Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 1 đến tiết 52

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 1 đến tiết 52

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

A. Mục tiêu bài học.

Giúp HS :

- Nắm được những kiến thức chung nhất,tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam và sự vận động phát triển của của văn học Việt Nam

- Nắm vững hệ thống vấn đề về :

 + Thể loại của văn học Việt Nam

 + Con người trong văn học Việt Nam

- Tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học. Từ đó có lòng say mê đối với văn học Viêt Nam

B. Chuẩn bị- phương tiện

- Giáo viên: + Nghiên cứu sgk, sgv,và các tài liệu tham khảo khác về văn học Việt Nam

 + Thiết kế bài dạy

- Hsinh : + Đọc Sgk, trả lời các câu hỏi gợi ý cuả Sgk

 

doc 138 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 1094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 1 đến tiết 52", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:1-2
Tổng quan văn học việt nam
A. Mục tiêu bài học.
Giúp HS :
- Nắm được những kiến thức chung nhất,tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam và sự vận động phát triển của của văn học Việt Nam 
- Nắm vững hệ thống vấn đề về : 
 + Thể loại của văn học Việt Nam
 + Con người trong văn học Việt Nam
- Tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học. Từ đó có lòng say mê đối với văn học Viêt Nam
B. Chuẩn bị- phương tiện
- Giáo viên: + Nghiên cứu sgk, sgv,và các tài liệu tham khảo khác về văn học Việt Nam
 + Thiết kế bài dạy 
- Hsinh : + Đọc Sgk, trả lời các câu hỏi gợi ý cuả Sgk
C.Nội dung - tiến trình 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
( ổn định tổ chức )
- Giới thiệu bài học: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử của tâm hồn dân tộc ấy. Để nhận thức được những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài tổng quan văn học Việt Nam.
(?)Em hiểu thế nào là tổng quan VHVN?
-Học sinh đọc SGK từ : “Trải qua hàng ngàn năm tinh thần ấy”.
(?)Nội dung của phần này là gì? Theo em đó là phần nào của bài tổng quan văn học?
Hoạt động 2
( Tìm hiểu các bộ phận )
-HS đọc phần I SGK
(?)Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận lớn?
- Hs đọc sgk, suy nghĩ, trình bày
- HS đọc phần 1
(?) Hãy trình bày những nét lớn của VHDG.
- HS tóm tắt nét lớn: khái niệm
 thể loại
 đặc trưng
 -HS đọc phần 2
(?)SGK trình bày nội dung gì? Hãy trình bày khái quát về nội dung đó?
- Hs trả lời khái quát theo những vấn đề:
 khái niệm
 hình thức văn tự
 hệ thống thể loại
Hoạt động 3
( Tìm hiểu quá trình phát triển)
- HS đọc sgk 
(?) Nhìn tổng quát, văn học VN phát triển qua mấy thời kỳ?
(?) Nét lớn của truyền thống thể hiện trong vhVN là gì? (Thể hiện ở 2 nét lớn: đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.)
(?)Từ tk X => tk XIX nền VhVN có điểm gì đáng chú ý?
-HS đọc SGK ,trả lời
- Gv gợi ý:
(?) Vì sao nền Vh từ tk X => hết tk XIX có sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc?
(?) Hãy chỉ ra những TP tiêu biểu của Vh trung đại?
(?) Những TP viết bằng chữ Hán?
(?) Những TP viết bằng chữ Nôm?
(?) Em có nhận xét gì về sự phát triển thơ Nôm của Vh trung đại?
Tiết 2
-HS đọc SGK
(?) Văn học Việt Nam từ thế kỉ XX đến nay được gọi bằng nền văn học gì? Tại sao lại có tên gọi ấy?
- Hs suy nghĩ trả lời 
(?) Văn học thời kì này được chia làm mấy giai đoạn và có đặc điểm gì?
-Gọi HS thay nhau đọc SGK.
- Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930
- Từ 1930 đến 1945
- Từ 1945 đến 1975
- Từ 1975 đến nay.
Mỗi phần cho HS trả lời:
(?) Nêu đặc điểm văn học của thời kì vừa đọc (những nét lớn).
(?) Giai đoạn sau so với giai đoạn trước có gì khác biệt?
(?)Về thể loại văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay có gì đáng chú ý?
(?) Từ 1945 đến 1975 có những sự kiện văn học nào đáng chú ý?
(?) Từ 1975 đến nay về thể loại của văn học có gì đáng chú ý?
(?) Nhìn một cách khái quát ta rút ra những quy luật gì về văn học Việt Nam?
Hoạt động 4
( Tìm hiểu con người VN qua văn học)
-HS đọc phần mở đầu và phần1 SGK
(?) Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào? (Nêu những nét chính).
- HS suy nghĩ trả lời theo sgk
- Gv nhận xét,bổ sung : Con người VN vốn yêu thiiên nhiên, sống gắn bó voíư thiên nhiên và đã tìm thấy ở thiên nhiên những hình tượng nghhệ thuật để thể hiện chính mình
-HS đọc phần 2 SGK
(?) Mối quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc thể hiện như thế nào? 
(?) Nêu TP, TG tiêu biểu?
- Hs suy nghĩ theo Sgk, trả lời cá nhân
 (HS đọc phần 3 SGK)
+ Mối quan hệ giữa con người với con người được thể hiện như thế nào trong VHVN?
 (HS đọc phần 4 SGK)
(?) Văn học Việt Nam phản ánh ý thức về bản thân như thế nào?
(?) Trên hai phương diện này các tôn giáo lớn , văn học giải quyết ra sao?
(?) Trong VHVN có xu hướng xây dựng hình mẫu lí tưởng không?
Hoạt động 5
( Củng cố hướng dẫn,dặn dò )
* Củng cố bài học.
Học bài tổng quan ta cần nhớ những vấn đề khái quát nào?
* Dặn dò HS: Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới: “Hoạt động giao tiếp băng ngôn ngữ”.
* Gv rút kinh nghiệm bài dạy:
- Là cách nhìn nhận đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của VHVN.
+ Nội dung SGK: Trải qua quá trình lao động, chiến đấu xây dựng bảo vệ đất nước, nhân dân ta đã sáng tạo ra những giá trị tinh thần. VHVN là bằng chứng cho sự sáng tạo tinh thần ấy.
 Đây là phần đặt vấn đề của bài tổng quan VHVN.
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
-Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận lớn:
 +Văn học dân gian. 
 +Văn học viết .
1. Văn học dân gian.
 Khái niệm Văn học dân gian: Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Những trí thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân theo đặc trưng của VHDG và trở thành tiếng nói, tình cảm chung của nhân dân.
* Thể loại: 
- Truyện cổ dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ.
- Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, cải lương.
* Đặc trưng: VHDG mang tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng.
2. Văn học viết
* Khái niệm: Văn học viết: Là những sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân, văn học viết mang dấu ấn của tác giả.
a) Hình thức văn tự: 
Văn học viết dùng 3 thứ chữ: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. Một số ít bằng chữ Pháp. 
Chữ Hán là văn tự của người Hán. Chữ Nôm dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ Quốc ngữ sử dụng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ thế kỉ XX trở lại đây VHVN chủ yếu viết bằng chữ Quốc ngữ.
b) Hệ thống thể loại: Phát triển theo từng thời kì.
* Từ thế kỉ X =>thế kỉ XIX. 
- Chữ Hán gồm văn xuôi tự sự (truyện kí, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi ). Thơ có thơ cổ phong, Đường luật, từ khúc. Văn biền ngẫu có phú, cáo, văn tế.
- Chữ Nôm có thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói.
* Từ thế kỉ XX đến nay có sự phân định rõ ràng.
Tự sự có: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí (bút kí, nhật kí, tuỳ bút, phóng sự). Trữ tình có: thơ, trường ca. Kịch có: kịch nói, kịch thơ.
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
- Văn học VN có 3 thời kì phát triển:
+Từ thế kỉ X => hết thế kỉ XIX.
+ Từ đầu thế kỉ XX => Cách mạng tháng Tám 1945.
+ Từ sau CMT8 – 1945 => hết tk XX.
1. Thời kì Văn học trung đại. (từ tk X =>hết tk XIX )
 - Vh từ thế kỉ X => thế kỉ XIX gọi là Vh trung đại. Thời kì Vh này hình thành và phát triển theo mối quan hệ của văn học khu vực Đông á và Đông Nam á, có mối quan hệ với Vh Trung Quốc.
- Từ tk X => hết tk XIX , VhVN có điểm đáng chú ý là: Đây là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Nó ảnh hưởng của nền văn học trung đại tương ứng. Đó là văn học trung đại Trung Quốc.
- Vì các triều đại phong kiến phương Bắc lần lượt sang xâm lược nước ta. Đây cũng là lí do để quyết định văn học viết bằng chữ Hán.
+ “ Thánh Tông di thảo” của Lê Thánh Tông.
+ “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.
+ “Việt điện u linh tập” của Lí Tế Xuyên.
+ “Thượng kinh kí sự” của Hải Thượng Lãn Ông.
+ “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ.
+ “Nam triều công nghiệp diễn chí” của Nguyễn Khoa Chiêm.
+ “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái (tiểu thuyết chương hồi )
- Về thơ chữ Hán:
+ Nguyễn Trãi với “ức Trai thi tập”
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Bạch Vân thi tập”
+ Nguyễn Du với “Bắc hành tạp lục” và “Nam trung tạp ngâm”
+ Về thơ chữ Hán của Cao Bá Quát.
- Về chữ Nôm:
+ Nguyễn Trãi với “Quốc âm thi tập”
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Bạch Vân quốc ngữ thi tập”
+ Lê Thánh Tông với “Hồng Đức quốc âm thi tập”
+ Thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.
+ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
+ “Sơ kính tân trang” của Phạm Thái.
+ Nhiều truyện Nôm khuyết danh như: “Phạm Tải Ngọc Hoa”, “Tống Trân Cúc Hoa”, “Phạm Công Cúc Hoa”
=> Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của văn học trung đại. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực. Nó thể hiện tinh thần ý thức dân tộc đã phát triển cao.
2. Thời kì văn học hiện đại. (từ đầu thế kỉ XX đến nay)
- Văn học từ đầu tk XX đến nay được gọi là nền văn học hiện đại. Tại vì nó phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hoá. Mặt khác những luồng tư tưởng tiến bộ như những luồng gió mới thổi vào Việt Nam làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách cảm và cả cách nói của con người Việt Nam. Nó chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây.
- Văn học thời kì này được chia làm 4 giai đoạn:
+ Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930
+ Từ 1930 đến 1945
+ Từ 1945 đến 1975
+ Từ 1975 đến nay.
- Đặc điểm văn học Việt Nam ở từng thời kì có khác nhau.
* Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930, VHVN đã bước vào quỹ đạo Vh TG hiện đại, cụ thể tiếp xúc với Vh Châu Âu. Đó là nền Vh tiếng Việt viết bằng chữ quốc ngữ. Do đó nó có nhiều công chúng bạn đọc. 
- Những tác giả tiêu biểu là: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn .
* Từ 1930 đến 1945 xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Vũ Trọng Phụng, Huy Cận, Nam Cao, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên
=> Văn học thời kì này vừa kế thừa tinh hoa của văn học dân gian và văn học trung đại, vừa tiếp nhận ảnh hưởng của VHTG để hiện đại hoá. Biểu hiện là có nhiều thể loại mới và ngày càng hoàn thiện.
* Từ 1945 đến 1975 có những sự kiện lịch sử vĩ đại như CMT8- 1945, đại thắng mùa xuân 30-4-1975 đã mở ra nhiều triển vọng cho VHVN. Nhiều nhà văn, nhà thơ đã sống và chiến đấu cho Cách mạng dân tộc như: Nam Cao, Trần Đăng, Thâm Tâm, Nguyên Thi, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Sóng Hồng, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Vũ Cao, Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành), Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa
- Về thể loại: Thơ, văn xuôi nghệ thuật, văn xuôi chính luận viết bằng chữ quốc ngữ có một số tác phẩm có một số tác phẩm mở đầu.
- Công cuộc hiện đại hoá về thơ, truyện vào giai đoạn 1930.
- Đến 1945 tiếp tục đẩy mạnh phát triển các thể loại sau: Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, văn xuôi hiện thực phê phán, thơ kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, truyện và tiểu tiểu thuyết về đề tài chiến tranh là những thành tựu lớn của Vh nước ta thế kỉ XX.
- Từ 1975 đến nay, các nhà văn, nhà thơ phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng XHCN, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những vấn đề mới mẻ của thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế. Hai mảng đề tài lớn là lịch sử và cuộc sống, con người trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
- Đề tài lịch sử viết về chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ hào hùng với nhiều bài học.
=> Văn học Việt Nam đạt được giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật với nhiều tác giả được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. Nhiều tác phẩm đã dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. VHVN với những khả năng và sự sáng tạo đã xây dựng được vị tr ...  tiến hành 
- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
D. Tiến trình dạy học 
	 1 Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
( Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát)
- Hs làm việc với SGK
- Gv định hướng Hs khái quát những ý cơ bản
Hoạt động 2
( Đọc hiểu văn bản )
- Hs đọc văn bản 
- Gv hướng dẫn HS đọc 
(?) Nêu xuất xứ của bài thơ?
(?) Cảm nhận ban đầu của anh/chị về chủ đề bài thơ?
- Hs làm việc cá nhân, độc lập trả lời 
- Gv nhận xét, khái quát 
- gv nêu vấn đề:
(?) hai câu đề của bài thơ, cảnh thu được khắc họa qua những chi tiết nào ?
- hs độc lập trả lời 
(?) Hình ảnh rừng thu được miêu tả như thế nào ? Hình ảnh đó gợi cho người đọc ccảm giác gì?
(?) Khí thu được tác gỉa cảm nhận ra sao?Dấu hiệu đó làm cho cảnh vật mùa thu ra sao?
- Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày
- Gv mở rộng dẫn chứng;
“ phong diệp địch hoa thu sắt sắt”( BCDị)
“ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” ( Ndu)
=> Câu thơ mở đầu gợi hứng từ sự “điêu thương”, gợi một mùa thu lạnh lẽo thê lương như thấm vào lòng người 
=> Hai câu thơ là 2 hình ảnh, 2 địa điểm khác nhau: rừng thu, núi thu. Nhưng đều mang màu sắc ảm đạm hiu hắt. Cảnh buồn tràn ngập đất trời. Bức tranh phải chăng được cảm nhận bằng tâm hồn buồn bã hiu hắt của người lữ khách 
(?) Hãy nhận xét về cảnh sắc mùa thu ở 2 câu thực? Nghệ thuật gì đã được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ?
Anh chi hãy hình dung bức tranh ở 2 câu thơ?
- Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày
 - Gv định hướng bằng những câu hỏi gợi mở
- Gv nhận xét tổng hợp 
(?) Bức tranh thu được cảm nhận bằng tâm trạng gì của tác giả ?
- Hs làm việc cá nhân, độc lập trả lời 
- Gv nhận xét, khái quát 
- Gv khái quát : bốn câu thơ không đơn thuần chỉ tả cảnh mùa thu mà còn là bức tranh tâm trạng của tác giả .Mùa thu buồn bã, dữ dội, vận động luân chuyển không ngừng như chứa đựng điều gì bất ổn trong tâm hồn người ngắm cảnh 
(?) Hình ảnh mùa thu trong 2 câu luận được diễn tả qua những hình ảnh nào? 
Cảm nhận của Anh/chị về tâm trạng của tác giả trong 2 câu thơ?
- Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày
 - Gv định hướng bằng những câu hỏi gợi mở
- Gv nhận xét tổng hợp 
- Hs so sánh bản dịch và bản nguyên tác để thấy ý nghĩa của từ “ Cô” => Sự vật và con người đã hòa làm một.Đỗ Phủ tả cảnh để tả tình, tả cúc tả thuyền song chính là tả nỗi lòng của mình .
(?) Cảnh ở hai câu kết có gì đặc biệt? Hãy so sánh với cảnh ở những câu thơ trên?
(?) Tâm trạng của ĐP qua 2 câu thơ trên ?
- Hs làm việc cá nhân, độc lập trả lời 
- Gv nhận xét, khái quát 
- Gv diễn giảng : Không bộc lộ tình cảm chủ quan như thường lệ trong thơ Đường, hai câu kết quay về tả cảnh khách quan ngoài đời .
Hoạt động 3
( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò)
- Hs đọc ghi nhớ sgk
- Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: “ đọc thêm”
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
I-Tiểu dẫn:
- Tên chữ: Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng dã lão 
- Quê: huyện Củng- tình Hà nam
- Dòng dõi quan lại, học vấn cao
- Được đánh giá là nhà thơ hiện thực lớn nhất đời Đường “ thi thánh”
- Để lại khoảng 1500 bài thơ, được tập hợp trong tập “ Đỗ công bộ tập”
- Phong cách thơ trầm uất bi tráng , giàu chất hiện thực( thi sử), gần gũi nhân dan, có giá hiện thực phong phú cao
II- Đọc hiểu văn bản 
1- Xuất xứ 
- Một trong 8 tám bài thơ cùng tên được tác giả sáng tác trong thời kì ở đất Qúy Châu( 766)
- Được đánh giá là bài thơ hay nhất, là cương lĩnh sáng tác của cả chùm thơ
2- Cảm xúc chủ đạo
- Cảm xúc và nỗi lòng của tác giả trước cảnh thu nơi đất khách quê người
3- Phân tích 
a- Bốn câu đầu 
* Hai câu đề :
Cảnh thu được diễn tả qua 2 hình ảnh chủ đạo: “Rừng thu và khí thu”
- Rừng thu= rừng phong tiêu điều xơ xác – Một hình ảnh ước lệ tượng trưng của mùa thu phương bắc; thường gắn liền với nỗi buồn chia li. Với Đỗ Phủ, rừng phong đã buồn lại thêm tiêu điều xơ xác bởi những hạt móc sa..gợi sự lạnh lẽo 
- Khí thu: lạnh lẽo hiu hắt-> Cảnh vật ảm đạm. Hai địa danh nổi tiếng ở thượng lưu Trường Giang “ Vu sơn vu giáp”- hai nét vẽ đơn sơ, gân guốc tạo hồn cho cảnh thu 
* Hai câu thực
- cảnh sắc dữ dội, hoành tráng với những hình ảnh kì vĩ mang màu sắc vũ trụ 
 Sóng dợn > < Mây đùn 
- hai câu thơ đối nhau rất chỉnh về lời, ý, tạo nên 2 bức tranh đối nghịch có chiều cao chiều sâu, chiều rộng
- Bbức tranh thu được mở rộng dần và phong phú thêm bằng những hình ảnh mới. Mùa thu không chỉ buồn bã hiu hắt mà còn dữ dội hoành tráng: giữa lòng sông, sóng vọt lưng trời , nơi cửa ải mây kéo đến gần như tiếp giáp mặt đất . Với 14 chữ, hai câu thơ tái hiện những hình ảnh đa dạng “ lòng sông, sóng dợn, cửa ải , mây đùn ..”tạo nên sức khái quát của thơ Đường 
- Cảnh vừa dữ dội hoành tráng lại vừa bức bối vây hãm không thoát ra được. Đó là bức tranh tân cảnh, bức tranh trong con mắt kẻ xa quê lòng buồn trĩu nặng, đồng thời cũng bứt dứt bức bối không yên khi nhớ về quê nhà và trông ra thế sự . Hai câu thơ thể hiện rõ phong cách thơ Đỗ Phủ: trầm uất và bi tráng 
b- Bốn câu kết :
* Hai câu luận;
- Tiếp tục phát triển những cảm xúc của thi nhân. Nỗi lòng được bộc lộ trực tiếp hơn. Tác giả đồng nhất nhiều sự vật và hiện tượng : Tình – cảnh ; hiện tại- quá khứ; sự vật – con người .
+ “Khóm cúc ...cũ” : có thể hiểu khóm cúc đã nở hoa 2 lần và cả 2 lần đều làm chảy dòng lệ cũ , hay nhìn cúc nở hoa mà tưởng chừng như cúc ứa lệ . Cảnh đã hòa vào tâm, không biết cúc ứa lệ hay thi nhân ứa lệ ?
+ “ Tha nhật lệ” – nước mắt ngày cũ : Đỗ Phủ không chỉ khóc một lần mà đã nhiều lần ứa lệ, cuộc đời ông thường chan hòa nước mắt vì loạn li
+ ‘Cô chu”- con thuyền lẻ loi cô độc đang neo đậu nơi quê người đang cột chặt tấm lòng của người lữ khách tha phương
 “Con thuyền”: Hình ảnh thực, con thuyền đã chở Đỗ Phủ ; Hình ảnh ẩn dụ: cuộc đời ĐP cũng như con thuyền lẻ loi cô độc phiêu dạt giữa dòng đời 
 “Buộc” : buộc con thuyền lại vì loạn lạc, buộc cả tấm lòng nhớ quê hương ở lại
* Hai câu kết 
- Không khí nhộn nhịp, mọi người nô nức may áo chuẩn bị chống rét 
- Những âm thanh đập vải đầy gợi cảm 
=> Những âm thanh rộn rã không làm ấm lòng người lữ khách trái lại càng làm cho khách tha hương thêm não lòng : Với ĐP mùa thu chỉ buồn bã hiu hắt nhưng mùa đông còn đáng sợ hơn: một kẻ không nhà cửa, áo ấm
=> Tiếng chày đập vải : âm thanh thường nhậy báo hiệu mỗi độ thu về, điểm nhấn vào chỗ sâu thẳm của lòng người : nnỗi đau khao khát về một mái ấm gia đình 
III- Tổng kết 
1- Nội dung
- Bức tranh thu buồn hiu hắt có màu sắc âm thanh, bề rộng, chiều cao...
- Nỗi nhớ quê hương da diết 
- Mangđậm giá trị hiện thực sâu sắc 
2- Nghệ thuật
- Đạt độ mẫu mực của Đường thi: đối ý rất chỉnh . Biện pháp tả cảnh ngụ tình 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số: 52
Lập kế hoạch cá nhân
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp HS
- Nắm được các yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân
- Biết xác định mục tiêu, định liệu kế hoạch khoa học và viết thành văn bản kế hoạch cá nhân
- Có ý thức và thói quen làm việc theo kế hoạch một cách khoa học
B. Phương tiện thực hiện: 
- SGK, SGV, thiết kế bài học
- Giáo án cá nhân lên lớp 
C. Cách thức tiến hành 
- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
D. Tiến trình dạy học 
	 1 Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
( Hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của việc lập kế hoạch cá nhân)
- Hs làm việc với SGK
- Gv định hướng Hs 
(?) Trong lớp ai là người có thói quen lập kế hoạch cá nhân? Khi tiến hành công việc theo kế hoach cá nhân, anh/ chị thấy thuận lợi gì?
- Hs làm việc cá nhân, độc lập trả lời 
- Gv nhận xét, khái quát 
Hoạt động 2
 ( Hướng dẫn HS lập kế hoạch cá nhân)
- Hs đọc mục II 
- Gv hướng dẫn Hs lập kế hoach ôn tập môn ngữ văn
- Bước 1: Hs làm việc cá nhân
- Bước 2: - Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày
- Bước 3: Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận 
- Gv gợi ý : 
(?) Để lập kế hoạch cá nhân cần tiến hành những công việc gì ?Bản kế hoạch cá nhân gồm mấy phần? Mỗi phần có những nội dung gì? cần trình bày như thế nào ? lời văn phải ra sao?
- Một vài hs trả lời 
- Hs đọc ghi nhớ sgk/ tr 153 
Hoạt động 3
( Hướng dẫn hs luyện tập)
- Hs làm việc với sgk
- Gv gợi mở;
(?) Điểm khác biệt của bản kế hoạch?
(?) Văn bản đã cho có những thông tin nào ?so với nội dung hình thức của 1 bản kế hoạch cá nhân, Vb đó còn thiếu điều gì? Nên gọi VB này là gì là phù hợp nhất ?
- Hs trao đổi thảo luận
- Hs đọc bài 2, xác định các yêu cầu 
(?) Bản kế hoạch đã đạt yêu cầu chưa? còn thiếu những nội dung nào?
- Hs trao đổi thảo luận những nội dung công việc cần tiến hành chuẩn bị cho một đại hội Đoàn 
Hoạt động 4
( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò)
- Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: “ Đọc thêm thơ Hai cư” 
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
I- Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân
- KH cá nhân là bản dự kiến nội dung cách thức hành động và phân bố thời gian để hoàn thành mọt công việc nhất định 
- Thuận lợi:
+ Hình dung trước công việc 
+ Phân bố thời gian hợp lí 
+ Không bó sót công việc
=> Là một phong cách làm việc khoa học, đảm bảo cho công việc thuận lợi và hiệu quả 
II- Cách lập kế hoạch cá nhân 
* Ví dụ: Lập kế hoạch ôn tập môn ngữ văn
- Bước 1: Đọc lại lời giảng của thầy cô và SGK, lưu ý các nhan đề, đề mục lớn của bài học. Dựa vào các nhan đề, đề mục, xác định nội dung ôn tập
-Bước 2: dự định hình thức cách thức và thời gian ôn tập cho từng nội dung
- Bước 3: Tiến hành viết kế hoạch
+ Viết phần mở đầu 
+ Viết nội dung kế hoạch
 *Gợi ý : 
- Mở đầu :
+ Tiêu đề: “ Kế hoạch ôn tập môn ngữ văn”
+ Họ và tên:
+ Lớp
- Nội dung:( có thể lập bảng- gồm 3 cột)
+ Cột 1: Nội dung ôn tập 
+ Cột 2: Hình thức và cách thức tiến hành 
+ Cột 3: Thời gian
III- Luyện tập:
- Bài tập 1:
Gợi ý : + Đây là thời gian biểu trong một ngày, nó không phải là một bản kế hoạch cá nhân dự kiến làm một công việc nào đó 
 + Công việc chỉ nêu chung chung không cụ thể, không có dự kiến hoàn thành công việc 
- Bài 2: Bản kế hoạch chuẩn bị đại hội đoàn TNCSHCM
* Nội dung:
- Viết dự thảo báo cáo, dự kiến nội dung :
+ Kiểm điểm quá trình thực hiện nhiệm vụ của chi đoàn , những việc đã làm được, kết quả cụ thể 
+ Những mặt yếu kém, nguyên nhân
+ Phương hướng công tác trong nhiệm kì tới , nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ cụ thể 
- Cách thức tiến hành đại hội 
+ Thời gian, dịa điểm
+ Công tác tổ chức, trang hoàng địa điểm 
+ Bí thư báo cáo 
+ Đề cử, ứng cử vào ban chấp hành
+ Bầu ban kiểm phiếu 
- Thông qua báo cáo với đoàn trường, xin ý kiến của chủ nhiệm
- Tổ chức họp Ban chấp hành chi đoàn mở rộng để phân công chuẩn bị đại hội

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 10 tron bo -moi.doc