Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28 - Tiết 103, 104

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28 - Tiết 103, 104

A. Mục tiêu cần đạt.

 - HS thấy được mcụ đích, tác dụng thiết thực và lâu dài của việc học chân chính. Nhận thức được phương pháp học đúng, kết hợp học với hành, phân biệt sơ lược về các thể loại: Tấu, hịch và cáo.

 - Rèn hs kỹ năng tìm hiểu và phân tích đoạn trích văn bản NL cổ: Thể tấu.

 - Tích hợp: TLV: "Viết đoạn văn trình bày luận điểm". TV: Các kiểu câu đã học.

B. Chuẩn bị:

 1.GV: Giáo án, sưu tầm bút tích của QT gửi Nguyễn Thiếp.

 2.HS: Soạn bài.

 

doc 6 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1946Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28 - Tiết 103, 104", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	3/3/13	
Ngày giảng: 5/3/13 
 Tiết 103: Bàn luận về phép học
 Nguyễn Thiếp 
A. Mục tiêu cần đạt.
 - HS thấy được mcụ đích, tác dụng thiết thực và lâu dài của việc học chân chính. Nhận thức được phương pháp học đúng, kết hợp học với hành, phân biệt sơ lược về các thể loại: Tấu, hịch và cáo.
 - Rèn hs kỹ năng tìm hiểu và phân tích đoạn trích văn bản NL cổ: Thể tấu.
 - Tích hợp: TLV: "Viết đoạn văn trình bày luận điểm". TV: Các kiểu câu đã học.
B. Chuẩn bị: 
 1.GV: Giáo án, sưu tầm bút tích của QT gửi Nguyễn Thiếp.
 2.HS: Soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định: 
2/ Kiểm tra: Quan niệm về đất nước của Nguyễn Trãi trong bài "Đất ĐV ta" được mở rộng và nâng cao những yếu tố gì so với bài "Nam quốc sơn hà" của LTK? Trong những yếu tố đó tác giả nhấn mạnh và đề cao những yếu tố nào?
3/ Bài mới : 
* GTB: Học để làm gì? Học cái gì, học ntn? Nói chung vấn đề học tập đã được cha ông ta bàn đến từ lâu. Một trong những ý kiến tuy ngắn gọn nhưng rất sâu sắc và thấu tình đạt lý là đoạn " Bàn luận về phép học trong bản tấu dâng vua Quang Trung của nhà nho lừng danh La Sơn phụ tử Nguyễn Thiếp.
Họat động của thày trò
GV hướng dẫn hs đọc giọng chậm rãi, mạch lạc, rõ ràng.
H: Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thiếp?
H: Hãy cho biết xuất xứ của văn bản "Bàn luận về phép học"?
- GV yêu cầu hs giải thích 1 số từ khó.
H: Nêu đặc điểm chính của thể tấu? So sánh thể loại này với hịch, cáo?
H: Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?
H: Xác định p.thức biểu đạt chính của văn bản này là gì? (NL)
H: Mở đầu VB, tác giả dùng 1 câu văn biền ngẫu "Ngọc... đạo" đã bày tỏ suy nghĩ gì của tác giả về việc học?
H: Em hiểu đạo học của người xưa ntn?
H: Quan niệm về mục đích của đạo học như thế có điểm nào tích cực? Cần phải bổ sung những điểm nào? 
H: Cũng trong đoạn này, tác giả còn p2 lối học nào?
H: Những cách học sai trái lệch lạc ấy sẽ dẫn tới hậu quả nào? Tìm câu văn thể hiện điều đó?
(Chúa. hại ấy)
H: Em có nhận xét gì về mục đích của việc học, tác giả bày tỏ thái độ nào?
H: Khi bàn về cách học, tác giả đã đề xuất những ý kiến nào?.
H: Khi đề xuất những ý kiến này thì kế sách mới cho việc học tác giả đưa ra là gì?
H: Nhận xét về những từ ngữ tác giả sử dụng khi đề xuất ý kiến với vua? (cúi xin)
H: Tác dụng của những từ ngữ này?
H: MĐ chân chính và cách học đúng đắn được tác giả gọi là đạo học . Theo tác giả đạo học thành sẽ có tác dụng ntn?
H: Đằng sau những lý lẽ ấy, người viết đã thể hiện thái độ ntn?
H: Đọc những lời tấu trình của Nguyễn Thiếp em biết được những điều sâu xa nào về đạo học của ông cha ta?
H: Bản tấu trình này đã được thành công bởi NT ntn?
H: Luận điểm chính được nêu trong văn bản là gì?
H: Quan hệ giữa chúng ntn?
Nội dung chính
I. Đọc, hiểu chú thích:
1/ Đọc.
2/ Chú thích:
3/Thể loại: Tấu
4/ Bố cục:
- P1: Từ đầu . những điều tệ hại ấy.
=> Bàn về mục đích của việc học.
- P2: Tiếp đến . thiên hạ thịnh trị 
=> Bàn cách học và tác dụng của phép học.
P3: Còn lại: Tác dụng của lối học chân chính
II. Đọc, hiểu văn bản:
1/ Mục đíchchân chính của việc học.
- Đạo học: Lấy mục đích hình thành đ2, nhân cách con người.
2- Phê phán lối học lệch lạc: 
-Không chú ý nd học, p2 lối học sai trái, học vì danh lợi bản thân.
- Đoạn văn được cấu tạo bằng các câu ngắn, liên kết chặt chẽ khiến ý văn rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.
2/ Phương pháp học đúng đắn:
- Mở trường dạy học
- Phép dạy lấy Chu Tử làm chuẩn.
- Học rộng rồi tóm gọn.
Theo điều học mà làm.
=> Kết quả: Có nhân tài, nhà nước vững yên.
=> Thể hiện thái độ chân thành, tin ở điều mình tấu trình là đúng, tin ở sự chấp thuận của vua, giữ đạo vua tôi 
3/ Tác dụng của lối học chân chính.
- Đề cao t/d của việc học chân chính.
- Tin tưởng ở đạo học chân chính.
- Kỳ vọng về tương lai đất nước.
III. Tổng kết: 
1/ Nội dung.
2/ Nghệ thuật.
IV. Luyện tập: 
- LĐ1: Mục đích chân chính của việc học.
- LĐ2: Hiệu quả, tác dụng của việc học đúng.
4/ Củng cố: Hệ thống lại bài
5/ HDVN: - Học nd mục ghi nhớ, làm bài tập phần LT, soạn bài: "Thuế máu".
============================================================
Ngày soạn:	3/3/13	
Ngày giảng: 7/3/13 
 Tiết 104: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs củng cố những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm. Từ đó, vận dụng vào việc tìm và sắp xếp trình bày luận điểm trong 1bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc.
- Rèn hs kỹ năng tìm ý, tìm luận điểm, sắp xếp các luận cứ thành dàn ý.
- Tích hợp: Với các văn bản: "Bàn luận về phép học".
B. Chuẩn bị:
1.GV: Ra đề trước cho hs chuẩn bị.
2.HS: Chuẩn bị đề trước.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1/ ổn định: 
 2/ Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
 3/ Bài mới: 
- GV yêu cầu hs đọc hệ thống luận điểm cho sẵn trong SGK - t 83.
+ Sự phù hợp
+ Sự chính xác theo yêu cầu của đề bài.
+ Nêu cách sắp xếp em cho là đúng đắn, khoa học.
- Nhận xét - sửa chữa
H: Cách nêu lđ trên học tập của ai? Trong bài nào?
H: Nhận xét cách nêu ấy?
H: Trong các câu sau có thể dùng những câu nào để giải thích luận điểm e?
- Chia 3 nhóm: Mỗi nhóm thảo luận 1 phần.
- Nêu nhận xét của nhóm.
- Các nhóm trao đổi rút ra kết luận.
- Trình bày kết quả thảo luận .
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa 
- Yêu cầu học sinh viết câu chủ đề giải thích luận điểm e.
(y/c hs hoạt động độc lập).
- Gọi 3 hs đọc câu chủ đề giới thiệu luận điểm của mình.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
- GV đưa ra hệ thống luận cứ (mục b).
H: Nhận xét sự sắp xếp các luận cứ trên (chưa phù hợp).
H: Nên sắp xếp những luận cứ này theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ?.
- GV hướng dẫn hs thực hiện nội dung phần c.
-Chia nhóm, thảo luận nội dung phần c.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhận xét nhóm trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
- GV hướng dẫn hs làm phần d.
- Yêu cầu hs trình bày luận điểm của mình trước lớp.
- Các bạn nhận xét phần trình bày của bạn mình.
- Nhận xét của giáo viên về phần trình bày của hs.
I. Bài học: 
1/ Xây dựng hệ thống luận điểm: 
a) VD: SGK - T 83.
b) Nhận xét:
Hệ thống luận điểm đã tương đối phong phú, nhưng lại chưa đảm bảo các yêu cầu chính xác, đầy đủ, mạch lạc, phù hợp.
- Sự sắp xếp các luận điểm chưa phù hợp cần sắp xếp lại: 
+ Đất nước đang rất cần những người tài, giỏi để đẩy nhanh mọi mặt.
+ Trên đất nước ta đã và đang có nhiều bạn hs học tập chăm chỉ noi theo.
+ Nhưng muốn học giỏi, đòi hỏi người học phải chuyên cần 
+ Đáng tiếc trong lớp ta một số bạn còn ham chơi.
+ Hậu quả của việc này trong hiện tại, trong tương lai đều rất tồi tệ.
+ Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học tập.
2/ Trình bày luận điểm:
- Cách nêu những luận điểm e học tập TQT trong bài "Hịch tướng sỹ".
- Cách học tập trong trường hợp này là thông minh sáng tạo, phù hợp.
- Trong 3 cách nêu:
+ C1: Tốt.
Vì nó vừa có tác dụng chuyển đoạn, nối đoạn lại vừa giới thiệu được luận điểm mới, đơn giản và dễ làm theo.
+ C2: Không được.
Vì các từ "Do đó" dùng để mở đầu câu không có tác dụng chuyển đoạn thực sự. LĐa không phải là nguyên nhân để LĐe là kết quả.
+ C3: Rất tốt.
Vì hai câu văn trên không chỉ giới thiệu được luận điểm mới, nối với luận điểm trước đó mà còn tạo ra giọng điệu thân mật, gần gũi, giọng đối thoại trao đổi trong văn nghị luận.
VD: Nhưng rất đáng tiếc, đáng buồn là một số bạn trong lớp ta chưa thấy rằng 
- Cách sắp xếp luận cứ trong SGK là tốt, chấp nhận được vì nó đã đảm bảo yêu cầu là rành mạch, sáng rõ. Luận cứ trước là cơ sở để tiếp nối luận cứ sau.
- Luận cứ sau phát triển luận cứ trước, không có luận cứ nào là không phù hợp hay không chính xác.
- Tuy nhiên, có thể có cách sắp xếp luận cứ khác: 2 , 3 . 1, 4
hoặc 4, 3 , 2 , 1.
- Kết đoạn có thể có, có thể không, tùy theo nội dung t/c, kiểu loại của đoạn văn không nên quá gò bó, máy móc.
- VD: "Tóm lại, không thể không thừa nhận như 1 chân lý hiển nhiên, rằng người hs hôm nay càng ham chơi..."
- "Bởi vậy, người hs hôm nay, học chăm không chỉ là mục cần thiết, tự giác mà còn là niềm vui, niềm tin cho ngày mai, cho tương lai.
* Đoạn văn trên được viết theo.
4/ Củng cố: Những chú ý khi xây dựng và trình bày luận điểm.
5/ Dặn dò ; về nhà thực hành thêm
===============================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tuan 28.doc