I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:
- Hiểu được tình cảnh trớ trêu mà Thúy Kiều phải đương đầu và ý thức sâu sắc của nàng về phẩm giá.
- Thấy được vai trò của nghệ thuật: tượng trưng- ước lệ, điệp từ, các hình thức đối xứng, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án + Tư liệu hay đồ dùng dạy học (nếu có) + ảnh TK
2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.
III/ Phương pháp: Đọc-hiểu, gợi tìm, phát vấn, thuyết giảng, kết hợp trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổ n định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (5phút) Bài TRAO DUYÊN
3. Bài mới:
3.1/ Vào bài: Khi con người ý thức được nhân phẩm của mình bị chà đạp, huỷ hoại thì nỗi đau đớn càng trở nên quằn quại, càng thấy thương thân, tiếc thân. Để thấy rõ điều này, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “Nỗi thương mình” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
NỖI THƯƠNG MÌNH (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs: - Hiểu được tình cảnh trớ trêu mà Thúy Kiều phải đương đầu và ý thức sâu sắc của nàng về phẩm giá. - Thấy được vai trò của nghệ thuật: tượng trưng- ước lệ, điệp từ, các hình thức đối xứng, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. II/ Chuẩn bị: 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án + Tư liệu hay đồ dùng dạy học (nếu có) + ảnh TK 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp. III/ Phương pháp: Đọc-hiểu, gợi tìm, phát vấn, thuyết giảng, kết hợp trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. IV/ Tiến trình dạy học: 1/ Ổ n định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: (5phút) Bài TRAO DUYÊN 3. Bài mới: 3.1/ Vào bài: Khi con người ý thức được nhân phẩm của mình bị chà đạp, huỷ hoại thì nỗi đau đớn càng trở nên quằn quại, càng thấy thương thân, tiếc thân. Để thấy rõ điều này, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “Nỗi thương mình” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. 3.2/ Nội dung bài mới: TG HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG 6’ HĐ1: HD TÌM TIỂU DẪN ÿ Y/c hs đọc phần tiểu dẫn SGK. HS trả lời – sgk. I. TÌM HIỂU CHUNG: SGK 1. Vị trí: Tóm lược các sự việc xảy ra trước đoạn trích này. ÿ Gvnhận xét, bổ sung: Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Thúy Kiều rơi vào lầu xanh của mụ Tú Bà. Phẫn uất vì bị lừa gạt và làm nhục, nàng rút dao tự tử nhưng ko thành. Ở lầu Ngưng Bích, nàng lại mắc lừa Sở Khanh, bị Tú Bà đánh đập tơi bời, đến mức phải kêu lên: “Thân lươn bao quản lấm đầu/ Tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Nàng buộc phải chấp nhận làm kĩ nữ... Y/C HS đọc: chậm, xót xa, ngậm ngùi. Tìm bố cục của đoạn trích và xác định đại ý. ÿGV: chốt ý. HS trả lời -sgk. Bố cục: 3 phần. + 4 Câu đầu. + 8 câu tiếp + 8 câu cuối. Hs ghi nhận. - Thuộc phần 2 : Gia biến và lưu lạc. - Từ câu 1229-1248. 2. Bố cục: 3 phần. - 4 câu đầu: hoàn cảnh sống của Thúy Kiều. - 8 câu tiếp: tâm trạng của Thúy Kiều. - 8 câu cuối: khái quát nỗi niềm tâm trạng của Thúy Kiều bằng cảnh vật. 3. Đại ý: 9’ HĐ2: HD ĐỌC HIỂU VB Đọc 4 câu đầu, em thấy cảnh sinh hoạt ở lầu xanh hiện lên qua lời kể - tả của tác giả ntn? Các hình ảnh: bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm, Tống Ngọc, Trường Khanh là các hình ảnh ntn. Ý nghĩa của chúng? Phân tích sự sáng tạo của Nguyễn Du trong cụm từ bướm lả ong lơi. Trong đoạn thơ này, hình ảnh nào là đối xứng nhau. Tác dụng của nó. ÿGV: giảng thêm và chốt ý. Cụm từ: bướm lả ong lơi. " Nguyễn Du đã tách hai từ ghép (ong bướm, lả lơi) tạo thành cặp tiểu đối: bướm lả/ ong lơi. Hs trao đổi, suy nghĩ lời. Sống ở chốn lầu xanh: ồn ào, nhộn nhịp. Nhiều hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cảnh sống đó: sgk Các hình ảnh đối xứng: Cuộc say đầy tháng >< Trận cười suốt đêm. Sớm đưa Tống Ngọc>< Tối tìm Trường Khanh. à diễn tả cuộc sống nhục nhã ê chề kéo dài của Kiều. HS ghi nhận. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Hoàn cảnh sống của Kiều: - Cảnh sinh hoạt ở chốn lầu xanh: ồn ào, nhộn nhịp. - Những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng ước lệ: bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm, Tống Ngọc, Trường Khanh. " tả cảnh sống thực của Thúy Kiều với thân phận một kĩ nữ lầu xanh. " giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật. " thể hiện thái độ trân trọng, cảm thông của tác giả với nhân vật. - Cụm từ: bướm lả ong lơi. à cụ thể hóa, nhấn mạnh hiện thực trớ trêu của Kiều nơi lầu xanh: bọn khách làng chơi ra vào dập dìu, tấp nập. - Các hình ảnh đối xứng: Cuộc say đầy tháng >< Trận cười suốt đêm. Sớm đưa Tống Ngọc>< Tối tìm Trường Khanh.à diễn tả cuộc sống nhục nhã ê chề kéo dài của Kiều. 15’ Đọc 8 câu thơ tiếp theo, em hãy nhận xét về giọng điệu, lời kể, ngôi kể? Sự biến đổi của nhịp thơ và tác dụng nghệ thuật của nó? Nhận xét về hiệu quả của các điệp từ, các câu hỏi và câu cảm thán? Theo em, những hình ảnh đối xứng trong đoạn thơ này và ý nghĩa của nó? Từ “xuân” có ý nghĩa gì. Gv nhận xét, bổ sung: * Nếu ở 4 câu trên là lời miêu tả hoàn cảnh khách quan của tác giả thì ở 8 câu này, tác giả và nhân vật có sự đồng cảm sâu sắc. Nguyễn Du như đã nhập thân vào nhân vật. Nhân vật tự bày tỏ trực tiếp về tâm trạng của mình. Câu thơ “Giật mình mình lại hương mình xót xa” thể hiện rõ nỗi thương mình của nhân vật chính. Người phụ nữ xưa thường được giáo dục theo tinh thần an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục. Khi nhân vật biết “Giật mình mình lại hương mình xót xa”, điều đó mang ý nghĩa “cách mạng” (sự biến đổi lớn) trong sự tự ý thức. Con người ko chỉ biết hi sinh , nhẫn nhục, cam chịu mà đã có ý thức về phẩm giá, nhân cách bản thân - ý thức về quyền sống của bản thân. Quá khứ đối lập với hiện tại một cách khốc liệt. Dĩ vãng chỉ được gợi lên qua một câu còn hiện tại được nhắc đến liên tiếp trong nhiều câu thơ. Kiều vừa nhớ lại những năm tháng hạnh phúc “Êm đềm trướng rủ màn che” thì hiện tại khốc liệt đã ập đến, ko kịp để hoài niệm đọng lại thành giấc mơ. Hiện tại phũ phàng là một ám ảnh đã nghiền nát quá khứ tươi đẹp. - “Những mình nào có biết xuân là gì”. “Xuân” ở đây ko chỉ tuổi trẻ, vẻ đẹp, sức trẻ... mà chỉ hạnh phúc lứa đôi. Trong cuộc sống “làm vợ khắp người ta”, Thúy Kiều chỉ thấy nhục nhã, trơ lì, vô cảm .ÿGV: chốt ý. Hs trao đổi, suy nghĩ trả lời. Hs khác góp ý. Lời kể, ngôi kể: từ khách quan sang chủ quan. Nhịp thơ cắt đ65t ngột: chỉ tâm trạng thàn thốt; kết hợp với điệp từ “mình” tạo cảm gia1cx nặng nề, Hình ảnh: quá khứ (êm đềm) >< hiện tại đau lòng, nhục nhã ,ê chề . Sao: (trợ từ. Đại từ nghi vấn, đối – điệp: à thể hiện nỗi đau đớn, tủi nhục, ê chề của nàng Kiều è Tất cả chỉ tâm trạng: : đau buồn, tủi hổ đến ê chề, chán chường, mỏi mệt, ghê sợ chính bản thân mình của nhân vật khi bị đẩy vào hoàn cảnh sống nhơ nhớp Ghi nhận. 2. Tâm trạng của Thúy Kiều: - Lời kể, ngôi kể: chuyển từ khách quan (4 câu trên) " chủ quan - Thúy Kiều bày tỏ trực tiếp nỗi lòng mình. - Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh. " Nhịp cắt 3/3. " Thời gian và ko gian vắng lặng, cô liêu- khoảnh khắc hiếm hoi để Thúy Kiều đối diện với chính con người thực của mình. - Giật mình/ mình lại thương mình/ xót xa. " Nhịp cắt 2/4/2 đột ngột cùng hai chữ “giật mình” " tâm trạng thảng thốt. " Điệp từ “mình”- 3 lần lặp lại trong một câu thơ tạo cảm giác nặng nề. Câu thơ như một tiếng nấc xen tiếng thở dài. à Nỗi thương mình- biểu hiện sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử VHTĐ. Đó là ý thức về phẩm giá, nhân cách và quyền sống của bản thân. * - Khi sao phong gấm rủ là >< Giờ sao tan tác ... " quá khứ êm đềm, hạnh phúc, trong trắng ỵí hiện tại bị chà đạp, vùi dập phũ phàng, tủi nhục ê chề. - Sao:+ Đại từ nghi vấn. + Trợ từ cảm thán. + Dùng trong hình thức đối: khi sao/ giờ sao. + Dùng trong hình thức điệp: khi sao, giờ sao, mặt sao, thân sao. " Giọng thơ đay đả thể hiện nỗi đau đớn, tủi nhục, ê chề của nàng Kiều. - Các cặp tiểu đối sáng tạo: dày gió/ dạn xương, bướm chán/ ong chường, mưa Sở/ mây Tần. " Cuộc sống hiện tại tủi nhục, ê chề. " Tâm trạng chán chường, mỏi mệt, ghê sợ chính bản thân mình của nhân vật khi bị đẩy vào hoàn cảnh sống nhơ nhớp. - Xuân " hạnh phúc, niềm vui hưởng hạnh phúc lứa đôi. ] Tâm trạng: đau buồn, tủi hổ đến ê chề, chán chường, mỏi mệt, ghê sợ chính bản thân mình của nhân vật khi bị đẩy vào hoàn cảnh sống nhơ nhớp 7’ Gv chuyển ý: Ko chỉ có quá khứ đối lập với hiện tại mà bản thân cuộc sống hiện tại của Kiều cũng là một sự đối lập bẽ bàng. Em có đồng tình với ý kiến đó ko? Vì sao? Tâm trạng của Kiều ở 8 câu này? Qua đó, em thấy những phẩm chất nào của nàng. ÿGv: Nguyễn Du đã để nhân vật tự khẳng định phẩm giá cao đẹp của mình giữa chốn bùn nhơ.Nơi đó chỉ có thể cướp đi thể xác của nàng chứ ko thể làm nhục tâm hồn, phẩm giá của nàng. Tâm trạng buồn đau, tủi hổ, chán chường, tự thương mình cho thấy rõ ý thức về nhân phẩm của Thúy Kiều- một tâm hồn trong trắng, cao thượng, một bông sen giữa chốn bùn nhơ... HS thực hiện. Cuộc sống kĩ nữ của kiều: nhơ nhuốc, tủi nhục Có. nhân phẩm của một tâm hồn cao thượng, trong trắng. Hs theo dõi và ghi nhận. 3. Nỗi niềm, tâm trạng của Thúy Kiều qua cảnh vật: - Cuộc sống kĩ nữ của Kiều: Vẻ ngoài >< Thực chất tao nhã, đủ cả nhơ nhớp, tủi nhục. “cầm, kì, thi, tửu”, đủ lệ “phong, hoa, tuyết, nguyệt”. - Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. à Mối quan hệ tương đồng: ngoại cảnh - tâm cảnh, cảnh - tình. à Khái quát quy luật tâm lí của con người được biểu hiện trong thơ văn: con người nhìn thiên nhiên qua lăng kính tâm trạng. à tả cảnh ngụ tình. ] Tâm trạng: gượng gạo, buồn đau, tủi hổ, chán chường, bẽ bàng. Đó cũng là yÙ thức nhân phẩm của một tâm hồn cao thượng, trong trắng. 1’ HĐ 3: HD HD TỔNG KẾT Hs thực hiện. III. TỔNG KẾT (Ghi nhớ – sgk: 108) V/ Củng cố, vận dụng và dặn dò: (2’) 1/ Củng cố -vận dụng: (1) Tâm trạng và nỗi niềm của Kiều qua đoạn trích? (2) Hoàn cảnh sống của Kiều qua đoạn trích có gì đặc biệt? 2/ Dặn dò: + Về học thuộc bài, làm phần luyện tập. Soạn bài tiếp theo. VI/ Đánh giá và rút kinh nghiệm tiết dạy sau:
Tài liệu đính kèm: