Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 1 đến tiết 19

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 1 đến tiết 19

 CHÍNH TẢ

 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

 - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

 - Nắm vững những mẹo luật, qui tắc để viết đúng chính tả.

 - Có thói quen tra từ điển khi gặp những trường hợp nghi vấn

 - Trọng tâm: Viết đúng chính tả.

 B.Phương tiện thực hiện:

- Từ điển tiếng Việt, Sách để học tốt tiếng Việt, thiết kế bài học

 C.Cách thức tiến hành:

- Phát vấn, trả lời câu hỏi, thực hành.

 D. Tiến trình dạy học:

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ : ( thông qua)

3. Bài mới : Lời vào bài ( )

 

doc 38 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 1579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 1 đến tiết 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 
 CHÍNH TẢ 
 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 	 - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
 	 - Nắm vững những mẹo luật, qui tắc để viết đúng chính tả.
 - Có thói quen tra từ điển khi gặp những trường hợp nghi vấn
 	 - Trọng tâm: Viết đúng chính tả.
 B.Phương tiện thực hiện: 
- Từ điển tiếng Việt, Sách để học tốt tiếng Việt, thiết kế bài học
 C.Cách thức tiến hành: 
- Phát vấn, trả lời câu hỏi, thực hành.
 D. Tiến trình dạy học:
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ : ( thông qua)
3. Bài mới : Lời vào bài ( )
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững qui tắc để phân biệt chữ d/gi
Trong chữ cái tiếng Việt, có tất cả bao nhiêu nguyên âm? (Có tất cả là 5 (a, o, u, e, i ).
E dè, đe doạ, da, dê, dâng trào
Aâm đệm:u, o. 
Vd: Duy , toan
Vd:Giải thích, giới tuyến, thính giả, nhà giáo, khai giảng
Vd:Chuyên gia, gia vị, giai điệu, không gian, xã giao, giang hồ, tăng gia...
Gọi học sinh lên cho ví dụ. 
à GV nhận xét.
Gọi học sinh lên làm bài tập
à GV nhận xét.
“Em huyền mang nặng ngã đau
Anh ngang sắc thuốc hỏi đau chỗ nào”
à Ngoại lệ: bền bỉ, hồ hởi, niềm nở, nài nỉ
à Ngoại lệ: ngoan ngoãn, se sẽ, ve vãn, lẳng lặng, nông nổi.
( Mình nên nhớ viết liền dấu ngã)
I. Phân biệt chữ d / gi
1. Quy tắc
 a. Trước âm đệm ( đi kèm vơí a, ă, â, e ,ê ,i, oa, oă, uâ, uê, uy)à viết d.
Vd: Doanh trại, duy tâm, đe doạ, kiểm duyệt , duẩn
b. Với từ Hán Việt : Có 4 mẹo luật
- Mẹo “ dưỡng dục” : Từ Hán Việt có dấu ngã hoặc dấu nặngà viết d
 Vd: Anh dũng, biểu diễn, dã man, diện mạo, hiện diện, phụng dưỡng.
- Mẹo “giảm giá”ù: Từ Hán Việt có dấu hỏi hoặc dấu sắc à viết gi
- Mẹo “già giang” : Từ Hán Việt có dấu huyền hoặc không dấu mà nguyên âm là a à viết gi
- Mẹo “di dân”: Không dấu mà nguyên âm không phải là a --> d
Ví dụ: Di chuyển, du khách, duy tâm, doanh trại
c.Với từ láy: D và gi không láy với nhau, d láy với d, gi láy với gi
Ví dụ: - Di dân, dỗ dành, dịu dàng, da diết, dồi dào, dở dang...
 - Giảm giá, giãy giụa, giặc giã, giấu giếm, giỏi giang
2. Bài tập: Chọn chữ viết đúng
- Dải lụa – giải lụa, giản dị – dản dị
- Bắt buộc – bắt buột, bảo ban – bảo bang
- Tan tác – tang tác, sục sạo – sục xạo
- Căn dặn – căng dặn, khăn rằng – khăn rằn
II. Phân biệt dấu hỏi và ngã.
1. Quy tắc.
a.Với từ láy: Mẹo “huyền, ngã , hỏi, nặng, sắc, không” có 3 nội dung:
- Gặp 1 từ láy mà ta không biết viết dấu hỏi hoặc dấu ngã thì ta viết dấu ngã nếu từ kia có dấu huyền hoặc dấu nặng.
Vd: Bão bùng, chặt chẽ, hỗn hào
- Gặp 1 từ láy mà ta không biết viết dấu hỏi hoặc dấu ngã thì ta viết dấu hỏi nếu từ kia có dấu sắc hoặc thanh không.
Vd: Bướng bỉnh, bảnh bao
- Gặp 1 từ láy vần mà ta không biết viết hỏi hoặc ngã thì ta viết ngã nếu một trong hai tiếng của từ láy có ngã(hoặc dấu hỏi tương tự)
Vd: Bẽn lẽn, bủn rủn
b. Luật dùng cho từ Hán – Việt: Gặp 1 từ Hán - Việt mà ta không biết viết hỏi hoặc ngã thì ta viết ngã nếu từ ấy có phụ âm đầu ( M, N, Nh, V, L, D, Ng ) . Còn những từ bắt đầu bằng gốc phụ âm khác thì viết hỏi.
4. Củng cố: - Phân biệt hỏi hoặc ngã, d hoặc gi
5. Dặn dò: - Học bài cũ
	 - Chuẩn bị bài: Dùng từ
Tiết 2 
 DÙNG TỪ 
 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 	 - Có thói quen lựa chọn từ ngữ trước khi dùng từ
 	- Dùng từ đúng âm, đúng nghĩa, dùng từ hay
 	 - Nhận ra lỗi sai và sữa lỗi dùng từ
 	 - Trọng tâm: Dùng từ đúng âm, đúng nghĩa, dùng từ hay
 B.Phương tiện thực hiện: 
- Từ điển tiếng Việt, sách tiếng Việt lớp 10 cũ, thiết kế bài học.
 C.Cách thức tiến hành: 
- Phát vấn, trả lời câu hỏi, thảo luận, thực hành.
 D.Tiến trình dạy học: 
 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Cách phân biệt dấu hỏi và ngã?
3. Bài mới ( Lời vào bài)
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Đặc điểm ngữ âm của từ tiếng Việt? Nhómbằng (huyền, ngang).
Nhóm trắc: các thanh còn lại.
Bao nhiêu cay đắng chẳng hề sờn (Phạm Huy Thông)
Đắng cay lắm mới ngọt bùi đó chăng. (Tố Hữu)
Từ bao giờ cũng có hai mặt âm và nghĩa.Trong sách vở từ ghi bằng chữ viết khi nghe âm thanh của một từ mà chúng ta hiểu được từ đó chỉ cái gì tức là tahiểu nghĩa của từ.
Thế nào là nghĩa của từ?
Gọi học sinh lên cho ví dụ.
Thế nào là từ nhiều nghĩa?
Gọi học sinh lên cho ví dụ.
Thế nào là từ đồng âm?
Gọi học sinh xác định từ đúng để điền vào chỗ trống.
à Giáo viên nhận xét.
Sai về logich do dùng từ không đúng. Giãy giụa là giãy mạnh và liên tiếp ở trạng thái sắp kiệt sức và như vậy không thể chạy thục mạng.
I. Lý thuyết.
1. Đặc điểm ngữ âm của từ tiếng việt
-Về ngữ âm: từ TV do các âm tiết hợp thành, mỗi âm tiết thường có nghĩa, có thanh điệu thuộc một trong hai nhóm bằng – trắc.
-Trong một số trường hợp trật tự các âm tiết trong từ có thể thay đổi.
2. Nghĩa của từ.
 a.Ví dụ:
 - Con gà: con vật nuôi trong nhà, dùng để lấy thịt và trứng.
 - Học sinh: đang học ở nhà trường
 - Aên: đưa thức ăn vào miệng để nuôi dưỡng cơ thể
