nào đó không hay. + Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? ® Là câu nghi vấn mà ông giáo dung để phản bác điều mà ông giáo cho là lão Hạc đang nghĩ: ông giáo sướng hơn lão Hạc. Þ Kết luận: Có những câu không phải là câu phủ định, nhưng có ý nghĩa phủ định. Bài tập 5: sgk/54 Þ Không thể thay “quên” bằng “không”, “chưa” bằng “chẳng” được, bởi vì việc thay thế sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu. + “quên” ở đây có nghĩa là không nghĩ đến, không để tâm đến ® Phải dùng từ này mới thể hiện chính xác ý của người viết: căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức không để tâm đến ăn uống, một hoạt động thiết yếu và diễn ra hàng ngày đối với tất cả mọi người Þ “quên” không phải là từ phủ định. - “Chưa thể” khác với “chẳng thể”. Bài tập 6 4. Củng cố: Hình thức, chức năng của Câu phủ định 5. Dặn dò: Soạn bài Chương trình địa phương ***************************************************************** Tuần 25 Ngày soạn: Tiết 93 Ngày dạy: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1. Kiến thức - Những hiểu biết về danh lam thắng cảnh của quê hương. - Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về di tích lịch sử (DLTC) ở địa phương. 2. Kỹ năng: - Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu.về đối tượng thuyết minh cụ thể là DLTC của quê hương. - Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận để tạo lập một văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ. B. CHUẨN BỊ: Gv: Điều tra tình hình, danh lam thắng cảnh tại địa phương. Định hướng đề tài cho học sinh HS: Chuẩn bị tư liệu. Tìm hiểu, chọn đề tài C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: việc chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: - Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập) - Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Gv: Chia làm 4 nhóm. Mỗi nhóm 1 đề tài HS: Thảo luận chọn đề tài Gv: Thống nhất sự lựa chọn của học sinh HOẠT ĐỘNG 2: Gv: Hướng dẫn cho HS thực hiện viết bài thuyết minh HS: Viết – trình bày bài của nhóm (Trình bày miệng như hướng dẫn viên du lịch) HS: Nhận xét - Nội dung – cách trình bày: Đạt hay chưa đạt HOẠT ĐỘNG 3: Gv: Cho HS nêu hiệu quả của tiết học Gv: Nhận xét ưu điểm, tồn tại - Biểu dương nhóm chuẩn bị tốt - Phê bình nhóm chuẩn bị chưa tốt Lưu ý: Khi trình bày cần mạch lạc, rõ ràng Gv: Cho HS đọc bài tham khảo HS: Rút ra nhận xét- rút ra khái niệm I. CHUẨN BỊ Đề tài: 1. Giới thiệu ngôi trường 2. Giới thiệu danh lam thắng cảnh (thác, khu du dịch) II. ĐỀ CƯƠNG III. THỰC HÀNH VIẾT ĐỀ TÀI VÀ TRÌNH BÀY BÀI THUYẾT MINH ND: Cách viết bài văn thuyết minh HT: Trình bày miệng như tiết luyện nói IV. TỔNG KẾT – ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT - Ưu điểm - Tồn tại - Đọc bài tham khảo 4. Củng cố: cách làm bài thuyết minh về một địa điểm 5. Dặn dò: CBB Hịch tướng sĩ ***************************************************** Tuần 26 Ngày soạn: Tiết 94, 95 Ngày dạy: HỊCH TƯỚNG SĨ (Trích) Trần Quốc Tuấn A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1. Kiến thức - Sơ giản về thể hịch. - Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ. - Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần. - Đặc điểm văn chính luận Hịch tướng sĩ. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể hịch. - Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai. - Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cổ trong văn bản nghị luận trung đại. 3. KNS: - Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn . - Suy nghĩ sáng tạo: phân tích kết cấu, nghệ thuật lập luận và ý nghĩa nội dung của bài hịch . - Xác định giá trị bản thân: có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc . B. CHUẨN BỊ: - Học sinh đọc kĩ bài, soan bài. - Giáo viên tìm hiểu thêm về thể hịch và so sánh với thể chiếu đã học trước đó; LS: Các cuộc kháng chiến chống quân N – M đời Trần - Tích hợp với văn bản nghị luận trong phần Tập làm văn. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: Câu 1: Cho biết văn bản “Chiếu dời đô” của ai? Được viết trong khoảng thời gian nào? Văn bản viết theo thể loại nào? Cho biết đặc điểm của thể loại đó? Câu 2: Vì sao nói “Chiếu dời đô” ra đời thể hiện ý chí độc lập tự cường của dân tộc Đại Việt? 3. Bài mới: - Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập): Giáo viên cho học sinh hình dung lại lịch sử trong khoảng thời gian quân dân nhà Trần ba lần đánh đuổi được quân Nguyên Mông, hình dung lại thông qua một số tác phẩm đã học như Tụng giá hoàn kinh sư, chiếu phim giới thiệu - Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1. HD tìm hiểu tác giả và khái quát thể loại văn bản - Đọc chú thích trong sgk và cho biết tác giả của văn bản là ai? Em biết gì về nhân vật này thông qua các bài học lịch sử? - Em hãy cho biết thể hịch là gì? Nó có kết cấu ntn? - Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? HTS ra đời trong lúc nước ta vừa trải qua 30 năm hoà bình, các tướng cầm quân giờ đã già yếu; những tướng lĩnh mới, trẻ chưa từng trải trận mạc, thêm vào đó là ảnh hưởng lối sống xa hoa hưởng lạc, sao nhãng việc quân cơ. Bài HTS ra đời vào lúc vận nước nguy nan, giặc Nguyên bộc lộ rõ ý đồ xâm lược nước ta. Bài hịch ra đời như một lời kêu gọi thức tỉnh giúp các tướng lĩnh mau chóng nhận thức rõ tình hình của đất nước, thấy rõ trách nhiệm của mình trước vận nước. I. Tìm hiểu chung: ... nó có tác dụng gì? - Em có nhận xét gì về giọng văn? (Giọng văn khi bi thiết, u uất, lúc hùng hồn, sôi sục được thể hiện qua hàng loạt các động từ mạnh “xả, lột, nuốt, uống”; những câu nói cửa miệng của nhân dân: “ruột đau như cắt”, “nước mắt đầm đìa”, rồi cả những hình ảnh, những điển tích “trăm thân nghìn xác” nhưng vẫn dễ hiểu, dễ nhớ gây xúc động lòng người, tạo được sự đồng cảm của tướng sĩ làm cho họ thấy rõ bản chất của kẻ thì và cái hoạ ngoại xâm trước mắt để họ cùng chia sẻ trách nhiệm. Có thể nói đây là đoạn văn hay, hùng tráng nhất trong bài hịch. ) II. Phân tích: 1. Đoạn: “Từ đầu.còn lưu tiếng tốt” - Gương trung thần nghĩa sĩ: + Tướng như Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư. + Gia thần như: Dự nhượng, Kích Đức. + Quan nhỏ: Thân Khoái. những người có khí tiết xả thân vì chúa, vì chủ tướng. Tuyệt đối trung thành với vua, với chủ tướng. - Nghệ thuật: Liệt kê kết hợp với nhiều câu cảm thán để thuyết phục người đọc tin theo những gì người viết mong muốn khích lệ lòng trung quân ái quốc của các tướng lĩnh 2. Đoạn: “Huống chi..cũng vui lòng” a. Tố cáo tội ác của giặc: - Sứ giặc đi lại nghênh ngang. - Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình. - Đun thêm dê chó mà bắt nạt tể phụ. - Thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa. - Giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng,vét của kho hình ảnh ẩn dụ => vạch trần tội ác của giặc => bản chất xấu xa của giặc. nhìn thấy dã tâm xâm lược của chúng. - Từ ngữ gợi hình, gợi cảm (nghênh ngang, uốn lưỡi, đem thân dê chó) - ẩn dụ: Ví kẻ thù như cú diều, dê chó, hổ đói. - Giọng văn mỉa mai châm biếm. => bộc lộ lòng căm thù sục sôi bỏng rát. phơi bày bản chất xấu xa của giặc nhanh chóng nhận thức được tình hình đất nước, nhen nhóm lòng tự tôn dân tộc và không thể đội trời chung với giặc. b. Nỗi niềm tâm sự trước tình hình đất nước: + Thường tới bữa - quên ăn + Nửa đêm - vỗ gối + Ruột đau - như cắt + Nước mặt - đầm đìa + Căm tức - chưa xả thịt -> lột da -> nuốt gan -> uống máu. Lo lắng, đau xót đến tột cùng và nỗi căm giận, lòng khinh bỉ quân giặc, đồng thời còn chỉ ra mỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Ý chí sẵn sàng sả thân vì nước của tác giả. Biểu hiện của lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm chiến đấu, sả thân giết giặc cứu nước Bộc lộ một cách bộc trực, chân thành, diễn đạt giản dị, tự nhiên Giọng văn khi bi thiết, u uất, lúc hùng hồn, sôi sục. Đoạn văn hay, hùng tráng nhất trong bài hịch. Hoạt động 2. HD tìm hiểu phần còn lại - Đọc thầm đoạn “các ngươi ở cùng ta chẳng kém gì” cho biết những biểu hiện trong cách đối xử hàng ngày của Trần Quốc Tuấn đối với các tướng sĩ dưới quyền? - Nhận xét cách xử sự của Trần Quốc Tuấn? GV: Có thể nói ông là vị chủ tướng bao dung, nhân hậu. Bằng câu văn