Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 1 đến tiết 104 - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 1 đến tiết 104 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ về bản chất, các phân môn của môn học; nắm được một cách khái quát những bộ phận, giai đoạn sẽ được học trong chương trình giáo dục THPT

- Nắm được một số phương pháp học Văn tích cực và hiệu quả

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức bằng sơ đồ,

- Kĩ năng nhận diện, phân biệt và vận dụng các phương pháp học tập phù hợp với từng phân môn, kiểu bài

3. Thái độ:

- Yêu quý, trân trọng bộ môn; tích cực, hăng hái học tập

- Thận trọng, nghiêm túc học tập

4. Định hướng NL, PC:

- Năng lực: cảm thụ văn học, tự học, giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác

- Phẩm chất: có trách nhiệm, có ý thức, biết yêu thương

1. Giáo viên: Chuẩn KTKN - SGK – SGV- BT Ngữ văn 10, giáo án, TLTK khác.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV, SGK, vở ghi, vở soạn

 

docx 301 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 1 đến tiết 104 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: (20/8/2018 -27/8/2018)
Tiết 1. NHẬP MÔN NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ về bản chất, các phân môn của môn học; nắm được một cách khái quát những bộ phận, giai đoạn sẽ được học trong chương trình giáo dục THPT
- Nắm được một số phương pháp học Văn tích cực và hiệu quả
2. Kĩ năng: 
- Kĩ năng hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức bằng sơ đồ, 
- Kĩ năng nhận diện, phân biệt và vận dụng các phương pháp học tập phù hợp với từng phân môn, kiểu bài
3. Thái độ:
- Yêu quý, trân trọng bộ môn; tích cực, hăng hái học tập
- Thận trọng, nghiêm túc học tập
4. Định hướng NL, PC:
- Năng lực: cảm thụ văn học, tự học, giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác
- Phẩm chất: có trách nhiệm, có ý thức, biết yêu thương
1. Giáo viên: Chuẩn KTKN - SGK – SGV- BT Ngữ văn 10, giáo án, TLTK khác.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV, SGK, vở ghi, vở soạn
III - PHƯƠNG PHÁP:
 - Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp : Kĩ thuật đặt câu hỏi và PPDH nêu và giải quyết vấn đề
IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không ( Kiểm tra việc chuẩn bị sgk, vở ghi, vở soạn).
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
PT NĂNG LỰC
-Sê-đrin - một nhà lí luận người Nga quan niệm rằng: “Văn học nằm ngoài những định luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”
- Đại thi hào Nga
Maximgorki đã từng cho rằng: “Văn học là nhân học”
Vậy em hiểu gì về vai trò của văn học và cách học bộ môn Ngữ văn ra sao?
Giới thiệu về vai trò của môn văn 
Giải quyết vấn đề, tìm kiếm thông tin.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
PT NĂNG LỰC
Em hiểu gì về chương trình Ngữ văn THPT?
Cảm xúc của bản thân với phân môn Ngữ văn ?
Theo em yêu cầu của bộ môn là gì?
Em hãy chia sẻ phương pháp học tập của mình?
Em gặp khó khăn gì khi học tập môn Ngữ văn?
Đề xuất của bản thân em với các thầy cô dạy bộ môn?
I. Tổng quan về chương trình Ngữ văn THPT
- Chương trình bao gồm 3 phân môn:
+ Đọc văn: Văn học Vn và Vh nước ngoài được thiết kế theo tiến trình lịch sử với các giai đoạn và bộ phận văn học cụ thể
+ Tiếng Việt: cung cấp kiến thức về nguồn gốc, quá trình phát triển, yêu cầu sử dụng, loại hình Tv
+ Làm văn: cung cấp về các kiêu văn bản, cách làm các dạng đề văn cụ thể
-Nguyên tắc thiết kế: theo hướng tích hợp giữa các nd và các phân môn
II. Phương pháp, yêu cầu học tập bộ môn
 1.Phân môn Văn
a.. Trước khi học (Chuẩn bị ở nhà)
- Đọc kỹ văn bản và phần chú thích
+ Đọc có suy nghĩ để chia bố cục bằng bút chì vào SGK.
+ Khi đọc có thể gạch dưới từ ngữ, câu trong văn bản (nếu thấy cần).
+ Nếu có điều kiện, các bạn nên tìm đọc trọn tác phẩm có đoạn trích học ở trên lớp.
- Tóm tắt truyện (nắm cốt truyện, nhớ tên nhân vật, địa danh)
- Trả lời những câu hỏi phần “Đọc – hiểu văn bản” vào tập bài soạn theo khả năng của mình.
- Đối với thơ: nên thuộc bài thơ trước khi đến lớp thì mới có thể phân tích cảm thụ.
b. Khi học trên lớp
-Tập trung nghe giảng cùng các bạn tìm hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm dưới sự dẫn dắt của thầy cô. 
- Ghi chép bài đầy đủ, chính xác
+ Ngoài phần thầy cô ghi bảng các em nên tập cho mình thói quen ghi chép thêm vào sổ tay những điều hay thấy cần chẳng hạn ý so sánh, đối chiếu, mở rộng nâng cao, lời bình của thầy cô
+ Gạch dưới (kèm ghi chú ngắn) từ ngữ đặc sắc, phép tu từ trong thơ, câu văn hay dẫn chứng trong truyện.
- Nắm được giá trị nghệ thuật nội dung của tác phẩm ngay trong giờ học.
c.Sau khi học
- Học bài, học thuộc lòng thơ, dẫn chứng trong truyện.
- Viết các đoạn văn cảm nhận, làm các bài tập trong phần “Luyện tập” trong sách hoặc bài tập của thầy cô.
- Đọc tài liệu tham khảo để mở rộng, khắc sâu kiến thức.
- Các bạn giỏi môn văn nên tìm và học thuộc nhận định, đánh giá của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học hoặc các tác phẩm, tác giả vừa học trên lớp.
2.Phân môn Tiếng Việt
- Đọc kỹ, tìm hiểu các ví dụ trong từng đề mục, có thể trả lời câu hỏi bằng bút chì vào sách giáo khoa theo cách hiểu của em (soạn bài ngắn gọn), không cần mở sách “Học tốt”.
- Đọc kỹ ghi nhớ, ghi chú ngoài lề phần khó hiểu, thắc mắc của em để vào lớp thảo luận và lắng nghe thầy cô giảng giải.
3.Phân môn Tập làm văn
a. Tìm hiểu đề (để tránh lạc đề)
– Đọc kỹ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng.
– Xác định thể loại (VD: kể chuyện, thuyết minh, nghị luận)
– Xác định nội dung
b. Tìm ý (đặt câu hỏi và trả lời)
– Tìm ý chính, ý phụ, ý lớn, ý nhỏ.
– Ý nào đứng trước, ý nào đứng sau.
c.Lập dàn bài
Tự học, sáng tạo, giao tiếp TV.
Cảm thụ văn học.
- Sống có trách nhiệm, 
sáng tạo, giao tiếp TV, giải quyết vấn đề, hợp tác
- Tự chủ, sống yêu thương,sống có trách nhiệm, biết vượt khó.
giải quyết vấn đề, hợp tác
Hoạt động 3+4: Luyện tập- vận dụng
? Kinh nghiệm để học văn tốt của bản thân em?
Muốn viết văn hay cần rèn luyện thêm.
– Tìm đọc những bài văn hay cùng chủ đề, để học cách viết. Tuy vậy không nên sao chép, đạo văn.
– Phải chú ý quan sát con người, sự vật, cảnh quan xung quanh mình. Cần viết nhiều, nhờ thầy cô sửa rồi viết lại. Cũng cần đọc nhiều, đi nhiều để có vốn từ, vốn sống.
Hoạt động 5: Mở rộng
Hs tìm đọc kinh nghiệm viết văn của chủ tịch Hồ Chí Minh
4. Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị tiết 2: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tiết 2. Đọc văn:
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM (T1)
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Nhận thức được những nột lớn của nền VHVN về các phương diện: các bộ phận hợp thành, các thời kì phát triển (thời kì từ thế kỉ X- XIX).
2. Kĩ năng: Biết vận dụng các tri thức đó để tìm hiểu và hệ thống hóa những tác phẩm sẽ học về VHVN.
3. Thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào về VHVN.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất:
-Tự học, giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, giao tiếp TV. 
- Phẩm chất tự chủ, yêu quê hương đất nước, sống yêu thương, sống có trách nhiệm, ..
II - CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chuẩn KTKN - SGK – SGV- BT Ngữ văn 10, giáo án, TLTK khác.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV, SGK, vở ghi, vở soạn
III - PHƯƠNG PHÁP:
 - Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp : Kĩ thuật đặt câu hỏi và PPDH nêu và giải quyết vấn đề
IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không ( Nêu yêu cầu của môn học, việc chuẩn bị sgk, vở ghi, vở soạn).
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
PT NĂNG LỰC
M.Gorki cho rằng: “Văn học là nhân học”. Một nhà nghiên cứu khác lại phản ánh” “ Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ và thiếu tâm hồn”
Vậy em hiểu gì về VHVN? Nó có những bộ phận và thành phần nào?
Nền VHVN, có hai bộ phận chính là VHDG và VH viết. Để có được những hiểu về VHVN, chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay! 
Giải quyết vấn đề, tìm kiếm thông tin.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
PT NĂNG LỰC
-VHVN bao gồm các bộ phận lớn nào?
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một bộ phận VH
* Nhóm 1:
-VH dân gian là gì? Thời gian ra đời? Ai là người sáng tác?
- Kể tên các thể loại VH dân gian?
- Đặc trưng cơ bản của VH dân gian?
- Vai trò của VH dân gian?
* Nhóm 2:
- VH viết là gì? Thời gian ra đời?
- Đặc trưng cơ bản của VH viết?
- Nêu các thành phần, thể loại chủ yếu của VH viết? Lập bảng thống kê
- GV khái quát:
- Tại sao TK X chúng ta mới có nền VH?
- Bối cảnh nảy sinh và phát triển VHTĐ?
- VHTĐ gồm mấy bộ phận? Đặc điểm? 
*Khát quát chung: 
 - VHVN là sản phẩm tinh thần của dân tộc Việt
- Đặc điểm: + Thống nhất trong sự đa dạng
 + Phát triển gắn với lịch sử, chính trị, văn hoá
I. Các bộ phận của nền VHVN
1. VH dân gian
- K/n: Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động
- Thời gian: Ra đời từ xa xưa và tồn tại đến ngày nay.
- Tác giả: Tập thể nhân dân lao động (Người trí thức có tham gia sáng tác VHDG nhưng phải tuân thủ các đặc trưng cơ bản của VHDG, trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân lao động.VD: Bài ca dao:“Trong đầm gì đẹp bằng sen”(Một nhà nho), “Tháp Mười đẹp nhất bông sen.”(Bảo Định Giang), “Hỡi cô tát nước bên đàng”(Bàng Bá Lân)...)
- Thể loại: Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
- Đặc trưng:
 + Tính tập thể.
 + Tính truyền miệng.
 + Tính thực hành (gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng).
- Vai trò:
 + Giữ gìn, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc.
 + Nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân.Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc Việt Nam"
 + Góp phần hình thành và phát triển VH viết.
2. VH viết
- K/n: Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn của tác giả
- Thời gian: Từ thế kỉ X đến nay.
- Đặc trưng: Là sáng tạo của cá nhân, mang dấu ấn cá nhân.
- Chữ viết, thể loại:
TG
Chữ viết
 Thể loại
X- XIX
chữ Hán
chữ Nôm
văn xuôi, thơ, văn biền
 ngẫu thơ, văn xuôi
XX– nay
chữ quốc ngữ.
tự sự, trữ tình, kịch
 * Mối quan hệ: Hai bộ phận VH luôn có sự tác động qua lại, song song cùng phát triển. Khi tinh hoa của hai bộ phận VH này kết tinh lại, trong những điều kiện lịch sử nhất định đã hình thành các thiên tài VH (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh,...).
II. Các thời kì phát triển của nền VHVN
1. VH trung đại
- Thời gian: Từ thế kỉ X đến hết XIX
- Bối cảnh: + LSXH: XHPK hình thành, phát triển, suy thoái gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước vĩ đại của nhân dân
 + VH: Chịu tác động mạnh mẽ của văn hoá phương Đông (đặc biệt là TQ)
- Hai bộ phận chủ yếu:
 + VH chữ Hán
 * Chủ yếu tiếp nhận thể loại và thi pháp VHTQ 
 * Thành tựu kết tinh ở thơ văn Lí Trần, các thể văn xuôi, các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm...)
 + VH chữ Nôm 
 * Là minh chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiến dân tộc
 * Gắn liền với những TT lớn của VHTĐ, với sự hình thành của các thể thơ DT (LB, STLB, truyện Nôm, ngâm khúc, hát nói...) 
* Thành tựu kết tinh các tác giả lớn như HXH, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu,  
 Hai bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau tạo nên diện mạo của VHTĐ VN
-Tự học,giải quyết vấn đề, thưởng thức và cảm thụ văn học.
-Tự học,giải quyết vấn đề, thưởng thức và cảm thụ văn học
Hoạt động 3: Luyện tập
PP; KT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
PT NĂNG LỰC
.Phát biểu cá nhân
-GV yêu cầu HS:
Nêu các bộ phận tạo nên nề VHVN? Mối quan hệ giữa các bộ phận ấy?
-HS suy nghĩ, trả lời?
 - VHVN gồm hai bộ phận chính là VNDG và VH viết.
- Hai bộ phận VH luôn có sự tác động qua lại, song song cùng phát triển.
Giải quyết vấn đề, tìm kiếm thông tin.
 Hoạt động 4: Vận dụng
-GV: Em thấy VHDG có tác dụng như thế nào trong cuộc sống của nhân dân lao động?
-HS: Sử dụng rộng rãi để thể hiện tâm tư, tình cảm,nỗi lòng của người lao động xưa khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả ...  điểm = 20 %
NLVH
- Nhận diện được kiểu bài: NLVH xoay quanh các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong chương trình
- Nhận diện được vấn đề nghị luận
- Nhận diện được cấu trúc bài viết: 3 phần
Hiểu và triển khai được vấn đề của yêu cầu nghị luận trên các bình diện cơ bản
- Viết bài có kết hợp lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục
- Quan điểm rõ ràng, đúng đắn
- Có mở rộng, nâng cao vấn đề 
- Có tính liên hệ, vận dụng
- Có liên hệ với thời đại, bản thân
- Có sự sáng tạo
5,0 điểm = 50%
Tổng
Tỉ lệ:
30 %
 30 %
 20 %
20 %
10 điểm = 100%
 C. ĐỀ BÀI
Phần I( 3điểm):Đọc - hiểu
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
“Chiều tối ngày 11/11/2016, một tấm hình lan truyền trên mạng gây xúc động và nhận được biết bao nhiêu lời khen ngợi. Vô tình va quẹt và làm vỡ một chiếc gương ô tô bên đường, một cậu học trò ở Hải Phòng đã viết một lời xin lỗi với nội dung sau: “Do vô tình nên cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi ạ! Liên lạc với cháu theo số điện thoại để cháu đền ạ, vì cháu không biết chủ ô tô là ai”. Lá thư được dán trên kính ô tô khiến nhiều người bày tỏ sự cảm kích, khen ngợi hành động trung thực, dám làm, dám chịu của người viết lá thư này.
Anh Chung, chủ nhân xe ô tô bị vỡ gương, dù không tin lắm nhưng cũng gọi điện vào số điện thoại ghi trên giấy. Bất ngờ khi biết đó là em Nguyễn Thế Tùng học sinh lớp 11 trường Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng (). Đây là hành động dũng cảm cho thấy em được gia đình và nhà trường giáo dục rất tốt - anh Chung chia sẻ.”
 (Theo Tuổi trẻ online, ngày 12/11/2016)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2: Hành động dán lá thư trên kính ô tô của Nguyễn Thế Tùng được mọi người đánh giá như thế nào?
Câu 3: Từ văn bản trên, em rút ra được những bài học gì cho mình trong cuộc sống?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
 Câu 1 (2,0 điểm) Từ văn bản trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống.
 Câu 2( 5điểm):
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 
“Cậy em em có chịu lời,
 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
 Giữa đường đứt gánh tương tư,
 Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
 Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
 Sự đâu sóng gió bất kì,
 Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
 Chị dù thịt nát xương mòn,
 Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
 ( Trao duyên - trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
D. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
HƯỚNG DẪN CHẤM
Điểm
I
1
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự
- Phong cách ngôn ngữ : báo chí
0.5
0.5
2
Hành động đó được đánh giá:
Hành động trung thực, dám làm, dám chịu
Chủ xe đánh giá: “ hành động dũng cảm cho thấy em được gia đình và nhà trường giáo dục rất tốt”
0.5đ
0.5đ
3
Hs cần rút ra được các bài học sau:
Trong cuộc sống phải trung thực, làm sai phải nhận lỗi.
Dũng cảm, dám làm dám chịu.
Biết nói lời xin lỗi.
Lưu ý: + Nếu chỉ được một bài học -> 0.5 đ
+ Từ 2 bài học trở lên -> 1.0 đ
1.0đ
II
Câu 1
Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ nêu ý kiến của em về ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống.
a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn: Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Phần Mở đoạn biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân đoạn biết tổ chức có nhiều luận cứ liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết đoạn khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
0.25đ
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống
0.25đ
c- Giải thích: Xin lỗi là ta biết nhận sai khi bản thân mắc lỗi
- Bình luận 
 + Xin lỗi chính là  một nét tế nhị cần có trong xã hội thể hiện sự thiện cảm và kính trọng người khác. 
 + Khi xin lỗi chúng ta có thể cảm hóa cơn giận và ngăn chặn những hiểu lầm
 + Khi xin lỗi chân thành thì có thể hóa giải những hành động tiêu cực 
 + Xin lỗi giúp cho những mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, giúp bản thân mỗi người trở nên lịch sự, khiêm tốn, có lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm trong mắt người khác. 
 + Những người biết xin lỗi xứng đáng để chúng ta ngưỡng mộ và khâm phục. 
 + Phê phán những người sai phạm, được góp ý nhưng không chịu nhận lỗi, không xin lỗi.
- Bài học: Mỗi chúng ta phải luôn rèn luyện tính trung thực và dũng cảm để khi sai phạm thì sẵn sàng nhận lỗi và nói lời xin lỗi
0.25đ
0.5
0.25
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
 Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.25đ
e. Sáng tạo:
Có cách diễn đạt độc đáo, mới mẻ; thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0.25đ
Câu 2:
Cảm nhận đoạn thơ trong đoạn trích Trao duyên
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:Có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
0.25đ
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều qua đoạn thơ
0.5đ
C. Các nội dung chính;
 *Giới thiệu về tên tác phẩm, tác giả, đoạn trích
* Cảm nhận về 12 câu đầu:
- Nội dung: đây là sự chuẩn bị của Kiều để trao duyên cho em:
~ 2 câu đầu: tạo ra hoàn cảnh khác thường (dẫn chứng + phân tích) -> báo hiệu điều sắp nói là vô cùng hệ trọng
~ 6 câu tiếp: giãi bày cảnh ngộ (dẫn chứng + phân tích) -> khơi gợi sự cảm thông, chia sẻ
~ 4 câu cuối: đưa 3 lý do để thuyết phục Vân (dẫn chứng + phân tích) -> người nghe không thể từ chối
- Nghệ thuật
~ Dùng từ chọn lọc, chính xác có giá trị biểu cảm cao (cậy, chịu)
~ Kết hợp giữa cách nói dân gian với những điển tích, điển cố, từ Hán Việt (đứt gánh, tương tư, keo loan, tơ thưà)
* Vẻ đẹp của Thúy Kiều: là một người thông minh, sắc sảo, khôn khéo; một người tình thủy chung trọn vẹn; đồng thời là một người con hiếu thảo, giàu đức hi sinh
0.25đ
2đ
0.5đ
0.5đ
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ,thể hiện được suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 
0.5đ
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu :Đảm bảo qui tắc chính tả ,dùng từ , đặt câu 
0.5đ
Tiết 104: 
TRẢ BÀI HỌC KÌ II
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức về đọc hiểu và làm bài văn nghị luận.
- Hiểu rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn học trong học kì II.lớp 10
- Nhận ra ưu, khuyết điểm bài của mình cả về kiến thức lẫn kỹ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu, viết và trình bày văn nghị luận.
3. Thái độ: Nghiêm túc tiếp thu, rút kinh nghiệm, sửa chữa.
4.Định hướng hình thành năng lực, phẩm chất :
- NL : tự học, tư duy, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mĩ, giải quyết vấn đề 
- PC : sống tự chủ, sống yêu thương, khoan dung, nhân ái, có trách nhiệm với mọi người.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.
- GV: SGK, SGV, bài soạn, tài liệu, 
- HS: SGK, tài liệu, vở ghi, giấy nháp
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- GV trả bài, giải đáp thắc mắc, chữ lỗi sai,..
- HS nghe, ghi chép, rút kinh nghiệm
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp: 
10 A2: 10 A8: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Các hoạt động dạy học
HĐ của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt.
Đ/h NL
* HĐ khởi động: Yêu cầu HS nhắc lại đề bài, những khó khăn, lưu ý khi làm bài 
* HĐ hình thành kiến thức
- Yêu cầu HS phân tích đề.
- HS lập dàn ý bài viết
- GV nhận xét những ưu điểm, nhược điểm bài viết. 
- GV trả bài, chữa những lỗi sai cơ bản
* HĐ Luyện tập
* HĐ vận dụng
* HĐ mở rộng
HS chia sẻ
1.Phân tích đề 
Phần I. Đọc hiểu
Phần II: Làm văn
Câu 1.NLXH
Câu 2:NLVH
2. Lập dàn ý
Phần I. Đọc hiểu
1- Phương thức biểu đạt chính: tự sự
- Phong cách ngôn ngữ : báo chí 
2. Hành động đó được đánh giá:
Hành động trung thực, dám làm, dám chịu
Chủ xe đánh giá: “ hành động dũng cảm cho thấy em được gia đình và nhà trường giáo dục rất tốt”
3. Hs cần rút ra được các bài học sau:
Trong cuộc sống phải trung thực, làm sai phải nhận lỗi.
Dũng cảm, dám làm dám chịu.
Biết nói lời xin lỗi.
Lưu ý: 
 + Nếu chỉ được một bài học -> 0.5 đ
+ Từ 2 bài học trở lên -> 1.0 đ
Phần II. LÀM VĂN
1.NLXH
- Giải thích: Xin lỗi là ta biết nhận sai khi bản thân mắc lỗi
- Bình luận 
 + Xin lỗi chính là  một nét tế nhị cần có trong xã hội thể hiện sự thiện cảm và kính trọng người khác. 
 + Khi xin lỗi chúng ta có thể cảm hóa cơn giận và ngăn chặn những hiểu lầm
 + Khi xin lỗi chân thành thì có thể hóa giải những hành động tiêu cực 
 + Xin lỗi giúp cho những mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, giúp bản thân mỗi người trở nên lịch sự, khiêm tốn, có lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm trong mắt người khác. 
 + Những người biết xin lỗi xứng đáng để chúng ta ngưỡng mộ và khâm phục. 
 + Phê phán những người sai phạm, được góp ý nhưng không chịu nhận lỗi, không xin lỗi.
- Bài học: Mỗi chúng ta phải luôn rèn luyện tính trung thực và dũng cảm để khi sai phạm thì sẵn sàng nhận lỗi và nói lời xin lỗi
2. NLVH
 *Giới thiệu về tên tác phẩm, tác giả, đoạn trích
* Cảm nhận về 12 câu đầu:
- Nội dung: đây là sự chuẩn bị của Kiều để trao duyên cho em:
~ 2 câu đầu: tạo ra hoàn cảnh khác thường (dẫn chứng + phân tích) -> báo hiệu điều sắp nói là vô cùng hệ trọng
~ 6 câu tiếp: giãi bày cảnh ngộ (dẫn chứng + phân tích) -> khơi gợi sự cảm thông, chia sẻ
~ 4 câu cuối: đưa 3 lý do để thuyết phục Vân (dẫn chứng + phân tích) -> người nghe không thể từ chối
- Nghệ thuật
~ Dùng từ chọn lọc, chính xác có giá trị biểu cảm cao (cậy, chịu)
~ Kết hợp giữa cách nói dân gian với những điển tích, điển cố, từ Hán Việt (đứt gánh, tương tư, keo loan, tơ thưà)
* Vẻ đẹp của Thúy Kiều: là một người thông minh, sắc sảo, khôn khéo; một người tình thủy chung trọn vẹn; đồng thời là một người con hiếu thảo, giàu đức hi sinh
3. Nhận xét chung
* Ưu điểm:
- Nhìn chung các em hiểu đề, biết cách triển khai ý. Nắm được nội dung yêu cầu đề bài.
- Nhiều bài viết đã kết hợp tốt lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến
 - Một số em có quan điểm sâu sắc, câu văn có hình ảnh, cảm xúc, diễn đạt lưu loát
* Nhược điểm:
 - Nhiều em còn mắc lỗi chính tả
- Một số lựa chọn từ ngữ chưa chính xác, diễn đạt còn lủng củng, chung chung; sử dụng câu văn chưa đúng ngữ pháp
- Đa số các bài viết chưa mở rộng, chưa so sánh, liên hệ. 
4.Trả bài, chữa lỗi sai
- Từ những ưu, khuyết điểm GV đã nêu ở trên yêu cầu h/s:
+ Lấy lỗi trong bài của HS và yêu cầu cả lớp sửa
+ Tự sửa chữa những khuyết điểm đã mắc trong bài viết: nhận thức, chính tả, câu, dùng từ
+ Phát huy những thế mạnh, mặt tích cực của bản thân thể hiện qua bài viết.
Lập dàn ý và viết lại bài
Đọc lại bài làm, tự sửa lỗi và rút kinh nghiệm cho bài viết sau
Tìm đọc 1 số bài văn NL trong sách tài liệu
- Tự học giải quyết vấn đề, sử sụng ngôn ngữ
Tự học, tự quản bản thân
4. Củng cố, dặn dò: Những lưu ý cơ bản khi làm bài NL VH 
 Chuẩn bị bài Ôn tập trong hè.
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_1_den_tiet_104_nam_hoc_2018_2019.docx