Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 4 - GV: Nguyễn Thành Lập

Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 4 - GV: Nguyễn Thành Lập

Tuần: 4

Tiết: 11, 12

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THUỶ

 (Truyền thuyết)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

 - Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa giử gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ.

 - Nắm được đặc trưng cơ bản cử truyền thuyết.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: giáo án, SGK, SGV, một số bài thơ viết về Mị Châu, Trọng Thuỷ

 - HS: Đọc và soạn bài, sưu tầm một số bài thơ viết về Mị Châu, Trọng Thuỷ

III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 

doc 3 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 4 - GV: Nguyễn Thành Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4
Tiết: 11, 12	 
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THUỶ
 (Truyền thuyết)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
 - Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa giử gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ.
 - Nắm được đặc trưng cơ bản cử truyền thuyết.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: giáo án, SGK, SGV, một số bài thơ viết về Mị Châu, Trọng Thuỷ
 - HS: Đọc và soạn bài, sưu tầm một số bài thơ viết về Mị Châu, Trọng Thuỷ
III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết này.
- Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
- Sự kết hợp hài hoà giữa “cốt lỗi lịch sư”û với tưởng tượng, hư cấu của nghệ thuật dân gian.
2. Kĩ năng:
- Đọc kể diễn cảm truyền thuyết dân gian.
- Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, gợi mở, thảo luận nhóm.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: ï
 3. Bài mới: 
HĐ của GV-HS
Nội dung
* HĐ 1: HD tìm hiểu chung: 
-GV: Gọi 1 HS đọc Tiểu dẫn
 Nêu đặc trưng của TT, đoạn trích ?
- HS: Dựa vào sgk, phát biểu
- GV: Chốt lại các ý chính 
 * HĐ 2: HD đọc-hiểu:
- GV: Gọi HS đọc văn bản
- HS: Đọc văn bản
- GV: Cho hs hoạt động nhóm
 + Nhóm 1: Phân tích nhân vật An Dương Vương ( Việc làm, bi kịch, thái độ của nhân dân )
 + Nhóm 2: Phân tích nhân vật Mị Châu.
 + Nhóm 3: Phân tích nhân vật Trọng Thuỷ.
 + Nhóm 4: Nghệ thuật. ( Kết cấu, nhân vật, đặc trưng TT )
- HS: Thảo luận nhóm, tìm chi tiết sgk chứng minh.
 Đại diện trình bày các nhóm còn lại bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá và bổ sung 
* HĐ 3: Ý nghĩa văn bản, luyện tập : 
-GV:Bài học mà nhân dân ta muốn gửi gắm qua truyền thuyết này là gì ?
- HS: trả lời, đọc ghi nhớ sgk
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập LT
- HS: Làm bài tập, trình bày
 Nhận xét, bổ sung
I. TÌM HIỂU CHUNG :
 Văn bản được trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái – tập truyện dân gian được sưu tầm vào cuối TK XV.
 II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nhân vật An Dương Vương:
- Biết lo vận nước: xây thành, chế tạo vũ khí phòng khi có giặc.
- Mất cảnh giác: vì mơ hồ về bản chất ngoan cố, tham lam, độc ác của kẻ thù nên nhận lời kết thông hiếu, cho Trọng Thuỷ ở rể.
 - Chủ quan: ỷ lại vào nỏ thần, hưởng lạc, xem thường Triệu Đà mà không đề phòng.
-> Nước mất nhà tan.
* Thái độ của nhân dân:
- Có công lẫn tội
- Kính trọng và biết ơn.
2. Nhân vật Mị Châu:
 Mất cảnh giác, ngây thơ, cả tin.
( Tự tiện sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng khiến vũ khí lợi hại – bảo vật giữ nước bị đánh tráo mà không hay biết, chỉ đơn thuần nghĩ đến hạnh phúc cá nhân khi rắc lông ngổng đánh dấu đường chạy cho Trọng Thuỷ đuổi theo,)
-> Vô tình tiếp tay cho giặc
* Thái độ của nhân dân:
 Phê phán, tha thứ
 3. Nhân vật Trọng Thuỷ:
- Thủ phạm cướp nước ( Tráo nỏ thần, xâm lược Aâu Lạc, )
- Nạn nhân của một âm mưu xâm lược
-> Công cụ của tham vọng
* Thái độ của nhân dân:
- Lên án
- Bao dung kẻ biết lỗi.
4. Nghệ thuật:
 - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa “ cốt loĩ lịch sử” và hư cấu nghệ thuật.
- Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao (ngọc trai-giếng nước).
- Xây dựng được những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu.
 III. Ý NGHĨA VĂN BẢN:
Giải thích nguyên nhân việc mất nước Aâu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
 Ghi nhớ sgk
* Luyện tập:
 1. Cách xử trí này phù hợp với đạo lí truyền thống của dt ta: thái độ bao dung
 2. HD hs tự sưu tầm thêm (các tác giả: Tố Hữu, Trần Đăng Khoa, Tản Đà,)
 “Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
 Trái tim lầm chỗ để trên đầu
 Nỏ thần vô ý trao tay giặc
 Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” (Tố Hữu)
 4. Hướng dẫn tự học:
- Chỉ ra những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết và phân tích ý nghĩa của chúng.
- Quan điểm của anh (chị) về ý kiến cho rằng truyền thuyết này là tiếng nói ca ngợi tình yêu chung thuỷ và phản kháng chiến tranh.
- Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự 
 V. RÚT KINH NGHIỆM :
NTL, ngày tháng năm 2010
Ký duyệt
Tăng Thanh Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docT4.doc