Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 29, 30 Đọc văn Ca dao hài hước Đọc thêm: Tiễn dặn người yêu

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 29, 30 Đọc văn Ca dao hài hước Đọc thêm: Tiễn dặn người yêu

Tiết 29.30. Đọc văn

CA DAO HÀI HƯỚC

Đọc thêm: TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp HS

 - Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân.

 Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cười của ca dao hài hước. Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người dân lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao.

 - Hiểu được tình yêu tha thiết, thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.

Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ.

 

doc 5 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1919Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 29, 30 Đọc văn Ca dao hài hước Đọc thêm: Tiễn dặn người yêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/10/2009
Ngày giảng: 21/10/2009
Tiết 29.30. Đọc văn
Ca dao hài hước
Đọc thêm: Tiễn dặn người yêu
A. Mục tiêu bài học:
	Giúp HS
	- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân.
	Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cười của ca dao hài hước. Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người dân lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao.
	- Hiểu được tình yêu tha thiết, thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.
Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ.
B. Phương pháp + Phương tiện:
1. Phương pháp:
	Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn.
2. Phương tiện:
	Sgk.Sgv NV10(T1) + Giáo án 
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 	CH: Tình cảm yêu thương của người bình dân xưa được thể hiện như thế nào qua bài ca dao 5 và 6? 
3. Bài mới:
	Giới thiệu bài: Ngoìa việc thể hiện những tình cảm yêu thương, tình nghĩa; đôi khi ca dao còn thể hiện nỗi niềm chua xót đắng cay và cả tiếng cười lạc quan, thông minh, hóm hỉnh. Để thấy được điều này, chúng ta cùng tìm hiểu những bài ca dao hài hước.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
Gv cho 1 Hs nam và 1 Hs nữ đọc bài ca dao.
Hs đọc.
Gv giải thích từ khó.
? Bài ca dao là lời dẫn cưới của chàng trai và thách cưới của cô gái. Theo anh (chị), việc dẫ cưới và thyách cưới ở đây có gì khác thường (lễ vật)? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt, nhất là cô gái?
Hs trao đổi theo 4 nhóm và báo cáo kết quả.
? Từ việc dẫn cưới và thách cưới trên, hãy cho biết người lao động đã cười điều gì? Cười ai? Đằng sau tiếng cười ấy, ta thấy được điều gì về phẩm chất, bản lĩnh, vẻ đẹp tâm hồn và triết lí sống của người dân lao động ta xưa?
Hs trả lời.
Gv hướng dẫ Hs phân tích các thủ pháp nghệ thuật.
? Bài ca dao này là tiếng cười hóm hỉnh, đùa vui trong cảnh nghèo với giọng điệu hài hước, dí dỏm. Tác giả dân gian đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào để thể hiện tiếng cười và giọng điệu ấy?
Hs phân tích, đánh giá.
Gọi 2 Hs đọc văn bản.
Hs đọc.
? Theo anh (chị), tiếng cười trong 3 bài ca dao này có gì khác với tiếng cười ở bài ca dao 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao?
Hs so sánh, nhận xét.
Gv nêu vấn đề: ? Bài 2 và 3 là bức tranh vừa sinh động, cụ thể lại vừa mang tính khái quát cao, điển hình cho loại đàn ông đáng phê phán. Hãy chỉ ra điều đáng phê phán, chế giều trong từng bài và đặc sắc nghệ thuật của mỗi bái trong việc thể hiện những thói hư tật xấu ấy?
Hs thảo luận theo 4 nhóm và báo cáo.
Gv có thể cho Hs tìm hoặc cung cấp thêm 1 số bài ca dao có cùng nội dung.
+ “Làm trai cho đáng nên trai
Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu”.
+ “Làm trai cho đáng nên trai
Vót đũa chon dài ăn vụng cơm con”
+“Chồng người bể Sở, sông Ngô
Chồng em ngòi bếp rang ngô cháy quần”
? Bài ca dao 4 phê phán, chế giễu người phụ nữ thô kệch, vô duyên. Tác giả dân gian đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào để tạo nên tiếng cười hài hước mang hàm nghĩa phê phán? Tại sao nói sự chế giễu, phê phán ở đây là nhẹ nhàng?
Hs cắt nghĩa.
? Qua việc tìm hiểu trên, chie ra những biện pháp nghệ thuật thường thường được sử dụng trong ca dao hài hước.
Hs trả lời.
Gọi Hs đọc ghi nhớ.
Gv yêu cầu Hs tự đọc và trả lời theo câu hỏi.
? Nêu những nét chính về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” và đoạn trích “Lời tiễn dặn”? (Bố cục, đại ý).
Hs đọc và nêu.
Gọi Hs đọc đoạn 1 từ đầu đến  “goá bụa về già”.
Hs đọc.
? Tâm trạng của chàng trai (và cô gái - qua sự mô tả của chàng trai) trên đường tiễn dặn được miêu tả thế nào? (Cách gọi, cử chỉ, hành động).
Hs trả lời.
Cho Hs đọc đoạn còn lại.
Hs đọc.
? Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của cô gái được thể hiện ra sao?
Hs trả lời.
? Hãy chỉ ra những nét nghệ thuật đã sử dụng trong đoạn trích?
Hs trả lời.
I. Ca dao hài hước.
Bài 1.
+ Dẫn cưới:
“Cưới nàng anh toan . mời làng”
* Giả định: dẫn thú 4 chân: “toan dẫn voi”, “dẫn trâu”, “dẫn bò” -> toàn những thứ cao sang. Song, chàng lại lo:
- Dẫn voi thì sợ nhà nước cấm dùng, cấm mua bán.
- Dẫn trâu thì sợ “máu hàn” ăn vào đau bụng.
- Dẫn bò thì sợ ăn vào co gân.
* Lễ vật:
“Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo mời dân mời làng”
-> Dẫn chuột xưa nay chưa từng có.
+ Đồ thách cưới:
“Người ta thách lợn  ..
một nhà khoai lang”
Không có gì cao sang chỉ là “một nhà khoai lang” với: củ to, củ nhỏ, củ mẻ, củ rím, củ hà -> Lời thách cưới vô tư, thanh thản. Vì cô gái đã thấu hiểu cảnh ngộ của hai gia đình: nhà em nghèo mà nhà anh cũng nghèo. Cô không chỉ cảm thông với chàng trai mà còn bằng lòng với cảnh nghèo của hai người. Thể hiện một triết lí nhân sinh: trọng tình nghĩa cao hơn của cái.
=> Bài ca dao:
- Là tiếng cười tự trào của người bình dân xưa trong cảnh nghèo. Lại chọn đúng việc cưới là lúc bộc lộ rõ nhất cái nghèo để cười, để vui.
- Thể hiện lòng yêu đời và tinh thần lạc quan của họ.
- Cho ta thấy bản lĩnh của người lao động xưa: Họ đã vượt lên trên cảnh nghèo để sống một cách lạc quan, thậm chí còn “thi vị hoá” cái ngèo (“tưởng tượng” ra lễ cưới thật sang trọng, linh đình: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò), hài hước hoá cái nghèo (“Dẫn con chuột boé mời dân mời làng”, “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”).
- Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa: ham sáng, sống vui tươi, hồn nhiên, chân thành, trong sáng.
- Quan niệm, triết lí sống cao đẹp: lạc quan, yêu đời.
+ Nghệ thuật trào lộng trong bài ca:
- Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò.
- Lối nói giảm dần:
. Voi -> trâu -> bò -> chuột (chàng trai).
. Củ to -> củ nhỏ -> củ mẻ -> củ rím, củ hà (cô gái).
- Cách nói đối lập: đẫn voi/ sợ quốc cấm; dẫn trâu/ sợ họ (nhà gái) máu hàn; dẫn bò/ sơ (nhà gái) co gân; lợn gà/ khoai lang 
- Chi tiết hài hước: 
“Dẫn con chuột béo mời dân mời làng”
“Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”
2. Bài ca dao 2,3,4.
-> Là tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội, nhưng không phải là tiếng cười đả kích giai cấp thống trị, cũng không phải là tiếng cười lên án những thầy địa lí, thầy bói, thầy cúng  mà là tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân nhằm nhắc nhở nhau tránh thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải. thái đọ của nhân dân: nhẹ nhàng, thân tình, mang tính giáo dục sâu sắc.
* Bài 2:
- Phê phán: Loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai.
“Làm trai cho đáng  hạt vừng”
- Thể hiện: yếu đến mức phải khom lưng chống gối (ràng hết sức) chỉ để gánh 2 hạt vừng -> Tiếng cười bật ra nhờ nghệ thuật phóng đại kết hợp thủ pháp đối lập: sức trai/ gánh hai hạt vừng.
* Bài 3:
+ Phê phán loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn.
+ Thể hiện: Mượn lời người vợ than thở về đức ông chồng của mình qua nghệ thuật đối lập: chồng người/ chồng em, đi ngược về xuôi/ ngồi bếp sờ đuôi con mèo
-> Đó là loại đàn ông èo uột, lười nhác, ăn bám vợ, suốt ngày ru rú ở xó bếp chỉ để “sờ đuôi con mèo”-> hàm chứa ý nghĩa: anh ta cũng không khác gì con mèo, cũng lười nhác như mèo, trời rét chỉ quẩn quanh ở xó bếp để sưởi ấm, một loại đàn ông vô tích sự, không còn phong độc của đấng nam nhi.
* Bài 4.
+ Chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên.
- Không chịu chú ý đến hình thức của bản thân mình (“Lỗ mũi 18 gánh lông, Trên đầu những rác cùng rơm”).
- Thật vô duyên trong cách sống (“Đêm nằm thì gáy o o, Đi chợ thì hay ăn quà”).
+ Thái độ của tác giả dân gian: nhìn họ bằng con mắt nhân hậu, thông cảm với thái độ nhắc nhở nhẹ nhàng thông qua một bức tranh hư cấu hài hước và cấu trúc “chồng yêu chồng bảo”.
3. Nghệ thuật ca dao hài hước.
- Hư cấu dựng cảnh tài tình, khắc hoạ nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết có giá trị khái quát cao.
- Cường điệu, phóng đại, tương phản đối lập.
- Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.
II. Đọc thêm: Lời tiễn dặn
(Trích Tiễn dặn người yêu)
1. Vài nét về truyện thơ và đoạn trích.
- “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xôn xao): Là một truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, gồm 1846 câu thơ (Có 400 câu là lời tiễn dặn).
Truyện kể về đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng tình yêu của họ bị chia rẽ bởi cha mẹ và lể giáo hà khắc song họ vần vượt qua để đến với hạnh phúc.
- Đoạn trích “Lời tiễn dặn”.
+ Bố cục: gồm 2 phần.
+ Đại ý: Đoạn trích làm nổi bật tâm trạng xót thương của chàng trai, nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái. đồng thời khẳng định khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thuỷ của chàng tria đối với cô gái.
2. Đọc thêm.
a. Tâm trạng của chàng trai (và cô gái - qua sự mô tả của chàng trai) trên đường tiễn dặn.
+ Cách gọi cô gái “người đẹp anh yêu” -> khẳng định tình yêu vẫn còn thắm thiết, đối lập với thực tại của cô gái “cất bước theo chồng” (đã có chồng).
+ Cử chỉ, hành động như muôn níu kéo cho dài ra trong dây phút ở bên cô gái: phải được nhủ, được dặn cô gái đôi câu mới yên lòng quay về, muốn ngồi lại lâu, âu yếm cô gái; nựng con của cô gái với người chồng của cô gái.
+ Cô gái qua sự cảm nhận của chàng trai: muốn níu kéo dài ra những phút giây cuối cùng ở bên chàng trai (chân bước đi mà đầu còn ngoảnh lại, mắt còn ngoái trông, chân bước càng xa thì lòng càng đau nhớ ).
b. Tâm trạng, cử chỉ và hành động củav chàng trai lúc ở nhà chồng của người yêu.
- Cử chỉ, hành động: chạy lại đỡ cô gái dạy, ân cần phủi áo, chải lại đầu cho cô gái, sau đó đi chặt tre về làm ống lam thuốc cho cô gái “uống khỏi đau” 
Tâm trạng chàng trai: vừa xót thương cho cô gái, vừa quyết tâm sẽ đưa cô gái về đoàn tụ với mình.
c. Nghệ thuật đoạn trích.
+ Trùng điệp về từ, hình ảnh, kiểu câu.
+ Hình ảnh đậm màu sắc thiên nhiên, núi rừng.
+ Lối diễn đạt mang phong sắc thái dân tộc thiểu số: thiên nhiên phong phú hùng vĩ, vừa mộc mạc giàu chất thơ.
4. Củng cố – Nhận xét:
- Hệ thống lại nội dung: Theo yêu cầu bài học.
 - Nhận xét chung về giờ học.
5. Dặn dò:
 Học bài, thuộc thơ. Soạn làm văn “ Luyện tập viết đoạn văn tự sự”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29.30 - Ca dao hai huoc, Tien dan nguoi yeu.doc