Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 36: Cảnh ngày hè

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 36: Cảnh ngày hè

I. Mục tiêu bài học.

1.Tri thức.

- Phân tích được một số nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu trong thơ nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, có đan xen giữa câu lục vào các câu thật thể hiện rõ sự sáng tạo và Việt hóa thơ Đường luật.

- Mô tả được bức tranh thiên nhiên ngày hè tươi đẹp giàu sức sống có âm thanh màu sắc, ánh sáng được cảm nhận bằng nhiều giác quan và hơn hết là tấm lòng yêu đời của nhà thơ.

2. Kĩ năng.

- Kĩ năng phối hợp, kết hợp giữa các thành viên.

- Phân tích thơ nôm

3.Thái độ.

- Nhận biết được tấm lòng và khát vọng thiết tha của tác giả với đất nước

- Từ cảm nhận bài thơ mà phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị xung quanh cảm nhận được ý nghĩa đơn giản của hạnh phúc.

- Đặt tác phẩm vào thời đại, hoàn cảnh, xu hướng để đánh giá, phân tích.

II.Chuẩn bị phương pháp, phương tiện dạy học

1. Phần chuẩn bị của giáo viên.

- Các thiết bị dạy học. (Tranh ảnh, mô hình, tài liệu )

+ Một số ngữ liệu để phân tích.

+ Bảng phụ cần thiết.

- Các phương tiện dạy học. ( Máy móc, thiết bị ); các tài liệu cần thiết:

+ Máy chiếu ( nếu có ) đề cương bài giảng.

2. Phần chuẩn bị của học sinh.

- Học sinh soạn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa.

- Huy động kiến thức đã học ở các lớp dưới để làm minh chứng cho những vấn đề trong bài học.

III. Tổ chức hoạt động dạy học.

IV. 1./ Giới thiệu bài.

 

doc 8 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 3039Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 36: Cảnh ngày hè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36
Bài soạn
CẢNH NGÀY HÈ
( Bảo kính cảnh giới số 43)
 Nguyễn Trãi 
I. Mục tiêu bài học.
1.Tri thức.
- Phân tích được một số nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu trong thơ nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, có đan xen giữa câu lục vào các câu thật thể hiện rõ sự sáng tạo và Việt hóa thơ Đường luật.
- Mô tả được bức tranh thiên nhiên ngày hè tươi đẹp giàu sức sống có âm thanh màu sắc, ánh sáng được cảm nhận bằng nhiều giác quan và hơn hết là tấm lòng yêu đời của nhà thơ.
2. Kĩ năng.
- Kĩ năng phối hợp, kết hợp giữa các thành viên.
- Phân tích thơ nôm 
3.Thái độ.
- Nhận biết được tấm lòng và khát vọng thiết tha của tác giả với đất nước
- Từ cảm nhận bài thơ mà phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị xung quanh cảm nhận được ý nghĩa đơn giản của hạnh phúc.
- Đặt tác phẩm vào thời đại, hoàn cảnh, xu hướng để đánh giá, phân tích.
II.Chuẩn bị phương pháp, phương tiện dạy học
Phần chuẩn bị của giáo viên.
Các thiết bị dạy học. (Tranh ảnh, mô hình, tài liệu )
+ Một số ngữ liệu để phân tích.
+ Bảng phụ cần thiết.
Các phương tiện dạy học. ( Máy móc, thiết bị); các tài liệu cần thiết:
+ Máy chiếu ( nếu có ) đề cương bài giảng.
Phần chuẩn bị của học sinh.
- Học sinh soạn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa.
- Huy động kiến thức đã học ở các lớp dưới để làm minh chứng cho những vấn đề trong bài học.
Tổ chức hoạt động dạy học.
1./ Giới thiệu bài.
GV chiếu hình ảnh Nguyễn Trãi – Cách đây khoảng 700 năm về trước đất nước ta sinh ra một con người ưu tú. Đó là Nguyễn trãi. Ông là một con người toàn tài. Bên cạnh là một nhà quân sự lớn, ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Hôm nay thầy cùng các em đi vào tìm hiểu một trong những thi phẩm đặc sắc của ông – bài thơ “Cảnh ngày hè”. (Vận dụng tích hợp kiến thức Bài: Khái quát văn học Việt Nam TK X đến hết TK XIX)
2./ Nêu yêu cầu bài học
Trước khi tìm hiểu những nội dung cụ thể thầy mời một em nêu cho thầy mục đích của bài học hôm nay?
( Giáo viên dùng bảng chiếu để mô tả )
3/ Tổ chức học tập chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng.
TG
Công việc của thầy, của trò
Nội dung cần đạt
I. Về Nguyễn Trãi và Quốc âm thi tập
2 Phút
Từ Clip hãy nêu ngắn gọn về sự nghiệp và con người Nguyễn Trãi bằng 1 đến 2 câu? 
Phiếu 1
Căn cứ vào tri thức trong phần Tiểu dẫn để hoàn thành các nội dung sau:
Vị trí.
Nội dung
Nghệ thuật.
Cấu trúc.
Gọi 1. Hs trình bày.
1.Nguyễn trãi
- Nhà văn, nhà thơ lớn, nhà chính trị quân sự toàn tài.
- Con người suốt đời vì dân vì nước, lòng sáng tựa sao khuê
2. Quốc âm thi tập.
- Vị trí: Là tập thơ nôm sớm nhất hiện còn, với tập thơ này Nguyễn Trãi đã góp phần đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ ca tiếng Việt.
- Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi: người anh hùng lí tưởng, nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, nhà thơ với tình yêu thương thiên nhiên, con người, cuộc sống.
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn Đường luật của Trung Quốc đã được Nguyễn Trãi sử dụng thuần thục như một thể thơ dân tộc. 
- Cấu trúc của tập thơ: 4 phần
+ Vô đề
+ Môn thì lệnh
+ Môn hoa mộc
+ Môn cầm thú
II. Đọc hiểu.
GV hướng dẫn đọc
1./Đọc. 
- Chậm rãi, chú ý nhịp thơ ở câu 1 và câu 8
Phiếu 2
Điền những từ ngữ còn thiếu vào và trả lời các câu hỏi?
Nhan đề cảnh ngày hè là do ai đặt? Căn cứ vào đâu?
..
.
Theo em qua cảnh ngày hè bài thơ còn cho ta hiểu biết thêm điều gì?
..
.
Căn cứ vào bối cảnh tâm trạng, em hãy suy đoán về hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
2.Xuất xứ, nhan đề, hoàn cảnh sáng tác
- Xuất xứ: Là bài số 43, Thuộc mục Bảo kính cảnh giới phần Vô đề trong tập Quốc âm thi tập.
- Nhan đề:
+ Nhan đề do người soạn sách đặt. Căn cứ vào bức tranh thiên nhiên mang đậm đặc trưng mùa hè trong bài thơ.
+ Qua bức tranh ta còn được thấy một tâm hồn cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi.
-Hiện nay không có tài liệu nào ghi năm sáng tác bài thơ, tuy nhiên căn cứ bối cảnh “ ngày trường’ “ Rỗi rãi” và bức trang cuộc sống thanh bình ta có thể phán bài thơ được viết sau khi nhà thơ cáo quan về ở ẩn tại núi Côn Sơn – Chí Linh - Hải Dương.
2 phút
Phiếu 3
Theo em bài thơ này thuộc thể loại nào?
 Có người cho rằng bài thơ này chia bố cục 2/2/2/2 ( theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ) là đúng nhất? 
Có người cho rằng bài thơ này nên chia theo hai nội dung: Vẻ đẹp ngày hè và vẻ đẹp của tâm hồn nguyễn Trãi.
Theo em cách chia nào phù hợp?
GV định hướng đến cách chia theo hai nội dung của bài thơ.
3. Xác định thể loại và bố cục
- Thể loại: Thơ nôm Đường luật.
+ Chữ nôm.
+ Làm theo thể đường luật.
Mang màu sắc dân tộc đậm nét.
-Bố cục.
+ Đây không phải là bài thất ngôn bát cú Đường luật, vậy không cần theo quan điểm đề thực luận kết.
+ Xét về nội dung ta thấy có cảnh ngày hè và tâm hồn thi nhân nên chọn cách 2.
2 phút
Đọc câu 1 với nhịp ½/3 cho biết tác dụng của nhịp thơ đối với việc thể hiện tâm thế của nhân vật trữ tình? Tâm thế có điều gì thuận lợi để cảm nhận cảnh đẹp?
Bình: Thời gian như vậy trong cuộc đời Nguyễn Trãi người suốt đời vì nước vì dân hẳn là không nhiều, đây là cơ hội để nhà thơ có thể nhập hồn mình vào cuộc sống mà bộc lộ thi hứng cũng như tâm tư tình cảm của nhà thơ với cuộc sống.
Chúng ta sẽ thấy rõ hơn tính cảm của nhà thơ khi đi vào tìm hiểu bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè ở 5 câu thơ tiếp 
4.Tìm hiểu chi tiết.
a. Vẻ đẹp cảnh ngày hè.
* C1. Tâm thế của nhân vật trữ tình.
- Nhịp thơ 1/2/3, tập những khoảng ngắt, nghỉ chậm rãi, kết thúc nhịp dài, thanh bằng, âm vang thể hiện tâm thế thảnh thơi của nhân vật và bước đi chậm rãi của thời gian ngày hè.
- Tâm thế của nhân vật trữ tình là tâm thế nhàn nhã, thảnh thơi rất thuận lợi cho việc ngắm cảnh. 
15 phút
GV. Chiếu 5 câu thơ đọc cho học sinh nghe.
Phân công nhiệm vụ để các nhóm thực hiện và báo cáo.
( Nhóm 1, bàn 1 và 2. Nhóm 2 bàn 3, 4 , Nhóm 3 bàn 5) 
Nhóm 1
Nhà thơ đã cảm nhận thiên nhiên, cuộc sống bằng những giác quan nào? Qua những giác quan ấy những cảnh vật nào được hiện lên? Nhận xét về những hình ảnh đó?
Nhóm 2
Những động từ và tính từ đã tạo nên tác dụng đặc biệt nào? Hãy nhận xét về bức tranh mùa hè qua ngòi bút của nhà thơ?
Từ các sử dụng từ ngữ này em giúp em liên tưởng đến những câu thơ tả cảnh nào trong truyện Kiều?
Nhóm 3
Không gian và thời gian trong bức tranh mùa hè có đặc điểm gì? Thời gian, không gian và cảnh vật đặt trong mối tương quan ta thấy điều gì? 
*Câu 2, 3, 4, 5, 6. Bức tranh thơ về ngày hè
Nhà thơ cảm nhận cảnh sắc bằng nhiều giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác và bằng cả sự liên tưởng phong phú. Cảnh được tiếp nhận rất phong phú, đa dạng: Hòe dương tán xanh rợp bóng, Lựu phun màu đỏ, sen tỏa mùi hương, chợ cá làng ngư phủ lao xao, tiếng ve phía trên lầu lúc mặt trời sắp tắt nghe như bản đàn . 
=> Đây là những hình ảnh giản dị, gần gũi với đời sống, mang đặc trưng của mùa hè.
- Các động từ: đùn đùn, rợp giương, phun, tiễn gợi lên sức sống mạnh mẽ đang muốn tràn ra, phun ra, tỏa ra từ bên trong mỗi sự vật.
- Các tính từ chỉ màu sắc: lục, đỏ, hồng gợi tả sự chuyển biến linh hoạt tạo nên gam màu tươi sáng.
- Các tính từ: lao xao, dắng dỏi biểu thị âm thanh vui nhộn của cuộc sống con người và thiên nhiên.
=>Cảnh vật dưới ngòi bút tài tình của nhà thơ nổi lên muôn màu, muôn vẻ có âm thanh, ánh sáng, màu sắc vui tươi, sống động, nhộn nhịp. Ta có thể liên tưởng đến những câu thơ tuyệt bút của Nuyễn Du khi tả sự chuyển động của hoa lựu mùa hè.
“ Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tưởng lửa lựu lập lòe đâm bông”
-Không gian được mở rộng từ gần đến xa từ thấp lên cao nhờ biện pháp nghệ thuật đối ở hai cặp câu 3 – 4, 5- 6 cả vũ trụ đầy ắp sức sống.
- Thời gian vào buổi chiều khi mặt trời sắp lặn nhưng không có vẻ buồn bã, kết thúc. Sức sống vẫn tiếp tục được lan tỏa trong từng bước đi của thời gian, từng khung cảnh trong không gian. 
10 phút
Việc cảm nhân thiên nhiên và thể hiện thiên nhiên tài hoa, tinh tế như trên cho ta thấy điều gì về tâm trạng, tình yêu thiên nhiên và tình yêu cuộc sống của nhà thơ?
Gọi 1 đến 2 hs trả lời.
GV chốt lại.
Hs trả lời câu 4/ sgk? 
Phát biểu và bổ sung.
b/ Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.
Qua bức tranh mùa hè.
+ Cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống tưng bừng, nhộn nhịp đầy hương sắc và âm thanh cho thấy tâm trạng hồ hởi, vui tươi và tình yêu đời, yêu người thiết tha của nhà thơ 
+Từ cảm nhận và thể hiện bức tranh thiên nhiên cho ta thấy một tâm hồn nhạy cảm, một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của thi nhân Nguyễn Trãi.
+ Cuộc sống con người gợi bằng từ Lao xao, thể hiện tấm lòng hướng tới cuộc sống của người đân lao động bình thường .
- Ước nguyện của nhà thơ
+ Ước: Có đàn của vua Ngu, Thuấn để đàn khúc Nam Phong cho dân giàu đủ khắp nhiều phương.
+ Hướng đến dân, lo cho dân là tôn chỉ hành động cả cuộc đời của Nguyễn Trãi : Lấy dân làm gốc “ cốt ở yên dân” , Lo cho nhân dân không có tiếng oán sầu là gốc của nhạc. 
+ Rảnh nhưng không nhàn, hóng mát làm thơ, tận hưởng nhưng không quên lê dân bình dị tận thôn cùng ngõ hẻm chính là vẻ đẹp của Sao Khuê - Ức Trai
-/ Câu thơ kết lại 6 tiếng thể hiện sự dồn nén cảm xúc, trở thành điểm kết tụ của tâm hồn Ức trai. Lúc ào cũng mong muốn cho nhân dân dù là khi ở triều chính bận rộn hay một ngày nhàn ngắm cảnh thiên nhiên. 
“ Bụi một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”
( Tấm lòng vì nước vì dân lúc nào cũng đầy ắp như nước thủy chiều )
2 phút
Mở rộng ( cho học sinh khá, giỏi ):
Bài thơ thuộc phần Bảo kính cảnh giới ( Gương báu răn mình) tính răn mình trong bài thơ được thể hiện như thế nào?
-/ Sự răn mình thể hiện gián tiếp qua cảm quan về cuộc sống, qua cái nhìn tha thiết với cảnh vật, qua khát vọng ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Con người thân nhàn nhưng tâm không nhàn, từ quan về ở ẩn nhưng không hề chán chường, buông xuôi mà gắn bó với đời sống bằng tình yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha.
3 phut
Đặc sắc thơ nôm Nguyễn Trãi là sự bình dị, tự nhiên. Hãy chỉ ra biểu hiện đó trong bài thơ này về mặt cảnh vật và ngôn ngữ.
GV giảng thêm để phân biệt với thơ Đường
Cảnh vật ở thơ Đường là cảnh ước lệ, đài các.
Thơ Đường từ ngữ Hán học, quý tộc, ít có từ láy thuần việt.
So với thể thất ngôn bát cú Đường Luật, em thấy điều gì mới mẻ hơn ở bài thơ này? Ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của thơ ca dân tộc?
c. Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Bình dị, tự nhiên
+ Cảnh vật trong bài thơ là những cảnh bình dị thường ngày, cảnh vật sống động, tự nhiên, chuyển động như đang sống, đang xanh, đang phun, đang tỏa.
+ Bên cạnh những từ từ Hán Việt ta thấy sự xuất hiện những từ ngữ Việt cổ: rồi, dắng dỏi, tiễn, dẽ và những từ ngữ thông tục, giản dị gần gũi, tự nhiên mà giàu sức gợi: đùn đùn, phun, rợp, lao xao, kết hợp hài hòa tạo nên sự bình di, gần gũi.
Sự cách tân về thể loại.
+ Thể thất ngôn với nhịp 4/3 chặt chẽ về niêm, luật bị phá cách bởi những câu lục ngôn với cách ngắt nhịp mới lạ câu 1 ( 1/2/3), câu 8 ( 3/3)
Thể hiện rõ tính sáng tạo và xu hướng dân tộc hóa rõ ràng.
2 phút
Qua việc tìm hiểu văn bản, hãy nêu những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung tư tưởng của bài thơ? 
HS nêu
GV. Củng cố và tổng kết
III. Tổng kết.
1, Nghệ thuật: 
 + Cách tân so với thơ Đường thể hiện.
 + Từ ngữ: giản dị, quen thuộc với danh từ, động từ, tính từ, từ láy ( ít thấy trong thơ Đường ) giàu sức biểu cảm. 
 + Sự gắn kết hài hòa của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống.
2, Nội dung: 
 + Lòng yêu thiên nhiên tha thiết.
 + Tình cảm yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống tha thiết 
 + Khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.
	è Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của, nhân cách và tư tưởng của nhà thơ lớn . 
Bài tập củng cố: 
Bài tập 1. Trắc nghiệm
1, Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả ở phương diện nào?
A. Âm thanh. 	C. Màu sắc.
B. Hương vị	D. Cả A, B, C.
2, Cảnh sắc thiên nhiên trong bài thơ là?
A. Buổi sáng hè nhẹ nhàng, tươi tắn.
B. Buổi trưa hè nồng nàn rực rỡ.
C. Buổi chiều hè sinh động, tràn đầy sức sống.
D. Một đêm hè thanh tĩnh, bình yên.
3, Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ là:
A. Tả cảnh ngụ tình.	C. Các cặp đối chỉnh. 
B. Sử dụng từ láy.	D. Cả A, B, C.
Bài tập 2
BT2. Qua bài thơ em học tập được điều gì về tư tưởng và lẽ sống của Nguyễn Trãi?
Dặn dò
Học thuộc bài thơ “Cảnh ngày hè” 
 Cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người, tâm hồn gắn bó với thiên nhiên cuộc sống, con người của nhà thơ 
Soạn bài: Tóm tắt Văn bản tự sự 
. Đọc lại văn bản: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, Chuyện người con gái Nam Xương.
. Xem lại kiến thức về văn bản tự sự, cách tóm tắt văn bản tự sự, nhân vật văn học ( nhân vật chính, nhân vật phụ...)
-------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_36_canh_ngay_he.doc