Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 5 - GV: Nguyễn Thành Lập

Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 5 - GV: Nguyễn Thành Lập

Tuần: 5

Tiết: 13 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Biết cách lập dàn ý khi triển khai bài văn tự sự

II. CHUẨN BỊ :

 - GV: giáo án, sgk

 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà.

III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Dàn ý và các yêu cầu của việc lập dàn ý.

- Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý.

2. Kĩ năng:

- Xây dựng được dàn ý cho bài văn tự sự.

- Vận dụng các kiến thức đã học về văn tự sự và vốn sống của bản thân để xây dựng dàn ý.

IV. PHƯƠNG PHÁP:

 Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

 

doc 4 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 5 - GV: Nguyễn Thành Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5
Tiết: 13	 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:	
 Biết cách lập dàn ý khi triển khai bài văn tự sự
II. CHUẨN BỊ :
 - GV: giáo án, sgk 
 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Dàn ý và các yêu cầu của việc lập dàn ý.
- Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý.
2. Kĩ năng:
- Xây dựng được dàn ý cho bài văn tự sự.
- Vận dụng các kiến thức đã học về văn tự sự và vốn sống của bản thân để xây dựng dàn ý.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
 Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
HĐ của GV-HS
Nội dung
* HĐ 1: HD tìm hiểu ý tưởng, dự kiến cốt truyện:
-GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi phần ngữ liệu 
-HS: Đọc sgk và trả lời câu hỏi
-GV: Nhận xét, gợi ý
 Tác dụng của việc hình thành ý tưởng, cốt truyện trước khi lập dàn ý cho bài văn ?
* HĐ 2: HD lập dàn ý :
-GV: Cho các nhóm thảo luận và lập dàn ý về 1 trong 2 câu chuyện về hậu thân của chị Dậu
- HS:Thảo luận viết kết quả thảo luận lên bảng, các nhóm khác bổ sung
- GV: Nhận xét, bổ sung (lưu ý dự kiến các chi tiết cho từng sự việc và các nhân vật)
 Từ việc tìm hiểu các bài tập trên, hãy nêu cách lập dàn ý bài văn tự sự ?
- HS: Phát biểu
 Đọc ghi nhớ sgk.
* HĐ 3 : HD luyện tập :
- GV: yêu cầu HS làm bài tập 1 sgk
- HS: Làm bài tập, trình bày
 Bổ sung
GV: Nhận xét, gợi ý.
I. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYÊN:
 1. Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện “Rừng xà nu”
 2. - Để chuẩn bị viết bài văn tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, tưởng tượng về các nhân vật, nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu
II. LẬP DÀN Ý:
 1. Dàn ý cho đề bài về hậu thân của chị Dậu:
 * Gợi ý đề 1:
 - Mở bài: Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng
 - Thân bài:
 + Cuộc tổng khởi nghĩa T8 nổ ra, Chị Dậu trở về làng
 + Chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình cướp chính quyền 
 + Gặp lại anh Dậu và các con
 - Kết bài: Gia đình chị Dậu cùng bà con bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới
 2. Cách lập dàn ý bài văn tự sự: 
 * Khái niệm:
Lập dàn ý bài văn tự sự là xác định những nội dung chính của câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.
 * Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
- Thân bài: Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến của câu chuyện.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện
III. LUYỆN TẬP: 
 Gợi ý: Một hs vốn hiền lành, trung thực; bị kẻ xấu lôi kéo và phạm sai lầm; đau khổ, ân hận; tự đấu tranh hoặc gặp người tốt giúp đỡ; vươn lên trong cuộc sống và học tập.
4. Hướng dẫn tự học:
 - Lập dàn ý cho bài văn kể về một kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời của anh, chị.
 - Chuẩn bị bài: Uy-Lít-Xơ trở về.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
 Tiết: 14-15	 UY–LÍT–XƠ TRỞ VỀ
	(Trích Ô - đi - xê – Sử thi Hi Lạp)	
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy đựơc diện mạo tinh thần của người Hi Lạp cổ đại thể hiện ở trí tuệ và lòng chung thuỷ của nhân vật lí tưởng.
- Nắm được đặc điểm nghệ thuật sử thi Ô-đi-xê.
II. CHUẨN BỊ :
 -GV: Soạn giáo án, SGK, SGV, quyển ST Ô – đi - xê
 -HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà, sgk
III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Trí tuệ và tình yêu của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp , biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp mà người cổ đại Hi Lạp khát khao vươn tới.
- Đặc sắc của nghệ thuật sử thi Hô-me-rơ: miêu tả tâm lí, lối so sánh, sử dụng ngôn từ, giọng điệu kể chuyện.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích nhân vật qua đối thoại.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
HĐ của GV-HS
Nội dung
* HĐ 1: HD tìm hiểu phần Tiểu dẫn:
- GV: Gọi 1 HS đọc phần Tiểu dẫn và y/c nêu tóm tắt một số nét chúnh về tác giả, St Ô-đi-xe, đoạn trích.
- HS: Đọc sgk, phát biểu
- GV: Chốt lại các ý cơ bản, y/c HS gạch dưới
* HĐ 2: HD đọc - hiểu:
-GV: Y/c HS chia bố cục và nêu nội dung chính của từng đoạn
-HS: Tìm bố cục, nội dung.
a) Phần 1: “ kém gan dạ”: Pê - nê -lốp vẫn còn phân vân khi gặp Uy - lít -xơ
 b) Phần 2: còn lại: Pê-nê-lốp thử thách chồng và hai vợ chồng nhận mặt nhau
-GV: Phân vai HS đọc từng đoạn 
 + Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi được báo tin và gặp Uy-lít-xơ ra sao? 
+ Việc chọn thử bí mật chiếc giường cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn của Pê-nê-lốp ? (câu 3)
 +Tâm trạng của Uy-lít–xơ thể hiện như thế nào? Nhận xét vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn Uy- lít-xơ?
-HS: Trao đổi, thảo luận
 Đại diện phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, phân tích
 Khái quát
 -GV: Những biện pháp nghệ thuật nào được Hô-me-rơ sử dụng trong đoạn trích ? Phân tích hiệu quả của việc sử dụng chúng. (câu 4)
-HS: Trả lời
* HĐ 3: HD Tổng kết
-GV: Nêu suy nghĩ của bản thân về 2 nhân vật Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ.
-HS: Nêu ý kiến 
-GV: Bổ sung, hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa văn bản.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Tác giả :
 2. Nội dung tóm tắt ST “Ô - đi - xê ”:
 3.Vị trí đoạn trích:
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nhân vật Pê-nê-lốp:
 - Thận trọng: chưa vội tin lời nhũ mẫu Ơ-ri-clê về chuyện Uy-lít –xơ trở về.
 - Hoài nghi, dao động vì cho rằng Uy-lít-xơ đã chết và bọn cầu hôn bị trừng trị là do một vị thần.
 - Rất đỗi phân vân, lòng sửng sốt khi đối diện với Uy-lít -xơ .
 - Kinh ngạc, không nói nên lời, không dám nhìn thẳng vào mặt chồng.
 - Bình tĩnh, tự tin, khi đối đáp với Uy-lít-xơ : “Tôi không coi thường, coi khinh ngài”
 - Thông minh: qua câu nói với Tê-lê-mác, thực chất là để thâm dò Uy-lít-xơ; thử chồng bằng bí mật chiếc giường; khi nhận ra chồng liền vội nói lí do vì sao mình giữ khoảng cách.
 - Kiên trinh, chung thuỷ: chờ đợi chồng hơn 20 năm.
 -> Đẹp cả về trí tuệ và đức hạnh
2. Nhân vật Uy-lít-xơ:
- Cao quý: yêu thương vợ con, quê hương, xứ sở; tiêu diệt kẻ xấu bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Nhẫn nại: bị Pê-nê-lốp dửng dưng, thử thách mà không hề tức giận
- Khôn ngoan: hiểu được tấm lòng của vợ, lo liệu trước mọi chuyện để đối phó với 108 kẻ cầu hôn.
-> Đẹp trí tuệ và tình yêu.
 3. Nghệ thuật:
 - Miêu tả tâm lí nhân vật một cách chi tiết cụ thể, lối so sánh có đuôi dài rất linh động, giàu hình ảnh mang đặc trưng của sử thi.
 - Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chuyện châm rãi, tha thiết.
III. Ý NGHĨA VĂN BẢN:
Ca ngợi sức mạnh kì diệu của trí tuệ Hi Lạp cổ đại và khát vọng đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình.
 Ghi nhớ (sgk)
 4. Hướng dẫn tự học:
- Đọc theo kiểu đối thoại nhân vật kịch, thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật và xung đột kịch.
- Xem lại đề bài viết số 1 và chuẩn bị một dàn ý cho bài viết .
 VI. RÚT KINH NGHIỆM:
NTL, ngày tháng năm 2010
Ký duyệt
Tăng Thanh Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docT5.doc