Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Ra - Ma buộc tội

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Ra - Ma buộc tội

 I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:

1.Qua hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta hiểu được quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về người anh hùng, đức vua mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng.

2. Thấy được nghệ thuật thể hiện nhân vật của sử thi Ra-ma-ya-na.

3. Giáo dục và bồi dưỡng tình cảm trong sáng và thủy chung, giữ gìn truyền thống dt.

4. Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích.

 II/ Chuẩn bị:

 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án ( + SGK, SGV+ STK) + Tư liệu văn học nước ngoài

 2/ Học sinh: SGK + Soạn bài trước khi lên lớp.

 III/ Phương pháp: Gợi tìm, vấn đáp, diễn giảng, thảo luận trả lời câu hỏi. Huy động thực tiễn sử dụng ngôn ngữ để minh họa.

 IV/ Tiến trình dạy học:

 1/ Ổ n định lớp:

 2/ Kiểm tra bài cũ: (4phút) Bài UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ

 (1) Tóm tắc nội dung và chủ đề đoạn trích?

 (2) Tâm trạng của Pê-nê-lốp trước và sau khi nhận diện được chồng –Uy-lít-xơ?

 (3) Nét đẹp phẩm chất của Pê-nê-lốp và nét đẹp của Uy-lít-xơ qua đoạn trích? 3.1/ 3.1. Vào bài: Nếu người anh hùng O-đi-xê trong sử thi Hi-Lạp được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm, Đam San trong sử thi Tây Nguyên VN là người anh hùng chiến đấu với các tù trưởng thù địch, vì mục đích riêng giành lại vợ đồng thời bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng thì Rama là người anh hùng trong sử thi Ấn Độ lại được ca ngợi bởi sức mạnh của đạo đức, lòng từ thiện và danh dự cá nhân. Để thấy rõ điều này, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “Ra ma buộc tội” trích sử thi R-a-ma-ya-na của Va-mi-ki

 

doc 4 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 1935Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Ra - Ma buộc tội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài RA-MA BUỘC TỘI
 (Trích sử thi Ra-ma-ya-na) VAN-MI-KI
 I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:	
1.Qua hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta hiểu được quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về người anh hùng, đức vua mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng.
2. Thấy được nghệ thuật thể hiện nhân vật của sử thi Ra-ma-ya-na.
3. Giáo dục và bồi dưỡng tình cảm trong sáng và thủy chung, giữ gìn truyền thống dt.
4. Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích.
 II/ Chuẩn bị: 
 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án ( + SGK, SGV+ STK) + Tư liệu văn học nước ngoài
 2/ Học sinh: SGK + Soạn bài trước khi lên lớp.
 III/ Phương pháp: Gợi tìm, vấn đáp, diễn giảng, thảo luận trả lời câu hỏi. Huy động thực tiễn sử dụng ngôn ngữ để minh họa.
 IV/ Tiến trình dạy học:
 1/ Ổ n định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: (4phút) Bài UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ
	(1) Tóm tắc nội dung và chủ đề đoạn trích?
 (2) Tâm trạng của Pê-nê-lốp trước và sau khi nhận diện được chồng –Uy-lít-xơ?
 (3) Nét đẹp phẩm chất của Pê-nê-lốp và nét đẹp của Uy-lít-xơ qua đoạn trích? 3.1/ 3.1. Vào bài: Nếu người anh hùng O-Âđi-xê trong sử thi Hi-Lạp được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm, Đam San trong sử thi Tây Nguyên VN là người anh hùng chiến đấu với các tù trưởng thù địch, vì mục đích riêng giành lại vợ đồng thời bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng thì Rama là người anh hùng trong sử thi Ấn Độ lại được ca ngợi bởi sức mạnh của đạo đức, lòng từ thiện và danh dự cá nhân. Để thấy rõ điều này, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “Ra ma buộc tội” trích sử thi R-a-ma-ya-na của Va-mi-ki
 3.2/ Nội dung bài mới: 
TG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: HƯỚNG DẪN HS TÌM TIỂU DẪN (sgk) 
 I. TÌM HIỂU CHUNG
27
Trình sự hiểu biết của em về tác giả Van-mi-ki.Và tp Ra-ma-ya-na
ÿGV: (quá trình hình thành, kết cấu, gtrị tp, có ảnh hưởng ntn đv người dân Ấn Độ).
ÿGV:Tùy vào thời gian mà Gv có thể nói thêm về tp và tg.
Tóm tắt: 3 ý cơ bản 
-Bước ngoặt cuộc đời. 
-Xung đột tình yêu và danh dự. 
-Hạnh phúc. 
HS trả lời – SGK.
Khoảng TK IV-III TCN. Dài 24.000 câu thơ đôi, bằng tiếng Xăng-cơ-rít.
Làm say đắm lòng người và cứu giúp họ thoát khỏi tội lỗi.
1. Van-mi-ki:
 - Sống vào khoảng thế kỷ V-IV TCN, trong gđ đẳng cấp Bà La Môn giàu có.
 -Bị cha mẹ ruồng bỏ, chốn vào rừng sống bằng nghề trộâm cấp.
 2. Tác phẩm “Ra-ma-ya-na”:
 - Quá trình hình thành: Khoảng thế kỉ IV- III trước CN: văn vần,tiếng Phạn. (Xăng-cơ-rít)
 -Kết cấu:24.000 câu thơ đôi, 
 - Tóm tắt tác phẩm: sgk
 - Giá trị tp: 1 trong 2 bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ (Ma-ha-bha-ra-ta) Và được xem: Kinh thánh của dân tộc mình. (Chừng nào .. thoát khỏi tội lỗi).
ÿGV: y/c hs đọc phân vai, đúng giọng và tâm trạng. Chú ý các từ khó, lạ. (SGK)
ÿGV: chốt ý chính.
HS đọc.
Hs ghi nhận.
 3. Đoạn trích: (Tóm tắt – SGK)
 - Vị trí: Khúc ca 6 – chương 79 
 - Bố cục: 2 phần
 + Phần đầu Từ đầu đến được lâu”: Rama buộc tội Xita.
 + Đoạn còn lại: Xi-ta tự minh oan cho mình.
 +Đại ý : Diễn biến tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta sau khi Rama cứu được Xita. 
54
 Theo em, Ra-ma đánh nhau và cứu Xi-ta với mục đích gì. Sau khi cứu được Xi-ta, Ra-ma đã nói gì. (Khi đc cứu Xi-ta tỏ thái độ ntn).
[Vì sao Ra-ma ra sức cứu Xi-ta rồi lại kết tội và ruồng bỏ nàng? Tại sao Ra-ma nói những lời đay nghiến Xi-ta trước mặt những người khác.]
ÿGV:Mục đích: vì nhân phẩm của ta, xóa bỏ vết ô nhục, bảo vệ uy tính và danh dự của dòng họ lẫy lừng tăm tiếng của ta . Để chứngtỏ ta ko thuộc về gđ bthường. à Gv chỉ cho hs thấy rõ ntn là con người XH và cá nhân.
Ngoài việc khẳng định sức mạnh chiến đấu, Rama còn bộc lộ thái độ, tâm trạng gì. 
Nguyên nhân của sự ghen tuông, buộc tội đv Xi-ta.
Nội dung lời buộc tội. (Ngôn ngữ ntn)
ÿGV: +Lời lẽ trịnh trọng oai nghiêm của bậc quân vương : “ta” – “phu nhân cao quý”.
+ Lời lẽ lạnh lùng, phũ phàng, thậm chí sỉ nhục Xi ta trước mặt mọi người “phải biết chắcnghi ngờ đức hạnh của nàng”. 
ÿGV: So sánh bản thân và hành động của mình với đạo sĩ A-ga-xti-a.
 - Qua thái độ
+ Xem thường , xúc phạm đến phẩm hạnh của Xi- ta 
+ Xua đuổi Xi-ta 
Gv làm rõ tâm trạng mâu thuẫn trong con người Ra-ma; và tâm lí mâu thuẫn của Xi-ta (1 mặt muốn chết, mặt khác nhờ thần lửa A-nhi bảo vệ) để hs có cơ sở hiểu bài hơn. 
Gv làm rõ Xi-ta cũng đứng trước danh dự cộng đồng như Ra-ma để minh oan.
Trước thái độ của Ra-ma, Xi-ta làm gì để thanh minh cho mình. 
Thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên dàn hoả thiêu.
Nhận xét của em về hai nhân vật (phẩm chất người anh hùng và người phụ nữ).
Đứng trên tư cách kép(con người xhội và con người cá nhân), đứng giữa tình yêu và danh dự, Rama đã lựa chọn danh dự để làm tròn nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm của 1 đức vua anh hùng
Hs trao đổi, suy nghĩ trả lời.
Vì danh dự và bảo vệ danh dự: DC “ Ta đã làm  với chính mình”.
Trách nhiệm lương tâm ,nghĩa vụ công dân. 
Danh dự, nghi ngờ sự trong trắng, bảo vệ danh dự dòng tộc, đức vua.
Đưa ra DC (sgk)
Khẳng định tài năng. (Xi-ta vui và hạnh phúc đc cứu).
Ghen tuông, nghi ngờ và xua đuổi Xi-ta với những lời lẽ cay độc. (ban đầu NN trang trong sau lại cay độc ..)
Không nói lời nào, mắt dán xuống đất, đau khổ vô biên, nhưng kiên quyết hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự của một anh hùng, một đức vua gương mẫu
Ai nấy, già cũg như trẻ đau lòng đứt ruột, các phụ nữ khóc thảm thiết, Loài Rắc-sa-xa và Va-na-va kêu khóc vang trời.
 II. ĐỌC – HIỂU:
 1.Diễn biến tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta:
RAMA
XITA
- Danh dự (riêng và cộng đồng, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân). (kẻ nào kẻ tầm thườg)
 à con người xã hội.
- Khẳng định tài năng và sưcù mạnh của mình.
- Nghi ngờ sự trong trắng của Xi-ta và vì danh dự của người anh hùng, đức vua 
-Thái độ ghen tuông, nghi ngờ Xi-ta(ngôn từ lạnh lùng, xa cách; giọng điệu đay nghiến, ghen tuông, xua đuổi Xita, buông những lời khuyên tầm thường..)
 -Nội dung lời buộc tội:
 “Trông thấy nàng ta ko chịu nổi, nàng muốn lấy ai thì tùy, .. ,Muốn lấy ai cũng mặc” 
à ý thức nhân phẩm. vì danh dự dòng họ và tình yêu mãnh liệt.
- Không nói, mắt dán xuống đất, đau đớn vô biên nhưng kiên quyết bào vệ danh dự
 -Thương khóc thảm thiết.
=> Sống với bổn phận của người anh hùng, nguyên tắc cộng đồng, đặc cái riêng tư sau cái chung của cộng đồng. 
-Vui và hạnh phúc sau khi được cứu
- Phản ứng tâm lí:
 + Kinh ngạc,tủi nhục, đau đớn như nghẹt thở (dây leo quật nát).
 + Xấu hổ cho số kiếp, như mũi tên xuyên vào trái tim, muốn chết để chứng minh.
 - Thanh minh qua cách lập luận: (Dùng lời lẽ dịu dàng, đoan trang)
 + ..” như 1 kẻ thấp hèn chửi bới 1 con mụ thấp hèn”. Lấy danh dự ra thề và khặng định ko phải là người phụ nữ bình thường và con của Đất Mẹ.
-Hành động: bước lên giàn hoả thiêu để chứng minh phẩm hạnh của mìn
=> Tình yêu, thủy chung, nhân cách cao quí và dũng cảm.
 Tìm chi tiết mang tính chất huyền thoại trong đoạn trích và phân tích ý nghĩa của chi tiết đó(vai trò thần linh).
Nghệ thuật thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật trong đoạn trích.
Tình huống của truyện ntn.
Hs
 2. Nghệ thuật:
 - Vai trò thần linh: Tin tưởng; thánh thần đều chứng dám, nhưng xuất hiện gián tiếp, mờ nhạt; quan hệ con người & thần linh).
 - Nghệ thuật miêu tả tâm lí , tính cách nhân vật tinh tế. (Ra-ma > bước lên dàn lửa.
- Xây dựng tình huống đầy kịch tính (><).
2’
HĐ3: TỔNG KẾT
HĐ4: LUYỆN TẬP
HS tổng hợp và khái quát lại ND–NT
Hs thực hiện.
 III. TỔNG KẾT: (GHI NHỚ SGK):
 (VỀ ND-NT)
 IV. LUYỆN TẬP: (SGK)
V/ Củng cố, vận dụng và dặn dò: (3’)
 1/ Củng cố -vận dụng: (1) Hoàn cảnh diễn ra “Rama buộc tội”?
 (2) Đạo đức , phẩm hạnh của nhân vật thể hiện qua đoạn trích?
 2/ Dặn dò: + Về học bài, làm bài tập – Luyện tập sgk. Chuẩn bị bài tiếp theo.
 VI/ Đánh giá và rút kinh nghiệm tiết dạy sau:  ...........................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docRAMA BUOC TOI.doc