A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Củng cố lại lý thuyết về văn bản thuyết minh. Vận dụng vào làm bài thuyết minh của mình
- Nắm chắc được những yêu cầu, kiểu bài thuyết minh, bố cục, diễn đạt lời văn trong khi viết bài
- Cần có những yếu tố miêu tả - biểu cảm và vận dụng phương pháp nêu số liệu liệt kê vào bài để phục vụ cho mục đích thuyết minh.
B. CHUẨN BỊ: Gv: Ra đề - đáp án; HS: Tham khảo các đề sgk, giấy bút
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. KTSCBCHS
3. Phát đề
Tuần 25 Ngày soạn: Tiết 88, 89 Ngày dạy: VIẾT BÀI SỐ 5 A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Củng cố lại lý thuyết về văn bản thuyết minh. Vận dụng vào làm bài thuyết minh của mình - Nắm chắc được những yêu cầu, kiểu bài thuyết minh, bố cục, diễn đạt lời văn trong khi viết bài - Cần có những yếu tố miêu tả - biểu cảm và vận dụng phương pháp nêu số liệu liệt kê vào bài để phục vụ cho mục đích thuyết minh. B. CHUẨN BỊ: Gv: Ra đề - đáp án; HS: Tham khảo các đề sgk, giấy bút C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp. 2. KTSCBCHS 3. Phát đề Ma trận: Mức độ Lvực ND Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao TL TL TL TL Câu Điểm Văn bản I.C1 I.C2 I.1,2 2 Tiếng Việt I.C3a,b I.3 2 TLV II II 6 Tổng số câu 5 10 I. Văn, tiếng Việt (4 điểm) Câu 1( 1,0 điểm): Hoàn thành đoạn thơ sau bằng cách chép 2 câu còn thiếu: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, . ." Câu 2( 1,0 điểm): Hãy cho biết đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai? Hãy nêu vài nét về tác giả và xuất xứ của bài thơ. Câu 3( 2,0 điểm): a. (1 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới. Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: - Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không? Chị Dậu khẽ gạt nước mắt: - Không đau con ạ! - Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá? (Tắt Đèn. Ngô Tất Tố. Ngữ Văn 8 tập 1) Hãy chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn trích và nêu chức năng của các câu đó. b. (1 điểm): Xác định và chỉ ra câu cảm thán và câu cầu khiến trong đoạn văn dưới đây: Sáng hôm sau, Xiu tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ thì thấy Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờnhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống. “Kéo nó lên, em muốn nhìn”, cô thều thào ra lệnh. Xiu làm theo một cách chán nản. Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. (Chiếc lá cuối cùng. O Henri. Ngữ Văn 8 tập 1) II. Tập làm văn( 6 điểm): Chọn 1 trong 2 đề sau đây: Đề 1: Thuyết minh (giới thiệu) về một trò chơi mà em yêu thích. Đề 2: Thuyết minh (giới thiệu) về ngôi trường mà em đã từng học hoặc đang học Đề 3: Thuyết minh (giới thiệu) cách chế biến một món ăn hoặc thức uống. ĐÁP ÁN: I. Văn, tiếng Việt (4 điểm) Câu 1( 1,0 điểm): Hoàn thành đoạn thơ sau bằng cách chép 2 câu còn thiếu: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá" Câu 2( 1,0 điểm): Đoạn trích là đoạn cuối bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh. - Tế Hanh sinh năm 1921 tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Ông có mặt trong phong trào thơ mới ở chặng cuối (1940 – 1945) với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác bền bỉ nhằm phục vụ cách mạng và kháng chiến. Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 - Tác phẩm chính: Các tập thơ “Hoa niên” (1945); “Gửi miền bắc” (1955); “Tiếng sóng” (1960); “Hai nửa yêu thương” (1963); “Khúc ca mới” (1966). - Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh, mà bài “Quê hương” là sự mở đầu. Bài thơ này rút trong tập “Nghẹn ngào” (1939), sau được in lại trong tập “Hoa Niên”, XB năm 1945. Câu 3( 2,0 điểm): a. (1 điểm): Các câu nghi vấn trong đoạn trích: - Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không? - Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u quá? Các câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để hỏi. Dấu hiệu: kết thúc bằng dấu “?”, các từ nghi vấn “không”, “thế làm sao”, “hay là” b. (1 điểm): Xác định và chỉ ra câu cảm thán và câu cầu khiến trong đoạn văn: Kéo nó lên, em muốn nhìnàCâu cầu khiến Ô kìa! à Câu cảm thán II. Tập làm văn( 6 điểm): (Về cơ bản bài viết cần đảm bảo những ý chính sau) Đề 1: Thuyết minh (giới thiệu) về một trò chơi mà em yêu thích. . Mở bài:Giới thiệu khái quát trò chơi. . Thân bài: - Số người chơi, dụng cụ chơi, địa điểm thích hợp - Cách chơi (thua, thắng) - Yêu cầu khi tham gia (nhiệt tình, năng động) . Kết bài:Tác dụng, ấn tượng, ý nghĩa của trò chơi. Đề 2: Thuyết minh (giới thiệu) về ngôi trường mà em đã từng học hoặc đang học .Mở bài: Giới thiệu đề tài thuyết minh (tên địa điểm) .Thân bài: Khái quát vị trí, đặc điểm, ý nghĩa, quá trình hình thành và phát triển của địa điểm Gắn với tuổi thơ, tuổi học trò.Cảnh trí thiên nhiên xung quanh.Vẻ đẹp của ngôi trường .Kết bài: Ý nghĩa, thái độ của mình đối với đề tài thuyết minh. Đề 3: Thuyết minh (giới thiệu) cách chế biến một món ăn hoặc thức uống. . Mở bài: Giới thiệu khái quát đối tượng thuyết minh(đồ ăn, thức uống) . Thân bài: - Giới thiệu điều kiện – nguyên vật liệu. - Giới thiệu cách thức, trình tự làm ra sản phẩm. - Giới thiệu yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm. . Kết bài: Nêu đánh giá của mình. Lưu ý: Tùy vào mức độ thể hiện của học sinh để chấm điểm. Đảm bảo yêu cầu của bài văn thuyết minh 4. Thu bài: Thu bài, nhận xét giờ làm bài. 5. Dặn dò: Soạn bài: Câu trần thuật *************************************** Tuần 25 Ngày soạn: Tiết 90 Ngày dạy: CÂU TRẦN THUẬT A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức - Đặc điểm hình thức của câu trần thuật. - Chức năng của câu trần thuật. 2. Kỹ năng: - Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản. - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. KNS: - Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu trần thuật theo mục đích giao tiếp cụ thể . - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu trần thuật . B. CHUẨN BỊ: Gv: Bảng phụ - Hệ thống câu hỏi; HS: Soạn các câu hỏi sgk C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: Thế nào là câu cảm thán? Vd? Khi viết câu cảm thán cần chú ý gì? Đặt 2 câu cảm thán. 3. Bài mới: - Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập) - Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu lí thuyết Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. ? Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán? (Nó có dấu hiệu hình thức đặc trưng như những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán hay không?) GV: Những câu còn lại (trừ câu “Ôi Tào Khê!”) ở các đoạn trích trên ta gọi là câu trần thuật. ? Vậy câu trần thuật là loại câu như thế nào? Đặc điểm nổi bật nhất của câu trần thuật là gì? Các em quan sát và nhận xét xem: Kết thúc mỗi câu trần thuật, tác giả dùng dấu câu gì? ? Hãy đọc diễn cảm lại các câu trần thuật ở đoạn trích a, b và nhận xét về ngữ điệu khi đọc các câu đó? ? Hãy đọc lại các câu trần thuật ở các đoạn trích trên và cho biết: Các câu trần thuật đó có chức năng dùng để làm gì? I. Đặc điểm hình thức và chức năng: - Chỉ có câu “Ôi Tào Khê!” có đặc điểm hình thức của câu cảm thán, còn tất cả những câu khác thì không. - Các câu trần thuật: + Đoạn a trình bày, liệt kê + Đoạn b kể, trình bày, thông báo + Đoạn c miêu tả + Đoạn d nhận định, bộc lộ tình cảm * Ghi nhớ: SGK tr46. Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện tập Gv: Hướng dẫn luyện tập HS: Thảo luận theo tổ làm bài Tổ 1: câu a Tổ 2: câu b HS: Ghi bảng phụ bài thơ trước Ngắm trăng: Dịch nghĩa và dịch thơ HS: Đứng tại chỗ đặt câu Gv: Ghi lên bảng HS khác: nhận xét II. Luyện tập: Bài 1: Nhận biết kiểu câu và xác định chức năng các kiểu câu đó: a/ 3 câu trần thuật: Câu 1: kể;Câu 2,3: Bộc lộ cảm xúc b/ 3 câu trần thuật, 1 câu cảm thán Câu 1: Kể;Câu 2: Câu trần thuật à Bộc lộ cảm xúc Câu 3: Trần thuật à Bộc lộ cx;Câu 4: Trần thuật à Bộc lộ cx Bài 2: - Nguyên tác: Đối thủ lương tiêu - Dịch nghĩaà2 câu nghi vấn - Dịch thơà Là câu trần thuật à Dịch nghĩa và dịch thơ khác về kiểu câu Bài 5: Đặt câu trần thuật 4. Củng cố: Hình thức và chức năng của câu trần tuật 5. Dặn dò: Soạn bài Chiếu dời đô Tuần 25 Ngày soạn: Tiết 91 Ngày dạy: CHIẾU DỜI ĐÔ (Thiên đô chiếu) Lí Công Uẩn A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1. Kiến thức - Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua. - Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. - Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu. - Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể. 3. KNS: - Giao tiếp: trao đổi, trình bày ý tưởng về ý thức tự cường của dân tộc và khát vọng đất nước độc lập, thống nhất . - Suy nghĩ sáng tạo: phân tích nghệ thuật lập luận và ý nghĩa của văn bản . - Xác định giá trị bản thân: có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc . B. CHUẨN BỊ: Gv: Tranh ảnh, tài liệu; HS: Soạn các câu hỏi C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng phần phiên âm, dịch thơ bài thơ Ngắm trăng của tác giả Hồ Chí Minh và cho biết cảm nhận cơ bản về bài thơ. (bài thơ, ghi nhớ) - Đọc thuộc lòng phần phiên âm, dịch thơ bài thơ Đi đường của tác giả Hồ Chí Minh và cho biết cảm nhận cơ bản về bài thơ. (bài thơ, ghi nhớ) 3. Bài mới: - Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập) - Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả và thể Chiếu - Hs đọc chú thích trong SGK GV nhấn mạnh những ý cơ bản Cho hs xem đoạn phim giới thiệu - Nêu đặc điểm của thể chiếu - Một số bài chiếu như: Chiếu xá thuế của Lí Thánh Tông, Lâm chung di chiếu của Lí Nhân Tông, Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung. - Giải thích thêm cho HS: văn biền ngẫu (biền: hai con ngựa kéo xe sóng nhau, ngẫu: từng cặp). ví dụ: + Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; Lại tiện hướng nhìn sông tựa núi + Địa thế rộng mà bằng; Đất đai cao mà thoáng I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: - Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ, quê Từ Sơn (Bắc Ninh). Là người thông minh, nhân ái, có chí lớn - Sáng lập vương triều Lí, lấy niên hiệu là Thuận Thiên - Chiếu dời đô được ông viết vào năm 1010 2. Thể văn: “Chiếu”: - Thể văn vua dùng để ban bố mệnh lệnh - Chức năng: công bố chủ trương, đường lối, ý chỉ của nhà vua - Đặc điểm cơ bản: mang tính mệnh lện - Hình thức: chủ yếu là văn xuôi có sử dụng câu văn biền ngẫu. Hoạt động 2. Đọc và tìm hiểu từ khó Chiếu bài chiếu lên cho hs theo dõi và đọc Hướng dẫn cách đọc cho HS Đọc: Giọng trang trọng, cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm. Chú ý dấu câu Gv giải thích một vài từ cơ bản Hs theo dõi phần từ khó, chú ý chú thích số 8 ? Bài văn được làm theo thể loại văn nào? HS: Văn nghị luận vì dùng phép lập luận của tác giả trình bày nhằm thuyết phục người nghe về tư tưởng dời đô ? Là văn nghị luận thì luận điểm chính là gì? 3. Đọc, từ khó: 4. Thể loại: (kiểu loại) - Thể loại: Văn nghị luận - Luận điểm chính: Sự cần thiết phải dời đô - Luận cứ: + Vì sao phải dời đô? + Vì sao chọn thành Đại La làm kinh đô mới? Hoạt động 3. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài chiếu - Vua Lí Công Uẩn đã mở đầu ý muốn của mình bằng cách nào? - Việc dẫn sử sách Trung Hoa như vậy nhằm mục đích gì? Đã nêu những chi tiết nào? Mục đích của các triều đại mà LCU đưa ra là gì? Kết quả như thế nào? - “Mệnh trời” mà Lí Công Uẩn đưa ra ở đây có ý nghĩa như thế nào? Ý muốn nói vấn đề gì? - Chiếu hình chụp địa thế kinh đô Hoa Lư - Theo tác giả bài chiếu: Vì sao kinh đô cũ không còn phù hợp? Gv mở rộng: Đinh Bộ lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân đã chọn Hoa Lư làm kinh đô vì: “Là nơi núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả.nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa, xứng đáng để chọn đô được” - Theo em, sự phê phán hai triều Đinh, Lê đã xác đáng chưa? Vì sao? Thảo luận nhóm: 4 nhóm Thành Đại La có những ưu thế, thuận lợi nào để có thể chọn làm kinh đô, tính kế lâu dài? (Về vị trí địa lý có điểm lợi ntn? Về chính trị văn hóa có lợi thế gì? Vì sao Đại La là thắng địa của đất Việt? Đất ntn mà lại gọi là thắng địa?) ? Tại sao kết thúc bài chiếu, nhà vua không ra lệnh mà lại hỏi ý kiến của quần thần? Cách kết thúc ấy có tác dụng gì? ? Đọc chiếu dời đô, em hiểu như thế nào về khát vọng của nhà vua và của dân tộc ta được phản ánh trong bài văn này? (Cho học sinh thảo luận nhỏ) GV mở rộng: lo cho dân nhiều hơn cho chính quyền cai trị: đắp đê chống lụt lội, nhà Trần bỏ thành để bảo toàn cho dân mà đánh giặc Nguyên II. Phân tích: 1. Từ đầuphong tục phồn thịnh: - Viện dẫn sử sách Trung Hoa: + Nhà Thương 5 lần dời đô + Nhà Chu 3 lần dời đô Đóng đô nơi trung tâm, mưu toan việc lớn, tính kế lâu dài; vâng mệnh trời, theo ý dân vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh Mệnh trời: qui luật khách quan dời đô là việc làm cần thiết, phù hợp với đòi hỏi khách quan 2. Đoạn: Thế mà.không thể không dời đổi: - Kinh đô Hoa Lư: + Vùng đất chật chội, vạn vật không thích nghi nên không thể thịnh vượng + Là quân thành thuận lợi cho phòng thủ và chủ động tấn công - Phê phán hai triều Đinh, Lê: + Khinh thường mệnh trời + Không noi theo dấu cũ Nên: vận mệnh ngắn ngủi, trăm họ hao tổn Thế lực chưa đủ để ra vùng đồng bằng Trăn trở vì vận mệnh, tương lai của đất nước 3. Đoạn: Huống gìmuôn đời: + Vị trí địa lý: - Nơi trung tâm của trời đất - Thế rồng cuộn hổ ngồi - Đúng ngôi NBĐT - Địa hình rộng và thoáng, bằng phẳng tránh được nạn ngập lụt + Chính trị, văn hóa: - Đầu mối giao lưu văn hóa - Chốn hội tụ của 4 phương đất nước + Thực tế: kinh đô cũ của Cao Vương => Đại La là thắng địa của đất Việt à có thể đem lại nhiều lợi ích cho việc định đô. * Kết thúc bài chiếu: nêu một câu hỏi: Nhà vua vẫn muốn nghe thêm ý kiến bàn bạc của quần thần, vẫn muốn ý nguyện riêng của nhà vua trở thành ý nguyện chung của thần dân trăm họ. Độc thoại trở thành đối thoại, có phần dân chủ, cởi mở, tạo ra sự đồng cảm giữa vua với dân và bầy tôi. Lòng yêu nước cao cả, biểu hiện ở ý chí dời đô về Đại La để mở mang, phát triển đất nước. Tầm nhìn sáng suốt về vận mệnh đất nước. Lòng tin mãnh liệt vào tương lai dân tộc. Hoạt động 4. Hướng dẫn tìm hiểu kết cấu của bài Chiếu dời đô ? Em có nhận xét như thế nào về kết cấu bài chiếu cũng là trình tự lập luận của tác giả? 4. Kết cấu, bố cục của bài chiếu: - Mở đầu là nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ. - Sau đó: soi sáng tiền đề vào thực tế 2 triều đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp đối với sự phát triển của đất nước, nhất thiết phải dời đô. - Đi tới kết luận: Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô và bầy tỏ khát vọng, mục đích của nhà vua, lấy ý kiến của quần thần tạo ra sự đồng cảm giữa vua với dân và bầy tôi. Tư tưởng truyền thống: Thiên - Địa – Nhân: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa Kết cấu, lập luận chặt chẽ đặc điểm cơ bản của văn nghị luận Hoạt động 4. Hướng dẫn Tổng kết và luyện tập ? Ý nghĩa lịch sử – xã hội to lớn của Thiên đô chiếu? ? Chiếu dời đô có sức thuyết phục cao, vì sao vậy? ? Sự đúng đắn của quan điểm dời đô về Đại La đã được minh chững như thế nào trong lịch sử nước ta? - Vì sao nói: Chiếu dời đô: “Phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc ta, của nước Đại Việt ở thế kỷ XI”? - cho HS xem đoạn giới thiệu về phim Lí Công Uẩn III. Tổng kết: - Phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc ta, của nước Đại Việt ở thế kỷ XI. - Chiếu dời đô có sức thuyết phục cao vì đã kết hợp giữa lí và tình, giữa ý chí của nhà vua với nguyện vọng của nhân dân. Thăng Long là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước. IV. Luyện tập: Câu hỏi 5 phần đọc hiểu văn bản - Phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc ta, của nước Đại Việt ở thế kỷ XI: + Dời đô từ vùng núi rừng Hoa Lư (Ninh Bình) ra vùng trung tâm đồng bằng đất rộng, người đông chứng tỏ triều đình nhà Lí do Lí Công Uẩn là người sáng lập đã đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ. + Thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức đương đầu chống lại các triều đình phong kiến Trung Quốc để bảo vệ non sông đất nước mình. + Định đô ở Thăng Long là thực hiện đúng nguyện vọng của nhân dân: Thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, trường tồn, phồn vinh 4. Củng cố: HS đọc phần ghi nhớ. Giới thiệu thủ đô của nước ta qua các thời kì (máy chiếu) 5. Dặn dò: Soạn bài Câu phủ định ****************************************************************
Tài liệu đính kèm: