Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 10 Tiếng việt: Văn bản (tiếp)

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 10 Tiếng việt: Văn bản (tiếp)

Tiết 10. Tiếng Việt

VĂN BẢN

(TIẾP)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Giúp học sinh:

 - Củng cố được những kiến thức thiết yếu về băn bản, đặc điểm của văn bản và các loại văn bản xét theo phong cách chức năng đã học ở tiết trước.

 Nâng cao năng lực thực hành phân tích và tạo lập văn bản.

B. PHƯƠNG TIỆN + PHƯƠNG TIỆN:

1. Phương pháp:

 Nêu vấn đề

2. Phương tiện: SGK. SgV NV 10(T1) + Giáo án.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số.

 

doc 3 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2600Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 10 Tiếng việt: Văn bản (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
 	 	Ngày soạn: 06/09/2009
	 Ngày giảng: 08/09/2009
Tiết 10. Tiếng Việt
Văn bản 
(Tiếp)
A. Mục tiêu bài học:
	* Giúp học sinh:
	- Củng cố được những kiến thức thiết yếu về băn bản, đặc điểm của văn bản và các loại văn bản xét theo phong cách chức năng đã học ở tiết trước.
	Nâng cao năng lực thực hành phân tích và tạo lập văn bản.
B. Phương tiện + Phương tiện:
1. Phương pháp:
	Nêu vấn đề
2. Phương tiện: SGK. SgV NV 10(T1) + Giáo án.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
	CH: Văn bản là gì? Văn bản có đặc điểm nào?
	Phân tích điểm khác nhau giữa văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ gọt giũa?
3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Giờ trước, các em đã nắm được những kiến thức cơ bản về văn bản. Để củng cố và khứac sâu hơn nữa về những đơn vị kiến thức đã học, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
? Đoạn văn có 1 chủ đề thống nhất như thế nào?
Hs trả lời.
GV nhấn: Đoạn văn có 1 luận điểm, 2 luận cứ và 4 luận chứng.
? Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn?
Hs trả lời.
? Đặt nhan đề cho đoạn văn?
Hs đặt.
GV chia HS theo 2 nhóm
? Sắp xếp những câu sau đây thành 1 văn bản hòan chỉnh, mạch lạc: đặt tiêu đề phù hợp cho Văn bản?
Hs trả lời.
? Viết 1 số câu khác tiếp theo câu văn dưới đây để tạo 1 văn bản có nội dung thống nhất, sau đó đặt tiêu đề cho Văn bản?
GV cho HS thực hiện theo 4 tổ và nhận xét.
Viết đơn xin phép nghỉ học chính là thực hiện 1 văn bản. Hãy xác định:
a. Đơn gửi cho ai? Người viết ở cương vị nào?
b. Mục đích viết đơn là gì?
c. Nội dung cơ bản của đơn là gì?
d. Kết cấu của đơn như thế nào?
Hs trả lời.
Dựa vào các phần như trên, viết 1 lá đơn xin nghỉ học.
Học sinh tự thực hiện theo cá nhân.
III. Luyện tập
1.
a. Tính thống nhất văn bản: Chủ đề của văn bản tập trung ở câu đầu đoạn: "Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau" . Các câu tiếp theo của đoạn nhằm triển khai ý của câu đầu bằng những dẫn chứng cụ thể:
+ Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể?
+ So sánh các lá mọc ở các môi trường khác nhau.
Đậu Hà Lan.
Lá cây mây
Lá biến thành gai ở cây xương rồng thuộc miền khô ráo
Dày lên như lá bỏng
b. 
Câu 1 -> Câu 2,3 4 câu sau là luận chứng làm rõ luận cứ vào luận điểm 
c. Nhan đề: " Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường".
hoặc: " ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể".
2. Có 2 cách sắp xếp:
+ Câu (1)-Câu (3)- Câu (4) - Câu (5) - Câu (2)
+ Câu (1)-Câu (3)- Câu (5 - Câu (2 - Câu (4
- Nhan đề:
Bài thơ Việt bắc.
Về bài thơ "Việt bắc" của Tố Hữu.
Tố Hữu với bài thơ "Việt bắc'
3. 
- Viết tiếp câu chủ đề "Môi trường sống của.nghiêm trọng.
- Rừng dầu nguồn đang bị chặt, phá, khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra lụt, lở, xói mòn, hạn hán kéo dài.
+ Các sông, suối nguồn ngày càng bị cạn kiệt và bị ô nhiễm cao do các chất thải của khu công nghiệp của các nhà máy.
+ Các chất thải rắn vứt bừa bãi trong khi ta chưa có quy hoạch sử lý hàng ngày.
+ Phân bón, thuôc trừ sâu, trừ cỏ sử dụng không theo quy hoạch.
+ Hiện tượng gia tăng dân số làm cho không gian bị thu hẹp, môi trường bị ảnh hưởng.
Tất cả đã đến mức báo động về môi trường sống của loài người.
- Nhan đề: "Môi trường sống kêu cứu"
Hãy trả lại môi trường sống trong lành cho loài người"
4.
- Đơn gửi cho các thầy, cô giáo đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm. Người viết là học trò.
- Xin phép nghỉ học.
- Nội dung: Nêu rõ họ tên, quê (Lớp), lý do xin nghỉ, thời gian nghỉ và hứa thực hiện chép bài, làm bài ntn?
- Kết cấu: 3 phần (Quốc hiệu)
- Phần đầu: Tiêu ngữ, tiêu đề đơn, ngày tháng năm, nơi nhận, họ và tên người viết.
- Phần nội dung: Lý do, nguyện vọng, nội dung nghỉ.
- Phần kết: Lời hứa, cảm ơn và ký tên.
4. Củng cố - Nhận xét:
	- Hệ thống nội dung: Yêu cầu học sinh hệ thống lại theo nội dung bài.
	- Nhận xét chung.
5. Dặn dò: 
	- Học bài soạn bài "Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy"

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 10 - Van ban (Tiep).doc