Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 17, 18 Đọc văn Ra Ma buộc tội (trích ra Ma - Ya - na - sử thi Ấn Độ)

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 17, 18 Đọc văn Ra Ma buộc tội (trích ra Ma - Ya - na - sử thi Ấn Độ)

Tiết 17.18. Đọc văn

RA MA BUỘC TỘI

(Trích Ra ma - ya - na - sử thi ấn độ)

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp HS

 - Qua đoạn trích Ra ma buộc tội, hiểu quan niệm của người ấn Độ cổ về người anh hùng, đấng quân vương mẫu mực và người phụ nữ lý tưởng, hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của sử thi Ra - ma - Ya - na.

 - Bồi dưỡng ý thức danh dự và tình yêu thương.

B. Phương pháp + Phương tiện:

1. Phương pháp:

 Giới thiệu + Bình giảng + Phân tích và phát vấn

2. Phương tiện:

 Sgk.Sgv NV10(T1) + Giáo án

 

doc 6 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2959Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 17, 18 Đọc văn Ra Ma buộc tội (trích ra Ma - Ya - na - sử thi Ấn Độ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/09/2009
Ngày giảng: 23/09/2009
Tiết 17.18. Đọc văn	
Ra ma buộc tội
(Trích Ra ma - ya - na - sử thi ấn độ)
A. Mục tiêu bài học:
	Giúp HS
	- Qua đoạn trích Ra ma buộc tội, hiểu quan niệm của người ấn Độ cổ về người anh hùng, đấng quân vương mẫu mực và người phụ nữ lý tưởng, hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của sử thi Ra - ma - Ya - na.
	- Bồi dưỡng ý thức danh dự và tình yêu thương.
B. Phương pháp + Phương tiện:
1. Phương pháp:
	Giới thiệu + Bình giảng + Phân tích và phát vấn
2. Phương tiện:
	Sgk.Sgv NV10(T1) + Giáo án 
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 	CH: Sau 20 năm trời xa cách, ngày Uy - lít - xơ trở về thì Pê - nê - lốp vợ chàng có tâm trạng và phản ứng ra sao?
	Qua đoạn trích "Uy - lít - xơ trở về" cho ta hiểu thêm gì về con người Hi lạp cổ đại?
3. Bài mới:
	Giới thiệu bài: Nếu người anh hùng ô - đi - xê trong sử thi Hi lạp được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm. Đăm Săn trong sử thi Tây Nguyên Việt nam là người anh hùng chiến đấu với các tù trưởng thù địch vì mục đích riêng giành lại vợ đồng thời bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng thì Ra ma, người anh hùng trong sử thi ấn độ lại được ca ngợi bởi sức mạnh của đạo đức, lòng tự thiện và danh dự cá nhân. Để thấy rõ điều này chúng tìm hiểu đoạn trích "Ra ma buộc tội" trích sử thi Ra - ma - Ya - na của Van - mi - ki.
Gọi học sinh đọc tóm tắt tiểu dẫn
HS đọc
? Dựa vào tiểu dẫn, nêu nguồn gốc hình thành của sử thi Ra - ma - Ya - na?
Hs trả lời.
? Nội dung chính của sử thị Ra - ma - Ya - na là gì? Nêu giá trị chung của sử thi?
Hs trả lời.
? Đoạn trích "Ra - ma buộc tội" thuộc phần nào của tác phẩm? Đại ý chính là gì?
Hs trả lời.
GV giải thích từ khó theo SGK.
Gọi 3 học sinh đọc đoạn trích trong vai Ra - ma, Xi ta và dẫn truỵên.
? "Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? ý của mội phần?
Hs trả lời.
? Ra ma gặp lại Xi - ta trong hoàn cảnh nào? (Không gian có gì đáng chú ý? Ra - ma và Xi ta ở trong những vai trò và cương vị nào?
(Học sinh thảo luận theo nhóm và báo cáo. GV nhấn mạnh).
