Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 11, 12 Đọc văn Văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 11, 12 Đọc văn Văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy

Tiết 11.12: Đọc văn

Văn bản

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Giúp học sinh:

 - Qua phân tích 1 truyền thuyết cụ thể, nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết. Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng; Phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.

 - Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy. Từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch trong tình yêu của Mị Châu Trọng thủy, nhân dân muốn rút ra và truyền lại cho các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công việc giữ nước.

 - Rèn luyện thêm kỹ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết.

 

doc 6 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2800Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 11, 12 Đọc văn Văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Ngày soạn: 07/09/2009
	Ngày giảng: 09/09/2009
Tiết 11.12: Đọc văn
Văn bản
Truyện an dương vương và mị châu trọng thủy
A. Mục tiêu bài học:
	* Giúp học sinh:
	- Qua phân tích 1 truyền thuyết cụ thể, nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết. Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng; Phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.
	- Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy. Từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch trong tình yêu của Mị Châu Trọng thủy, nhân dân muốn rút ra và truyền lại cho các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công việc giữ nước.
	- Rèn luyện thêm kỹ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết.
B. Phương tiện + Phương tiện:
1. Phương pháp:
	Đàm thoại + phát vấn
2. Phương tiện: SGK. SgV NV 10(T1) + Giáo án.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
	CH: ý nghĩa cộng đồng được thể hiện ntn qua đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây.
	 Chỉ ra những nét nghệ thuật tiêu biểu của sử thi anh hùng Việt nam.
3. Bài mới: 
 	Giới thiệu bài: Trong chiến tranh từ xưa đến nay, thắng lợi mà dựa vào vũ khí đơn thuần khiến con người sinh ra lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Để rồi thất bại cay đắng làm cho kẻ thù nẩy sinh những mưu sâu, kế độc. Đấy cũng là những nguyên nhân nhân trả lơi câu hỏi vì sao An Dương Vương mất nước để thấy rõ điều này, chúng ta cùng tìm hiểu truyền thuyết An Dương Vương - Mị Châu Trọng Thủy.
Gọi HS đọc SKG
 Học sinh đọc.
? Qua phần tiểu dẫn cho biết đặc trưng cơ bản và giá trị cũng như ý nghĩa của truyền thuyết?
Hs trả lời.
- Giáo viên giới thiệu về cụm di tích Cổ loa tại (Hà Nội).
? Căn cứ vào SGK giới thiệu về văn bản?
Học sinh trả lời.
? Theo em, truyền thuyến có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?
Học sinh trả lời.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm.
- GV giải thích từ khó; Dựa vào bố cục, yêu cầu HS tóm tắt cốt truyện.
? Truyền thuyết nói tới nhân vật nào chủ yếu?
? Quá trình xây thành của An Dương Vương được mô tả như thê nào?
Học sinh trả lời.
? Kể về sự giúp đỡ thần kỳ đó, thái độ của tác giả dân gian đối với nhà vua ntn?
Học sinh trả lời.
 ? Những chi tiết trên cùng với những băn khoăn của vua sau khi xây xong thành cho thấy An Dương Vương là người như thế nào?
- Cho học sinh làm việc theo nhóm và trình bày trước lớp. 
? Sau khi thắng kẻ thù xâm lược nhà vua đã thể hiện sự mất cảnh giác ra sao. Em đánh giá thế nào về An Dương Vương?
Hs trả lời 
? Qua chi tiết Rùa Vàng hiện lên nói "Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó" và hành động tuốt gươm chém Mỵ Châu của nhà vua thể hiện thái độ của nhân dân ntn trước bi kịch mất nước.
(HS thảo luận theo nhóm)
? Em có suy nghĩ gì về chi tiết An Dương Vương theo Rùa Vàng thủy phủ. So sánh hình ảnh Thánh Gióng về trời như thế nào?
- (HS trao đổi theo nhóm)
? Mỵ Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần. Em đánh giá ntn về chi tiết này.
Hs trả lời 
? Theo em, ý kiến nào đúng? Đưa ra ý kiến của riêng mình.
- (HS làm việc cá nhân)
? Đánh giá của em về nhân vật Mỵ Châu? 
- Qua chi tiết, máu Mỵ Châu ăn phải đều biến thành Ngọc Châu cho thấy thái độ của nhân dân ta với nàng ntn? Qua đó muốn nhắn gửi thế hệ trẻ điều gì?
- (Yêu cầu HS làm việc theo nhóm)
? Vì sao Trọng Thủy tự tử? Em có nhận xét gì về nhân vật này?
- (Cho HS làm việc cá nhân)
? Chi tiết "Ngọc trai nước giếng có phải thể hiện tình yêu chung thủy của Trọng Thủy hay không? Thái độ của nhân dân với Trọng Thủy thế nào?
- (Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm)
? Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật dân gian trong việc khắc họa tính cách các nhân vật, An Dương Vương, Mỵ Châu, Trọng Thủy? Tìm các chi tiết có tính chất lịch sử và các chi tiết ro hư cấu tưởng tượng trong truyện. Các chi tiết đó có vai trò ntn?
Hs trả lời 
? Qua truyện cho ta một bài học gì trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
- GV đọc khổ thơ của Tố Hữu.
- "Tôi nhớ ngày xưa truyện Mỵ Châu cơ đồ đắm bể sâu"
I. Tìm hiểu chung:
1. Xuất xứ của văn bản:
- Truyền thuyết là truyện dân gian kề về đề tài dựng nước và giữ nước của cha ông ta trong lịch sử.
- Giá trị: Là những câu chuyện lịch sử được khúc xạ qua lời kể rồi kết tinh thành những nghệ thuật độc đáo, nhuôm màu sắc thần kỳ nhưng vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy gắn liền với quần thể di tích lịch sử Cổ loa (Đông Anh - Hà Nội)
2. Văn bản:
a. Vị trí:
 - Trích "Rùa vàng" trong tác phẩm "Lĩnh vực nam tích quái" Những câu chuyện mà quái ở phương nam .
b. Bố cục:
Học sinh trao đổi.
- VB chia làm 4 đoạn.
- Đoạn 1: Thuật lại quá trình xây thành. Chế nỏ từ thất bại đến thành công của An Dương Vương nhờ có sự giúp sức của thần Rùa Vàng (Từ đầu tiênbèn xin hòa")
- Đoạn 2: Thuật lại hành vi đánh cắp lẫy nỏ thần của Trọng Thủy (Từ "Không bao lâucứu được nhau")
Đoạn 3: Thuật lại diễn biến của cuộc chiến tranh lần 2 giữa 2 nước, kết thúc bi kịch đối với cha con An Dương Vương. (Tiếp..đi xuống biển")
- Đoạn 4: Kết cục đầy cay đắng và nhục nhã đối với Trọng Thủy cùng chi tiế "Ngọc Trai - Giếng nước" có ý nghĩa minh oan cho Mị Châu (Còn lại).
Học sinh tóm tắt cốt truyện.
II. Đọc hiểu:
1. An Dương Vương với công việc xây dựng va bảo vê Tổ quốc.
Quá trình xây thành:
+ Nhà vua quyết tâm xây thành nhưng thành đắp đến đâu lại lở tới đó.
+ Lập đàn trai giới để cầu khẩn bách thần.
+ Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang (Rùa Vàng) giúp nhà vua xây thành trong "Nửa tháng thì xong" gọi là Quỷ Long Thành (Loa Thành hay Côn Lôn Thành) - thành cao.
 - Dựng nước là một việc gian nan, vất vả. Tác giả dân gian muốn ca ngợi công lao của An Dương Vương. Nhà vưa tìm mọi cách để xây được thành. Sự giúp đỡ này nhằm:
- Lý giải hóa việc xây thành
- Tổ tiên, cha ông đời trước luôn ngầm giúp đỡ con chấu đời sau. Con cháu nhờ có cha ông mà trở lên hiển hách. Cha ông nhờ con cháu càng rạng rỡ a/h.
- Thành xây xong, An Dương Vương lại nhờ Rùa Vàng giúp cách đề phòng giặc ngoại xâm. Rùa vàng cho chiếc móng làm lẫy nỏ thần, quân giặc xâm lược đều thất bại.
=> Những băn khoăn của An Dương Vương: " Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống" là thể hiện ý thức trách nhiệm của người cầm đầu đất nước. Bởi lẽ dựng nước đã khó khăn, giữ nước lại càng khó khăn hơn. Qua đây cho thấy, An Dương Vương là một vị vua có tấm lòng chăm lo việc nước, có trách nhiệm cao đối với vận mệnh của quốc gia và cũng đã có công trong việc bảo vệ đất nước.
- Khi bị thất bại, triệu đà dùng kế cầu hòa, kết làm thông gia, vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy.
Lúc Trọng Thủy mang nỏ thần về, Triệu Đà cất binh sang xâm lược, An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ cười mà nói rằng: " Đà không sợ nỏ thần sao".
-> An Dương Vương: Không hề nghi ngờ kẻ địch, không hề có kế sách đề phòng. Khi giặc đến lại chủ quan. Rõ ràng là vua thiếu ý thức cảnh giác, chưa hề biết mưu sách gián điệp.
- Rùa Vàng là hiện thân của trí tuệ sáng suốt, là tiếng nói phán quyết mạnh mẽ của cha ông. Việc An Dương Vương tuốt gươm chém Mị Châu thể hiện rõ thái độ, tình cẩm của nhân dân đối với nhà vua: Nhà vua là người cầm đầu đất nước đã đứng lên quyền lợi của dân tộc để trừng trị kẻ có tội . An Dương Vương đã để cái chung trên cái riêng. Đó là sự lựa chọn quyết liệt.
=> Trong lòng nhân dân, người có công dựng nước và trong giờ phút quyết liệt vẫn đặt trên tình nhà không chết. Cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng rẽ nước về thủy phủ vào thế giới vĩnh cửu của thần linh.
So với hình ảnh Thánh Gióng về trời thì An Dương Vương không rực rỡ, hoành tráng bằng. Bởi lẽ An Dương Vương đã để mất nước. Một người ta phải ngước mắt lên nhìn, 1 người phải cúi xuống thăm thẳm mới thấy.
2. Mị Châu - Trọng Thủy và mối tình oan nghiệt
* Mị Châu:
-> 2 cách:
+ Một là Mị Châu nặng về tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ, trách nhiệm với Tổ quốc.
+ Hai là làm theo ý chồng hớp với đạo lí.
- ý kiến 1 là đúng. Bởi nỏ thần thuộc về tài sản quốc gia, bí mật quân sự. Mị Châu đã vi phạm vào nguyên tắc của bề tôi đối với vua cha, với đất nước. Nàng đã tiết lộ bí mật quốc gia. Tội chém đầu không oan ức gì. Đành rằng tình cảm vợ chồng gắn bó, tuy hai nhưng là một cũng không thể vượt lên trên tình cảm đất nước. Nước mất dẫn đến nhà tan, không ai có thể bảo toàn hạnh phúc.
-> Mị Châu là người con gái ngây thơ, trong trắng, vô tình mà đắc tội với non sông chứ nàng không phải là người chủ ý hại vua cha. Nàng thực sự bị " người lừa dối"
-> Vừa thương cảm vừa trách cứ. Thương cảm vì nàng là người trong sáng, giàu tình cảm; nhưng trách cứ vì nàng quá ngây thơ trong chính sự, mất cảnh giác. Nàng là người trực tiếp để rơi vũ khí vào tay giặc.
Qua đây ông cha ta muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ mai sau trong quan hệ tình cảm nhất là tình riêng phải luôn luôn đặt quan hệ riêng chung cho đúng mức. Đừng nặng về tình riêng mà quên cái chung. Có những cái chung đòi hỏi con người phải biết hi sinh tình cảm riêng để giữ trọn vẹn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Tình yêu nào cũng đòi hỏi sự hi sinh.
* Trọng Thủy:
- Thủy tự tử vì thương nhớ vợ Mị Châu khôn cùng, khi đi tắm tưởng thấy bóng dáng nàng, bèn nhảy xuống giếng mà chết. Đây là tấn bi kịch tình yêu của nhân vật Trọng Thủy.
-> Trọng Thủy là nhân vật có mâu thuẫn. Với nước Âu Lạc, Thủy là tên gián điệp lợi hại, là kẻ lợi dụng tình yêu để đánh cắp bí mật của An Dương Vương, đã phản bội tình yêu trong sáng và chung thủy của Mị Châu. Song, Thủy vẫn là kẻ có tình, nên đã thương tiếc vợ không cùng mà tự tử.
- Chi tiết " Ngọc trai - nước giếng" không phải là hình ảnh khẳng đinh tình yêu chung thủy, bởi lẽ: Trọng Thủy dưới con mắt của chúng ta hắn là 1 tên gián điệp đội lốt con người. Hắn có thể có tình cảm với Mị Châu - yêu thực sự nhưng hắn không quên nghĩa vụ là gián điệp với tư cách là đứa con và bề tôi trung thành với vua cha, có lúc hắn đã lừa dối Mị Châu, đánh cắp nỏ thần. Hắn đã gây ra cái chết với xót thương, ân hận, giày vò. Vậy " ngọc trai - nước giếng" là oan tình của Mị Châu đã được hóa giải. Mị Châu bị Trọng Thủy lừa dối.
Thái độ của dân gian: Vừa oán giận vừa độ lượng thương xót. Oán giận vì Thủy là kẻ gián điệp, lợi dụng tình yêu để đánh cắp nỏ thần; thương xót vì Thủy là con người có tình cảm, tình yêu và mâu thuẫn bi kịch.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
-> Khắc họa tính cách nhân vật bằng việc sử dụng phối hợp các chi tiết thực và chi tiết kì ảo.
+ Các chi tiết có tính lịch sử: An Dương Vương xây loa thành; An Dương Vương làm vũ khí chống giặc; quân giặc tấn công thành Cổ Loa thất bại..-> Làm cho chuyện có tính chân thật, có ý nghĩa lịch sử và mang tính chất sử thi.
+ Các chi tiết kì ảo: Cụ già từ hướng Đông tới mách bảo có sứ Thanh Giang; Rùa Vàng biết nói tiếng người giúp nhà vua xây thành; lẫy nỏ thần làm bằng móng vuốt Rùa Vàng; khi thất bại, Rùa Vàng lại hiện lên và đưa An Dương Vương rẽ nước xuống biển; Máu Mị Châu hóa thành Ngọc Trai, ngọc trai biển Đông rửa bằng nước giếng nước Trọng Thủy thì sáng hơn
-> Làm cho hình tượng thêm kì vĩ và mang màu sắc anh hùng ca.
2. Nội dung:
-> Bài học: Phải luôn đề cao cảnh giác, giữ gìn bí mật quân sự, bí mật quốc gia; không nhẹ dạ, cả tin trước bất cứ âm mưu thủ đoạn nào của kẻ địch.
4. Củng cố - Nhận xét:
- Hệ thống nội dung: Theo bài học.
	Cho HS luyện tập mở rộng:
	1. Giả sử sau khi lấy Mị Châu, Trọng Thủy đã không lấy cắp nỏ thần.
	2. Giả sử được đầu thai lại, Trọng Thủy và Mị Châu sẽ nói với nhau những gì?
	Hãy thảo luận và đưa ra ý kiến của mình.
- Nhận xét chung.
5. Dặn dò:
	Học bài: Làm các bài tập luyện tập. Tìm hiểu " Làm dàn ý bài văn tự sự".

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11.12 - Truyen An Duong Vuong va Mi Chau-Trong Thuy.doc