- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
- Nhận biết và sửa chữa được các lỗi dùng từ.
- Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
- Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.
Ngày soạn: // Ngày dạy: // Bài 3. GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN .. Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: .. Số tiết: 11 tiết MỤC TIÊU CHUNG BÀI 3 - Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình. - Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản. - Nhận biết và sửa chữa được các lỗi dùng từ. - Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật. - Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ. - Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người. ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TIẾT: VĂN BẢN 1. HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH (Chu Mạnh Trinh) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình. - Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Phát triển năng lực tự ch ủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe, năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết và bài nói của bạn. b. Năng lực riêng biệt - Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ánh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình. - Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cám hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ VB. 3. Phẩm chất: - Yêu thiên nhiên, sống thân thiện, gẩn gũi với thiên nhiên, có ý thức báo vệ thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Hương Sơn phong cảnh. b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ những truyện thần thoại đã biết. c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về những truyện thần thoại đã biết. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV đặt câu hỏi và nêu yêu cầu, Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp và đã trở thành đề tài tron biết bao vần thơ của các thi sĩ. Với tác giả Chu Mạnh Trinh, trước phong cảnh ở Hương Sơn, tác giả đã viết lên bài thơ Hương Sơn phong cảnh bày tỏ lòng yêu thiên nhiên và lòng tự hào về Nam thiên đệ nhất động của tác giả. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Giao cảm với thiên nhiên. Nắm được các khái niệm về một số yếu tố của thơ về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp đối, chủ thể trữ tình. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Giao cảm với thiên nhiên. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Giao cảm với thiên nhiên. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1 HS đọc chủ đề của Bài học số 3 (Giao cảm với thiên nhiên) trước lớp. - GV đặt câu hỏi cho HS: Theo các em, nội dung của chủ đề Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên là gì?. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Trong bài học này, các em sẽ được tìm hiểu những vần thơ, truyện ngắn thể hiện tình cảm của con người với thiên nhiên qua những góc nhìn khác nhau qua chủ đề Giao cảm với thiên nhiên. 1. Giới thiệu bài học - Chủ đề Giao cảm với thiên nhiên bao gồm các bài thơ, truyện - Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề: Tên văn bản Thể loại Hương Sơn phong canh Thơ Thơ duyên Thơ Lời má năm xưa Truyện Nắng đã hanh rồi Thơ Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn a. Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố của thơ b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến một số yếu tố của thơ. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức về một số yếu tố của thơ. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin trong SGK và nêu yếu tố của thơ: chủ thể trữ tình, vần, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh trong thơ. - GV yêu cầu HS lấy ví dụ cho từng yếu tố qua các văn bản đã học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV yêu cầu, sau đó thảo luận nhóm, đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV lấy ví dụ cụ thể: Ví thơ lục bát luân phiên ngắt dòng 6-8, thơ song thất lục bát luân phiên ngắt dòng 7 - 7 - 6 - 8; các thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ,... đều có nhịp ngắt dòng riêng. Với thơ tự do, cách ngắt nhịp theo dòng rất đa dạng, bỏi số tiếng trong mỗi dòng thơ không bị ràng buộc chặt chẽ. Ví dụ: thơ 7 chữ thường ngắt nhịp 4/3; thơ 5 chữ thường ngắt nhịp 2/3; việc thay đổi cách ngắt nhịp quen thuộc trong dòng thơ thường là có dụng ý: cũng là câu thơ lục bát nhưng cách ngắt nhịp khác nhau tạo nên hiệu quả khác nhau. 2. Tri thức ngữ văn - Chủ thể trữ tình là khái niệm chỉ người thể hiện thái độ, cảm xúc, tư tưởng của mình trong suốt văn bản thơ. Đọc thơ trữ tình, trước mắt ta không chi xuất hiện những cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, những con người, sự kiện mà còn gợi lên hình tượng một ai đó đang ngắm nhìn, đang rung động, suy tưởng về chúng, về cuộc sống nói chung. Hình tượng ấy chính là chủ thể trữ tình trong thơ. - Chủ thể trữ tình thường xuất hiện trực tiếp với các đại từ nhân xưng: "tôi", "ta", "chúng ta", "anh", "em",... hoặc nhập vai vào một nhân vật nào đó, cũng có thể là "chủ thể ẩn". Các hình thức xuất hiện nêu trên của chủ thể trữ tình cũng có thể thay đổi, xen kẽ trong một bài thơ. - Vần và nhịp là những yếu tố quan trọng tạo nên nhạc điệu trong thơ. + Vần tạo nên sự kết nối, cộng hưởng âm thanh giữa các dòng thơ, đồng thời làm cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc hơn. + Cách gieo vần phụ thuộc vào yêu cầu và quy cách riêng của mỗi thể thơ: Xét về vị trí xuất hiện, có vần chân (cước vận) là vần giữa các chữ ở cuối dòng thơ; vần lưng (yêu vận) là vần giữa chữ cuối của dòng trước với chữ ở gần cuối hay ở khoảng giữa của dòng thơ sau, hoặc giữa các chữ ngay trong một dòng thơ. Xét về thanh điệu, có vần thanh trắc (T) và vần thanh bằng (B). - Nhịp (hay ngắt nhịp) là cách tổ chức sắp xếp sự vận động của lời thơ, thể hiện qua các chỗ dừng, chỗ nghỉ khi đọc bài thơ. Cách ngắt dòng, ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ tạo nên hình thức của nhịp thơ. Nhịp thơ là nhân tố tạo nên bước đi của thơ với âm vang nhanh, chậm, dài ngắn, nhặt, khoan... - Cách ngắt nhịp: + Ngắt nhịp liên quan đến cách xuống dòng. Điều này phụ thuộc vào số lượng chữ của dòng thơ. + Nhịp thơ còn toát ra từ cách ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ. - Từ ngữ, hình ảnh trong thơ mang lại sức gọi cảm lớn, có khả năng chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Hình ảnh trong thơ có thể được miêu tả trực quan, các hình thức láy, điệp làm cho đường nét, màu sắc trở nên lung linh, sống động; hoặc có thể gợi tả gián tiếp bằng liên tưởng, tưởng tượng, các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ,... làm cho cái vô hình trở nên hữu hình, ấn tượng, cái vô tri, vô giác trở nên có hồn và giàu ý nghĩa. Hình ảnh trong thơ luôn chứa đựng tâm hồn của nhà thơ. Hoạt động 3: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về VB Hương Sơn phong cảnh. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về thông tin cơ bản của VB Hương Sơn phong cảnh. c. Sản phẩm học tập: Những thông tin cơ bản về VB Hương Sơn phong cảnh mà HS tiếp thu được. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, dựa vào những kiến thức trong SGK, trình bày hiểu biết về tác giả, tác phẩm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV yêu cầu, đọc thông tin trong SGK để chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905), tự Cán Thần, hiệu Trúc Văn, là một danh sĩ thời Nguyễn, người làng Phú Thị, huyện Đông Yên nay là huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. - Từ bé ông đã nổi tiếng thông minh, có tài văn chương. Năm 19 tuổi đỗ tú tài rồi đến xin học với phó bảng Phạm Hy Lượng, mấy năm sau thầy gả con gái cho. - Ông là người thạo cầm, kì, thi, họa, am hiểu nghệ thuật kiến trúc, đã vẽ kiểu chùa Thiên Trù (Hương Sơn) khi trùng tu. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Văn bản in trong Việt Nam ca trù biên khảo, Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 1995; có tham khảo văn bản Bài ca phong cảnh Hương Sơn, Ngữ Văn 11, tập một, Hoàng Như Mai, chủ biên, NXB Giáo dục, 2005. - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ có thể được sáng tác trong thời gian Chu Mạnh Trinh tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Hoạt động 4: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm văn bản Hương Sơn phong cảnh. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về bài Hương Sơn phong cảnh. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Hương Sơn phong cảnh. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẦM Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thầm VB. - Gv gọi 2-3 HS đọc bài thơ. - GV lưu ý HS: Khi gặp các câu hỏi ... ên chùa (Quan Âm Thị Kính) hoặc nhân vật Thị Hến khi đọc Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến (Nghêu, Sò, Ốc, Hến). - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu, chuẩn bị nội dung. - HS thảo luận và trao đổi thành viên giữa các nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. - GV nhấn mạnh những nét đặc trưng của hai thể loại về đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại. Yêu cầu HS chú ý khi phân tích. 5. Ôn tập chèo/tuồng - So sánh chèo cổ / tuồng cổ. - Đặc điểm nhân vật Thị Mầu: + Nhân vật hoàn toàn trái ngược với hình ảnh người phụ nữ theo lễ giáo phong kiến xưa. + Là con gái một gia đình giàu có nhưng Thị Mầu hành xử, nói năng rất phóng khoáng, táo bạo có phần lẳng lơ. + Nhân vật này còn suy nghĩ táo bạo về tình yêu: yêu là tự do bày tỏ “Muốn cho có thiếp có chàng/ Ba sáu mười tám cơm hàng có canh”. - Đặc điểm nhân vật Thị Hến + Là một người phụ nữ góa chồng ‘’Phận góa bụa hôm mai côi cút’’ nhưng luôn giữ tiết hạnh ‘’giữ tiết hạnh một đường cho toại’’. + Người phụ nữ thể hiện sự thông minh, sắc sảo khi tự thân đối mặt với sự háo sắc, đểu cáng của ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu và Thầy Nghêu. Thị đã akhiến kẻ lăng nhăng, tham lam sa bẫy tự chịu sự phán xét - So sánh chèo cổ - tuồng cổ: Chèo cổ Tuồng cổ Giống nhau: + Đề tài: chèo cổ và tuồng đồ thường lấy cảm hứng từ cuộc sống và phản ánh những thói đời trong xã hội xưa. + Nhân vật: mang tính ước lệ. + Lời thoại: có đối thoại, độc thoại, bàng thoại. Đề tài Xoay quanh vấn đề giáo dục, ứng xử giữa người với người, thường theo triết lí dân gian hoặc tư tưởng Nho giáo. - Lấy từ truyện cổ dân gian hoặc tích truyện có sẵn. - Nhằm phê phán thói xấu của xã hội phong kiến, của thế lực ở những bọn quan lại. Nhân vật Nhân vật thường không đi kèm với lời danh xưng. - Nhân vật chính xuất hiện với lời xưng danh. - Lời thoại của nhân vật luôn có ý mỉa mai, châm biếm nhau và gây cười. Nhiệm vụ 5: Ôn tập thể loại văn bản thông tin Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời: + Tác dụng của việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong hai văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam và Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây. + Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin có tác dụng như thế nào? Sử dụng bằng chứng từ các văn bản mà bạn đã đọc để làm rõ thêm ý kiến của mình. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu, nhớ lại các văn bản thông tin đã học. - HS thảo luận và trao đổi thành viên giữa các nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. 6. Văn bản thông tin - Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả trong hai văn bản có tác dụng miêu tả rõ nét hơn về những đặc điểm của bức tranh dân gian Đông Hồ và phiên chợ nổi ở miền Tây. Đồng thời, yếu tố biểu cảm giúp tác giả trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình về loại hình nghệ thuật truyền thống dân gian và văn hóa dân gian vùng miền. Từ đó, những thông điệp về ý thức giữ gìn, yêu quý, trân trọng cũng được tác giả gửi gắm qua. - Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất. Hoạt động 2: Ôn tập phần tập làm văn a. Mục tiêu: nắm được các kiểu bài văn đã học trong chương trình kì 1. b. Nội dung: HS thảo luận, trình bày trong nhóm và trước lớp. c. Sản phẩm học tập: HS nắm được đặc trưng, yêu cầu của các kiểu bài. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 4: Ôn tập phần Viết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bài tập 2, 3: + Hãy kể tên các kiểu bài văn đã học. + Dựa vào yêu cầu đối với kiểu bài (Bài 2 và Bài 3), hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách mở bài, thân bài, kết bài giữa hai kiểu bài: nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và nghị luận về một vấn đề xã hội. II. Ôn tập TLV 1. Các kiểu bài đã học - Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể. - Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. - Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. - Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú. - Viết một bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng. * Điểm khác biệt trong dàn ý các kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và nghị luận về một vấn đề xã hội. Kiểu bài Mở bài Thân bài Kết bài Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm văn học. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Nêu nội dung khái quát và cảm nhận chung về vấn đề cần nghị luận. - Nêu những luận điểm. Phân tích các phương diện của vấn đề được nghị luận có trong tác phẩm. - Tổng hợp đánh giá nội dung ,nghệ thuật.Tình cảm, thái độ của tác giả. Khảng định lại vấn đề được nghị luận đối với tác phẩm. Nghị luận về một vấn đề xã hội. Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận, khái quát các luận điểm. - Trình bày ít nhất 2 luận điểm về vấn đề xã hội đó. - Bày tỏ thái độ của người viết đối với vấn đề đó. Khẳng định lại vấn đẻ cùng thái độ, lập trường của người viết. + Nếu một số điểm khác nhau đáng lưu ý trong cách tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể và của một bài thơ.Bước 2: Thảo luận nhiệm vụ học tập - HS đọc truyện và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. * Lưu ý khi tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện kể và của bài thơ: - Truyện kể: + Xác định được nội dung cốt truyện, thể loại của truyện. + Nắm được tình huống truyện, nhân vật trong truyện. - Bài thơ: + Nắm được giá trị nghệ thuật, bố cục của bài thơ. + Cách phân tích nhịp điệu, cách gieo vần trong bài thơ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành yêu cầu. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để lập dàn ý bài văn. c. Sản phẩm học tập: Dàn ý của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Lập dàn ý cho một trong hai đề Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật. Đề b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu và sưu tầm các văn bản theo chủ đề, thể loại đã học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hs hoàn thành và đọc cho nhau nghe trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày baì tập trước lớp. - GV gợi ý dàn ý hai đề văn: Đề a: Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya - Hồ Chí Minh A. Mở bài: Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người. Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình. B. Thân bài: - Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. - Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa’’. Biện pháp so sánh, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối có sức sống như con người. - Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng. Tâm trạng của Người: - Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai nét tâm trạng của tác giả - - Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ. C. Kết bài: Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Đề b: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm. Nghị luận về đại dịch covid-19. A. Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc. Đại dịch covid 19 vừa qua đã gây một cuộc khủng hoảng lớn cả về kinh tế lẫn đời sống của người dân trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nhưng qua đại dịch này, chúng ta lại một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết dân tộc lâu dời của con dân đất Việt. B. Thân bài: Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc: Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn. Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc - Tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội. - Khiến con người biết bao dung, nhường nhịn và sẻ chia. - Đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể: - Chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau”. - Các hoạt động thiện nguyện như phát đồ ăn miễn phí, làm cơm hỗ trợ cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ hỗ trợ những người hoàn cảnh khó khăn. Cây ATM gạo. - Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân. - Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm, khắp các tỉnh thành. - Phê phán, ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng đến đát nước như lan truyền thông tin bịa đặt, có hành vi gây rối, chống lại Đảng và nhà nước, lợi dụng dịch bệnh tăng giá hay ép giá người dân.Qua đó thấy được tinh thần đoàn kết vững mạnh của nhân dân Việt Nam C. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Xem lại nội dung bài đã học. + Chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I.
Tài liệu đính kèm: