I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.
- Kết cấu của truyện cổ tích : người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.
Tích hợp Kĩ năng sống
2. Về kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu: Biết cách đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Kĩ năng trình bày vấn đề: trình bày các thông tin liên quan đến văn bản.
- Kĩ năng tổng hợp vấn đề: khái quát được nội dung bài học bằng Graph hoặc Bản đồ tư duy.
- Kĩ năng tạo lập văn bản: tóm tắt văn bản tự sự, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Về thái độ:
- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản.
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức tác phẩm văn học
- Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: Hình thành ở HS có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm tự sự dân gian theo đặc trưng thể loại .
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân các tác phẩm tự sự dân gian
- Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những các tác phẩm tự sự dân gian Việt Nam.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các tác phẩm tự sự dân gian Việt Nam.
- Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 10; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sưu tầm những bài hát, bài thơ, tư liệu, hình ảnh liên quan đến truyện cổ tích Tấm Cám
- Tìm hiểu chung về truyện cổ tích: Truyện cổ tích chia làm mấy loại?(lấy ví dụ minh họa cho từng loại) Những hiểu biết của anh/ chị về truyện cổ tích thần kì? Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc loại nào? (chuẩn bị trên giấy A0, ppt, làm video)
- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động)
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
Lớp 10A1: Tổng số: Vắng: Lớp 10A2: Tổng số: Vắng: Tiết 24 TẤM CÁM I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân. - Kết cấu của truyện cổ tích : người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì. Tích hợp Kĩ năng sống 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng đọc hiểu: Biết cách đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Kĩ năng trình bày vấn đề: trình bày các thông tin liên quan đến văn bản. - Kĩ năng tổng hợp vấn đề: khái quát được nội dung bài học bằng Graph hoặc Bản đồ tư duy. - Kĩ năng tạo lập văn bản: tóm tắt văn bản tự sự, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3. Về thái độ: - Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản. - Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức tác phẩm văn học - Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: Hình thành ở HS có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm tự sự dân gian theo đặc trưng thể loại . - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân các tác phẩm tự sự dân gian - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những các tác phẩm tự sự dân gian Việt Nam. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các tác phẩm tự sự dân gian Việt Nam. - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 10; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập - Tư liệu tham khảo: Văn học dân gian Việt Nam (NXB Văn học 2002); Những điều chúng ta học được từ “Tấm Cám” (https://dalythinks.wordpress.com/2014/07/19/8-dieu-chung-ta-le-ra-phai-duoc-hoc-tu-tam-cam/) 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sưu tầm những bài hát, bài thơ, tư liệu, hình ảnh liên quan đến truyện cổ tích Tấm Cám - Tìm hiểu chung về truyện cổ tích: Truyện cổ tích chia làm mấy loại?(lấy ví dụ minh họa cho từng loại) Những hiểu biết của anh/ chị về truyện cổ tích thần kì? Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc loại nào? (chuẩn bị trên giấy A0, ppt, làm video) - Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: 1. Chia lớp thành 2 đội chơi, thông qua cách thức chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” HS: Thực hiện bằng cách kể tên, phân loại truyện cổ tích đã sưu tầm được. Sau đó kể tóm tắt bất kì 1 truyện mà mình yêu thích. GV: Đánh giá bằng điểm số cho đội kể nhanh nhất, chính xác nhiều truyện nhất. 2. Cho HS trình bày sản phẩm : Sưu tầm những bài hát, bài thơ, tư liệu, hình ảnh liên quan đến truyện cổ tích Tấm Cám GV giới thiệu bài mới: Truyện cổ tích “Tấm Cám” nói chung, hình tượng nhân vật Tấm nói riêng đã đi vào lòng người Việt Nam từ bao đời nay. Truyện được chuyển thể nhiều lần thành chèo, cải lương nhạc kịch đồng thời nguồn đề tài cho thơ ca, nhạc, họa (Cô Tấm ngày nay – Ngọc Châu, Những cô Tấm ngày xưa nay vẫn còn đây, trên quê hương quan họ – Phó Đức Phương, Cô Tấm ngày nay xé vỏ thị bà tiên làm chuyện bất ngờ – Chế Lan Viên ) Việc đọc hiểu Tấm Cám một lần nữa giúp chúng ta nhân thức giá trị tư tưởng nghệ thuật của truyện này sâu sắc hơn. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân. + Kết cấu của truyện cổ tích : người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì. - Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn tìm hiểu chung HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà - Truyện cổ tích chia làm mấy loại? Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích nào? - Đặc điểm của truyện cổ tích thần kì? GVMR: Theo thống kê của một nữ sĩ người Anh, trên thế giới có 564 kiểu truyện “Tấm Cám”. ở Việt Nam có 30 kiểu truyện “Tấm Cám”. Pháp – Cô bé lọ lem; Đức – Cô tro bếp; TQ – Nàng Diệp Hạn; Inđônêxia - Chị em Onion – Garlic; VN: Ý Ười – Ý noọng (Thái) ;Gầu Nà - Gầu Rềnh (Mông) GV: gọi học sinh kể tóm tắt lại câu truyện I. Tìm hiểu chung 1. Truyện cổ tích * Phân loại: - Cổ tích về loài vật - Cổ tích thần kì - Cổ tích sinh hoạt * Đặc điểm của cổ tích thần kì: - Nội dung: Cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, công bằng XH, phẩm chất năng lực của con người. - Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố kì ảo vào tiến trình phát triển của câu truyện 2. Văn bản - Thuộc loại truyện cổ tích thần kì. - Thuộc kiểu truyện phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới. (Truyện của các nước khác thường kết thúc ở việc cô gái lấy được vua hay hoàng tử, hưởng hạnh phúc suốt đời. Nhưng truyện Tấm Cám còn có cuộc đấu tranh của Tấm đề bảo vệ hạnh phúc và cuộc sống của mình ở phần sau). - Tóm tắt: 2. Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết văn bản - Từ cốt truyện của cổ tích Tấm Cám nhất là qua hệ thống những sự kiện liên tục diễn ra trong cuộc đời cô Tấm như vừa tóm tắt, có thể khẳng định truyện cổ tích Tấm Cám chủ yếu tập trung miêu tả mâu thuẫn giữa các tuyến nhân vật nào ? Thảo luận nhóm theo bàn GV: hướng dẫn hs lập bảng so sánh, trả lời câu hỏi: xung đột “khi Tấm còn ở nhà” được thể hiện qua những chi tiết nào ? -Phản ứng của Tấm trước hành động của mẹ con Cám? Tích hợp: Vì sao Tấm bị ngược đãi? Tấm là con ghẻ -> Cân nhắc trước khi quyết định ly hôn - Từ đầu đến khi Tấm trở thành hoàng hậu thì mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn gì? Xoay quanh vấn đề gì? - Để giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, tác giả dân gian đã làm như thế nào ? Điều đó có ý nghĩa gì ? bụt xuất hiện giúp đỡ mỗi khi Tấm gặp khó khăn, khổ đau, tủi thân.( niềm yêu thương, đồng cảm của nhân dân lao dộng trước số phận bất hạnh của Tấm và là niềm mơ ước có thế lực phù trợ để hóa giải mọi đau khổ, bất công của mọi người - Từ một thân phận nhỏ bé bất hạnh,một cô gái ngoan ngoãn chăm chỉ trở thành hoàng hậu, điều này nói lên quan niệm gì của ông cha ta. GV: hướng dẫn hs lập bảng so sánh, trả lời các câu hỏi - Khi Tấm trở thành hoàng hậu mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã chấm dứt chưa? Vì sao?Xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám thể hiện qua những chi tiết nào? - Nhận xét về hai tuyến nhân vật? - Theo em mâu thuẫn này còn là mâu thuẫn về vật chất tinh thần nữa hay không? - Qua cái kết của câu chuyện, hãy cho biết hướng giải quyết xung đột xã hội của nhân dân trong cổ tích và ước mơ đẹp đẽ mà tác giả dân gian gửi gắm trong câu chuyện ? - Em rút ra bài học gì qua sự tự đấu tranh của Tấm ở giai đoạn 2? II. Đọc - hiểu văn bản 1. Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám: a. Từ đầu cho đến khi Tấm trở thành hoàng hậu Tấm Mẹ con Cám - Mồ côi, làm lụng vất vả - Cám nuông chiều, ăn trắng mặc trơn - Bắt được giỏ tép đầy Mất tép -> khóc - Lừa trút hết tép, giành yếm đỏ - Nuôi cá bống Mất bống -> khóc - bắt ăn thịt bống - Muốn đi xem hội, nhặt thóc -> khóc, không có quần áo -> khóc Bài học : Cần phản ứng khi bị ngược đãi. Không cam chịu bất công, vô lý. - Bắt nhặt thóc -> không cho đi xem hội Vì sao mẹ con con Cám ngăn Tấm đi dự lễ hội? Vì ích kỷ, vì ghét và coi thường Tấm -> Trên đường đời, có rất nhiều chông gai cản bước: ích kỷ, đố kỵ... - Thử giày Được Bụt giúp đỡ -> Sống tốt sẽ có bạn tốt, người tốt giúp đỡ. - Bĩu môi -> khinh thường - Trở thành hoàng hậu - Nhìn ngạc nhiên, hằn học Þ mâu thuẫn gia đình: dì ghẻ >< con chồng -> bị tranh đoạt về vật chất, tinh thần, quyền lợi, phản ứng của Tấm là nhận thua thiệt về mình (Yếu thế hơn), chỉ biết khóc khi bị ức hiếp. * Cách giải quyết mâu thuẫn: Yếu tố thần kỳ : “bụt” - Niềm yêu thương, đồng cảm của nhân dân lao dộng trước số phận bất hạnh của Tấm - Niềm mơ ước có thế lực phù trợ để hóa giải mọi đau khổ, bất công của mọi người - Con đường đi đến hạnh phúc của cô gái mồ côi, hiền lành -> Hoàng hậu (phần thưởng công bằng, xứng đáng) -> Quan niệm dân gian: ở hiền gặp lành. b. Khi Tấm trở thành hoàng hậu Tấm Mẹ con Cám Thành hoàng hậu, về giỗ cha, trèo cau -> ngã -> chết Ghen ghét, chặt cau, thay Tấm vào cung - Tấm chết biến thành chim vàng anh Bắt chim ăn thịt - Hoá thành xoan đào - Chặt cây làm khung cửi - khung cửi - Đốt khung cửi Cây thị chỉ có một quả Con bà hàng nước Tái hợp trả thù Sợ hãi , muốn đẹp như Tấm Cám - bị dội nước sôi Mẹ Cám – chết Þ Hiện thân của cái thiện Þ Hiện thân của cái ác cần phải tiêu diệt Þ Mâu thuẫn lúc này biến thành xung đột một mất một còn, tiêu diệt lẫn nhau, trở thành xung đột giữa thiện và ác. * Cách giải quyết mâu thuẫn: Không có sự giúp đỡ của bụt, Tấm tự đấu tranh, không khoan nhượng, quyết tâm giành lại sự sống, bảo vệ hạnh phúc. - Xung đột thiện - ác được tác giả cổ tích giải quyết theo hướng thiện thắng ác. Qua đây có thể thấy ước mơ công lý của nhân dân lao động xưa : người tốt sẽ được hạnh phúc còn kẻ ác sẽ bị trừng phạt. (“ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”) -> Bài học về tinh thần đấu tranh, quyết tâm bảo vệ sự sống, hạnh phúc. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: (GV có thể chọn một trong hai hình thức ) HS thảo luận nhóm theo bàn 1. Đọc văn bản trả lời câu hỏi Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám lại được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng. Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì của văn học dân gian. Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 3: Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy. Câu 4: Từ đoạn văn, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa ghẻ và con chồng trong thời đại hiện nay? Định hướng trả lời Câu 1: - Đoạn trích trên được trích từ văn bản chuyện cổ tích “ Tấm Cám” - Tác giả dân gian; Người bình dân Câu 2 - Hoàn cảnh bất hạnh mồ côi cả cha lẫn mẹ và Tấm phải ở với di ghẻ - Cuộc sống lam lũ, vất vả, cực nhọc của Tấm khi ở với dì ghẻ Câu 3 -Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ + So sánh “ Tấm và Cám.” + Liệt kê “chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc”. - Tác dụng của các biện pháp tu từ: Nhấn mạnh cuộc đời bất hạnh và số phận của đứa trẻ mồ côi khi phải sống với dì ghẻ Câu 4 HS có thể trình bày theo những cách khác nhau; nhưng cần có thái độ nghiêm túc, chân thành khi đánh giá vê mối quan hệ giữa dì ghẻ và con chồng trong XH hiện nay. 2. Đặt câu hỏi, hướng dẫn HS nhìn từ các khía cạnh (lĩnh vực khoa học) để rút ra bài học Câu hỏi Lĩnh vực khoa học hỏi Định hướng trả lời Bài học/ Ý nghĩa giáo dục 1 Xã hội Lịch sử Địa lý Vì sao truyện có tên là Tấm Cám? Cha mẹ đặt tên con dân dã, gần gụi đời sống. Nhắc nhở cội nguồn: Dân tộc Việt Nam có nền văn minh lúa nước lâu đời. (= Lọ Lem Cinderella – Mỹ) 2 Pháp luật Vì sao Tấm bị ngược đãi? Tấm là con ghẻ. Cân nhắc trước khi quyết định ly hônàCon chung hạnh phúc hơn. 3 Xã hội Tâm lý Vì sao mẹ con con Cám ngăn Tấm đi dự lễ hội? Vì ích kỷ, vì ghét và coi thường Tấm. Trên đường đời, có rất nhiều chông gai cản bước: ích kỷ, đố kỵ... 4 Đạo đức Tâm lý Vì sao Tấm khóc? Diễn biến tâm lý của Tấm qua các lần bị hại? 1/ bị lừa mất cá. 2/ cá bống bị giết buồn, thương. 3/ nhặt thóc trộn gạo tủi. 4/ không có quần áo đẹp để đi hội. Cần phản ứng khi bị ngược đãi. Không cam chịu bất công, vô lý. 5 Đạo đức Vì sao Tấm đến được lễ hội? Có ông Bụt giúp. Mơ ước của nhân dân: Ở hiền gặp lành Sống tốt sẽ có bạn tốt, người tốt giúp đỡ. 6 Công tác xã hội Vì sao ông Bụt giúp Tấm? Vì thương người bất hạnh. Cần hỗ trợ, chung tay giúp người yếu thế trong xã hội. 7 Tâm lý Vì sao Hoàng Tử, thích Tấm? Vì Tấm đẹp, Tấm tự tin, Tấm mặc quần áo đẹp Cần tự thể hiện, cần chỉn chu, lịch sự, xinh đẹp trước tập thể. Biết yêu quý bản thân. 8 Xã hội Vì sao Tấm không bị mẹ con con Cám phát hiện là đã đến dự tiệc, đã gặp Hoàng tử? Mẹ con con Cám chủ quan, khinh địch. Yếu tố thành công: Đúng giờ, biết giữ bí mật, biết tự bảo vệ, biết nắm cơ hội. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: - Sưu tầm và tìm hiểu thêm một số truyện cổ tích thần kỳ có mô típ giống truyện Tấm cám. - Đọc ( kể ) lại truyện Tấm Cám bằng giọng phù hợp với đặc điểm của nhân vật: Tấm hiền thục, Cám chanh chua, Bụt nhân từ, dì ghẻ độc ác. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài “Tấm Cám” tiết 2 + Những hình thức biến hóa của Tấm trong câu chuyện. Ở mỗi lần biến hóa, Tấm đã nói và làm gì ? Ý nghĩa của những lời nói và hành động ấy ? + Cách kết thúc, ý nghĩa chuyện? Chào bạn! Mình có đề cương lớp 10, đề cương ôn 11, 12 (GV dùng làm bài soạn ôn cho HS) , giáo án ôn 12, giáo án ôn 12 theo 5 hoạt động, đề cương 12 (mỗi tác phẩm từ 5- 7 đề, giáo án 5 hoạt động: 10, 11, 12, , Bạn nào cần có thể liên hệ nhé (tài liệu có tính chút phí thôi nhé) tài liệu ôn HSG (tặng, miễn phí) Gmail: hongloantq75@gmail.com Xin lỗi nếu làm phiền! https://www.facebook.com/Ninhhongloan
Tài liệu đính kèm: