Thiết kế bài dạy Ngữ văn lớp 10 tiết 11 đến 21 – Trường THPT Nguyễn Huệ

Thiết kế bài dạy Ngữ văn lớp 10 tiết 11 đến 21 – Trường THPT Nguyễn Huệ

Tiết 11 + 12 - Đọc văn:

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG

 VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ

 ( Truyền thuyết)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu – Trọng Thủy.

- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết : kết hợp yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tuợng.

2. Về kĩ năng:

- Hình thành kĩ năng hóa thân vào nhân vật để kể lại câu chuyện.

- Kĩ năng phân tích truyện dân gian.

3. Về thái độ:Nhận thức được bài học giữ nước , đề cao cảnh giác với thế lực xâm lược, đặc biệt là trong tình hình đất nước hiện nay cần hội nhập với thế giới nhưng vẫn phải giữ chủ quyền dân tộc.

 

doc 32 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1309Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy Ngữ văn lớp 10 tiết 11 đến 21 – Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 + 12 - Đọc văn: 
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG
 VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ
 ( Truyền thuyết)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu – Trọng Thủy.
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết : kết hợp yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tuợng.
2. Về kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng hóa thân vào nhân vật để kể lại câu chuyện.
- Kĩ năng phân tích truyện dân gian.
3. Về thái độ:Nhận thức được bài học giữ nước , đề cao cảnh giác với thế lực xâm lược, đặc biệt là trong tình hình đất nước hiện nay cần hội nhập với thế giới nhưng vẫn phải giữ chủ quyền dân tộc.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
+ Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản.
+ Hướng dẫn HS đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm và đặt câu hỏi.
+ Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích.
1.2 Phương tiện dạy học:
+ SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10.
+ Sách tham khảo.
2. Học sinh:
+ Chủ động tìm hiểu về tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tư liệu về tác phẩm.
+ Đọc kĩ tác phẩm.Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: Em có cảm nhận như thế nào về nhân vật anh hùng Đăm Săn?
3. Giới thiệu bài mới: Ca dao cổ Hà Nội có câu:
“ Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa thành, Thục Vương
Cổ Loa thành ốc khác thường”.
	Trải qua năm tháng thăng trầm của lịch sử vẫn còn đây sừng sững những dấu tích của một triều đại, của một đoạn sử bi hùng( đền Thượng Am bà chúa, giếng Ngọc, những đoạn thành ốc) gắn liền với truyền thuyết mà mỗi người Việt Nam chúng ta đều thuộc: “ Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ”.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
.
HĐ 1: Tìm hiểu chung
? Thế nào là thể loại truyền thuyết?
Dựa vào phần tiểu dẫn SGK, nêu những đặc trưng cơ bản của thể loại?
Cần xem xét truyền thuyết trong môi trường sinh thành, biến đổi, diễn xướng...mới thấy hết được giá trị nội dung và nghệ thuật của nó.
G: giới thiệu đôi nét về vùng đất Cổ Loa xưa và nay giúp H nắm bắt vào bài.
? Nêu xuất xứ truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”.
Đọc
? Xác định bố cục văn bản? nêu nội dung từng phần ?
Gọi 1H đọc tác phẩm . 
Yêu cầu : Tóm tắt văn bản trong khoảng 10 dòng.
? Xác định chủ đề của tác phẩm?
HĐ 2: Tìm hiểu văn bản
? Quá trình xây thành của Vua An Dương Vương được kể lại như thế nào?
Thành có hình dáng ntn?
? Nhận xét thái độ của tác giả dân gian đối với vai trò của An Dương Vương.( Miêu tả như vậy nhằm ngụ ý gì?)
? Xây thành xong An Dương Vương đã nói với Rùa vàng? Em có suy nghĩ gì về chi tiết này?
Nhà vua cảm ơn Rùa vàng song vẫn còn băn khoăn : “nếu có giặc thì lấy gì mà chống”. Đây chính là ý thức trách nhiệm của người cầm đầu đát nước. Bởi lẽ dựng nước đã khó, giữ nước càng khó khăn hơn, dựng nước đi liền với giữ nước .Nỏ thần là hiện thân của lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm
? Quá trình chế nỏ thần của vua được kể lại như thế nào?
Theo em yếu tố thần kì này nhằm thể hiện điều gì?
? Qua P1 của truyền thuyết, tác giả dân gian muốn nêu cao bài học gì?
? Nêu những chi tiết, phân tích để thấy rõ những nguyên nhân dẫn đến bi kịch mất nước?
G: giảng mở rộng: 
 Chi tiết gả con gái cho con trai Triệu Đà, nhà thơ Tố Hữu cho đó là “Trái tim lầm chỗ để trên đầu....”
Đúng vậy, nhà vua không phân biệt được đâu là thù đâu là bạn để cho Trọng Thủy ở rể chẳng khác nào “nuôi ong tay áo”. Mặt khác quá tin vào vũ khí để quân giặc tiến tới sát thành mà vẫn thản nhiên ngồi đánh cờ, đó là tư tưởng chủ quan khinh địch. Tất cả những biểu hiện ấy không thể có ở người cầm đầu đất nước.
? Bi kịch tình yêu được thể hiện qua những chi tiết nào?
? Qua bi kịch tình yêu MC-TT, tác giả dg muốn nói điều gì?
? Thái độ của tác giả dân gian được thể hiện qua các chi tiết nào?(Có những chi tiết nào là những chi tiết kì ảo ? những chi tiết đó có vai trò gì trong việc thể hiện chủ đề ?
Những chi tiết kì ảo:
- Cụ già từ phương đông báo tin sứ giả Giang Thanh giúp nhà vua xây thành.
- Nỏ thần bắn một phát chết vạn quân.
- Máu Mị Châu chảy xuống biển, trai sò ăn vào đều biến thành ngọc.
- ADV không chết mà được Rùa Vàng đưa về biển.
? Qua các chi tiết đó tác giả dân gian đã thể hiện thái độ với từng nhân vật trong truyền thuyết như thế nào?
? Em có nhận xét gì về kết thúc của truyền 
thuyết?
MC cho TT xem nỏ thần được đánh giá ntn?
G : lý giải trong truyền thuyết kết thúc thường các nhân vật chính là chết nhưng dân gian không để cho họ chết mà nên thường có những chi tiết kì ảo
G : cho H thảo luận về nhân vật Trọng Thủy. Có nhiều ý kiến khác nhau về nhân vật này, em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về nhân vật TT, thái độ của dg đối với nhân vật này?
- Trọng Thuỷ là kẻ gián điệp. Ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối.
- Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có một tình yêu chung thủy và hình ảnh ngọc trai, giếng nước là chứng nhân cho mong muốn hoá giả tội lỗicủa y- ý kiến của em ?
* Củng cố
? Qua truyền thuyết , rút ra ý nghĩa?
Trao đổi về bài tập 2(43)
Nói về đạo lý tình nghĩa cha con.
* Dặn dò:
- Nắm chắc hai nội dung của truyền thuyết .
- Làm bài tập 3, 4 sách bài tập ngữ văn.
- Chuẩn bị bài: lập dàn ý bài văn tự sự.
I- Tìm hiểu chung:
 1. Truyền thuyết:
- Khái niệm: SGK(t17)
- Đặc trưng: là những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của ông cha ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ hình thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, mang màu sắc kỳ ảo mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường
- Giá trị : Phản ánh lịch sử một cách độc đáo. 
2. Tác phẩm:
 - Xuất xứ:
 +“Truyện An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”có liên quan đến quần thể di tích lịch sử ở Cổ Loa- Đông Anh – Hà Nội .
 + Truyền thuyết “ An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy” có tới 3 bản kể: (1)Truyện Rùa vàng” trong Lĩnh Nam chích quái.(2)” Thục kỉ ADV” trong “thiên nam ngữ lục”, (3)MC-TT truyền thuyết ở vùng Cổ Loa
 - Bố cục: 2 phần 
 + Phần 1: từ đầu....xin hòa: miêu tả quá trình ADV xây thành, chế nỏ thần để bảo vệ đất nước.
 + Phần 2: còn lại : bi kịch nước mất , nhà tan và thái độ của dân gian với từng nhân vật trong truyền thuyết.
 - Đọc- tóm tắt văn bản (SGK)
- Chủ đề : qua các sự kiện, nhân vật, chi tiết có thể xem Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy là một cách giả thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc; qua đó, nhân dân ta muốn nêu cao bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn trong mối quan hệ riêng -chung, cá nhân và cộng đồng.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Vua An Dương Vương xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước.
 a. Quá trình xây thành của Vua An Dương Vương :
 - Thành đắp tới đâu lại lở đến đó.
 - Lập đàn cầu đảo bách thần, giữ mình trong sạch.
 - Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang
 (Rùa vàng) giúp vua xây thành trong nửa tháng thì xong. Thành rộng hơn ngàn trượng, xoáy như hình trôn ốc nên gọi là loa thành( Quỷ long thành). Người đời Đường gọi là Côn Lôn thành.
 → Dựng nước là một việc gian nan, tác giả dân gian một lòng ngưỡng mộ và ca ngợi công lao của An Dương Vương. Nhà vua phải nhờ thần linh mới xây xong. Sự giúp đỡ của Rùa vàng là một yếu tố phù trợ nhằm lý tưởng hóa việc xây thành.
b. Chế nỏ thần giữ nước.
- Rùa vàng tháo vuốt đưa cho nhà vua làm lẫy nỏ.
- Vua sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy, gọi là nỏ “ Linh quang kim quy thần cơ”
- Có nỏ thần ADV đã đánh lui được đội quân xâm lược của Triệu Đà.
-Sự giúp đỡ của sứ Thanh gianglà một yếu tố thần kì.Yếu tố thần kì này nhằm:
 +Lí tưởng hoá công việc xây thành.
 +Sự giúp đỡ của tổ tiên linh thiêng
đối với con cháu trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước
ÒNêu cao bài học cảnh giác giữ nước, khẳng định vai trò của An Dương Vương và thái độ ca ngợi của nhân dân đối với hành động có ý nghĩa lịch sử đó. 
2. Bi kịch mất nước, bi kịch tình yêu và thái độ của tác giả dg với từng nhân vật.
a. Bi kịch “nước mất nhà tan”
 -Triệu Đà cầu hôn, vua vô tình gả con gái là Mỵ Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy.
 - An Dương Vương để Trọng Thủy ở rể là tạo cơ hội cho kẻ thù hoạt động gián điệp.
 - Mỵ Châu cho Trọng Thủy xem nỏ thần là tiết nộ bí mật quốc gia vô tình tiếp tay cho âm mưu của cha con Triệu Đà có điều kiện thực hiện sớm.
( TĐà xlược: ADV điềm nhiên đánh cờ cười và nói rằng” Đà không sợ nỏ thần sao”. Tiếng phán quyết của rùa vàng “ Kẻ ngồi sau lưng” ADV tỉnh ngộ, tuốt kiếm chém MC-> hành động trừng phạt nghiêm khắc, đích đáng ,vô cùng đau đớn của nhà vua trong hoàn cảnh ngặt nghèo, bi đát.
Ò Hai cha con ADV vì chủ quan mất cảnh giác đẫ trực tiếp làm tiêu vong sự nghiệp đưa Âu Lạc đến diệt vong. Khi tỉnh ngộ thì đã quá muộn. Bài học đau xót, đắt giá cho lịch sử dân tộc
b. Bi kịch tình yêu :
 - Giữa Mị châu và trọng Thủy có một tình yêu thực sự.
 - Mị Châu quá tin yêu chồng đã đắc tội với non sông, cho chồng xem bí mật quốc gia.
 - Trong Thủy với danh nghĩa con rể nhưng là gián điệp cho cha. Trọng Thủy yêu Mị Châu nhưng vẫn không quên nhiệm vụ mà cha giao phó. Trọng Thủy vừa muốn có vợ vừa muốn hoàn thành trọng trách. Trọng Thủy không thể làm vẹn được cả hai việc.
Ò Không được đặt tình cảm cá nhân lên trên vận mệnh đất nước, tách mình khỏi những mối quan tâm chung. Tình yêu không thể dung hòa với âm mưu xâm lược.
c- Thái độ của tác giả dân gian với từng nhân vật trong truyền thuyết:
* An Dương Vương:
 Hành động rút gươm chém Mị Châu là hành động quyết liệt, dứt khoát của ADV. Giữa tình nhà và nghĩa nước, ADV đã biết đặt cái chung trên cái riêng. Vì vậy trong lòng nhân dân, ADV trở thành bất tử.Cầm sừng tê bẩy tấc rẽ sang về thuỷ phủ, bước vào thế giới vĩnh cửu của thần linh
* Mị Châu:-> ý 1:MC nặng tình cảm vợ chồng mà bỏ qua trách nhiệm , nghĩa vụ đối với đất nước.
 - > ý 2:Làm theo ý chồng , hợp đạo lí.
+) ý 1 đúng: Vô tình tiết lộ làm mất tài sản quý, bí mật quốc gia.Tội chém đầu là phải, không oan ức gì.Tình cảm vợ chồng gắn bó như 1 nhưng không thể vượt lên tình đất nước.Lông ngỗng rắc đường nhưng TT cũng không cứu được MC. Đây là chút an ủi cho MC. Nàng là người con gái ngây thơ, trong trắng, mắc tội với non sông.Tượng trưng cho sự minh oan đầy bao dung của nhân dan đối với MC
+ ý 2Mị Châu đã bị lừa dối. Nàng không chủ ý hại vua cha, hại đất nước. Nàng là nạn nhân của chiến tranh xâm lược.
- Chi tiết “ ngọc trai, giếng nước” không phải là hình ảnh thể hiện tình yêu chung thủy mà là sự hóa giải mối oan tình của nàng mà dân gian muốn thể hiện .
* Trọng Thủy:
Việc Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần là người trực tiếp gây ra cái chết của hai cha con ADV là một điều đáng trách. Tuy nhiên, tình yêu mà Trọng Thủy dành cho Mị Châu cũng là chân thật và sâu nặng. Chính vì vậy, đối với nhân vật này, người đời thấy vừa đáng thương vừa đáng giận.
3. Tổng kết 
- Nội dung: truyện ADV . ...  ma tiêu diệt quỷ vương Ra - va – na cứu được Xi – ta.
- Bố cục: 2 phần.
 + Từ đầu → chịu được lâu: Lời buộc tội của Ra – ma.
 + Còn lại: Lời thanh minh và diễn biến tâm trạng của Xi – ta.
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1. Hoàn cảnh tái hợp của Ra – ma và Xi – ta:
 - Trong một không gian công cộng có sự chứng kiến của mọi người, anh em và chiến hữu 
 → Ra - ma muốn công khai và hợp pháp hoá lời buộc tội của mình đối với Xi – ta để giữ uy tín và danh dự của một đúc vua tương lai.
 - Tư cách của Ra – ma: vừa là một người chồng, vừa là một đấng quân vương 
 → có trách nhiệm bảo vệ danh dự cho bản thân và cộng đồng.
 - Tư cách của Xi – ta: vừa là người vợ bị chồng ruồng bỏ trước mặt mọi người, vừa là một con người bị xúc phạm danh dự.
 2. Diễn biến tâm trạng của Ra - ma và Xi – ta:
 Ra - ma 
 Xi - ta 
- Chiến đấu tiêu diệt quỷ vương cứu Xi - ta là vì danh dự, bổn phận và trách nhiệm.
- Quyết định ruồng bỏ Xi - ta bằng lời lẽ lạnh lùng và tàn tàn nhẫn.
→ Thể hiện sự ghen tuông và ý thức bổn phận, danh dự của một vị vua, của một người anh hùng 
 - Khi Xi - ta bứơc lên giàn hoả thiêu, Ra - ma vẫn ngồi yên, mắt nhìn xuống đất, trong chàng như một thần một thần chết 
 → kiên định, lập trường không thay đổi.
 èRa - ma là người trọng danh dự, có phẩm chất đạo đức của một đấng quân vương, song vẫn mang tính cách của con người bình thường.
- Kinh ngạc, đau đớn, xấu hổ và cảm thấy bị xúc phạm.
- Dùng lời lẽ dịu dàng mà đầy sức mạnh, rành rẽ vừa đạt lí thấu tình.
 + Trách Ra - ma đã đánh đồng nàng với hạng phụ nữ tầm thường.
 + Nhấm mạnh dòng dõi đất mẹ.
 + Phân tích giữa điều tuỳ thuộc vào số mệnh của nàng và vào quyền lực của kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng.
 → bản lĩnh cứng cỏi.
- Mượn ngọn lửa để chứng minh phẩm tiết thuỷ chung 
 → dũng cảm và kiên trinh.
 èLà người trong sáng, toàn vẹn và thuỷ chung, là mẫu người phụ nữ lí tưởng lí tưởng mà nhân dân Ấn Độ muốn đề cao.
3. Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật lí tưởng với tâm lí, tính cách, triết lí, hành động.
- Sử dụng hình ảnh điển tích, ngôn ngữ miêu tả và đối thoại, giọng điệu xung đột kịch tính giàu yếu tố sử thi.
4. Ý nghĩa văn bản:
 Quan niệm về đấng minh quân và người phụ nữ lí tưởng của người Ấn Độ cổ đại, bài học vô giá và sức sống tinh thần bền vững cho đến ngày nay.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố: - Vẻ đẹp về phẩm chất của Ra - ma và Xi - ta trong đoạn trích.
5. Dặn dò: - Đọc lại đoạn trích và học bài trong vở ghi.
 - Chuẩn bị bài “ Chọn chi tiết và sự việc trong bài văn tự sự”
Tiết 19 - Làm văn: 
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG
 BÀI VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS
 1. Kiến thức:
- Nhận biết thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.
- Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản.
 - Vai trò tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự.
 - Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để tạo lập văn bản theo yêu cầu cụ thể
 3. Thái độ:
 - Có ý thức thái độ phát hiện, ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong tác phẩm để viết một bài văn tự sự.
 B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
 1. Giáo viên:
 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học:
 - GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
 1.2. Phương tiện:
 Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh:
 Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày phần ghi nhớ của bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự?
 3 . Nội dung bài mới: Có người băn khoăn vì sao kết thúc truyện “Tấm Cám” tác giả dân gian lại cho Tấm giết Cám. Điều đó băn khoăn cũng đúng, nhưng đó là quan niệm ác giả ác báo của cha ông ta. Chọn chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự là vô cùng quan trọng để tìm hiểu lập dàn ý cho bài văn tự sự. Để đạt được mục đích ấy, chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
¬ Hoạt động 1: Ôn lại các kiến thức về văn bản tự sự đã học ở THCS.
¬ Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục I SGK/ tr61.
- Gọi HS đọc to phần I SGK/ 61.
- Tự sự là gì?
- Sự việc và chi tiết là gì? Sự việc và chi tiết tiêu biểu là gì?
