Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 27: Tam đại con gà (Truyện cười)

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 27: Tam đại con gà (Truyện cười)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Bản chất của nhân vật "thầy" qua những việc gây cười và ý nghĩa phê phán của truyện : cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.

- Kết cấu truyện ngắn gọn, chặt chẽ ; lối kể chuyện tự nhiên, kết thúc truyện bất ngờ ; sử dụng hiệu quả nghệ thuật phóng đại, "nhân vật tự bộc lộ".

2. Về kĩ năng:

- Kỹ năng đọc hiểu: đọc hiểu truyện cười dân gian theo đặc trưng thể loại

- Kỹ năng trình bày vấn đề: trình bày kiến thức truyện cười dân gian

3. Về thái độ:

- Hình thành thói quen: đọc hiểu truyện cười dân gian theo đặc trưng thể loại

- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức truyện cười dân gian theo đặc trưng thể loại

- Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: tinh thần học hỏi, cầu tiến

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

 - Năng lực đọc – hiểu truyện cười dân gian

 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân truyện cười dân gian Việt Nam.

 - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của truyện cười dân gian Việt Nam.

 - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của truyện cười dân gian Việt Nam.

 - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 

doc 6 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 27: Tam đại con gà (Truyện cười)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 10A3: Tổng số: Vắng: 
Tiết 27
Tam ®¹i con gµ (Truyện cười) 
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: 
- Bản chất của nhân vật "thầy" qua những việc gây cười và ý nghĩa phê phán của truyện : cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.
- Kết cấu truyện ngắn gọn, chặt chẽ ; lối kể chuyện tự nhiên, kết thúc truyện bất ngờ ; sử dụng hiệu quả nghệ thuật phóng đại, "nhân vật tự bộc lộ".
2. Về kĩ năng:
- Kỹ năng đọc hiểu: đọc hiểu truyện cười dân gian theo đặc trưng thể loại 
- Kỹ năng trình bày vấn đề: trình bày kiến thức truyện cười dân gian
3. Về thái độ: 
- Hình thành thói quen: đọc hiểu truyện cười dân gian theo đặc trưng thể loại
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức truyện cười dân gian theo đặc trưng thể loại
- Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: tinh thần học hỏi, cầu tiến 
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
 - Năng lực đọc – hiểu truyện cười dân gian
 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân truyện cười dân gian Việt Nam.
 - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của truyện cười dân gian Việt Nam.	
 - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của truyện cười dân gian Việt Nam.
 - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 10; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 - Tư liệu tham khảo: Văn học dân gian Việt Nam (NXB Giáo dục 2002)
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập, vở ghi. 
+ Tìm hiểu về truyện cười: khái niệm, đặc điểm, phân loại
+ Sưu tầm một số truyện cười dân gian Việt Nam
+ Đọc văn bản, trả lời câu hỏi
+ Chuyển thể thành kịch bản sân khấu và diễn 
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động, hình thành kiến thức mới) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: động não, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: Cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng” – trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 
Câu 1. Mỗi truyện cười thường hướng đến mục đích nào trong những mục đích sau?
	A. Giải trí, phê phán	C. Giải trí, mua vui
