Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 1, 2 Đọc hiểu Tổng quan văn học Việt Nam

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 1, 2 Đọc hiểu Tổng quan văn học Việt Nam

Tuần 1

Tiết 1,2

Đọc hiểu

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về 2 bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học Việt Nam ( văn học trung đại và văn học hiện đại)

Nắm vững hệ thống vấn đề về:

- Thể loại của văn học Việt Nam

- Con người trong văn học Việt Nam

Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn hóa được học. Từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam.

 

doc 6 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2018Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 1, 2 Đọc hiểu Tổng quan văn học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1,2	 
Đọc hiểu
Tổng quan văn học Việt Nam
Ngày soạn: 07/08/2010
Ngày giảng: 09/08/2010
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về 2 bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học Việt Nam ( văn học trung đại và văn học hiện đại)
Nắm vững hệ thống vấn đề về:
- Thể loại của văn học Việt Nam
- Con người trong văn học Việt Nam
Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn hóa được học. Từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam.
B. phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp 
Đàm thoại + pháp vấn
2. Phương tiện
SGK + SGV ngữ văn 10 (Tập I) + giáo án + Tài liệu tham khảo
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Lịch sử văn học Việt Nam là lịch sử tâm hồn của người dân đất Việt. Để giúp các em nắm được những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta cần tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò - ND cần đạt
? Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam ?
GV cho HS chia thành 2 nhóm. Yêu cầu HS đọc phần I. Mỗi ben tìm hiểu về 1 bộ phận văn học lớn. Từ đó GV rút ra nhận xét.
? Theo em hiểu VHDG là gì? Đặc trưng chủ yếu biểu hiện thế nào?
Hs trả lời.
GV bổ sung: Những trí thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân thủ đặc trưng của VHDG và trở thành tiếng nói, tình cảm chung của nhân dân.
? Văn học viết do ai sáng tác? Đặc trưng cơ bản là gì?
? Văn học viết được trình bày dưới hình thức nào? Em hiểu gì về các hình thức ấy ?
Hs trả lời.
GV nhận xét. Chốt lại những kiến thức về các bộ phận của văn học Việt Nam.
Yêu cầu HS đọc mục II
Hs đọc.
? Hãy thống kê hệ thống thể loại của văn học viết?
Hs trả lời.
? Nhìn tổng quát Việt Nam học Việt Nam có mấy thời kì phát triển ?
? Truyền thống lớn biểu hiện trong văn học Việt Nam là gì ?
Hs trả lời.
? Nền văn học Việt Nam thời trung đại có điểm nào đáng chú ý ? Vì Sao văn học thời kì này có sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc ? Chỉ ra những tác phẩm và tác giả tiêu biểu ?
HS đọc và trả lời
GV: Bên cạnh đó còn có 1 số truyện Nôm khuyết danh như: Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Công Cúc Hoa
 ? Em có suy nghĩ gì về sự phát triển thơ Nôm của văn học trung đại ?
 Yêu cầu Hs độc phần II.2
? Văn học hiện đại chia làm mấy giai đoạn ?
? Nhận xét khái quát về đặc điểm văn học thời kì này ?
Yêu cầu HS trả lời theo mỗi phần
- Mỗi giai đoạn văn học của thời kì hiện đại có đặc điểm gì lớn cần chú ý ?
- Giai đoạn sau có gì khác với giai đoạn văn học trước ?
Hs trả lời.
+ Từ năm 1930 -> 1945
+ Từ 1945 -> 1975
 + Từ 1975 đến nay
Gv yêu cầu HS so sánh tìm ra sự khác biệt của văn học Việt Nam hiện đại so với thòi trung đại
? Hãy nhận xét khái quát về văn học viết Việt Nam ?
Yêu cầu Hs đọc SGK
Hs đọc.
? Trong văn học Việt Nam, con người có quan hệ ntn với thế giới tự nhiên ?
Hs trả lời.
Yêu cầu HS đọc
Hs đọc.
? Mối quan hệ giữa con người với quốc gia, dân tộc được thể hiện ntn trong văn học ?
Hs trả lời.
Cho HS đọc phần 3
Hs đọc.
? Văn học Việt Nam đã phản ánh mối quan hệ xã hội ntn?
Hs trả lời.
Yêu cầu HS đọc phần 4
Hs đọc.
? Qua văn học, con người Việt Nam hiện lên ra ra Sao về ý thức bản thân mình ?
GV phân tích thêm dẫn chứng
 ? Xu hướng chung của văn học Việt Nam là gì khi xây dựng mẫu người lí tưởng ?
-> Đó là các nhìn nhận, đánh giá 1 cách tổng quát những nét lớn của văn học Việt Nam.
I. Các bộ phận hợp thành của văn hoch Việt Nam.
Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận lớn:
- Văn học dân gian 
- Văn học viết
1. Văn học dân gian
- KN: Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động bằng con đường truyền miệng, lưu truyền từ đời này snag đời khác.
- Thể loại: Gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Các thể thơ ca dân gian: Tục ngữ, câu đối, ca dao, vè, truyện thơ. Sân khấu DG: Chèo, tuồng, cải lương.
- Đặc trưng: Tính truyền miệng, tính tập thể và gắn với các hoạt động khác của đời sống cộng đồng.
2. Văn học viết
- KN: Là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của các nhân và mang dấu ấn của tác giả. Xuất hiện từ thế kỉ X.
- Hình thức: Ghi lại bằng 3 thứ chữ (Văn học chữc Hán, Nôm, chữ Quốc ngữ). Một số ít viết bằng chữ Pháp.
+ Chữ Hán: Văn học sáng tạo bằng văn tự của người Hán. Xuất hiện thế kỉ X. Tác phẩm: Quốc tộ (Vận nước), Thiên đô chiếu (Lý Công Uẩn), Thị đệ tử (sư Vạn Hạnh), Cáo tật thị chúng (Mãn Giác)
+ Chữ Nôm: Sáng tạo từ chữ Hán, dùng để ghi âm, từ tiếng Việt. Tác phẩm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện
+ Chữ Quốc ngữ: Sử dụng chữ cái La Tinh để ghi âm tiếng Việt. VH bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện và phát triển vào những năm 20 của thế kỉ XX.
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
* Hệ thống thể loại
- Từ Tkỉ X đến Tkỉ XIX
+ Chữ Hán: Văn xuôi tự sự (Truyện kí, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi); Thơ (thơ cổ phong, Đường luật, từ khúc); Văn biền ngẫu (phú, cáo, văn tế).
+ Chữ Nôm: Thơ Nôm đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hat nói.
- Từ Tkỉ XX trở lại đây: Ranh giới rõ ràng. Tự sự có: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí (bút kí, nhật kí, tùy bút, phóng sự); Trữ tình: thơ, trường ca; Kịch (kịch nói)
* Thời kì văn học: 3 thời kì
+ Từ Tkỉ X -> hết Tkỉ XIX
+ Từ đầu Tkỉ XX đến 1945
+ Từ 1945 -> hết Tkỉ XX
* Truyền thống văn học Việt Nam: 2 truyền thống
- Chủ nghĩa yêu nước 
- Chủ nghĩa nhân đạo
1. Thời kì văn học trung đại (Từ Tkỉ X -> hết Tkỉ XIX)
- Là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
- ảnh hưởng của nền văn học trung đại Trung Quốc. Vì các triều đại phong kiến phương Bắc lần lượt sang xâm chiếm nước ta.
* Chữ Hán:
- Văn xuôi: Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Thượng kinh kí sự (Hải Thượng Lãn Ông), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia)
- Thơ: ức trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Bắc hành tạp lục – Nam trung tạp lục (Nguyễn Du)
* Chữ Nôm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân Quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông), Thơ Nôm đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Truyện Kiều (Nguyễn Du), Sơ kính tân trang (Phạm Thái)
=> Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của văn học trung đại. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực. Nó thể hiện tinh thần, ý thức dân tộc đã phát triển cao.
2. Thời kì văn học hiện đại (Từ đầu Tkỉ XX -> hết Tkỉ XX)
Văn học thời kì này chia làm 4 giai đoạn
+ Từ đầu Tkỉ XX đến 1930
+ Từ 1930 đến 1945
+ Từ 1945 đến 1975
+ Từ 1975 đến nay
=> Đặc điểm văn học Việt Nam từng giai đoạn có khác nhau do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử
* Giai đoạn từ đầu Tkỉ XX đến 1930:
- Văn học bước vào quỹ đạo của văn học thế giới hiện đại: Tiếp xúc với văn học Châu Âu; Nền văn học tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ (có nhiều công chúng nhất).
- Số lượng tác giả và tác phẩm đạt quy mô chưa từng có.
- Tác giả tiêu biểu: Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Phạm Duy Tốn
* Giai đoạn từ 1930 đến 1945:
- Kế thừa tinh hoa văn hóa của văn học trung đại và văn học DG, ảnh hưởng của văn học thế giới để hiện đại: Có nhiều thể loại mới và ngày càng hoàn thiện.
- Xuất hiện nhiều tên tuổi lớn: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Vũ Trọng Phụng, Huy Cận, Nam Cao, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên
* Giai đoạn từ 1945 đến 1975:
- CMT8 mở ra triển vọng nhiều mặt cho văn học Việt Nam phát triển. Nhiều nhà văn, nhà thơ đã đi theo CM, cống hiến tào năng, sức lực thậm chí vả bằng xương máu cho CM, cho sự nghiệp văn học CM của dân tộc như: Nam Cao, Trần Đăng, Thâm TâmNguyễn Thi, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý
- Văn học phát triển thống nhấtđưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN: Văn nghệ gắn liền với sự nghiệp lao động và chiến đáu của nhân dân ta.
- Văn học phát triển trải qua 2 cuộc chiến tranh ác liệt, trường kì. Thành tựu chủ yếu dành cho dòng văn học yêu nước và cách mạng với các tên tuổi: HCM, Tố Hữu, Sóng HồngQuang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa
- Văn nghệ đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tuyên truyền, GD và cổ động chính trị, thể hiện chủ yếu tình cảm, nghĩa vụ của con người đối với Tổ quốc.
Có tiếng nói của văn nghệ yêu nước tiến bộ trong vùng địch tạm chiếm.
* Giai đoạn từ 1975 đến nay:
- Văn học phản ánh công cuộc xây dựng CNXH, CNH-HĐH đất nước, những vấn đề mới mẻ của thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế.
- Đề tài: Lịch sử và cuộc sống, con người trong bối cảnh XD nề kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
=> VH Việt Nam đạt được nhiều những thành tựu lớn với nhiều tác giả được công nhận là danh nhan văn hóa TG. Nhiều tác phẩm có giá trị và có 1 vị trí xứng đáng trong văn học nhân loại.
III. Con người Việt Nam qua văn học.
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với TG tự nhiên.
- Với các tác phẩm văn học DG, là quá trình cha ông ta nhận thức, cải tạo, chih phục thế giới tự nhiên hoang dã.
- Tinh tế, tài hoa trong tình yêu thiên nhiên: Coi thiên nhiên là người bạn thân thiết; Thiên nhiên mang những dáng vẻ từng vùng miền với những nét đặc trưng riêng.
+ Thời Trung đại: Thiên nhiên gắn với lí tưởng, đạo đức, thẩm mĩ
+ Thời hiện đại: Thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu lứa đôi.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc
Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc sâu sắc: Biểu hiện qua tình yêu quê hương niềm tự hào về truyền thống ván hóa dân tộc, về lịch sử dựng nước và giữ nước chói lọi những chiến công, đặc biệt qua ý chí căm thù quân xâm lược và tinh thần dám hi sinh vì tự do Tổ quốc.
- Trong văn học DG: Thể hiện qua tình yêu làn xóm, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn, sự căm ghét các thế lực xâm lược giày xéo quê hương.
- Trong văn học trung đại: ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
- Trong văn học CM: Gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng XHCN.
3. Con người Việt Nam trong quan hế XH
Có tấm lòng nhân đạo, bao dung
- Trong XH xưa, thể hiện ước mơ về 1 XH công bằng, tốt đẹp.
- Trong XH phong kiến và XH thực dân nửa PK là tiếng nói tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ lòng cảm thông với những ngời dân bị áp bức.
- Từ sau năm 1975, văn học đã đi sâu, phản ánh công cuộc XD cuộc sống mới tuy còn khó khăn, gian khổ nhưng đầy hứng khởi và tin tưởng vào tương lai.
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân
HS đọc
- ở hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, con người Việt Nam thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức của cá nhân.
- Trong hoàn cảnh khác (Cuối Tkỉ XVIII, đầu Tkỉ XIX, 1930 -1945, giai đoạn đổi mới 1986 -> nay) con người cá nhân lại được đề cao: Quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu, ý nghĩa của cuộc sống trần thế.
=> Xây dựng 1 đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chính nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỉ của tôn giáo, đề cao quyền sống của con người cá nhân nhưng không chấp nhận những cá nhân cực đoan.
4. Củng cố – Nhận xét 
 - Hệ thống nội dung: 
 GV cho HS thảo luận câu hỏi và trả lời tại lớp: Vì Sao nói nền văn học Việt Nam có sức sống dẻo dai và mãnh liệt?
- Nhận xét chung.
5. Dặn dò
Học bài theo ND. Chuẩn bị phần tiếng Việt “ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1,2- Tong quan van hoc Viet Nam.doc