→ HS quan sát trả lời, GV nhận xét, chốt ýchính và cho HS gạch SGK/ 61 những ý bên.
- GV lấy ví dụ minh hoạ: “Thánh Gióng”.
¬ Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu mục II.
Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc mục II và trả lời các câu hỏi SGK/ 62 (3 phút).
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, tác giả dân gian kể về chuyện gì? ( Tình cha con, tình vợ chồng thuỷ chung, công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc).
- Trong truyện có sự việc Trọng Thuỷ - Mị Châu chia tay nhau: Trọng Thuỷ hỏi Mị Châu [] Ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu? (Chi tiết 1) Mị Châu đáp: “ thiếp có áo gấm lông ngỗng [] đi đến đâu thiếp lại rút lông ngỗng ở ngã ba đường để làm dấu ( chi tiết 2).
- Có thể coi những sự việc, chi tiết trên là những sự việc, chi tiết tiêu biểu hay không? Vì sao?
- Nếu bỏ sự việc, chi tiết này thì có ảnh hưởng gì đến cốt truyện hay không?
→ HS làm theo yêu cầu, GV chốt ý.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2 SGK/ 62.
- Trong cốt truyện có những sự việc, chi tiết nào?
- Qua cốt truyện trên, em thấy có những sự việc, chi tiết tiêu biểu nằm ở phần nào của cốt truyện?
Thao tác 2: Nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự?
→ HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
 Hoạt động 4: Hình thành phần ghi nhớ SGK/ 62
- HS đọc to phần tiểu dẫn, GV nhấn mạnh ý chính
¬ Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập:
Thao tác 1:
- Gọi HS đọc to văn bản bài tập 1 SGK/ 62.
- Có thể bỏ sự việc bỏ hòn đã xù xì được xác định là vũ trụ rơi xuống được không? Vì sao?
- Yêu cầu khi chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự?
Thao tác 2:
- Tác giả Hô – me – rơ kể vè chuyện gì?
- Sự việc quan trọng ở cuối truyện là sự việc gì? Được kể bằng những chi tiết tiêu biểu nào?
- Có thể coi đây là thành công của tác giả hay không? Vì sao?
→ HS thảo luận nhóm, phát biểu, GV nhận xét và chốt ý.
I. Khái niệm:
 1. Tự sự (kể chuyện): là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, từ sự việc này đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
 2. Sự việc: là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác.
 → Sự việc tiêu biểu: Là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.
 3.Chi tiết: là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về tư tưởng và cảm xúc.
 → Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết và kể lại câu chuyện.
II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:
 1. Tìm hiểu ngữ liệu:
 Œ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.
 a. Truyện kể về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta ngà xưa.
 b. Sự việc Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau vừa có vai trò dẫn dắt câu chuyện, vừa diễn tả được mối tình gắn bó giữa 2 nhân vật.
 - Nếu bỏ qua sự việc này thì truyện sẽ không còn liền mạch nữa, cốt truyện sẽ bị phá vỡ, nhân vật không nổi bật. Sau sự việc tiêu biểu này là:
 + Theo dấu lông ngỗng Mị Châu rắc, quân lính đuổi theo cha con An Dương Vương.
 + Cha con An Dương Vương cùng đường.
 - Hai chi tiết: Trọng Thuỷ hỏi Mị Châu và đặt biệt là chi tiết Mị Châu rắc lông ngỗng có vai trò quan trọng trong việc phát triển cốt truyện, làm rõ tính cách nhân vật Mị Châu ngây thơ, cả tin vừa là cái để truyện phát triển theo một tấn bi kịch.
 → Sự việc, chi tiết tiêu biểu.
  Có thể chọn một trong các sự việc sau:
- Nhớ lại những kỉ niệm xưa.
- Câu chuyện với ông giáo.
- Câu chuyện ngoài nghĩa trang.
- Những ngày ở làng.
- Tạm biệt làng ra đi.
 2. Yêu cầu:
 - Sự việc, chi tiết phải có vai trò dẫn dắt câu chuyện.
 - Khắc hoạ sâu tính cách nhân vật.
 - Tập trung thể hiện chủ đề.
 - Phải bất ngờ và hấp dẫn.
 ¬ Ghi nhớ: SGK/ 62.
III. Luyện tập:
 1. Bài tập 1:
 a. Không thể bỏ vì:
 - Chuẩn bị sự việc cho phần kết thúc.
 - Miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi
và bà nội.
 - Làm sáng rõ chủ đề.
 b. Kinh nghiệm:
- Cần thận trọng.
- Chi tiết chọn phải dẫn dắt truyện.
- Tô đậm và khắc hoạ tính cách nhân vật.
- Tập trung thể hiện chủ đề.
- Ý nghĩa văn bản.
 2. Đoạn trích : “ Uy - lít - xơ trở về”:
 - Kể về cuộc gặp mặt kì lạ của 2 vợ chồng dũng tướng sau 20 năm xa cách.
- Sự việc: Pê – nê - lốp thử thách chồng.
- Chi tiết:
+ Cho nhũ mẫu khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi bức tường kiên cố.
+ Uy - lít - xơ tả vanh vách đặc điểm chiếc giường.
+ Hai vợ chồng nhận ra nhau.
- Thành công trong nghệ thuậtkể chuyện hấp dẫn, khắc hoạ tính cách nhân vật Uy - lít - xơ và Pê – nê - lốp.
4. Củng cố: Các bước để lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự:
- Xác định đề tài, chủ đề của bài văn ( kể hoặc nêu lên vấn đề gì?).
- Dự kiến cốt truyện ( dùng kiểu cốt truyện nào?)
+ Truyền thống: mở - cao trào - kết.
+ Biên thể truyền thống: Mở - cao trào.
+ Không có cốt truyện:( được dệt bởi một mạng lưới nhân vật).
+ Gần với thơ trữ tình.
- Phân đoạn cốt truyện.
5. Dặn dò: Chuẩn bị hôm sau làm bài viết số 2 tại lớp.
 Tiết 20 + 21 - Làm văn: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS
1. Kiến thức: Ôn tập và củng cố kiến thức đã học về văn tự sự ở THCS
	Nắm được kiến thức về sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết văn bản tự sự 
3. Thái độ: Có ý thức, thái độ tích cực phát hiện ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học để viết một bài văn tự sự.
 B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- Dặn trước Hs một tuần.
- Lưu ý nội dung và dạng đề cho HS.
- GV ghi đề bài, HS làm nghiêm túc.
1.2 Phương tiện dạy học:
- SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10.
- Thiết kế bài học.
2. Học sinh:
- Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề kiểm tra.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
¬Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn lại những kiến thức đã học về văn tự sự
¬Hoạt động 2: GV nêu một số đề bài tham khảo trong sgk hoặc do GV sưu tầm.
HS quan sát, lắng nghe
¬Hoạt động 2: GV gợi ý cách làm bài văn tự sự
Hoạt động 3: GV chép đề lên bảng
 - HS làm bài trong 2 tiết.
I. Hướng dẫn chung:
 1. Ôn lại những đạc điểm chung về các phương thức tự sự đã học ở THCS
 2. Ôn lại kiến thức về: dàn ý, chọn sự việc chi tiết tiêu biểu, kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II. Gợi ý đề bài:
III. Gợi ý cách làm bài:
Suy nghĩ về đề tài viết
Lập dàn ý 3 phần
Viết bài, chú ý kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
IV. Ra đề:
 “ Anh (chị) hãy nhập vai nhân vật Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương - Mị Châu - Trọng Thuỷ”.
4. Củng cố: Giáo viên thu bài làm của học sinh
5. Dặn dò: Đọc và soạn truyện “ Tấm Cám”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 10 10 21.doc