b. Khái niệm: Là từ chỉ sự vật, hiện tượng, con người, hoạt động, tính chất, trạng tháimà từ gọi tên và những hiểu biết về chúng mà từ diễn đạt. Ngoài ra từ còn có nghĩa biểu cảm.
3.Từ nhiều nghĩa.
a. Ví dụ: Đèn
 + Thắp đèn
 + Bật đèn điện
 + Soi đèn pin
b. Khái niệm:Từ nhiều nghĩa là từ có thể gọi tên nhiều sự vật và diễn đạt nhiều hiểu biết khác nhau.
4.Từ đồng âm.
a. Ví dụ: Đồng
 + Đồng ( đồng ruộng )
 + Đồng ( kim loại )
 + Đồng ( đơn vị tiền tệ )
 + Đồng ( đồng lòng)
b. Khái niệm:Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
II. Luyện tập: Chữa lỗi dùng từ
1. Mặt mũi
 a. Xấu xí b. xấu xa c. xấu hổ
2. Thái độ
 a. lạnh nhạt b.lạnh lẽo c. lạnh lùng
d. a,b đúng
3. Đôi mắt 
 a.đen thui b. đen láy c. đen xì
4. Tương lai 
 a. tươi thắm b. tươi tốt c. tươi sáng.
5.Thiệu đưa ra để chọn lựa mà bầu
 a. đề bạt b. đề cử c. đề xuất
6.Câu sau đúng hay sai ?
Con mồi bị trúng tên giãy giụa, chạy thục mạng khiến lũ vịt trời hốt hoảng bay loạn xạ.
-à Câu sai à Chữa: bỏ từ giãy giụa
 4. Củng cố: - Nghĩa của từ, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
 5. Dặn dò: - Học bài cũ. Làm bài tập
	 - Chuẩn bị bài mới: Giản yếu về câu
Tiết 3 
GIẢN YẾU VỀ CÂU
 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 
 	 - Hệ thống hoá các kiến thức đã học về câu đơn hai thành phần, câu đơn đặc biệt, câu phức, câu ghép vốn đã quen thuộc từ những lớp dưới và phân biệt được chúng trong thực tế. 
 - Cho học sinh thực hành, giúp các em nhận ra các kiểu quan hệ khác nhau trong câu.
 - Trọng tâm: Câu phức, câu ghép, câu đơn.
 B. Phương tiện thực hiện: Sách tiếng Việt 10, thiết kế bài học.
 C. Cách thức tiến hành: Phát vấn, trả lời câu hỏi, thực hành.
 D.Tiến trình dạy học: 
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là nghĩa của từ? Cho ví dụ.
 3. Bài mới ( Lời vào bài)
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Thế nào là câu đơn hai thành phần?
Gọi học sinh cho ví dụ. 
Tôi / đi học.
 CV
Thế nào là câu đơn đặc biệt? Câu đơn đặc biệt gồm mấy loại? Gọi học sinh cho ví dụ.
Thế nào là câu phức? Cho ví dụ.
 Chiếc xe này / máy / đã hỏng.
 C ..V
 C ..V
Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ.
Gọi học sinh cho ví dụ.
1. Câu đơn hai thành phần: Là câu được làm thành từ một cụm CN – VN. Cụm CN-VN có quan hệ qua lại với nhau.
 a.Chủ ngữ: Chỉ sự vật hiện tượng.
 b.Vị ngữ: Chỉ đặc trưng, tính chất.
à Trong câu, vị ngữ có thể là động từ, tính từ hoặc các từ: là, tại, bằng
2. Câu đơn đặc biệt: Do một từ hoặc một cụm từ tạo nên nhằm nêu một một sự vật hiện tượng.
 - Câu đơn đặc biệt có hai loại: 
 + Câu đặc biệt danh từ: Danh từ giữ vai trò thành tố chính.
 Ví dụ: Nhà bà Hoà. 
 + Câu đặc biệt vị từ: Có động từ hoặc tính từ giữ vai trò thành tố chính.
Ví dụ: Nhơ nháp, hôi hám, ngứa ngáy, bứt rứt, bực mình.
3. Câu phức: Là câu chứa từ 2 cụm CN – VN trở lên. Trong đó, chỉ có 1 cụm C-V nằm ngoài cùng bao các cụm C-V còn lại.
4. Câu ghép: Là câu chứa từ 2 cụm CN – VN trở lên. Các cụm C-V này không bao hàm lẫn nhau
 Vd: Họ / vừa đi, họ / vừa hát.
 CV C..V
5. Mở rộng câu. 
a. Trạng ngữ:
 Ví dụ: Ngoài sân, hoa phượng / nở.
 TN C.V
b. Đề ngữ:
 Ví dụ: Nghèo, tôi / đã nghèo rồi.
 ĐN C.V 
4. Củng cố: -Nắm vững cấu tạo câu đơn, câu ghép, câu phức.
5. Dặn dò: - Học bài cũ, tiết sau thực hành.
Tiết 4 
THỰC HÀNH CÂU 
 A. Mục tiêu bài học: ( xem tiết 3) 
 - Từ lí thuyết áp dụng vào bài tập.
 - Trọng tâm: Làm bài tập
 B. Phương tiện thực hiện: 
 - Sách tiếng Việt 10, thiết kế bài học.
 - Bảng phụ.
 C. Cách thức tiến hành: Phát vấn, trả lời câu hỏi, thực hành.
 D. Tiến trình dạy học: 
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là câu phức? Cho ví dụ.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
 - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm cho các em thảo luận và tìm chủ ngữ, vị ngữ có mặt trong các câu ở bài tập 1. 
 - Gọi đại diện mỗi nhóm lên làm bài.
 à Giáo viên nhận xét và sửa chữa. 
 - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm cho các em thảo luận và tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, đề ngữ có mặt trong các câu ở bài tập 2. 
 - Gọi đại diện mỗi nhóm lên làm bài.
 à Giáo viên nhận xét và sửa chữa. 
 - Giáo viên gọi học sinh lên bảng xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong các phức ở bài tập 3.
 Ở đây sương khói /mờ nhân ảnh
 TN C.V
 Ai/ biết tình ai/ có đậm đà
 C.............V
 C...........................V
Bài tập 1: Phân tích cấu tạo ngữ pháp các câu đơn sau: 
 1.Tôi / nghe Hạnh nói to. 2. Nó / sà vào lòng Hai Cũ.
 C.V C.V
 3. Hùng / chào tôi. 4.Thìn / dặn theo.
 C..V C.V
 5.Hùng / chào tôi. 6.Tay nó / cầm một xếp bản vẽ.
 C..V CV
 7.Bỗng má /ng ... Ca ngợi đức cao, đức lành của dân tộc , khẳng định địa linh bởi nhân kiệt, nêu cao vai trò của con người à bài phú vừa thể hiện niềm tự hào dân tộc vừa mang tư tưởng nhân đạo sâu sắc. 
 c. Cảm hứng thế sự:
 - Xuất hiện rõ trong Văn học cuối thời Trần. 
 - “Bài thơ làm tháng sáu năm Nhâm Dần” của Trần Nguyên Đáng vừa là tiếng nói ưu ái vừa là tâm sự thời thế của một con người nặng lòng vì nước, vì dân nhưng bất lực trước thời cuộc. 
 - Qua thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, người đọc thấy được hiện thực xã hội thế kỉ XVI với những mối quan hệ giàu- nghèo, sang-hèn.nổi bật là mối quan hệ tiền bạc, của cải thay cho tình nghĩa 
à Tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực trong thời kì sau. 
 2. Những nét chính về nghệ thuật: 
 a. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm: 
 - Nguyên nhân : Con người thời trung đại thường hướng về quá khứ ,coi thời hoàng kim là thời đã qua, cái đẹp được nên bởi khuôn mẫu của tiền nhân à Thành kiểu mẫu cho sáng tác văn học với Đường thi, Minh- Thanh tiểu thuyết 
 - Tiêu biểu cho tính quy phạm về thể loại thơ Đường luật: vần, niêm, luật, đối rất nghiêm ngặt. Sử dụng nhiều điển cố, điển tích. Nói đến người quân tử là:từng, cúc, trúc, mai
 - Những tác giả tài năng,một mặt vẫn tuân thủ tính quy phạm, mặt khác lại phá vỡ tính quy phạm,phát huy cá tính sáng tạo. 
 b. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị: 
 - Quan niệm thẩm mĩ của thời trung đại thường hướng về cái cao cả , trang trọng ,tao nhãà VHTĐ cũng mang khuynh hướng trang nhã. 
 - Càng về sau càng đi cùng xu hướng bình dị, có khi nhường bước cho xu hướng bình dị. 
 c.Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài: 
 - Chủ yếu tiếp nhận ảnh hưởng từ văn học Trung Quốc. 
 - Vừa tiếp thu vừa dân tộc hoá văn học nước ngoài. 
4 .Củng cố: - HS cần nắm: Chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự, nghệ thuật. 
 5.Dặn dò: - Học bài, làm bài tập đã cho.
 	 - Soạn phần tiếp theo – tiết sau học . 
Tiết 18 
 NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ( Tiết 4 ) 
A. Mục tiêu bài học: 
 - Xem tài liệu Chủ đề tự chọn bám sát.
 - Trọng tâm : Vai trò và ý nghĩa của VHTĐ đối với đời sống tinh thần và sự phát triển của vă học dân tộc .
 B. Phương tiện thực hiện: 
 - SGK, SGV, tài liệu Chủ đề tự chọn bám sát , thiết kế bài học.
 C. Cách thức tiến hành: Nêu vấn đề, trao đổi , thảo luận , trả lời câu hỏi, luyện tập. 
 D. Tiến trình dạy học: 
1.Ổn định lớp
	 2.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- Trình bày chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn từ thế kỉ XàXIX? 
3.Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
- Gọi HS nhắc lại các tác phẩm VHTĐ đã học.
- Vai trò ý nghĩa của văn học trung đại trong SGK Ngữ văn 10 đối với đời sống tinh thần dân tộc.
- Cho ví dụ và phân tích.
- Ngoài vai trò trên , đối với đời sống tinh thần dân tộc , những tác phẩm VHTĐ Ngữ văn 10 còn có vai trò gì ?
- Vai trò, ý nghĩa của VHTĐ đối với văn học dân tộc.
Chẳng hạn: Bài mời trầu của hồ xuân hương à Tiếp thu hình ảnh miếng trầu, quả cau từ VHDG : Miếng trầu là đầu câu chuyệ, quả cau nho nhỏ
III. Vai trò và ý nghĩa của tác phẩm văn học trung đại trong chương trình ngữ văn 10 đối với đời sống tinh thần và sự phát triển của văn học dân tộc: 
 1. Đối với đời sống tinh thần dân tộc: 
 a. Góp phần vào việc giữ gìn và phát triển những truyền thống văn hoá, tinh thần của dân tộc Việt Nam tiêu biểu là truyền thống yêu nước và nhân đạo. 
* Chẳng hạn: -Bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão không chỉ là sản phẩm của thời đại nhà Trần mà còn là sự khẳng định và phát huy hào khí Đông A trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. 
 - “Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi không những là bản tuyên ngôn Độc lập ở thế kỉ XV mà còn là sự kết tinh tư tưởng yêu nước của nhân dân ta trong những thế kỉ trước đó và có ảnh hưởng lâu dài về sau. 
 - “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ là kết quả của sự phát triển ý thức về quyền sống , hạnh phúc của con người trong thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX mà còn góp phần vun đắp giá trị nhân đạo trong đời sống tinh thần của dân tộc : lòng thương người , sự căm giận đối với cái xấu , cái ác , khát vọng về quyền sống , về tự do .
 - Ở khía cạnh đời thường ,bình dị-Ví dụ: Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn có tác dụng bồi dưỡng tình yêu quê hương , đất nước , niềm tự hào dân tộc qua nỗi nhớ quê nhà hết sức bình dị. 
 b. Góp phần làm phong phú, làm giàu có đời sống tinh thần của dân tộc bằng việc tiếp thu tinh hoa văn hoá , văn học nước ngoài. 
 2. Đối với văn học dân tộc: 
 - Đã tiếp thu , kế thừa truyền thống và văn học dân gian đồng thời kết tinh những truyền thống đó bằng những thành tựu nghệ thuật hết sức rực rỡ. 
 - Làm nên những truyền thống , những thành tựu nghệ thuật lớn cho chính mình . 
 - Là kho tàng quý giá để văn học hiện đại tiếp thu, kế thừa và phát triển.
4 .Củng cố: - HS cần nắm: Vai trò và ý nghĩa của VHTĐ đối với đời sống tinh thần và sự phát triển của vă học dân tộc . 
 5.Dặn dò: - Học bài, làm bài tập đã cho.
 	 - Soạn – tiết sau học Những nội dung chủ yếu của văn học nước ngoài . 
Tiết 19 
 NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA 
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 
A. Mục tiêu bài học: 
 - Xem tài liệu Chủ đề tự chọn bám sát.
 - Trọng tâm : Sử thi + Vẻ đẹp của Uy-lit-xơ và Pê-nê-lốp.
	 + Vẻ đẹp của Ra-ma và Xi-ta. 
 B. Phương tiện thực hiện: 
 - SGK, SGV, tài liệu Chủ đề tự chọn bám sát , thiết kế bài học.
 C. Cách thức tiến hành: Nêu vấn đề, trao đổi , thảo luận , trả lời câu hỏi, luyện tập. 
 D. Tiến trình dạy học: 
1.Ổn định lớp
	 2.Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra vở bài tập của HS.
 - Trình bày vai trò và ý nghĩa của VHTĐ đối với đời sống tinh thần và sự phát triển của vă học dân tộc .
3.Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
- Gọi HS nhắc lại những thể loại, các tác phẩm, đoạn trích văn học nước ngoài đã học.
- Học sinh trả lơìø , giáo viên nhấn mạnh chuyển ý. 
- Giới thiệu lại một cách khái quát về thể lọai sử thi.
- Đề tài, nội dung, nghệ thuật của sử thi.
- Gọi HS nhắc lại vị trí, nội dung của đoạn trích “ Uy-lit-xơ” trở về.
- Trên cơ sở kiến thức đã học HS chỉ ra vẻ đẹp của Pê-nê-lôp và Uy-li-xơ .
- Nghệ thuật.
- Ở sử thi Aán Độ, đoạn trích được học có tên là gì ? Trong tác phẩm nào?
- Vì sao Ra-ma từ chối Xi-ta?
- Xi-ta đã làm gì để minh oan cho mình? 
- Lời lẽ như thế nào? 
- Xưng hô ra sao? 
- Hành động bước vào dàn lửa thiêu của Xi-ta nói lên điều gì? 
GV diễn giảng : Trong văn học Aán Độ,thần Lửa giữ vị trí quan trọngà Thần công lí.
- Nhận xét về nghệ thuật của đoạn trích.
I. Giói thiệu chung: 