	B. Giải trí, gây cười	D. Gây cười, mua vui
Câu 2. Truyện cười dân gian là loại truyện:
	A. Thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân.
	B. Thể hiện tâm tư tình cảm của nhân dân.
	C. Tạo tiếng cười giải trí, phê phán xã hội.
	D. Nêu những bài học triết lý nhân sinh.
Câu 3. Truyện Tam đại con gà phê phán đối tượng nào? Phê phán điều gì?
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: 
+ Bản chất của nhân vật "thầy" qua những việc gây cười và ý nghĩa phê phán của truyện : cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.
+ Kết cấu truyện ngắn gọn, chặt chẽ ; lối kể chuyện tự nhiên, kết thúc truyện bất ngờ ; sử dụng hiệu quả nghệ thuật phóng đại, "nhân vật tự bộc lộ".
- Phương pháp: Trực quan, đóng vai kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn tìm hiểu chung về truyện cười. 
HS thuyết trình 
- Thế nào là truyện cười? Truyện cười có mấy loại? nêu đặc trưng của từng loại?
- Những truyện cười nào ở chương trình văn cấp II em đã được học? 
 Chương trình lớp 6 với hai tác phẩm: Treo biển và Lợn cưới, áo mới. 
I. Tìm hiểu chung: 
- Khái niệm: Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.
- Phân loại : 
+ Truyện khôi hài: Tay ải tay ai, mất rồi (chủ yếu để giải trí) 
+ Truyện trào phúng (chủ yếu nhằm phê phán).
- Mục đích:
+ Phê phán những kẻ thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa (trào phúng thù)
+ Phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân (trào phúng bạn) 
- Tam đại con gà
- Nhưng nó phải bằng hai mày 
=> truyện trào phúng - phê phán thầy dốt, quan tham
2. Hướng dẫn đọc - kể văn bản
HS đọc VB. GV nhận xét
(Nếu HS đóng kịch – cho diễn ) 
II. Đọc - kể văn bản. 
3. Hướng dẫn đọc hiểu VB
- Câu mở truyện cho ta biết điều gì?
- Tiếng cười đã bật ra từ câu đầu này chưa? Vì sao?
GV: Bản thân cái dốt, người dốt không đáng cười. Nhưng người dốt lại thích khoe mình giỏi, hiểu biết nhiều thì thật đáng cười. Để phê phán kẻ dốt hay khoe khoang, tác giả dân gian đã sáng tạo ra những tình huống nào để anh học trò dốt tự bộc lộ bản chất dốt của mình.
- Hãy xác định sự việc trong truyện? 
Thảo luận theo bàn về các sự việc: 
- Cách giải quyết sự việc xảy ra của thầy đồ ? 
- Nội dung tiếng cười bật ra từ cách giải quyết ấy ?
HS thảo luận nhóm lớn
Chia lớp thành 4 nhóm
Thời gian 10p
Nội dung thảo luận 
Bốc thăm ngẫu nhiên
Nhóm 1: 
SV thứ nhất mà thầy đồ phải giải quyết là gì? ý nghĩa của sự việc đó? (cho thấy khả năng, trình độ của thầy đồ ntn?)
Nhóm 2: 
Để biết lời giảng mình có đúng hay không thầy đã làm gì?
Sau khi xin thổ công thầy đã hành động như nào? Tâm trạng của thầy? Thầy đồ là người như thế nào? 
Nhóm 3: 
- Khi gặp chủ nhà vô tình thấy biết được đó là chữ kê? Thầy đã suy nghĩ và xử lí như thế nào? 
- Cách biện bác của thầy đồ, theo em, cho thấy thầy là người thông minh nhanh trí hay đó chỉ là sự láu cá, lí sự cùn?
Nhóm 4
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện là gì? (kết cấu, cách mở truyện, kết truyện, ngôn ngữ) 
- Hãy cho biết ý nghĩa của truyện?
III. Đọc - hiểu văn bản
1. Nội dung: 
- Câu mở truyện:
+ Giới thiệu nhân vật chính thầy đồ: anh học trò học hành dốt nát >< lại lên mặt văn hay chữ tốt.
+ anh học trò học hành dốt nát >< có người tưởng hay chữ, đón về dạy trẻ
-> mâu thuẫn trái tự nhiên 
-> Gây cuốn hút, tò mò.
-> Tiếng cười chưa bật ra (mới ở dạng tiềm năng, chưa có biểu hiện gì đáng cười, chưa biết anh ta dốt ntn)
* Tình huống truyện 
1, Chữ kê (gà), không biết, trò hỏi gấp 
2, Sợ nhỡ sai, xấu hổ 
3, Khấn thổ công, ba đài được ba 
4, Gặp chủ nhà hay chữ 
- SV1: Chữ kê (gà), không biết, trò hỏi gấp 
+ Gặp chữ “kê” trong cuốn “Tam thiên tự”, thầy ko đọc được mà học trò lại hỏi gấp.
" Trình độ, khả năng của thầy đồ: dốt đến mức chữ tối thiểu trong sách dạy vỡ lòng của trẻ cũng ko biết.
+ Cách xử lí của thầy đồ: Nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”.
 “Dủ dỉ” " ko phải chữ Hán, lại là từ vô nghĩa trong tiếng Việt, mà thực tế ko có loài nào như vậy" dốt kiến thức sách vở lẫn thực tế.
- SV2: 
+ Sợ sai, xấu hổ
+ dặn học trò đọc khẽ
+ thấp thỏm
" sợ người khác biết cái sai và sự liều lĩnh của mình -> Giấu dốt, thận trọng giữ sĩ diện hão
-> sự thảm hại của thầy đồ vì sự dốt nát và giấu dốt
- SV3: 
+ Khấn thổ công, xin đài âm dương" được thần đồng ý
" Thầy đồ vừa dốt vừa mê tín.
+ Hôm sau đắc chí, bệ vệ vì tin tưởng mình hoàn toàn đúng, tự cho mình giỏi" yêu cầu học trò đọc to.
-> bản chất huênh hoang, khoe mẽ 
Đến đây, tiếng cười đã bật ra nhưng chưa giòn giã. 
- SV4: 
+ Suy nghĩ của thầy đồ “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” " tự nhận thức được sự dốt nát của mình, kéo thêm đồng minh để bao biện cho mình
+ Lời nói: vẫn biết kê là gà, tam đại con gà
 Nhanh chóng tìm cách giải thích, biện bác về chữ “kê” một cách “sâu sắc”, “uyên bác”, giảng giải đến nguồn gốc tận ba đời.
" Sự láu cá, lí sự cùn, tự lật tẩy bản chất dốt nát của thầy đồ.
" Tiếng cười đã bật lên giòn giã hơn.
+ Câu cuối truyện: “Dủ dỉ”" ko phải chữ Hán, ko phải là một loài vật nào và là từ vô nghĩa trong tiếng Việt. “Dù dì”"loài chim ăn thịt, cùng họ với cú, ko thể là chị của con công. “Con công” và “con gà” là hai laòi hoàn toàn khác nhau, ko có mối quan hệ nào là “con công là ông con gà”.
" Lời giải thích vòng vo, phi lôgíc, chỉ là một thứ lí sự cùn, vô nghĩa lí.
" Thầy đồ càng cố giấu dốt lại càng tự bóc trần bản chất dốt nát của mình.
" Tiếng cười đạt đến cao trào giòn giã.
2. Đặc sắc nghệ thuật
- Truyện ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, chỉ xoay quanh một mâu thuẫn gây cười là dốt - giấu dốt, mọi chi tiết đều hướng vào mục đích gây cười.
- Cách vào truyện tự nhiên, cách kết thúc truyện rất bất ngờ. 
- Thủ pháp "nhân vật tự bộc lộ" : cái dốt của nhân vật tự hiện ra, tăng dần theo mạch phát triển của truyện cho đến đỉnh điểm là lúc kết thúc.
- Ngôn ngữ truyện giản dị nhưng rất tinh, nhất là ở phần kết, sử dụng yếu tố vần điệu để tăng tính bất ngờ và yếu tố gây cười.
3. Ý nghĩa của VB
Không chỉ nhằm vào một con người cụ thể, truyện “Tam đại con gà” còn phê phán thói dốt hay nói chữ, dốt học làm sang, dốt lại bảo thủ, qua đó nhắn nhủ đến mọi người phải luôn học hỏi, không nên che giấu cái dốt của mình. 
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học  nêu vấn đề, 
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Truyện Tam đại con gà phê phán điều gì?
A. Bọn quan lại tham lam.	
B. Thói sĩ diện hão của kẻ dốt hay nói chữ.
C. Bọn trọc phú học đòi thói khoe chữ.
D. Thầy đồ tham ăn. 
Câu 2. Đối tượng phê phán trong truyện Tam đại con gà là:
A. Thầy đồ dốt	C. Quan tham lam	
B. Quan dốt	D. Học trò dốt
Câu 3. Theo em, chi tiết nào tạo sự bất ngờ nhất trong Tam đại con gà?
A. Thầy bảo học trò đọc khẽ.	
B. Xin đài thổ công của thầy đồ.	
C. Thầy ngồi bệ vệ trên giường và lấy làm đắc ý.
D. Cách lý giải Tam đại con gà của thầy đồ.
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà:
 Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện.
Bài học cho bản thân, đó là phải luôn học hỏi, không nên che dấu cái dốt của mình, không nên sĩ diện hão, bài học cần biết thừa nhận sai lầm đề cầu tiến bộ.
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) 
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc
(Mình có đầy đủ cả năm. Bạn nào cần liên hệ hongloantq75@gmail.com) 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_27_tam_dai_con_ga_truyen_cuoi.doc