Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 30: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) - Năm học 2015-2016 - Bùi Thị Thùy Vân

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 30: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) - Năm học 2015-2016 - Bùi Thị Thùy Vân

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY HỌC:

1. Về kiến thức:

- Cảm nhận được niềm vui và quan niệm sống, triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là một tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với tự nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ.

- Hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, cách nói ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ trong bài thơ.

2. Về kĩ năng:

- Đọc – hiểu bài thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại.

3. Về thái độ:

- Kính mến và quý trọng nhà thơ lớn của dân tộc Nguyễn Bỉnh Khiêm, noi theo quan niệm sống giản dị, thanh cao của nhà thơ.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức văn học

B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.

1. Phương pháp: đọc diễn cảm, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm .

2. Kĩ thuật: động não, trình bày một phút .

C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

1. Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1(cơ bản), sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài thiết kế dạy học, giáo án.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, các tư liệu tham khảo khác.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định lớp – kiểm diện học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ.

- Đọc thuộc bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi?

- Cảm nhận khái quát về bức tranh ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả?

3. Nội dung bài mới.

 

doc 5 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 30: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) - Năm học 2015-2016 - Bùi Thị Thùy Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 27/10/2015
TIẾT 30 – ĐỌC VĂN: 
 NHÀN
 (NGUYỄN BỈNH KHIÊM)
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY HỌC: 
1. Về kiến thức: 
- Cảm nhận được niềm vui và quan niệm sống, triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là một tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với tự nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ.
- Hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, cách nói ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ trong bài thơ.
2. Về kĩ năng:
- Đọc – hiểu bài thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại.
3. Về thái độ: 
- Kính mến và quý trọng nhà thơ lớn của dân tộc Nguyễn Bỉnh Khiêm, noi theo quan niệm sống giản dị, thanh cao của nhà thơ.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức văn học
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: đọc diễn cảm, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật: động não, trình bày một phút.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1(cơ bản), sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài thiết kế dạy học, giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, các tư liệu tham khảo khác.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp – kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc thuộc bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi?
- Cảm nhận khái quát về bức tranh ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả?
3. Nội dung bài mới.
a. Giới thiệu bài.
 Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, “chí để ở nhàn dật”.Quan niệm về lối sống “nhàn” của tác giả được thể hiện rõ qua bài thơ “Nhàn” mà tiết học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu.
b. Triển khai bài dạy.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I.
Giao dự án, HS trình bày 
Nội dung dự án: Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (cuộc đời và sự nghiệp) và tác phẩm Nhàn.
Đại diện nhóm 3 trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV đánh giá, kết luận những ý chính, bình giảng một số ý quan trọng.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn vẹn thế kỉ XVI, chứng kiến cảnh vua Lê – chúa Trịnh, Trịnh – Nguyễn phân tranh, Đàng Trong – Đàng Ngoài nồi da nấu thịt.
- Bạch Vân cư sĩ gắn liền với am Bạch Vân, quán Trung Tân ông cho dựng tại quê hương sau khi dâng sớ chém 18 tên lộng thần không được vua chấp nhận. Tuyết Giang phu tử (người thầy sông Tuyết) do người đời suy tôn, gắn với cuộc đời dạy học của ông khi ở ẩn. Trạng Trình là tên gọi gắn với tước Trình Quốc Công mà ông được nhà Mạc phong cho khi tham gia dẹp loạn.
* HĐ 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
GV hướng dẫn cách đọc: giọng thong thả, chú ý ngắt nhịp ( câu 1 nhịp 2/2/3, câu 3-4 nhịp 2/5, câu 5-6 nhịp 1/3/1/2, câu 7 nhịp 1/3/3, câu 8 nhịp 2/5), giọng tự tin, hóm hỉnh khi đọc câu 3-4.
GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại.
? Theo em có thể tìm hiểu bài thơ theo hướng nào?
HS: Có thể theo kết cấu hoặc theo những vấn đề toát lên từ tác phẩm.
GV: Cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu theo hướng thứ hai. (Gv gợi mở để các em phát hiện ra: Quan niệm về thú nhàn được thể hiện qua vẻ đẹp chân dung của tác giả, đó là vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách và trí tuệ).
GV: Để cảm nhận về vẻ đẹp cuộc sống; vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, các em thảo luận theo bàn, hoàn thành các phiếu học tập số.
Nhóm 1 + 2: PHT số 1
Nhóm 3 + 4: PHT số 2
HS thảo luận, điền vào phiếu học tập.
GV gọi lần lượt đại diện các nhóm trình bày. 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện.
Cuối cùng, giáo viên đánh giá, bình giảng những ý quan trọng, kết luận.
GV gọi lần lượt đại diện các nhóm trình bày. 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện.
Cuối cùng, giáo viên đánh giá, bình giảng những ý quan trọng, kết luận.
? Từ đó em hãy đánh giá về bản chất của quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. 
GV đưa ra một số ý kiến, các nhóm đánh giá đúng/sai; đồng tình/phản đối. Từ đó suy ra quan niệm đúng đắn nhất.
- Ý kiến 1: Nhàn là do hoàn cảnh đem đến, sau khi từ chức, Nguyễn Bỉnh Khiêm được rỗi việc quan nên có cảm giác nhàn.
- Ý kiến 2: Nhàn là thoát li cuộc sống xã hội, chỉ cốt lo cho sự nhàn hạ của bản thân.
- Ý kiến 3: Nhàn chỉ là một thú vui, niềm vui đơn thuần trong cuộc sống; không phải là quan niệm sống, triết lí sống.
HS tranh luận, phản biện, tìm câu trả lời.
GV định hướng, kết luận. (Liên hệ với quan niệm sống của một số tác giả: Chu Văn An, Nguyễn Trãi)
* HĐ 3: Tổng kết.
 ? Bản chất của quan niệm sống nhàn được thể hiện trong bài thơ là gì? Hãy hệ thống lại những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
HS trả lời.
GV nhận xét, kết luận.
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác giả.
a. Cuộc đời.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), quê ở làng Trung Am.
- Đỗ Trạng nguyên năm 1535, làm quan dưới triều Mạc.
- Cuộc đời ông gắn liền với những tên gọi: Bạch Vân cư sĩ, Tuyết Giang phu tử, Trạng Trình.
-> Ông là người học vấn uyên thâm, tính tình cương trực, thẳng thắn; có uy tín và ảnh hưởng lớn với thời đại, cũng là một nhân vật có nhiều huyền thoại (sấm kí).
b. Sự nghiệp.
- Tác phẩm chính: 
+ Tập thơ chữ Hán: Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài).
+ Tập thơ chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng 170 bài).
- Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
-> Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc.
2. Tác phẩm.
- Nhàn là bài thơ Nôm số 73 trong Bạch Vân quốc ngữ thi.
- Nhan đề bài thơ do người đời sau đặt.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Vẻ đẹp cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Một mai, một cuốc,một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
- Nghệ thuật: 
+ liệt kê, dùng số từ -> mọi thứ đã sẵn sàng
+ đối lập thơ thẩn > thảnh thơi, vô sự trong lòng.
→ Hình ảnh lão nông tri điền với cuộc sống thuần hậu, chất phác, nguyên sơ. Kiên định với lối sống mình đã chọn.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
- Nghệ thuật: 
+ liệt kê: các thức ăn -> dân dã, thanh đạm mùa nào thức nấy; thói quen sinh hoạt -> tự nhiên, thoải mái
+ bộ tranh tứ bình xuân, hạ, thu, đông.
→ Cuộc sống trở về với tự nhiên, đạm bạc mà vẫn thanh cao.
ö Nhàn là sống hòa hợp với tự nhiên, vui với cuộc sống dân dã, giản dị, thanh đạm.
b. Vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
- Nghệ thuật: 
+ hoán dụ: nơi vắng vẻ →nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn; chốn lao xao →chốn quan trường, đường làm quan, chốn danh lợi.
+ cách nói ngược nghĩa, sự đối lập dại/khôn, ta/người, nơi vắng vẻ/chốn lao xao.
→ Một nhân cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
- Nghệ thuật: gợi đến điển giấc hòe, nhịp 2/5 (câu cuối) 
→ Trí tuệ sáng suốt, uyên thâm coi công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao.
ö Nhàn là lối sống, triết lí sống phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.
=> Bản chất của chữ nhàn là sống hòa hợp với tự nhiên; tránh xa phú quý, danh lợi; giữ cho cốt cách, tâm hồn trong sạch, thanh cao.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật.
- Bài thơ có ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên; cách nói ẩn ý, ngược nghĩa; giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh; nhịp điệu linh hoạt...
2. Nội dung.
- Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
4. Củng cố: 
Câu 1: Quan niệm về chữ nhàn của tác giả trong bài thơ là gì:
 a. Tránh sự vất vả, cực nhọc về thể chất.
 b. Xa lánh nơi quyền quý, về nơi tự nhiên để an dưỡng tinh thần.
 c. Quay lưng với xã hội để bản thân được nhàn tản.
 d. Cả ba ý trên.
Đáp án: chọn câu b.
Câu 2: Quan điểm về dại – khôn của tác giả xuất phát từ điều gì:
 a. Tính toán chuyện được – mất trong vòng danh lợi.
 b. Thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục.
 c. Cả hai ý trên.
Đáp án: chọn câu b.
Câu 3: Tác giả xem công danh phú quý như thế nào:
 a. Là lẽ sống.
 b. Là cái nợ phải trả.
 c. Là cái không tồn tại thực.
 d. Cả ba ý trên.
Đáp án: chọn câu c.
Câu 4: Em tiếp thu được những yếu tố tích cực nào từ quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm? Từ đó em đã có định hướng về quan niệm sống của mình như thế nào?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ:
+ Học thuộc bài thơ.
+ Nắm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài.
+ Vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách và trí tuệ của tác giả thể hiện trong bài.
- Soạn bài mới:
+ Soạn Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, nội dung của bài.
+ Thấy được niềm cảm thông, xót thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh, cho những kiếp người tài hoa trong xã hội và tâm sự khao khát tri âm, hướng về hậu thế của nhà thơ.
+ Thấy được nghệ thuật đặc sắc của thơ trữ tình Nguyễn Du.
6. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_30_nhan_nguyen_binh_khiem_nam_ho.doc