Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 17, 18

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 17, 18

I. Mục đích yêu cầu:

 - Hieåu roõ theá naøo laø töø ñòa phöông vaø bieät ngöõ xaõ hoäi.

 - Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ ñòa phöông vaø bieät ngöõ xaõ hoäi.

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

1. Kiến thức.

- Khái niệm từ ngữ ñòa phöông vaø bieät ngöõ xaõ hoäi.

- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ ñòa phöông vaø bieät ngöõ xaõ hoäi.

2. Kĩ năng

- Nhân biết, hiểu nghĩa của một số từ ngữ ñòa phöông vaø bieät ngöõ xaõ hoäi.

-Dùng từ ngữ ñòa phöông vaø bieät ngöõ xaõ hoäi phù hợp với tình huống giao tiếp.

III. Kĩ năng sống.

 - Suy nghĩ sáng tạo : phân tích so sánh từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, đặc điểm và cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong nói và viết.

- Giao tiếp : sử dụng linh hoạt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong hoạt động giao tiếp.

- Ra quyết định : sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội theo yeu cầu giao tiếp.

- Tự nhận thức : tự tin, biết cách sử dụng linh hoạt từ ngữ trong các hoàn cảnh khác nhau, trong vùng miền.

 

doc 33 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 17, 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 05
TIẾNG VIỆT
Tiết 17
Ngày sọan : 12/09/2011 
Hoạt động 3: hướng dẫn tự học (2 phút)
Đọc 
chép
- Rút ra được bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp được các yếu tố kể, tả, biểu cảm: đoạn văn được sắp xếp nhằm mục đích tự sự, các yếu tố miêu tả và biểu cảm được dưa vào bài chỉ khi cần thiết và không ảnh hưởng đến việc kể chuyện
- Viết một đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học, trong đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
 4 Củng cố : 2 phút
 4.1. Nêu các bước xây dựng đọan văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm?
 5. Dặn dò : 1 phút
Học thuộc lòng bài tiết này. Đọc và xem trước bài mới.” Chiếc lá cuối cùng”
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I. Mục đích yêu cầu:
 - Hieåu roõ theá naøo laø töø ñòa phöông vaø bieät ngöõ xaõ hoäi.
 - Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ ñòa phöông vaø bieät ngöõ xaõ hoäi.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức.
- Khái niệm từ ngữ ñòa phöông vaø bieät ngöõ xaõ hoäi.
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ ñòa phöông vaø bieät ngöõ xaõ hoäi.
2. Kĩ năng
- Nhân biết, hiểu nghĩa của một số từ ngữ ñòa phöông vaø bieät ngöõ xaõ hoäi.
-Dùng từ ngữ ñòa phöông vaø bieät ngöõ xaõ hoäi phù hợp với tình huống giao tiếp.
III. Kĩ năng sống.
 - Suy nghĩ sáng tạo : phân tích so sánh từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, đặc điểm và cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong nói và viết.
- Giao tiếp : sử dụng linh hoạt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong hoạt động giao tiếp.
- Ra quyết định : sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội theo yeu cầu giao tiếp.
- Tự nhận thức : tự tin, biết cách sử dụng linh hoạt từ ngữ trong các hoàn cảnh khác nhau, trong vùng miền.
IV. Phương pháp và phương tiện dạy học.
SGV + GIÁO ÁN + CHUẨN KIẾN THỨC
- Đàm thoại + diễn giảng + thảo luận.
V. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp : 2phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5 phút
 2.1 Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? 
 2.2. Cho biết tác dụng?
 3. Giới thiệu bài mới : 35 phút
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bảng
* Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu chung(20 phút)
GV cho HS quan sát từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi.
Trong 3 từ “ bắp, bẹ, ngô” từ nào là từ địa phương, từ nào là từ được sử dụng phổ biến toàn dân?
Từ ngữ địa phương là gì? Cho ví dụ ?
GV gọi HS đọc ví dụ a ,b trong SGK và viết những từ cần thiết lên bảng.
Đoạn trích “ những ngày thơ ấu” tại sao có lúc Nguyên Hồng dùng từ “ mẹ” có lúc dùng từ “ mợ”?
Các từ “ ngỗng, trúng tủ” trong ví dụ có nghĩa là gì?
Tầng lớp xã hội nào thường dùng từ ngữ này?
Từ những ví dụ trên cho biết biệt ngữ xã hội là gì?
Thảo luận nhóm : 3 phút
Khi sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?
Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chỉ có thể trong hoàn cãnh giao tiếp và tấng lớp xã hội nào?
Chúng ta nên sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội như thế nào?
Tại sao trong các tác phẩm đó, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
Trong thơ văn tác giả sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để làm gì?
Để tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ta phải làm gì ?
Ngô : sử dụng phổ biến ở một địa phương nhất định.
Bắp bẹ là từ toàn dân.
Từ toàn dân là từ ngữ văn hóa, chuẩn mực được sử dụng rộng rãi.
“ Mợ và mẹ” là hai từ đồng nghĩa. Mẹ là từ toàn dân, mợ là từ địa phương.
Tác giả dùng từ “ mẹ” trong lời kể của độc giả.
“ Mợ” dùng trong lối đối đáp giữa cậu Hồng với người cô → cùng tầng lớp xã hội.
Tầng lớp trung lưu thượng lưu.
- Ngỗng là hai điểm.
- Trúng tủ : đề kiểm tra đã trùng với phần ôn kĩ.
Học sinh, sinh viên
Cần chú ý đến tình huống giao tiếp đề sử dụng cho phù hợp.
Vì quá lạm dụng nó sẽ gây khó hiểu cho người đọc, người nghe, quá trình giao tiếp sẽ thiếu đi trang trọng trong giao tiếp.
Chỉ nên dùng trong khẩu ngữ, khi đối tượng giao tiếp là người đại phương, cùng tầng lớp với mình giao tiếp thường nhật.
Trong bài “nhớ” có tác dụng tô đậm tính cách bình dị của những người vốn xuất thân nông dân Bình- Trị -Thiên
Trong bài “ bỉ võ” để xây dựng ngôn ngữ nhân vật.
I.Từ ngữ địa phương.
Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số) địa phương nhất định.
Ví dụ: Răng , má
II. Biệt ngữ xã hội.
Khác với từ ngữ toàn dân, biêt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
III. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
+ Từ ñòa phöông vaø bieät ngöõ xaõ hoäi thường được sử dụng trong khẩu ngữ, trong giao tiếp thường nhật với người cùng địa phương và người cùng tầng lớp xã hội với mình.
 + Trong thơ văn tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương màu sắc xã hội của tầng lớp ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
 + Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
* Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập(13phút)
GV gọi HS đọc bài tạp và GV cho HS xác định yêu cầu bài tập
Tìm một số từ ngữ địa phương?
Tìm một số từ ngữ của tầng lớp HS và các tầng lớp khác?
Trường hợp nào sử dụng từ ngữ địa phương và trường hợp nào không dùng?
IV. Luyện tập
 Bài tập1/58 Một số từ ngữ địa phương
Từ điạ phương Từ toàn dân
- Ba, tía - Cha
- Coi - Xem
- Hia - Anh.
- Côn - Ông
- Chế - Chị
 Bài tập 2/58 Từ ngữ của tầng lớp HS và các tầng lớp khác
- HS : trứng vịt ( 0), gậy (1 ), trật tủ ( học gạo)
- Các tầng lớp khác : áp phe
Bài tập 3/59 Trường hợp sử dụng từ ngữ địa phương : a 
Trường hợp không nên sử dụng từ ngữ địa phương : b, c, d, e, g.
* Hoạt động 3: hướng dẫn tự học (2 phút)
Đọc 
chép
- Sưu tầm một số câu ca dao,hò,vè , thơ, văn có sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Đọc và sửa các lỗi do lạm dụng từ ngữ địa phương trong một số bài tập làm văn của bản thân và bạn
	4 Củng cố : 5 phút
 4.1. Thế nào là từ ngữ địa phương? Cho ví dụ?
 4.2. Thế nào là biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ?
 5. Dặn dò : 1 phút
 Học thuộc lòng bài tiết này. Đọc và xem trước bài mới. “Tóm tắt văn bản tự sự”
********************************
TUẦN 05
TẬP LÀM VĂN
Tiết 18
Ngày sọan : 12/09/2011 
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mụch đích yêu cầu:
 Biết caùch thöùc toùm taét vaên baûn töï söï.
1. Kiến thức .
Các yêu cầu đối với việc toùm taét vaên baûn töï söï
 2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tón tắt khái quát và tón tắt chi tiết.
- Toùm taét vaên baûn tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
II. Kĩ năng sống.
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ / ý tưởng phản hồi/ lắng nghe tích cực về cách tóm tắt văn bản tự sự.
- Suy nghĩ sáng tạo, tìm kím xử lí thông tin để tóm tắt văn bản tự sự theo yêu cẩu khác nhau.
- Ra quyết định : lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với mục đích giao tiếp.
III. Phương pháp và phương tiện dạy học.
SGV + GIÁO ÁN + CHUẨN KIẾN THỨC
- Đàm thoại + diễn giảng + thảo luận.
IV. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5 phút
 	 2.1 Nêu tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản?
 2.2. Nêu cách liên kết các đoạn trong văn bản?
 3. Giới thiệu bài mới : 35 phút
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bảng
* Hoạt động 1: 30 phút
GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
Trong đời sống hàng ngày có những văn bản tự chúng ta đã học nhưng nêu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tử sự.
Từ gợi ý trên theo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Lựa chọn câu trả lời đúng nhất?
GV gọi HS đọc văn bản vả trả lời câu hỏi.
Thảo luận nhóm : 3 phút
Nhóm 1 :
Văn bản tóm tắt trên đã kể lại nội dung văn bản nào?
Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó?
Văn bản tóm tắt có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không?
Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản ấy ( SGK )?
Từ sự việc tìm hiểu trên hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt?
Nhóm 2 :
Muốn tóm tắt một văn bản tự sự, theo em phải làm những việc gì? Trình tự thực hiện những việc đó?
Câu b là câu trả lời đúng.
Hs thảo luận nhóm và trả lời
Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Dựa vào nhân vật, sự việc và chi tiết tiêu biểu.
Có
Về độ dài : ngắn hơn.
- Về lời văn : viết theo lời của người tóm tắt.
- Số lượng nhân vật, sự việc ít hơn.
I .Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính ( bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng ) nhắm phục vụ cho học tập và trao đổi mở rộng hiểu biết về văn học.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự.
1. Những yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.
Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt
2. Các bước tóm tắt văn bản.
Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần :
- Đọc kĩ hiểu đúng chủ đề của văn bản.
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
- Sắp sếp các nội dung ấy theo một trật tự hợp lí.
- Sau đó viết thành văn bản tóm tắt
* Hoạt động 2: hướng dẫn tự học(5 phút)
Đọc
Chép
Tìm đọc phần tóm tắt một số tác phẩm tự sự đã học trong từ điển văn học
 4 Củng cố : 2 phút
 4.1. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.?
 4.2. Cho biết các yêu cầu đối với một văn bản cần tóm tắt?
 4.3. Muốn tóm tắt một văn bản tự sự, theo em phải làm những việc gì? Trình tự thực hiện những việc đó?
 5. Dặn dò : 1 phút
Học thuộc lòng bài tiết này. Đọc và xem trước bài mới. “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”
*******************************
TUẦN 05
TẬP LÀM VĂN
Tiết 19
Ngày sọan : 14/09/2011 
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mụch đích yêu cầu:
 Biết caùch thöùc toùm taét vaên baûn töï söï.
II Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
1. Kiến thức .
Các yêu cầu đối với việc toùm taét vaên baûn töï söï
 2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tón tắt khái quát và tón tắt chi tiết.
- Toùm taét vaên baûn tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
III. Phương pháp và phương tiện dạy học.
SGV + GIÁO ÁN
- Đàm thoại + diễn giảng.
IV. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5 phút
 2.1. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.?
 2.2. Cho biết các yêu cầu đối với một văn bản cần tóm tắt?
 2.3. Muốn tóm tắt một văn bản tự sự, theo em phải làm những việc gì? Trình tự thực hiện những việc đó?
 3. Giới thiệu bài mới :35 phút	
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bảng
* Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu chung (33 phút)
GV cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi 1 sau đó nêu nhận xét của mỗi nhóm.
Theo em những sự việc tiêu biểu có các nhân vật quan trọng đã nêu hợp lí chưa?Hãy sắp sếp hợp lí?
Toùm taét toaøn boä truyeän ngaén Laõo Haïc cuûa nhaø vaên Nam Cao?
Hãy nêu những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích “ tức n ... sự của một người khi bị đau chung quanh chuyện ăn, chuyện ngủ.
2. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê.
- Tuổi trạc 50 là người quí tộc .
- Gầy gò, cao lênh khênh.
- Trang bị : ngựa, áo giáp, mũ sắt, giáo để trở thành hiệp sĩ.
a. Những nét hay.
 - Muốn trở thành hiệp sĩ trừ gian diệt bạo, giúp đỡ người lương thiện →khát vọng và lí tưởng cao đẹp
- Bị trọng thương mà không hề rên rỉ, vẫn giữ tư thế trước mọi thất bại.
- Dũng cảm xông vào cuộc giao tranh không cân sức.
b. Những nét dở .
 Đầu óc mê muội không còn tỉnh táo, hoan tưởng ngỡ những chiếc cối xay gió là những kẻ thù khổng lồ dị dạng và đánh nhau với chúng rồi thảm hại
→ có lí tưởng và khát vọng cao đẹp nhưng hoang tưởng ngỡ những chiếc cối xay gió là những kể thù khổng lồ dị dạng và đánh nhau với chúng rồi thảm hại
3. Giám mã Xan-chô-pan-xa.
- Là một bác nông dân béo, lùn nhận làm giám mã cho Đôn-ki-hô-tê.
- Những nét hay trong tính cách :
+ Đầu óc hoàn toàn tỉnh táo khi nhìn thấy cối xay gió.
+ Là người rất thực tế.
- Những nét dở trong tính cách.
+ Sợ hãi, nhúc nhát ( không dám đánh nhau với cối xay gió ).
+ Đau một chút là rên rỉ.
+ Qúa chú trọng chăm lo đến bản thân.
→Tỉnh táo nhưng thực dụng
=> Tuy Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa luôn đối lập nhau nhưng lại bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật nhau lên
B.. Nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật.
- Có giọng điệu phê phán, hài hước.
III. Ý nghĩa truyện.
 Kể câu chuyện về sự thất bại của Đô-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội
Hoạt động 3:hướng dẫn tự học (2 phuts)
 Đọc
chép
- Trước khi đọc văn bản và soạn bài, đọc kĩ phần chú thích về tác giả và tác phẩm để có thể tiếp cận và hiểu đúng đoạn trích
- Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong văn bản
 4 Củng cố : 2 phút
 4.1. Em hãy cho biết vài nét về tác giả Xec-Van-Tet?
 4.2.Liệt kê 5 sự việc chủ yếu, qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mả được bộc lộ ra sao?
 4.3. Qua 5 sự việc trên hãy phân tích những nét hay trong tính cách nhân vật Đô-ki-hô-tê ?
 4.4. Tính cách nhân vật Đôn-ki-hô-tê có gì hay ? Chi tiết nào thể hiện?
 4.5. Vì sao Đôn-ki-hô-tê có những nét dở trong tính cách?
 4.5.Tìm chi tiết cho thấy nét dở trong tính cách Đôn-ki-hô-tê ?
 4.6. Em hãy kể những mặt tốt của Xan-chô-pan-xa?
 5. Dặn dò : 1 phút
Học thuộc lòng bài tiết này. Đọc và xem trước bài mới. “Tình thái từ”
TUẦN 07
TIẾNG VIỆT
Tiết 27
Ngày sọan : 25/09/2011 
TÍNH THÁI TỪ
I. Mục đích yêu cầu:
 Giúp HS :
- Hieåu ñöôïc theá naøo laø tình thaùi töø.
- Bieát vaän duïng vaø söû duïng tình thaùi töø trong caùc tình huoáng gia tieáp hôïp lí.
- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống trong giao tieáp vaø trong quaù trình taïo laäp vaên baûn.
II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
1. Kiến thức
- Khái niệm các loại tình thái từ.
- Cách sử dụng tình thái từ.
2. Kĩ năng.
Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
III. Kĩ năng sống.
- Ra quyết định sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng trợ từ, 
thán từ, tính thái từ tiếng viết.
IV. Phương pháp và phương tiện dạy học.
SGV + GIÁO ÁN + CHUẨN KIẾN THỨC
- Đàm thoại + diễn giảng +thảo luận nhóm
V. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5 phút
 2.1. Trợ từ là gì? Cho vd ?
 2.2. Thán từ có mấy loại? cho vd ?
 3. Giới thiệu bài mới : 1 phút
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bảng
Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu chung (20 phút)
GV cho HS đọc ví dụ, sau đó viết lên bảng những câu chứa từ in đậm.
a. Con nín ñi
b. Em chaøo coâ aï!
c. Thương thay cũng một kiếp người.
Khéo thay mang lấy sắc tài mà chi
Trong các ví dụ a, b, c, nếu bỏ đi các từ in đậm thì ý nghĩa của các câu có gì thay đổi ?
Tình thái từ là gì?
d. Meï ñi laøm roài aø
Ở ví dụ d từ “ ạ” biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói ?
Xác định tình thái từ trong câu?
1. Anh đi đi !
2. Sao mà lắm điều đến thế cơ chứ.
3. Chị đã nói thế ư ?
Kể một số tình thái từ tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán?
 GV cho HS phân bệit sự khác nhau giữa tình thái từ với từ đồng âm, khác nghĩa, khác từ loại.
Ví dụ :
Anh đã đi chứ? → động từ.
Anh về đi !→ tình thái từ.
An với Tình là đôi bạn thân → quan hệ từ
Chờ em với → tính thái từ.
Các tình thái từ trong ví dụ được dùng trong hoàn cảnh nào?
Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, cần sử dụng tình thái từ như thế nào?
Biểu thị thái độ sắc thái tình cảm của câu hỏi, cầu khiến, cảm thán.
Câu chào thể hiện mức độ lễ phép cao hơn.
→ Đi, cơ chứ, ư.
Thân mật, kính trọng.
I. Chức năng của tình thái từ.
- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
Ví dụ : Mẹ đi làm rồi à !
 Bạn ăn đi !
- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý :
+ Tình thái từ nghi vấn : à, ư, hả, ừ, chứ, chăng
+ Tình thái từ cầu khiến : đi, nào với
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm : ạ, nhé, cơ mà
+ Tình thái từ cảm thán : thay , sao
II. Sử dụng tình thái từ
Khi nói, khi viết cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 
( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội tình cảm )
Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập (15 phút)
Thảo luận nhóm. Mỗi nhóm làm một bài tập sau đó đại diện nhóm lên bảng trình bày. GV cho HS xác định yêu cầu bài tập
Từ nào là tình thái từ? Từ nào không là tình thái từ?
Giải thích ý nghĩa của các từ in đậm trong bài tập 2?
 Đặt câu với tình thái từ trong bài tập 3 ?
Hs thảo luận trình bày bảng
III. Luyện tập
1/ 81 Các tình thái từ có trong câu b, c, e, i.
2/82 Giải thích nghĩa của các tình thái từ.
Chứ : nghi vấn dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.
Chứ : nhấn mạnh điều vừa muốn khẳng định cho là không thể khác được.
Ừ :hỏi với thái độ phân vân.
Nhỉ : thái độ thân mật.
Nhé : dặn dò, thái độ thân mật.
Vậy : thái độ miễn cưỡng.
Cơ mà : thái độ thuyết phục.
3/83 Đặt câu : mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ vậy
Nó là học sinh giỏi mà. !
Đừng trêu trọc nữa, nó khóc đấy!
Tôi phải giải bằng được bài toán ấy chứ lị 
Em chỉ nói vậy để anh biết thôi !
Con thích được tặng cái cặp cơ !
Thôi đành ăn cho xong vậy !
Hoạt động 3: hướng dẫn tự học (2 phút)
Đọc 
chép
Giải thích ý nghĩa của tình thái từ trong một văn bản tự chọn
 4 Củng cố : 2 phút
 4.1. Tình thái từ là gì?
 4.2. Kể một số tình thái từ tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán?
 4.3. Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, cần sử dụng tình thái từ như thế nào?
 5. Dặn dò : 1 phút
Học thuộc lòng bài tiết này. 
 Đọc và xem trước bài mới. “Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm” 
TUẦN 07
TẬP LÀM VĂN
Tiết 28
Ngày sọan : 27/09/2011 
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VẢ BIỂU CẢM
I. Mụch đích yêu cầu:
 Vân dụng kiến thức về yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, thực hành viết đoạn văn tự sự
 có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
1. Kiến thức
Sự kết hợp yếu tố tả, kể, và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng.
- Thực hành kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
III. Phương pháp và phương tiện dạy học.
SGV + GIÁO ÁN + CHUẨN KIẾN THỨC
- Đàm thoại + diễn giảng + thảo luận nhóm
IV. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5 phút
 2.1 Khi viết văn bản tự sự tác giả dùng phương thức gì?
 3. Giới thiệu bài mới : 1 phút
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bảng
Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu chung (20 phút)
Viết các bước xây dựng đoạn văn tự sự để HS chọn 1 trong 3 sự việc và nhân vật đã cho để viết thành đoạn văn.
Hs chọn và viết đoạn văn
I. Củng cố kiến thức
- Văn tự sự : sự việc được kể, người kể, ngôi kể, trình tự kể
- Các yếu tố miêu tả : ( hình ảnh, hình dáng, kích thước, màu sắc, âm thanh, thứ tự đồ vật được sắp sếp) được sử dụng để làm cho việc tự sự thêm sinh động hơn.
- Các bước xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+ Bước 1 : lựa chọn sự việc chính.
+ Bước 2 : lựa chọn ngôi kể.
+ Bước 3 : xác định thứ tự kể.
+ Bước 4 : xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ dùng trong đoạn văn.
+ Bước 5 : viết thành đoạn văn
Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập (15 phút)
GV cho HS phận tích đoạn văn vừa viết bằng cách cho một vài HS đọc. GV nhận xét bổ sung.
Hãy đóng vai ông giáo để viết đoạn văn kể lại giây phút Lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.?
Nhận xét đoạn văn vừa viết?
II. Luyện tập.
1/84 Viết đoạn văn.
“ Hôm sau .Lão khóc hu hu”
→ Nhập vai ông giáo.
“ Tôi đang ngồi nghỉ vẩn vơ về những hàng xóm đang sống xung quanh tôi, trong đó có Lão Hạc. Lão sống âm thầm trong cảnh túng quẫn và trong sự chờ đợi vô vọng đứa con trai duy nhất đã đi xa. Bỗng Lão Hạc dặng hắng bước vào. Tôi mỉm cười.
- Thiêng thật tôi đang nghĩ đến Lão đấy! Lão Hạc lặng lẽ ngồi xuống cái ghế chổ ọp ẹp của nhà tôi buồn bã nói :
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !
Tôi ngạc nhiên hỏi lại :
- Lão quí con Vàng lắm kia mà ?
- Thì vẫn yêu nhưng phải bán ; cái kiếp số của nó và tôi thì có gì khác nhau hả đâu ông giáo ?
Tôi lẩm bẩm :
Không thể nào tin được.
Tôi bán thật rồi. Họ vừa bắt nó mang đi Lão Hạc bỏ lửng câu nói , cười và miệng cứ méo xệ đi, nước mắt lưng tròng..Tôi cảm thấy nghẹn ngào. Và chỉ muốn ôm chầm lấy Lão để khóc òa lên cho vơi nỗi day dứt, bối rối trong lòng. Tôi chợt nghĩ cái việc tôi phải bán đi năm quyển sách thật là vô nghĩa nếu lấy nó để so sánh với nỗi đau của Lão Hạc. Tôi chỉ mất 5 đồ vật, còn Lão Hạc thì mất đi người bạn tình nghĩa biết chừng nào ! Lão sẽ sống ra sao trong những ngày cô đơn còn lại trong tâm trạng đầy những mặc cảm ân hận dằn vặt.? Tôi bỗng thấy thương Lão quá nhưng chẳng biết động viên an ủi Lão như thế nào, bèn hỏi một câu vu vơ cho có chuyện :
Thế cho nó bắt à !
Nghe tôi hỏi Lão Hạc bỗng giật thót, đôi mắt lão như thất thần, gương mặt tái nhợt co rúm lại đầy đau đớn nhẫn nhục. Lão rũ đầu xuống và ôm mặt bật khóc hu hu.
2/85 Đối chiếu so sánh
Hoạt động 3: hướng dẫn tự học (2 phút)
Đọc 
chép
- Rút ra được bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp được các yếu tố kể, tả, biểu cảm: đoạn văn được sắp xếp nhằm mục đích tự sự, các yếu tố miêu tả và biểu cảm được dưa vào bài chỉ khi cần thiết và không ảnh hưởng đến việc kể chuyện
- Viết một đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học, trong đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
 4 Củng cố : 2 phút
 4.1. Nêu các bước xây dựng đọan văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm?
 5. Dặn dò : 1 phút
Học thuộc lòng bài tiết này. Đọc và xem trước bài mới.” Chiếc lá cuối cùng”

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 8.doc