Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 22: Tam đại con gà - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 22: Tam đại con gà - Năm học 2019-2020

I/Mục đích yêu cầu

Hs hiểu được

1. Kiến thức:

- Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện.

2. Kĩ năng: đọc - hiểu truyện cười theo đặc trưng thể loại.

 II/ Các kĩ năng sống cơ bản

- Giao tiếp: trình bày trao đổi suy nghĩ của cá nhân về mâu thuẫn và cách giải quyết trong truyện cười

- Tư duy sáng tạo: đưa ra cách giải quyết của cá nhân trong tình huống của nhân vật

- Tự nhận thức: về tinh thần học hỏi, không giấu dốt của con người để đạt đươc sự tiến bộ trong cuộc sống, giao tiếp và tiếp nhận tri thức

- III/ Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

- Động não: suy nghĩ, tìm hiểu quá trình của chi tiết gây cười

- Trao đổi nhóm nhỏ: thể hiện thái độ đối với nhân vật

- Trình bày một phút: nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cười

IV/ Phương tiện dạy học: SGK+ Chuẩn kiến thức kĩ năng

V/ Tiến trình bài dạy:

1/Ổn đinh tổ chức

 2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Kết nối

 

doc 2 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 22: Tam đại con gà - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22
Soạn: 1/10/19
Giảng; 19/10/19
	Truyện cười:
TAM ĐẠI CON GÀ
I/Mục đích yêu cầu
Hs hiểu được 
1. Kiến thức:
- Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện.
2. Kĩ năng: đọc - hiểu truyện cười theo đặc trưng thể loại.
 II/ Các kĩ năng sống cơ bản
- Giao tiếp: trình bày trao đổi suy nghĩ của cá nhân về mâu thuẫn và cách giải quyết trong truyện cười
- Tư duy sáng tạo: đưa ra cách giải quyết của cá nhân trong tình huống của nhân vật
- Tự nhận thức: về tinh thần học hỏi, không giấu dốt của con người để đạt đươc sự tiến bộ trong cuộc sống, giao tiếp và tiếp nhận tri thức
- III/ Phương pháp/kĩ thuật dạy học: 
- Động não: suy nghĩ, tìm hiểu quá trình của chi tiết gây cười
- Trao đổi nhóm nhỏ: thể hiện thái độ đối với nhân vật
- Trình bày một phút: nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cười
IV/ Phương tiện dạy học: SGK+ Chuẩn kiến thức kĩ năng
V/ Tiến trình bài dạy: 
1/Ổn đinh tổ chức
 2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Kết nối
Hoạt động của gv/hs
Nội dung
Truyện cười là truyện kể ngắn: khoảng trên dưới 10 câu, nhưng là một câu chuyện có mở đầu, có diễn biến, có kết thúc (kết cấu chặt chẽ). Nhân vật trong truyện cười thường rất ấn tượng, dù chỉ xuất hiện trong một tình huống nhất định, hành vi nhất định, thường là hành vi, cử chỉ, lời nói trái với lẽ thường, vì vậy nó trở thành đối tượng của sự cười cợt, phê phán. Ngôn ngữ truyên cười thường giản dị, tự nhiên, sinh động, sắc bén và hài hước
1 Khái niệm: Truyện cười (sgk.tr.18)
Gợi dẫn 1: Loại người nào trong xã hội, sự việc xấu nào trong cuộc sống đã trở thành đối tượng của sự cười cợt, phê phán ở trong truyện: Tam đại con gà?
( Hãy chỉ ra các tình huống gây cười trong truyện? Tình huống này liên quan tới ai và việc gì?)
? Hãy phân tích tính gây cười ở chi tiết chữ Kê lần 1?
? Hãy phân tích tính gây cười ở chi tiết chữ Kê lần 2?
? Hãy phân tích tính gây cười ở chi tiết chữ Kê lần 3?
2. Đối tượng xấu được đưa ra cười cợt, phê phán
- Truyên mở đầu: “Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xáu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt” -> lời giới thiệu cho thấy được sự mâu thuẫn trái với tự nhiên, bước đầu tạo ra một tình huống kịch tính.
- Có 3 tình huống gây cười:
Tình huống thứ nhất: Khi thầy giảng chữ Kê (lần đầu)
./ Người thầy dốt:“Thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: dủ dỉ là con dù gì”
./ Tuy dốt nhưng thầy rất ranh mãnh, láu cá: “Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ”.
Tình huống thứ 2: khi thầy khấn thổ công và bảo trò đọc to
./ Thầy lại còn đến trước bàn thờ thổ công khấn: “Khấn thầm xin ba đài âm dươngThổ công cho 3 đài được cả ba.Thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngôi trên giường bảo trò đọc to”
-> Lời kể ở đây rất hài hước: khấn thầm, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm trước thì bảo trò đọc khẽ, hôm sau thì bệ vệ bảo trò đọc to 
Tình huống thứ 3: khi thầy chống chế biện minh với chủ nhà
./ Khi cái dôt bị chủ nhà phát hiện và chất vấn, thầy nghĩ thầm “mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” và nhanh trí chống chế “Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ Kê, mà kê nghĩa là gà, nhưng tôi dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà..dủ dỉ làcon gà”
-> Đối tượng người thầy được đưa ra cười cợt, phê phán trong truyện không chỉ là sự dốt nát đến thảm hại, mà còn là cái ranh mãnh, láu cá của sự giấu dốt -> một thói xấu khá phổ biến ở loại người học hành không đến nơi đến chống tron xã hội
-> Truyện cho chúng ta chứng kiện sự thảm hại của thói giấu dốt.
? Nét độc đáo trong nghệ thuật gây cười ở truyện Tam đại con gà là gì?
? Từ truyện này ta có thể thấy được nét đặc trưng nào của truyện cười?
3.Nghệ thuật gây cười
a/ Về kết cấu: Đây là truyện cười có kết cấu chặt chẽ
+ Mở đầu: giới thiệu nhân vật ngắn gọn
+ Tiếp đến: đặt nhân vật có thói xấu và những tình huống thích hợp để nhân vật bộc lộ những hành vi mâu thuẫn, trái tự nhiên, tạo nên tiếng cười phê phán
+ Cuối cùng: truyện kết thúc bằng yếu tố bất ngờ; anh ta trả lời chất vấn của chủ nhà bằng lí sự cùn, phản khoa học “dạy đến tận tam đại con gà”
b/ Về nhân vật
- Truyện chỉ có 2 nhân vật
- Nhân vật chính: là đối tượng cười cợt, phê phán, anh ta biểu lộ hành vi ứng phó trái với lẽ thường trong tình huống bình thường.
c/ Về ngôn ngữ
- Lời kể đậm đà chất dân gian
- Hệ thống từ ngữ dân gian: 
+ đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt
+ học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều
+ thấy vậy thầy lấy làm đắc chí lắm
- Lí lẽ chống chế của anh học trò cũng có sẵn trong dân gian: dủ dì là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà (sáo sậu là cậu sáo đen..)
? Truyện cười của tác giả dân gian muốn nói với chúng ta điều gì?
Phần ghi nhớ sgk
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài Nhưng nó phải bằng hai mày

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_22_tam_dai_con_ga_nam_hoc_2019_2.doc