Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 81 đến tiết 84

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 81 đến tiết 84

A. Mức độ cần đạt

- Bước đầu biết đọc, hiểu một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

- Thấy được nghệ thuật độc đáo và vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài thơ.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

- Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.

 2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

 3. Thái độ: Thấy được tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống và ý thức dân tộc trong con người Hồ Chí Minh. Từ đó ý thức trách nhiệm công dân của bản thân.

C. Phương pháp

 

doc 9 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 81 đến tiết 84", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Ngày soạn: 19/01/2013
Tiết: 81 	 Ngày dạy: 21/01/2013 
TỨC CẢNH PÁC BÓ
(Hồ Chí Minh)
A. Mức độ cần đạt
- Bước đầu biết đọc, hiểu một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
- Thấy được nghệ thuật độc đáo và vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài thơ.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức
- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
 2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
 3. Thái độ: Thấy được tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống và ý thức dân tộc trong con người Hồ Chí Minh. Từ đó ý thức trách nhiệm công dân của bản thân.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 
2. Bài cũ: 1. Đọc thuộc lòng bài thơ “Quê hương” (Tế Hanh). Nêu ý nghĩa của văn bản.
2. Đọc thuộc bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu). Từ việc tưởng tượng không gian đất trời vào hè, em thấy được gì về tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ?
3. Bài mới: Ở lớp 7, các em đã được học 2 bài thơ rất hay của Bác. Hãy nhớ lại tên, hoàn cảnh sáng tác và thể loại của 2 bài thơ này? Đó là những bài thơ nổi tiếng của HCM viết hồi đầu kháng chiến chống pháp ở Việt Bắc. Còn hôm nay, chúng ta lại một lần nữa được gặp Người ở suối Lê Nin, hang Pác Bó (huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng) vào mùa xuân năm 1941 qua bài thơ tứ tuyệt Tức cảnh Pác Bó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Gv yêu cầu một số Hs nêu vài nét chính về Bác.
Gv yêu cầu một em đọc chú thích (*) .
Nêu hoàn cảnh bài thơ ra đời?
Bài thơ này được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm thể thơ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
Yêu cầu giọng đọc: đọc thoải mái, pha chút vui đùa, hóm hỉnh, rõ nhịp thơ 4/3 hoặc 2/2/3.
Gv đọc mẫu 1 lần. Hs đọc lại.
Bài thơ có thể chia bố cục ntn? -> 2 phần.
Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?
Em hiểu ntn về nhan đề của bài thơ? -> Từ một sự việc, hiện tượng con người nảy sinh cảm xúc.
Cấu tạo của câu 1 có gì đặc biệt? -> Đối thời gian: sáng, tối; không gian: suối, hang; hoạt động: ra, vào. 
Theo em, phép đối này có sức diễn tả sự việc và con người ntn? -> Diễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng của con người. Diễn tả quan hệ gắn bó hoà hợp giữa con người và thiên nhiên Pác Bó.
Từ câu thơ đó ta hiểu gì về cuộc sống của Bác khi ở Pác Bó? > Câu thơ nói về việc ở và nếp sinh hoạt của Bác, nhịp thơ 4/3 tạo câu thơ thành 2 vế sóng đôi toát lên vẻ nhịp nhàng đều đặn: sáng ra, tối vào. Đó là cuộc sống bí mật nhưng vẫn giữ được quy củ. Đặc biệt là tâm trạng thoải mái, ung dung hoà với nhịp sống núi rừng, với hang, với suối. Đó là cách nói vui, thể hiện tinh thần khoẻ khoắn, lạc quan của Hồ Chí Minh. Thực ra hồi đó Người sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn: hang đá lạnh buốt, những khi trời mưa to rắn rết chui vào hang có những buổi sớm, vừa thức dậy Người thấy cả con rắn to đang nằm bên cạnh... (Theo hồi ký của Võ Nguyên Giáp: Từ Pác Bó đến Tân Trào)
Suy nghĩ của em khi đọc câu thơ và ý nghĩa của cụm từ “vẫn sẵn sàng” ?
Liên hệ: - Cảnh rừng Việt Bắc... suốt cả ngày 
 - "Non xanh nước biếc tha hồ dạo, 
 Rượu ngọt chè tươi mặc sức say."
 (Cảnh rừng Việt Bắc -1947)
Câu thơ thứ 3 nói về công việc gì của người cách mạng?
Phát hiện và tìm hiểu tác dụng ý nghĩa của các tín hiệu nghệ thuật có trong câu thứ ba?
-> Đối ý: điều kiện làm việc tạm bợ / nội dung công việc quan trọng, trang nghiêm; Đối thanh: bằng (chông chênh) / Trắc (dịch sử Đảng); Láy “chông chênh”. 
Hãy giải thích từ “chông chênh”? 
Trong bài thơ tứ tuyệt, câu 3 thường có vị trí nổi bật, chứa đựng hình ảnh trung tâm của bài thơ. Vậy hình ảnh trung tâm của bài thơ là ai?
-> Hình tượng người chiến sĩ được khắc họa chân thực, sinh động, vừa có tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi lồng lộng như một bức tượng đài.
Ba câu trên đều thể hiện cái nghèo, cái khó của người làm cách mạng. Câu cuối Bác đã nhận định ntn về cuộc đời cách mạng của mình?
Em hiểu cái gọi là “sang” ở đây như thế nào?
-> Sang là sang trọng, là giàu có, là cao quý, đẹp đẽ, là cảm giác hài lòng. Đó là tâm trạng, là tình cảm của HCM khi tự nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống của mình, cuộc đời cách mạng của chính Người trong những ngày ở Pắc Bó. Cuộc sống thiếu thốn nhưng người vẫn cảm thấy vui thích, cũng có phần giống các nhà Nho từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm (Thú lâm tuyền là vui với cảnh nghèo, cái nghèo nhưng thanh cao, sống hoà với thiên nhiên nơi rừng núi, xa lánh cuộc đời trần tục bon chen danh lợi) nhưng niềm vui của Bác là niềm vui rất thật. Người xưa vui thú lâm tuyền để tự nguyện hay bắt buộc làm ẩn sĩ lánh đời, khinh thế còn Bác làm chiến sĩ. Là cái sang của cuộc đời cách mạng.
Thảo luận: Tại sao cuộc sống khó khăn, gian khổ như vậy mà Bác vẫn vui sướng, toại nguyện và lạc quan?
Được sống trên mảnh đất của tổ quốc thân yêu.
Được sống đúng với ý nguyện và sở thích (làm cách mạng và sống hòa mình với thiên nhiên). 
Thời cơ cách mạng ngày càng hiện ra, thắng lợi đang ngày càng một đến gần
Hướng dẫn HS tổng kết:
Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
Từ đó, em hãy phát biểu ý nghĩa văn bản?
Vài Hs nêu, GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
Hướng dẫn HS luyện tập
Cảm nghĩ của em về Hồ Chí Minh qua bài thơ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học 
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện. 
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
2. Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh ra đời: T2/1941, tại Pác bó, Cao Bằng.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 2 phần.
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm.
2.3. Phân tích
a. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
- Phép tiểu đối, lời thơ cân đối, nhịp nhàng.
-> Nếp sinh hoạt khoa học, có tổ chức, làm chủ hoàn cảnh, hòa hợp với thiên nhiên.
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
- Từ láy, liệt kê, giọng thơ đùa vui, hóm hỉnh.
-> Bữa ăn đạm bạc, cực khổ nhưng con người vẫn vui tươi, thanh thản, lạc quan. 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
- Từ láy gợi hình, đối ý, đối thanh.
-> Điều kiện làm việc tạm bợ, công việc cao cả, vĩ đại.
 => Chất thép của người cách mạng.
b. Cảm nghĩ của Bác 
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
-> Lời thơ hóm hỉnh, tự nhiên.
=> Vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui của Bác được thể hiện qua phong thái ung dung, thanh thản, tinh thần lạc quan và bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng.
=> Phong cách thơ Hồ Chí Minh.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
- Kết hợp hài hoà cổ điển và hiện đại.
- Giọng điệu đùa vui, hóm hỉnh.
- Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc.
b. Nội dung
- Niềm vui hòa nhập thiên nhiên.
- Tinh thần lạc quan cách mạng.
* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.
4. Luyện tập
1Bác là người có tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên, có tinh thần lạc quan cách mạng, lạc quan trong cách sống.
2. Lời thơ thuần Việt giản dị, dễ hiểu. Giọng tự nhiên, nhẹ nhàng. Tình cảm vui tươi, phấn chấn.
III. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ.
- So sánh đối chiếu hình thưc nghệ thuật của bài thơ với một bài tứ tuyệt tự chọn.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Câu cầu khiến.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 21 Ngày soạn: 19/01/2013
Tiết: 82 	 Ngày dạy: 21/01/2013 
CÂU CẦU KHIẾN
A. Mức độ cần đạt
- Nắm vững đặc điểm hình thức, chức năng của câu cầu khiến.
- Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.
- Chức năng của câu cầu khiến.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.
- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3.Thái độ: Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp, linh hoạt trong khi nói hoặc viết. Từ đó thêm yêu và tự hào về tiếng nói dân tộc.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 
 2. Bài cũ: Nêu những chức năng khác của câu nghi vấn? Cho một ví dụ minh họa.
 3. Bài mới: Từ phần bài cũ lấy một tình huống cụ thể để gv dẫn dắt vào bài. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn
*Gv gọi Hs đọc ví dụ trong sách giáo khoa.
- Gv hướng dẫn các em xác định các câu cầu khiến trong từng ví dụ. Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của các câu cầu khiến.
- Gv yêu cầu 2 em đọc các ví dụ, gv đọc lại để học sinh thấy được sự khác nhau về nghĩa qua ngữ điệu đọc .
- Học sinh tìm hiểu chức năng của mỗi câu ở ví dụ 2 a, b ?
Hãy đặt câu có đặc điểm hình thức chức năng tương tự các câu trên?
Hs: Thực hiện.
GV nhận xét và giúp các em rút ra bài học.
* Gọi hai em đọc lại ghi nhớ .
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: 
Xét đặc điểm hình thức của câu cầu khiến?
Nhận xét về chủ ngữ? Nếu thêm, bớt hoặc thay chủ ngữ ý nghĩa của câu thay đổi ntn?
Gv lưu ý: Độ dài của câu cầu khiến thường tỉ lệ nghịch với sự nhấn mạnh ý nghĩa cầu khiến, câu càng ngắn thì ý nghĩa cầu khiến càng mạnh. 
Bt2: So sánh hình thức và ý nghĩa của các câu cầu khiến?
Học sinh thảo luận nhóm, so sánh. 
Bt3: So sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu:
Bt4: DC tự coi mình là vai dưới so với DM và lại là người yếu đuối, nhút nhát vì vậy ngôn từ của DC khiêm nhường, có sự rào trước đón sau. 
Trong lời DC yêu cầu DM tác giả không dùng câu cầu khiến mà dùng câu có quan hệ lựa chọn: hay là làm cho ý câu cầu khiến nhẹ hơn, ít rõ ràng hơn, phù hợp với tính cách DC. 
Bt5: Câu “Đi đi con !”của Lí Lan và “Đi thôi con” của Khánh Hoài không thể thay thế cho nhau vì ý nghĩa rất khác nhau.
- Trường hợp a: Mẹ khuyên con vững tin bước vào đời.
- Trường hợp b: Mẹ bảo con đi cùng mình.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện ở nhà.
I. Tìm hiểu chung về đặc điểm hình thức và chức năng 
1. Phân tích ví dụ :
* Ví dụ 1
a. Thôi đừng lo lắng. -> khuyên bảo.
 Cứ về đi. -> yêu cầu.
b. Đi thôi con. -> yêu cầu.
* Ví dụ 2
a. Mở cửa. -> câu trần thuật, dùng để trả lời câu hỏi.
b. Mở cửa! -> câu cầu khiến, dùng để đề nghị, ra lệnh.
2. Ghi nhớ: (SGK /31)
II. Luyện tập
Bt1: a. Hãy ; b. Đi ; c. Đừng.
- Chủ ngữ trong 3 câu đều chỉ người đối thoại.
a. Lang Liêu (Con hãy)
b. Ông giáo, ngôi thứ 2 số nhiều.
c. Chủ ngữ là chúng ta, ngôi thứ nhất số nhiều. 
- Thêm, bớt chủ ngữ:
a. không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ nhàng hơn, tình cảm hơn.
b. Hút trước đi: Ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn.
c. Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. ( ý nghĩa câu bị thay đổi; chúng ta bao gồm cả người nói và người nghe, các anh: chỉ có người nghe)
Bt2:
a. Thôi, im cái điệu ấy đi. -> vắng chủ ngữ.
b. Các em đừng khóc. -> có chủ ngữ, ngôi thứ hai số nhiều.
c. Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! 
-> Không có từ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến, không có chủ ngữ.
Bt3: a. Hãy cố xót ruột! -> Vắng chủ ngữ, ý cầu khiến mạnh.
b Thầy em hãy cố xót ruột! -> Có chủ ngữ, ngôi thứ hai số ít.
-> Ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ tình cảm của người nói với người nghe.
III. Hướng dẫn tự học
- Tìm câu cầu khiến trong một vài văn bản đã học.
- Biết phê phán cách dùng câu cầu khiến thiếu lịch sự, vô văn hóa.
- Chuẩn bị bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 21 Ngày soạn: 20/01/2013
Tiết: 83 	 Ngày dạy: 23/01/2013 
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
A. Mức độ cần đạt
- Bổ sung kiến thức về văn thuyết minh.
- Nắm được cách làm một bài văn thuyết minh về một phương pháp, cách làm.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp, cách làm.
 2. Kỹ năng
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp, cách làm.
- Tạo lập được một văn bản thuyết theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài khoảng 300 chữ.
 3. Thái độ: Biết sử dụng văn thuyết minh trong hoàn cảnh phù hợp, tạo hiệu quả giao tiếp.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 
 2. Bài cũ: Khi làm bài văn thuyết minh cần xác định được điều gì? Khi viết đoạn văn cần trình bày ntn? Các ý của đoạn văn được sắp xếp ra sao? 
 3. Bài mới: Trong cuộc sống hàng ngày, việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm là điều cần thiết và việc phổ biến một kinh nghiệm cũng là điều khá quan trọng. Để kinh nghiệm ấy đến với người tiếp nhận có hiệu quả, bao giờ người nói, viết cũng cần đến phương thức thuyết minh. Bài học hôm nay sẽ hướng dẫn chúng ta điều đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về một số phương pháp (cách làm)
- Gv gọi hai em đọc bài: Cách làm đồ chơi “em bé đá bóng” bằng quả khô.
Bài có mấy mục? Là những mục nào? Mỗi mục được giới thiệu ra sao?
Ba mục trên, mục nào quan trọng nhất? Vì sao?
- Gv gọi học sinh đọc bài: Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc.
Văn bản thuyết minh hướng dẫn cách nấu món ăn gì? (Canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc)
Phần nguyên liệu được giới thiệu có gì khác với cách làm đồ chơi “em bé đá bóng”? Vì sao?
Phần cách làm có gì khác với cách làm ở mục a? Vì sao? 
Phần yêu cầu thành phẩm được giới thiệu có gì khác với a? Vì sao?
Hãy nhận xét về lời văn thuyết minh trong hai ví dụ?
- Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ.
- Gọi hai em đọc lại ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bt1: Gv nêu yêu cầu bài tập 1, gợi ý để học sinh lập dàn ý với yêu cầu rõ ràng, mạch lạc.
Gv chấm bài dàn ý của một số em, lấy điểm miệng.
Gv rút kinh nghiệm để giúp học sinh khi cần thuyết minh một cách làm thì phải làm gì? Bắt đầu từ đâu? Kết thúc ở đâu?
Bt2: Học sinh viết nháp bài 2.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, HS lắng nghe, thực hiện.
I. Tìm hiểu chung về một phương pháp
(cách làm)
1. Phân tích ví dụ
* Văn bản a gồm 3 mục:
- Nguyên vật liệu.
- Cách làm: quan trọng nhất.
- Yêu cầu thành phẩm.
* Văn bản b: gồm 3 mục như văn bản a 
 * Lưu ý cách làm: 
- Cái nào làm trước? Cái nào làm sau? -> Cần theo một trình tự.
- Yêu cầu thành phẩm: Chú ý 3 mặt: trạng thái, màu sắc, mùi vị.
* Lời văn: ngắn gọn, súc tích, vừa đủ.
2. Ghi nhớ: (Sgk/26)
II. Luyện tập
Bt1: Học sinh có thể lập dàn ý với các yêu cầu sau:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát trò chơi.
b. Thân bài
- Số người chơi? Dụng cụ chơi?
- Cách chơi? (thế nào thì thắng, thế nào thì thua, thế nào thì phạm luật)
- Yêu cầu đối với trò chơi?
c. Kết bài: Ý nghĩa của trò chơi?
Bt2: Thuyết minh cách nấu một món ăn.
- Nguyên liệu:
- Trình tự các bước thực hiện.
- Mô tả sản phẩm.
III. Hướng dẫn tự học
- Sưu tầm bài văn thuyết minh về một phương pháp, cách làm trong các tài liệu, tạp chí.
- Lập dàn bài văn thuyết minh về một phương pháp, cách làm cụ thể.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 21 Ngày soạn: 20/01/2013
Tiết: 84 	 Ngày dạy: 23/01/2013 
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
A. Mức độ cần đạt
- Bổ sung kiến thức về văn thuyết minh.
- Nắm được cách làm một bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
 2. Kỹ năng
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh: danh lam thắng cảnh.
- Tạo lập được một văn bản thuyết theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh có độ dài khoảng 300 chữ.
 3. Thái độ: Biết sử dụng văn thuyết minh trong hoàn cảnh phù hợp, tạo hiệu quả giao tiếp.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 
 2. Bài cũ: Nêu cách làm một văn bản thuyết minh? Trong các bước đó, bước nào quan trọng nhất?
 3. Bài mới: Đối với văn bản thuyết minh, chúng ta đã làm qua nhiều kiểu đề khác nhau: thuyết minh về đồ dùng học tập, về con vật nuôi, thuyết minh một phương pháp. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh 
Gv yêu cầu Hs đọc văn bản mẫu ở SGK. Sau đó, gợi ý giúp học sinh trả lời các câu hỏi.
Hai đối tượng được đề cập tới trong bài văn là gì?
Bài viết cho ta biết những tri thức nào?
Muốn có những tri thức ấy, người viết làm bằng cách nào?
Nhận xét về bố cục của bài văn? Bố cục đã hoàn chỉnh hay chưa?
Về nội dung thuyết minh cần bổ sung những ý gì? 
Gọi 1 em đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập 
Gv hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu bài tập của sách .
?bài cần có yêu cầu nào?Thân bài, cần tiến hành giới thiệu ra sao? Kết bài, cần có những ý cơ bản nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
1. Phân tích ví dụ
Văn bản: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
(Theo Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987- 1990)
- Hai đối tượng: Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn.
- Tri thức:
* Hồ: Tuổi, các tên của hồ và lí do tại sao hồ có tên là hồ Hoàn Kiếm như ngày nay.
* Chùa: Vị trí địa lí, các tên của chùa, những bộ phận của chùa 
 - Người viết:Phải quan sát, đọc sách, tra cứu, hỏi han 
- Bố cục: Thiếu phần mở bài.
 Các ý sắp xếp chưa hợp lí.
 -Nội dung thuyết minh cần bổ sung:
Vị trí, độ rộng hẹp của hồ – vị trí của Tháp Bà, cầu Thê Húc. Bổ sung ý miêu tả quang cảnh xung quanh.
2. Ghi nhớ: Học theo sách giáo khoa.
II. Luyện tập
Bài 1: Lập bố cục bài giới thiệu mẫu.
* Mở bài: 
Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh của đất nước.
Giới thiệu về cảnh tiêu biểu: hồ Hoàn Kiếm + đền Ngọc Sơn.
Chuyển đoạn.
* Thân bài: Lần lượt giới thiệu từng cảnh theo các ý:
Vị trí địa lí của cảnh nằm ở đâu?
Những bộ phận của cảnh ?
Mô tả cụ thể từng phần?
Ý nghĩa của thắng cảnh trong đời sống, tình cảm của con người.
=> Kết hợp với một số yếu tố biểu cảm .
* Kết bài : Cảm nghĩ của em và mọi người về thắng cảnh.
III. Hướng dẫn tự học
Tiếp tục hoàn thiện bảng hệ thống hóa ở nhà.
- Chuẩn bị một số` đề bài văn thuyết minh và tự làm trước ở nhà
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docNV8 TUAN 21.doc