Trong ngữ văn 10 có văn học cổ đại Hi Lạp, cổ đại Aán Độ, thơ Đường , tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa và thơ hai –cư cuả Nhật Bản, các loại sử thi, thơ và tiểu thuyết.
II. Sử thi: 
1. Khái quát về sử thi: 
 - Trên cứ liệu sử thi Hi Lạp và Aán Độ là loại hình văn học tự sự kể chuyện bằng thơ ra đời trong buổi bình minh của lịch sử các dân tộc đó. 
 - Đề tài: Là các quan hệ thị tộc, các cuộc chiến tranh bộ lạc. 
 - Sử thi ca ngợi tinh thần đấu tranh cho công lí , cho lợi ích toàn dân , lợi ích tập thể. Có tác dụng giáo giục đạo đức và bồi dưỡng tư tưởng anh hùgn tập thể. 
 - Chịu ảnh hưởng của thế giới thần linh chủ nghĩa. 
 - Bức tranh sử thi tạo dựng thường mang tính hoành tráng , kì vĩ, yếu tố hoang đường, giọng điệu hùng tráng, trang nghiêmsử dụng hình thức ước lệ. 
 2. Sử thi Hi Lạp: 
 - Tác phẩm Ô-đi-xê với đoạn trích Uy-lit-xơ trở về: Kể lại câu chuyện gặp mặt của hai vợ chồng sau 20 năm xa cách. 
 a. Vẻ đẹp của Uy-lit-xơ và Pê-nê-lốp: 
 + Nhân vật pê-nê-lốp: Vẻ đẹp hiện ra qua sự thấu hiểu hoàn cảnh , thấu hiểu sự đối đầu hiểm nguy : Một mình Uy-lit-xơ phải đối chọi vơi 108 người. Sự thận trọng , vẻ đẹp kiên trinh thể hiện từ cách ăn nói , thái độ ứng xử, cách đặt vấn đề bí mật chiếc giường, hành vi biểu cảm cuối cùng. 
 + Nhân vật Uy-lit-xơ: Vẻ đẹp thể hiệ qua diễn biến tâm trạng : kiên nhẫn đợi chờ, giận dỗi, lo âu và cảm thông, trân trọng. 
 - Vẻ đẹp trí tuệ thể hiện qua cách thử bí mật chiếc giường: với hình thức so sánh: Pê –nê-lốp thận trọng, Uy-lit-xơ cao quý . 
 b. Nghệ thuật: 
 Hình thức so sánh, cách kể và tả chậm rãi,khoan thai. 
 3. Sử thi Aán Độ: 
 Tác phẩm ra-ma-ya-na với đoạn trích “Ra-ma buộc tội”: Kể về cuộc tái ngộ vợ chồng sau cơn hoạn nạn.
 a. Nhân vật Ra-ma và Xi-ta: 
 - Nhân vật Ra-ma: 
 + Hành động quyết liệt : Từ bỏ vợ mình vì danh dự. à vẻ đẹp của người anh hùng Ra-ma cũng là vẻ đẹp của các anh hùng sử thi nói chung.
 + Ra- ma từ bỏ Xi-ta đồng nghĩa với việc Ra-ma giết chết Xi-ta về mặt tinh thần .
=> Tất cả đều liên quan đến quy ước cộng đồng mà người anh hùng sử thi không có nào khác.
 b. Nhân vật Xi-ta:
 - Bị đặt vào tình huống nghiệt ngã nàng cũng dựa trên nguyên tắc đạo lí cộng đồng để tự bảo vệ mình.
 - Lập luận chặt chẽ, có trước có sau, vừa từ tốn song cũng rất cương quyết.
 - Thay đổi cách xưng hô: Chàng - thiếp, Đức vua.
 - Xi-ta đối thoại với Ra-ma với tư cách là người chồng và với tư cách là đức Vua.Lời thoại của nàng còn hướng tới cộng đồng.
 - Cuối cùng nàng chọn hình thức bước vào dàn lửa tự thiêu à tự minh oan cho mình.
 =.> Ý thức về danh dự là phẩm chất quan trọng của cả hai nhân vật.
 c. Nghệ thuật: Kể chuyện chi tiết, chậm rãi, Kết cấu theo hình thức kịch tính. Hình thức so sánh là là biện pháp quan trọng trong việc tái hiện tâm lí nhân vật. 
4 . Củng cố: - Nhân vật Uy-lit-xơ, Pê-nê-lốp.
 - Nhân vật Ra-ma, Xi-ta
 - Nghệ thuật.
5. Dặn dò: - Học bài
 - Xem Thơ Đường.

Tài liệu đính kèm:

  • docvăn 10-bam sát.doc