? Những lời nói của Ra ma với mọi người sau chiến thắng quỷ vương Ra - va - na cứu được Xi - ta khẳng định điều gì?
Hs trả lời.
 ? Tự đề cao sức mạnh chiến đấu, người anh hùng Ra - ma còn bộc lộ thái độ, tâm trạng gì?Ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng của Ra ma ntn?
Hs trả lời.
? Hành động cứu Xi - ta có ý nghĩa gì khác?
Hs trả lời.
? Qua lời nói của Ra - ma: "Ta nói cho nàng hay", " nay ta nghi ngờ tính cách của nàng" chứng tỏ Ra - ma đang có tâm trạng gì?
Hs trả lời.
 ? Do qua ghen tuông mà thái độ và hành vi đối xử của Ra - ma với Xi - ta ntn? Tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó?
Hs trả lời.
? Tâm trạng quá ghen tuông đã làm cho Ra - ma thể nào?
Hs trả lời.
? Đến lúc Xi - ta òa khóc và đòi lập giàn hỏa thiêu thì tâm trạng của Ra - ma có biến chuyển không?
Hs trả lời.
? Động cơ và thái độ của Ra - ma đúng hay là sai? Có phải Ra - ma khinh thường Xi - ta thật không? (Cho HS thảo luận)
Hs thảo luận.
? Qua đây, ta thất Ra - ma là con người thế nào?
Hs trả lời.
GV: Trước thái độ phũ phàng ấy của Ra - ma. Tâm trạng và thái độ của Xi - ta ra sao? Chú ý đoàn 2.
? Mới gặp lại mặt chồng, Xi ta đã phải nghe những lời nói xa lạ và gặp những của chỉ thiếu thân thiết của Ra - ma, khiến nàng có thái độ ra sao?
Hs trả lời.
? Trước những lời nói có tính chất coi rẻ phẩm hạnh, khinh bỉ tư cách người phụ nữ của Xi - ta, tâm trạng nàng thế nào?
Hs trả lời.
? Sau những phút choáng vàng đau đớn đến tê dại, Xi -ta phản ứng ra sao trước những lời có tính chất cáo buộc của Ra - ma?
Hs trả lời.
? Dùng những lời lẽ sợ không có sức thuyết phục, Xi - ta đã đi đến quyết định gì? Hành động đó có ý nghĩa ntn?
Hs trả lời.
? Đọc và tìm hiểu về Xi - ta, ta dường như thấy bóng dáng của một người phụ nữ trong văn học Việt nam. Nàng là ai?
"Qua đây, cho ta thấy Xi - ta là một người phục nữ ntn?
Hs trả lời.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích? Giá trị nội dung đoạn trích là gì?
Hs trả lời.
I. Tìm hiểu chung:
1. Vài nét về sử thi Ra -ma - Ya - na:
->Ra - ma - Ya - na cùng với Ma- Ha - b ha - ra ta là 2 bộ sử thi nổi tiếng của ấn độ, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước Đông Nam á. 
- Hình thành khoảng TK III -TCN, hoàn thiện nhờ đạo sỹ Van - mi - ki ghi lại bằng văn vần.
Gồm 24.000 câu thơ đôi chia thành 7 khúc ca - 81 chương.
-> Nội dung: Kể về những kỳ tích của Ra - ma hoàng tử trưởng của vua Đa - xa - ra - tha.
Giá trị:
+ Được người ấn Độ xem là kinh thánh của dân tộc mình: Nuôi dưỡng tinh thần, đạo đức dân tộc.
+ Là kiệt tác thi ca đầu tiên của ấn độ.
+ Thành công trong miêu tả thiên nhiên tràn đầy sức sống và chứa chan tình người, thể hiện nội tâm nhân vật sâu sắc và chân thực.
2. Đoạn trích:
a. Vị trí.
-> Nằm ở khúc ca thứ 6, chương 79 của sử thi Ra - ma - Ya - na.
Sau khi cứu được Xi ta - Ra ma bông nghi ngờ lòng chung thủy của nàng khi ở với Ra - va - na. Đoạn trích diễn tả không khí Ra ma và Xi ta gặp gỡ nhau thật nặng nề, trang nghiêm như phiên toàn xử án.
b. Bố cục:
HS đọc.
-> Chia làm 2 phần:
+ Phần 1 (Từ đầu" có chịu được lâu" Tâm trạng và những lời buộc tội của Ra ma đối với Xi ta sau khi đã cứu được nàng từ tay quỷ vương Ra- va - na.
+ Phần 2 (còn lại): Tâm trạng hành động của Xi - ta trước lời buộc tội của Ra ma và sự xót thương của muôn loài đối với nàng.
II. Đọc hiểu:
1. Hoàn cảnh tái hợp của Ra ma và Xi ta:
-> Gặp nhau trong 1 không gian công cộng, trước sự chứng kiến của tất cả anh em, bạn hữu trung thành của Ra ma (Lắc - ma - na; Xu - gri -va; Ha - na - man; Vi - phi - ra - na..) đội quân khỉ, quan quân dân chúng của vương quốc quỷ.
+ Ra ma: Đứng trên tư cách một người chồng (Với Xi ta), 1 người anh hùng, 1 đức vua (Trước 2 phe khỉ và quỷ; dù đi lưu đày nhưng em trai Bha - ra ta vẫn đặt đôi dép của chàng tên ngôi báu, tự coi mình là người cai trị nhân danh Ra - ma). Tư cách kép (Con người cá nhân và con người xã hội) -> khiến Ra -ma ở trong 1 ràng buộc đôi (Yêu thương, xót xa cho vợ nhưng phải giữ bổn phận gương mẫu của 1 đức vua anh hùng).
+ Xi ta: Hơn cả nỗi xót xa, tủi thẹn của 1 người vợ mà còn là nỗi khổ mất danh dự của mộ con người (Hơn nữa, một hoàng hậu) trước cộng đồng.
2. Tâm trạng Ra ma:
- Sau chiến thắng: Ra ma khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình, sự giúp đỡ của những người bạn hảo hán.
- Thể hiện rõ lý tưởng chiến đấu, sức mạnh của cộng đồng: "Nàng cần phải biết.mà ta đã thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm.
- Xung đột cá nhân: Cơn ghen tuôngm nghi ngờ đức hạnh của Xi ta: "Thấy người đẹp với gương mặt bông sen lòng Ra - ma đau như dao cắt" Đau vì ý thức cá nhân trỗi dậy, tính ích kỷ bộc lộ dần.
Qua ngôn từ, giọng điệu:
- Lúc Xi ta đứng trước mặt: nói mỉa mai "Hỡi phu nhân cao quý" xưng hô "ta" -> lời lẽ kính trọng oai nghiêm của bậc quân vương không phải thân tình (Chàng thiếp).
 -> Cứu Xi-ta còn vì danh dự, phẩm giá một nguyên lý đạo đức của đẳng cấp Kơ xa trya cao quý: "Kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ.là một kẻ tầm thường"
- Lời nói ẩn chứa nỗi đau xót, ghen tức trong lòng. Thể hiện thái độ phũ phàng, lạnh lùng.
-> Giọng điệu của Ra ma có lúc trang trọng, cao cả, đầy vẻ tự hào, có lúc gay gắt, gận dữ, thô bạo, tàn nhẫn như muốn trút hết cho hả dạ
Qua thái độ và hành vi:
-> Có lúc tàn nhẫn, tầm thường, xúc phạm đến phẩm giá của người vợ mình.
+ Đay đi đay lại 3 lần về việc Xi ta ở trong vòng tay của quỷ vương Ra - va - na: "nàng đã lưu lại.đã từng sống.ở trong nhà hắn"
+ Hai lần tuyên bố không cần nàng, muốn xua đuổi nàng đi.." Ta không ưng có nàng nữa vậy ta không cần đến nàng nữa. nàng muốn đi đâu tùy ý" Thậm chí hạ lời khuyên quá tầm thường, thiếu suy nghĩ chín chắn, khuyên Xi ta muốn lấy ai thì lấy, coi rẻ phẩm hạnh, khinh bỉ tư cách người phụ nữ của Xi ta..
->Lòng ghen tuông làm cho Ra - ma thiếu bình tĩnh, sáng suốt.
 * Trước hành động cao cả của Xi ta:
-> Làm cho tâm trạng Ra ma biến đổi, nỗi đau trong lòng căng giằng xé thêm, lắng đọng lại khiến Ra - ma ngồi câm lặng "Mắt dán xuống đất" không nói nên lời, nom "Chàng khủng khiếp như thần chết vậy"
- Động cơ về thái độ của Ra - ma là đúng không sai. Song thấu lý mà không đạt tình, coi trọng lý tưởng, danh dự mà coi nhẹ tình cảm. Thực lòng, Ra ma không khinh thường Xi ta nhưng vì trước đông đủ mọi người, chàng không muốn gánh chịu tai tiếng nên nổi cơn tức giận -> Tính chất cộng đồng của sử thi.
=> Tóm lại: Tuy xuất thân từ thần thánh là bậc đế vương những Ra - ma có đủ mọi cung bậc tính cách của con người trần tục: Yêu hết mình, ghen cực độ, lúc phong nhã cao thượng, lúc tầm thường nhỏ nhen. Lúc cứng rắn oai nghiêm song cũng rất mềm yếu.
2. Tâm trạng Xi - Ta:
-> Tâm trạng Xi ta vô cùng kinh ngạc: "Nở tròn xoe đôi mắt đầm đìa giọt lệ" -> bởi những lời tuyên bố của Ra ma không hoàn toàn thực tâm của chàng.
 - Nghe những lời tuyên bố thóa mạ của Ra - ma: Xi ta đau đớn đến nghẹn thở như 1 cây leo bị vòi voi quật nát; nàng xấu hổ cho số kiếp, muốn "vùi chôn cả hình hài của mình?
Lời nói của Ra ma như một mũi tên xuyên vào trái tim nàng.
- Nàng nhận ra thực lòng ghen tuông của Ra ma. Bởi có dũng khí, bất khuất nên Xi ta vẫn đứng vững, trấn tĩnh lại, dùng lời lẽ vừa dịu dàng, vừa nghẹn ngào để thanh minh cho mình.
+ Chỉ trích lời lẽ quá hồ đồ, thô bạo của Ra - ma, xem đó là lời của "Người thấp hèn chửi mắng 1 con mụ thấp hèn".
+ Chỉ trích thái bộ ngờ vực không căn cứ của Ra - ma, dùng mọi lời - mọi bằng chứng hùng hồn để chứng minh lòng sắt son thủy chung, vẫn giữ gìn hạnh phúc của người vợ "Trái tim thiếp đây thuộc về chàng" Còn cái đáng trách chính là số phận của nàng.
+ Phê phán Ra ma bằng những lời lẽ hết sức cụ thể: Sao không gửi lời nhắn từ bỏ khi Ha - me - man tới không cần mạo hiểm để khổ cứu nàng; như 1 người thấp hèn bị giầy vò; không hiểu được bản chất sao hồi thanh niên còn cưới nàng.
- Để Ra - ma tin mình, Xi ta bình thản bước vào giàn hỏa thiêu, cầu nguyện thần lửa Ainhi chứng giám -> cảnh vô cùng bi tráng: Khẳng định mình bị oan, phụ nữ trinh tiết bị coi như 1 kẻ gian dối, tự hào về lòng trong trắng, thủy chung trong tình yêu.
-> Vũ Thị Thiết trong "Chuyện Người con gái Nam Xương" Nguyễn Dữ
=> Tóm lại: Xi - ta là một phụ nữ trong sáng, chân thực, toàn vẹn, chung thủy, kiên trinh biết hi sinh vì chồng - 1 hình tượng phụ nữ đáng được ngưỡng mộ.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
-> Chú trọng bút pháp hướng nội, miêu tả nội tâm nhân vật một cách hợp lý: Phản ánh ở nét mặt trầm tư, ánh mắt, ngồi câm lặng, tiếng thở dài, lời nói không bình thường, lúc dồn dập, gay gắt, lúc từ tốn, cử chỉ bối rối..-> Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật đạt đến độ nhuần nhuyễn. Tâm lý nhân vật đạt đến độ nhuần nhuyễn. Tâm lý nhân vật gần giống tâm lý con người. Có sự kết hợp giữa miêu tả tâm lý với kể chuyện.
2. Nội dung:
Khắc họa thành công xung đột tâm lý của Ra - ma và Xi ta. Xây dựng tượng đài về người phụ nữ chung thủy, kiên trinh.
4. Củng cố - Nhận xét:
	- Hệ thống nội dung: Theo bài học
	- Cho học sinh luyện tập
	1. Yêu cầu HS suy nghĩ: Nếu em là Ra - ma và Xi -ta, em có sử sự như vậy không? Vì sao?
	2. So sánh nghệ thuật thể hiện tâm lý nhânvật anh hùng của Ra - ma - Ya - na có gì khác so với 2 sử thi đã học là Ô - đi - xê và Đăm Săn.
5. Dăn dò:
	- Học bài. Soạn bài tuần 7

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 17.18 - Ra Ma buoc toi.doc