biến ngẫu, với cách viết điệp kiểu câu thể hiện cách đối xử ân cần, chu đáo như tình cảm người cha chăm chút cho những đứa con. - Tại sao tác giả lại so sánh cách đối xử của mình với các bậc tiền bối? (Cho các nhóm thảo luận) Để họ tự liên hệ với bản thân mình buộc họ thấy xấu hổ day dứt vì chưa làm tròn bổn phận. - Đọc diễn cảm đoạn: “nay các ngươi vui vẻ phỏng có được không”? - Những sai lầm của các tướng sĩ được nhắc đến trên các phương diện nào? - Những biểu hiện ấy cho thấy một cách sống ntn? GV: Những thói xấu ấy lại diễn ra khi tổ quốc đang lầm nguy thì lại càng đáng phải phê phán, lên án. - Đoạn văn trên đã dùng nghệ thuật gì? ý nghĩa của nó? ? Nhận xét gì về cách viết của tác giả ở đoạn văn trên? - Từ sự phê phán lối sống sai lầm của tướng sĩ, tác giả đã vạch rõ tác hại của những thói xấu đó ntn? - Tác giả đã lường trước những hậu hoạ gì sẽ xảy ra khi mà các tướng sĩ cứ mải mê hưởng lạc? - Đoạn văn đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? Tác dụng? - Nhận xét gì về giọng văn trong đoạn này? (Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo, vừa phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh của đất nwocs của các tướng sĩ. - Có khi tác giả dùng cách nói thẳng, gần như sỉ mắng: “không biết lo”, “không biết thẹn”, “không biết tức”, “không biết căm”. Có khi tác giả dùng cách nói mỉa mai, chế giễu: “cựa gà không thể của giặc”, “mẹo cờ bạc nhà bình” để nhằm kích động các tướng sĩ, làm cho họ thức tỉnh) - Từ chỗ vạch ra tác hại của thói xấu của các tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã khuyên răn họ những điều nào? - Lợi ích của những lời khuyên đó? - Theo em, trong 2 đoạn văn trên, tác giả đã thuyết phục người đọc bằng một lối văn nghị luận ntn? - Đọc “nay ta chọn binh pháp -> hết” - Trần Quốc Tuấn khuyên tướng sĩ điều gì? - Cuối bài hịch, Trần Quốc Tuấn viết “Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta” theo em, tướng sĩ “biết bụng” tác giả ntn? (Cho học sinh thảo luận cặp đôi) - Em hãy phân tích nghệ thuật lập luận ở đoạn kết? (Để giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng, phần cuối bài hịch, một lần nữa Trần Quốc Tuấn vạch rõ ranh giời giữa 2 con đường chính và tà, cũng có nghĩa la 2 con đường sống và chết để thuyết phục tướng sĩ. Tác giả biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch, hoặc là ta; không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. Chính thái độ dứt khoát này đã có tác dụng thanh toán những thái độ trừ trừ trong hàng ngũ tướng sĩ, động viên những người còn thờ ơ, do dự hãy đứng hẳn sang phía lực lượng quyết chiến quyết thắng. Đoạn cuối bài hịch có giá trị động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.) 3. Đoạn: “Các ngươi.có được không” a. Cách đối xử của TQT đối với các tướng sĩ dưới quyền + Các ngươi - ở cùng ta + Không có mặc - cho áo + Không có ăn - cho cơm + Quan nhỏ - thăng chức + Lương ít - cấp bổng + Đi bộ - cho ngựa + Đi thuỷ - cho thuyền + Trận mạc - cùng nhau sống – chết + Lúc nhàn hạ - cùng vui cười Chu đáo, quan tâm, gắn bó với tướng sĩ. Tướng sĩ tự liên hệ với bản thân mình buộc họ thấy xấu hổ day dứt vì chưa làm tròn bổn phận. b. Phê phán sai lầm trong cách sống của tướng sĩ: + Nhìn chủ nhục - không biết lo + Thấy nước nhục - không biết thẹn + Làm tướng triều đình phải hầu giặc - không biết tức + Nghe nhạcđãi yến nguỵ sứ - không biết căm + Lấy việc chọi gà - làm vui đùa + Lấy việc đánh bạc - làm tiêu khiển + Vui thú đoàn viên, lo làm giàu - quên việc nước + Ham săn bắn- quên việc binh + Thích rượu ngon, mê tiếng hát Cách sống bàng quan, vô trách nhiệm trước vận mệnh đất nước. - Vong ân bội nghĩa với vị chủ soái đã từng chăm lo chu đáo cho mình. - Thiếu tự trọng, thiếu nhân cách. - Thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường. Nghệ thuật liệt kê kết hợp với câu phủ định, câu văn biền ngẫu được lặp đi lặp lại thật nghiêm khắc làm cho sự phê phán dứt khoát, không khoan nhượng. c. Tác hại của những thói xấu: + Cựa gà trống > < đâm thủng áo giáp của giặc. + Mẹo cờ bạc > < mưu lược nhà binh. + Tiền của tuy nhiều > < mua được đầu giặc. + Chó săn tuy khoẻ > < đuổi được quân thù. + Chén rượu ngon > < làm giặc say chết. + Tiếng hát hay > < làm cho giặc điếc tai. Hậu quả: người bị bắt chịu nhục, mất bổng lộc, mộ phần tổ tiên không đượv yên dùng câu khẳng định cùng một loạt điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu trong những câu văn biền ngẫu trải dài làm cho lời phê phán càng thêm nghiêm khắc, hùng hồn. Nghiêm khắc mang tính chất sỉ mắng, răn đe, có khi lại chân thành, tình cảm bày tỏ thiệt hơn. d. Khuyên răn: - Đặt mồi lửa dưới đống củi là nguy cơ làm răn sợ => phải biết lo xa. - Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên => tăng cường học tập võ nghệ. - Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà họ tên các ngươi được sử sách lưu tên - Dùng nhiều điệp ngữ, phép liệt kê so sánh và các hình ảnh, sử dụng câu văn biền ngẫu cân đối nhịp nhàng, lí lẽ sắc sảo kết hợp với tình cảm thống thiết. => Cứ từng bước, từng bước tác giả đưa người đọc thấy rõ đúng sai, nhận ra phải trái. 4. Đoạn còn lại: - Nêu cao tinh thần cảnh giác - Chăm lo “học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ, tập dượt cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ” để quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. Coi trọng danh dự và bổn phận của bản thân, dòng tộc, đất nước. Khinh ghét thói cầu an hưởng lạc. Căm thù giặc, quyết chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Tha thiết với vận mệnh của nước nhà. Thái độ dứt khoát có tác dụng thanh toán những thái độ trừ trừ trong hàng ngũ tướng sĩ, động viên những người còn thờ ơ, do dự hđứng hẳn sang phía lực lượng quyết chiến quyết thắng. Đoạn cuối bài hịch có giá trị động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người. Hoạt động 3. HD tìm hiểu nghệ thuật lập luận - Nêu khái quát trình tự lập luận TQT qua văn bản? (Nêu gương à tỏ lòng à nêu tội ác của giặc à phân tích phải trái đúng sai à việc nên làm trước mắt. Khích lệ ý chí lập công àkhơi dậy lòng tự trọng của người dân mất nướcà khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí đánh đuổi quân thù à Khơi dậy mối ân tình của chủ và tướng để khích lệ ý thức trách nhiệm à phân tích để các tướng sĩ thấy việc làm sai và đúng àyêu cầu tất cả cùng tập luyện để đánh đuổi kẻ thù.) Khích lệ lòng yêu nước 5. Nghệ thuật lập luận: - Khích lệ lòng căm thù giặc - Khích lệ ý chí lập công - Khích lệ vòa lòng tự trọng, liêm sỉ Hoạt động 3. HD tổng kết - HTS, tác giả đã dùng những thủ pháp nghệ thuật gì? - Nội dung? III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Đây là một áng văn chính luận đặc sắc: + Kết hợp giữa lập luận chặt chẽ sắc bén với lời văn thông thiết + Kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận với yếu tố văn chương, + Kết hợp tư duy lôgíc và tư duy hình tượng, lý trí và tình cảm. + Dẫn chứng vừa trong sử sách, vừa trong thực tế, lấy cả bản thân tác giả để nêu gương. + So sánh đối lập, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu; động từ tăng tiến, hình ảnh ẩn dụ, khoa trương phóng đại 2. Về nội dung: - Tác giả khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng: + Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước. + Khích lệ lòng trung quân ái quốc và lòng ân nghĩa thuỷ chung của người cùng cảnh ngộ. + Khích lệ ý chí lập công danh xả thân vì nước. + Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai thấy rõ điều đúng. => Khích lệ lòng yêu nước, bất khuất, quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược. - Văn bản HTS phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. 4. Củng cố: 1. Em cho biết, đoạn văn ngoài phương thức nghị luận còn sử dụng phương pháp biểu đạt nào? - Đoạn văn ngoài phương thức nghị luận còn sử dụng phương thức tự sự. 2. Bài HTS ra đời trong thời gian nào? + Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 1: 1258 + Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 2: 1285 (*) + Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 3: 1288 5. Dặn dò: Soạn bài Hành động nói ***********************************************************
Tài liệu đính kèm: