Giáo án Ngữ Văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết: 81, 82: Bức tranh của em gái tôi

Giáo án Ngữ Văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết: 81, 82: Bức tranh của em gái tôi

A. Mức độ cần đạt

- Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.

- Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với lòng ghen ghét, đố kị.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện.

- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.

 2. Kỹ năng

- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.

- Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.

- Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn.

 3. Thái độ: Qua bài học, giúp các em hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.

C. Phương pháp

Vấn đáp, phân tích tác phẩm

D. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng . .)

 2. Bài cũ: Qua văn bản “Sông nước Cà Mau”, em cảm nhận được gì về bức tranh thiên nhiên ở đây?

 3. Bài mới: Từ đầu HKII, chúng ta đã được tìm hiểu một số văn bản truyện hiện đại dưới dạng đoạn trích. Hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu một truyện ngắn lí thú và sâu sắc, đã đạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền

 

doc 8 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 9333Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết: 81, 82: Bức tranh của em gái tôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21	 Ngày soạn: 19/01/2013
Tiết: 81 - 82	 Ngày dạy: 21/01/2013
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
(Tạ Duy Anh)
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.
- Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với lòng ghen ghét, đố kị.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức
- Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện.
- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.
 2. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.
- Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
- Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn.
 3. Thái độ: Qua bài học, giúp các em hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
C. Phương pháp
Vấn đáp, phân tích tác phẩm
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng ....)
 2. Bài cũ: Qua văn bản “Sông nước Cà Mau”, em cảm nhận được gì về bức tranh thiên nhiên ở đây?
 3. Bài mới: Từ đầu HKII, chúng ta đã được tìm hiểu một số văn bản truyện hiện đại dưới dạng đoạn trích. Hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu một truyện ngắn lí thú và sâu sắc, đã đạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.
Hoạt động của Gv và Hs
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
 Dựa vào chú thích (*) trong Sgk, hãy trình bày những nét chính về tác giả Tạ Duy Anh?
Gv giới thiệu chân dung Tạ Duy Anh: Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ, xuất hiện trong thời kì đổi mới, đã có nhiều truyện ngắn gây được sự chú ý của người đọc.
 Trình bày hiểu biết của em về xuất xứ và thể loại của tác phẩm? Hs theo dõi phần Chú thích * trả lời.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
Gv hướng dẫn cách đọc: đọc to, rõ, diễn cảm, chú ý giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.
Gv đọc mẫu 1 đoạn. Gọi 2 Hs đọc nối tiếp toàn văn bản. Gv nhận xét giọng đọc của các em. 
Gv yêu cầu Hs tự tìm hiểu những từ khó.
 Hãy tóm tắt nội dung của văn bản?
 Gv nhận xét, uốn nắn cho các em cách tóm tắt văn bản.
 Trong truyện ai là nhân vật chính? Vì sao em biết? (Cả hai anh em) 
Gv lưu ý: Trong hai nhân vật chính đó thì người anh là nhân vật trung tâm, giữ vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
 Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Kể như vậy có tác dụng gì? -> Kể theo ngôi thứ nhất qua lời kể của người anh. Việc kể này giúp cho việc miêu tả tâm trạng nhân vật tự nhiên, chính xác, cụ thể, sinh động. Qua đó nhân vật cô em gái mới bộc lộ đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn và lòng nhân hậu.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?
-> Truyện có yếu tố tự sự kết hợp miêu tả tâm lí nhân vật.
Gv: Tìm hiểu văn bản này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu diễn biến tâm trạng của người anh và hình ảnh cô em gái Kiều Phương.
 Theo dõi truyện, em thấy tâm trạng của người anh diễn biến qua những thời điểm nào? 
-> Ba thời điểm: Khi tài năng của người em chưa được phát hiện; Khi tài năng của người em được phát hiện; Khi đứng trước bức tranh đạt giải của người em.
 Hằng ngày và đặc biệt khi phát hiện ra việc Kiều Phương chế thuốc vẽ, người anh có thái độ ra sao? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
Coi những việc em làm là trò chơi trẻ con (có cái nhìn của kẻ bề trên)
 Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài hội hoạ thì người anh đã có ý nghĩ và hành động ntn? Từ đó, em hiểu thêm điều gì về người anh?
Gv giảng: Đó là biểu hiện tâm lí dễ gặp ở nhiều người, nhất là lứa tuổi thiếu niên đang muốn khẳng định mình.
Nếu gặp người anh, em sẽ nói gì với cậu ấy? Theo em, tiếng thở dài của người anh có ý nghĩa gì? 
 Hs tự bộc lộ. Gv liên hệ, giáo dục Hs không nên ghen tị vì ghen tị là thói xấu, nó chia rẽ tình cảm của con người. Đặc biệt ghen tị với em thật không xứng là anh.
-> Tiếng thở dài cho thấy sự buồn nản, bất lực, cay đắng khi nhận ra đứa em lúc nào cũng lọ lem ấy hơn mình.
Hết tiết 81 chuyển tiết 82
 Nhắc lại xem tâm trạng của người anh được thể hiện qua những thời điểm nào? Theo em, đâu là thời điểm quan trọng nhất, có tác dụng tạo ra điểm nút trong diễn biến tâm trạng của người anh? 
-> Khi đứng trước bức tranh đạt giải của cô em gái.
 Lúc đứng trước bức tranh đạt giải của cô em gái, tâm trạng của người anh thay đổi rất nhanh. Hãy chỉ rõ sự thay đổi ấy và cho biết tại sao lại có sự thay đổi như vậy?
 Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả qua đoạn văn miêu tả sự thay đổi tâm lí của người anh?
 Ở cuối truyện, người anh nói “Không phải con đâu em con đấy”. Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật người anh? -> Nhận ra thói xấu của bản thân khi cảm nhận được sự cao thượng, trong sáng trong tâm hồn cô em gái.
 Tại sao bức tranh chứ không phải vật nào khác có sức cảm hoá người anh như vậy? -> Hs tự bộc lộ - Gv tích hợp với truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri ở lớp 8 để giáo dục cho Hs vai trò, ý nghĩa của nghệ thuật.
 Kiều Phương hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý ntn về tính cách và tài năng?
 Theo em, tài năng hay tấm lòng của Kiều Phương đã cảm hoá được người anh? -> Cả hai, nhưng nhiều hơn là tấm lòng trong sáng, độ lượng.
Gv liên hệ giáo dục Hs.
Thảo luận: Theo em tại sao tác giả lại để Kiều Phương vẽ một người anh hoàn thiện, khác hẳn bên ngoài như thế? 
-> Là ý tưởng nghệ thuật sâu sắc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm: Cái gốc của nghệ thuật là tấm lòng, là lòng tốt của con người dành cho nhau. Sứ mệnh của nghệ thuật là hoàn thiện cái đẹp của con người.
Tổng kết
Câu chuyện thể hiện nội dung gì? Nghệ thuật sử dụng trong truyện có gì đặc biệt?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ - 1 Hs đọc.
TỪ nội dung bài học, em hãy rút ra ý nghĩa văn bản?
Vài HS nêu, Gv chốt ý, ghi bảng.
Luyện tập
Gv yêu cầu Hs độc lập làm bài tập 1 ra nháp.
Gv thu 5 bài, chấm nhanh và sửa bài cho Hs.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs tự học ở nhà.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Tạ Duy Anh, sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, Hà Tây (Hà Nội).
2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: Truyện đoạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.
- Thể loại: Truyện ngắn.
II. Đọc - hiểu văn bản
 1. Đọc và tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả.
2.2. Phân tích
 a. Diễn biến tâm trạng của người anh
 * Khi chưa phát hiện ra tài năng của người em:
- Đặt tên cho em gái là Mèo.
- Khó chịu khi thấy em gái lục lọi mọi vật.
- Bí mật theo dõi em và khi phát hiện ra em gái đang chế màu thì nói: Trời ạ! Thì ra nó đang chế thuốc vẽ.
-> Bực bội, có cái nhìn kẻ cả. 
 * Khi tài năng của cô em gái được phát hiện
- Cảm thấy mình bất tài, muốn khóc.
- Lén xem tranh của em gái, thở dài, thầm cảm phục tài năng của em.
-> Sự tự ti, mặc cảm, đố kị với tài năng của em.
Hết tiết 81 chuyển tiết 82
* Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của người em:
- Thoạt đầu là ngỡ ngàng, hãnh diện rồi sau đó là xấu hổ: 
 + Ngỡ ngàng vì bức tranh vẽ chính mình. 
 + Hãnh diện vì tài năng của em và hình ảnh mình trong tranh rất đẹp.
 + Xấu hổ vì thấy mình không xứng đáng như người trong tranh: “Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?”
-> Tác giả am hiểu tâm lí nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật rất tài tình.
 => Người anh đã nhận ra hạn chế của bản thân, biết vượt lên lòng tự ái và tự nhận sai lầm.
 b. Hình ảnh cô em gái - Kiều Phương
- Ngoại hình: Có khuôn mặt lọ lem.
- Tính cách, : Hồn nhiên, hiếu động; trong sáng, độ lượng
- Sở thích: hội họa.
- Tài năng: vẽ tranh đẹp, có hồn.
- Luôn vui vẻ, thân thiện với anh, dành cho anh những tình cảm tốt đẹp, thể hiện qua bức tranh “Anh trai tôi”.
=> Là một cô bé ngoan, dễ thương, có tâm hồn nhân hậu, trong sáng.
3. Tổng kết 
a. Nghệ thuật
b. Nội dung:
-> Ghi nhớ: (Sgk/35)
* Ý nghĩa văn bản: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét đố kị.
4. Luyện tập
BT1: Viết đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của cô em gái. 
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc kỹ truyện, nhớ sự việc chính, kể tóm tắt được truyện.
- Hiểu ý nghĩa của truyện.
- Làm bài tập 2.
- Soạn bài “So sánh”.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 21	 Ngày soạn: 22/01/2013
Tiết: 83	 Ngày dạy : 25/01/2013
SO SÁNH
A. Mức độ cần đạt: Nắm được khái niệm so sánh và vận dụng nó để nhận diện trong một số câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Cấu tạo của phép tu từ so sánh.
- Các kiểu so sánh thường gặp.
 2. Kỹ năng
- Nhận diện được phép so sánh.
- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.
 3. Thái độ: Tích cực sử dụng phép so sánh khi nói và khi viết để mang lại sự sinh động, hẫp dẫn.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng ....)
 2. Bài cũ: Phó từ là gì? Có mấy loại phó từ? Cho ví dụ minh họa.
 3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về phó từ. Hôm nay, chúng ta lại tìm hiểu một phép tu từ mới thường sử dụng trong văn chương, đó chính là so sánh. Vậy so sánh là gì? Nó có cấu tạo như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ lần lượt giải đáp các câu hỏi đó.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm và tác dụng của phép so sánh
Gv treo bảng phụ ghi Vd mục 1. Gọi Hs đọc.
 Trong hai vd trên, những tập hợp từ nào chứa từ ngữ so sánh? Các sự vật nào được so sánh?
 Dựa vào cơ sở nào mà các tác giả lần lượt so sánh được như vậy?
Gv giới thiệu thêm: Ở vd (a), so sánh dựa trên nét tương đồng về hình thức và tính chất; vd (b) dựa trên sự tương đồng về tính chất.
 Theo em, các sự vật được so sánh với nhau như vậy nhằm mục đích gì?
-> Tạo cảm giác mới mẻ cho sự vật, làm cho câu văn, câu thơ giàu sức gợi cảm, gợi tả và tạo lí thú cho sự diễn đạt.
Sự so sánh ở mục 3 có gì khác với sự so sánh ở mục 1? -> Đây chỉ là sự so sánh thông thường.
 Qua hai vd vừa phân tích, em hiểu thế nào là so sánh? 
Hs trả lời. Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 1. 
 Kể thêm những vd khác có sử dụng phép so sánh mà em biết? (hs độc lập làm)
* Tìm hiểu Cấu tạo của phép so sánh
Gv yêu cầu hs theo dõi vd mục I
 Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình?
 Gv treo bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo của phép so sánh còn bỏ trống. Gọi Hs lên bảng điền vào mô hình sao cho phù hợp.
 Ngoài từ “như”, em hãy kể thêm những từ so sánh khác mà em biết?
=> Là, như là, giống như, hơn, kém, chẳng bằng, chưa bằng, thua, gần bằng, y như, bao nhiêu, bấy nhiêu
Gv ghi vd mục 3 lên bảng, 1 Hs đọc.
Thảo luận: Nếu như hai vd ở mục 1 đầy đủ cấu tạo thì sự so sánh trong vd này có gì khác?
-> Ở ví dụ a chỉ có vế A và B mà không có phương diện so sánh cũng như từ so sánh.
-> Ở ví dụ b, từ so sánh và vế B được đảo lên trước vế A.
Gv mở rộng: Ở vd a, so sánh ở vế B có tính chất mơ hồ, trìu tượng. Bởi chí lớn, lòng mẹ là thứ không thể nắm bắt mà chỉ có thể cảm nhận.
 Vậy, một phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Trên thực tế, có thể gặp trường hợp như thế nào?
Hs trả lời, gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 2
Đặt một câu có dùng phép so sánh, chỉ ra phép so sánh,phân tích cấu tạo của phép so sánh đó?
Hs độc lập làm việc. Gv nhận xét, sửa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
 Gv lần lượt hướng dẫn các em làm những bài tập trong Sgk rồi chữa bài cho các em.
Bt3: a. Những câu văn có sử dụng nghệ thuật so sánh trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”:
- Những ngọn cỏ lia qua.
- Hai hàm răng làm việc.
- Cái chàng Dế Choắt  thuốc phiện.
- Mỏ Cốc như cả đất.
b. Trong văn bản “Sông nước Cà Mau":
- Sông ngòi, kênh rạch như mạng nhện.
- Bay theo như những đám mây nhỏ.
- Trông hai bên bờ vô tận.
- Những ngôi nhà phố nổi.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn Hs tự học ở nhà.
I. Tìm hiểu chung
1. So sánh là gì?
1.1. Phân tích ví dụ 
* Ví dụ 1:
a. “Trẻ em” so sánh với “búp trên cành”.
-> Nét tương đồng: sự tươi non, đầy sức sống, chứa chan hi vọng.
b. “Rừng đước” so với “dãy trường thành vô tận”. 
-> Nét tương đồng: sự kiên cố, vững chãi.
=> Tạo cảm giác mới mẻ cho sự vật, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
=> So sánh tu từ.
 * Ví dụ 2:
- “Mèo vằn” so với “con hổ”.
-> So sánh thông thường.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/24)
2. Cấu tạo của phép so sánh
2.1. Phân tích ví dụ
a. Ví dụ 1:
Mô hình của phép so sánh
Vế A (Sự vật được so sánh)
Phương diện 
so sánh
Từ so sánh
Vế B (Sự vật dùng để so sánh)
Trẻ em
như
búp trên cành
Rừng đước
dựng lên cao ngất
như
hai dãy trường thành vô tận
b. Ví dụ 2:
* Câu a:
- “Trường Sơn” so sánh với “chí lớn ông cha”.
- “Cửu Long” so sánh với “lòng mẹ bao la”.
-> Vắng mặt phương diện so sánh và từ so sánh.
* Câu b: 
Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
Từ SS Vế B Vế A
-> Từ so sánh và vế B được đảo lên trước vế A.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/25)
II. Luyện tập
Bt1: a. So sánh đồng loại:
* Người với người: Lương y như từ mẫu.
* Vật với vật: Mặt trời như cái thau đồng đỏ ối.
b. So sánh khác loại:
* Vật với người:
 Đôi ta như lửa mới nhen 
 Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
* Cái cụ thể với cái trừu tượng:
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
- Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Bt2: Viết tiếp vế B vào chỗ trống:
- Khoẻ như vâm (voi), (trâu, hùm, Trương Phi,...)
- Đen như cột nhà cháy (củ súng, củ tam thất,)
- Trắng như cước (tuyết, bông, trứng gà bóc, )
- Cao như cây sào (núi, sếu)
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học, học thuộc Ghi nhớ.
- Tiếp tục làm bài tập 3.
- Nhận diện được phép so sánh, các kiểu so sánh trong các văn bản đã học.
- Chuẩn bị bài mới.
 E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 21	 Ngày soạn: 22/01/2013
Tiết: 84	 Ngày dạy : 26/01/2013
LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH 
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
A. Mức độ cần đạt
- Nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài luyện nói.
- Thực hành kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Rèn kỹ năng lập dàn ý và luyện nói trước tập thể lớp. 
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
 2. Kỹ năng
- Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
- Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
 3. Thái độ: Biết cách trình bày một vấn đề bằng miệng trước tập thể.
C. Phương pháp
Nêu và giải quyết vấn đề
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng ....)
 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của Hs.
 3. Bài mới: Để khắc sâu hơn nữa những kỹ năng như quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả và vận dụng chúng một cách linh hoạt hơn. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện nói trước lớp theo những đề bài đã chuẩn bị ở nhà.
Hoạt động của Gv và Hs
Ghi bảng
Hoạt động 1: Gv củng cố kiến thức
 Luyện nói có một vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa hết sức to lớn. Nó không chỉ giúp các em ghi nhớ kiến thức bài học mà quan trọng hơn là rèn cho các em tác phong mạnh dạn, tự tin, tự nhiên khi nói trước đám đông.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Gv lưu ý: trong Sgk, yêu cầu các em thực hành 5 đề, nhưng trong khuôn khổ 1 tiết, chúng ta sẽ luyện nói 3 đề: đề 1, 2, 3.
Với đề 1, các em tập trung vào hai yêu cầu chính: Người nói phải nêu được nhận xét của mình về nhân vật và miêu tả lại hình ảnh nhân vật theo tưởng tượng của mình.
Đề 2, các em chú ý làm nổi bật đặc điểm của người được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh và nhận xét của bản thân.
Đề 3, lập dàn ý miêu tả một đêm trăng theo những gợi ý có sẵn và nói theo dàn ý đó.
1. Luyện nói theo nhóm
 Các em hãy dựa vào các ý của các đề bài đã chuẩn bị ở nhà để luyện nói.
Nhóm 1,2: nói về nhân vật người anh trong truyện "Bức tranh của em gái tôi" ; nhóm 3,4 nói về người thân của em; nhóm 5,6 nói về quang cảnh một đêm trăng.
Gv theo dõi các em luyện nói
Gv nhận xét phần luyện nói theo nhóm
2. Luyện nói trước lớp
 Gv lần lượt gọi đại diện 3 nhóm lên nói trước lớp – nhóm khác nhận xét.
Gv nhận xét phần luyện nói của Hs: những ưu điểm và những hạn chế, những điểm cần khắc phục. Có thể ghi điểm (nếu bài luyện nói tốt).
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà tự học bài và làm bài.
I. Củng cố kiến thức
- Việc luyện nói rèn kỹ năng nói trôi chảy, giúp các em có tác phong mạnh dạn, tự nhiên trước đám đông
- Yêu cầu:
 + Nói theo dàn ý đã chuẩn bị.
 + Nói diễn cảm, có ngữ điệu, âm lượng vừa đủ.
II. Luyện tập
Đề 1: Nhân vật người anh.
- Ngoại hình: cao, gầy, nhưng khuôn mặt sáng sủa, đôi mắt đen, mơ mộng.
- Tính tình: Ban đầu coi thường những việc làm của em gái, nhưng tò mò. Sau đó đố kị với em và tự ti vì bản thân không có tài. Cuối cùng, hối hận, nhận ra khuyết điểm của mình, cảm phục tài năng của em và tự hào vì có cô em gái tài năng.
- Suy nghĩ, nhận xét của người nói về nhân vật.
Đề 2: Giới thiệu về người thân.
- Ngoại hình:
- Tính tình:
- Nhận xét của người nói về đối tượng và tình cảm của người nói với đối tượng.
Đề 3: Cảm nhận về đêm trăng.
- Cảm nhận chung: Đó là đêm trăng đẹp, khó quên
- Những đặc điểm tiêu biểu của đêm trăng: Bầu trời cao, nhiều sao; trăng đẹp, đang dần hiện rõ; mặt đất tràn ngập ánh trăng
- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
 1. Luyện nói theo nhóm
2. Luyện nói trước lớp
III. Hướng dẫn tự học
- Xác định đối tượng miêu tả (tùy chọn) cụ thể, nhận xét về đối tượng và làm rõ nhận xét đó qua các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
- Lập dàn ý cho bài văn miêu tả. (đề tự chọn)
- Chuẩn bị bài mới.
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6 TUAN 21.doc