Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 44 Đọc văn: Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng (Hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng) Lí Bạch

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 44 Đọc văn: Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng (Hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng) Lí Bạch

Tiết 44: Đọc văn:

TẠI LẦU HOÀNG HẠC

TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG

 (Hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng)

Lí Bạch.

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp Hs:

 - Hiểu được tình cảm chân thành của Lí Bạch với bạn, nhận thức được tình bạn là tình cảm đáng trân trọng.

 - Nắm được đặc điểm phong cách thơ tuyệt cú của Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng, gợi cảm, bay bổng lãng mạn.

 - Rèn kĩ năng đọc- hiểu thơ tứ tuyệt Đường luật.

 

doc 5 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 44 Đọc văn: Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng (Hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng) Lí Bạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/11/2009
Ngày soạn: 25/11/2009
Tiết 44: Đọc văn:
Tại lầu Hoàng Hạc
tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
 (Hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng)
Lí Bạch.
A. Mục tiêu bài học:
 	Giúp Hs:
 - Hiểu được tình cảm chân thành của Lí Bạch với bạn, nhận thức được tình bạn là tình cảm đáng trân trọng. 
 - Nắm được đặc điểm phong cách thơ tuyệt cú của Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng, gợi cảm, bay bổng lãng mạn.
 - Rèn kĩ năng đọc- hiểu thơ tứ tuyệt Đường luật.
B. Sự chuẩn bị của thầy và trò:
- Sgk, sgv.
- Các tài liệu tham khảo.
- Hs soạn bài theo các câu hỏi trong sgk.
- Gv soạn thiết kế dạy- học.
C. Cách thức tiến hành:
 	Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc diễn cảm, trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy- học:
1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 	Câu hỏi: Đọc thuộc 3 bài thơ đã đọc thêm? Nêu nội dung chính của mỗi bài thơ? 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Trong cuộc đời mỗi người, ai ko một lần phải đối diện với biệt li? Có cuộc chia li đem đến cho người ta sự thanh thản: “Chồng gì anh, vợ gì tôi/ Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng”(ca dao)...Nhưng phần nhiều là những cuộc chia li đầy lưu luyến, bịn rịn của tình người gắn bó sâu nặng. Thi tiên Lí Bạch cũng đã phải trải qua bao cuộc chia li như thế. Chia li, tiễn biệt trở thành một đề tài quen thuộc trong thơ ông. Trong số đó, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng được người đời ngợi ca, xếp vào hàng tuyệt bút...
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
Gv yêu cầu đọc tiểu dẫn.
Hs đọc.
? Nêu những nét đáng chú ý về con người và sự nghiệp thơ ca của Lí Bạch?
Hs trả lời.
? Bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Mạnh Hạo Nhiên là người ntn?
Hs trả lời.
Hs đọc bài thơ.
Gv nhận xét, hướng dẫn giọng đọc: chậm rãi, buồn, bâng khuâng.
? So sánh phần nguyên tác với dịch thơ qua các từ: “cố nhân, yên hoa”.
? Đọc hai câu đầu, em nhận thấy thời gian, nơi tiễn, nơi đến của Mạnh Hạo Nhiên ntn?
Hs trả lời.
? ở hai câu đầu, tác giả có đơn thuần chỉ tường thuật sự việc, miêu tả bối cảnh chia li ko? Vì sao?
Hs trả lời.
? So sánh nguyên tác và dịch thơ ở câu 3? Trong phần nguyên tác, hình ảnh “cô phàm” và “bích ko tận” có quan hệ với nhau ntn? ý nghĩa của mối quan hệ đó?
? Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc, hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược. Nhưng trong con mắt thi nhân, giữa ko gian bao la xanh thẳm ấy chỉ duy nhất hình ảnh “cô phàm” của “cố nhân” và sự dịch chuyển của nó là có ý nghĩa. Điều đó cho thấy tình cảm của tác giả với bạn ntn?
Hs trả lời.
? Ko gian được gợi ra ở câu cuối ntn?
- Nó thường gợi cho chúng ta cảm giác gì?
- Nó cho thấy tâm trạng gì của tác giả?
Hs trả lời.
? Nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Hs trả lời.
I. Tìm hiểu chung:
1. Vài nét về tác giả Lí Bạch:
a. Con người:
- Lí Bạch (701- 762).
- Là con người thông minh, tài hoa, phóng túng, ko chịu gò mình theo khuôn phép.
- Bi kịch cuộc đời của tác giả: mong công thành thì thân thoái nhưng công chưa thành thì thân đã thoái.
- Được mệnh danh là “tiên thơ” do tính cách khoáng đạt, bay bổng, lãng mạn và hay viết về cõi tiên.
b. Sự nghiệp:
- Hiện còn trên 1000 bài thơ.
- Nội dung: phong phú, với các chủ đề chính:
+ ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả.
+ Khát vọng giải phóng cá nhân.
+ Bất bình trước hiện thực tầm thường.
+ Thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt.
- Nghệ thuật:
+ Phong cách thơ phóng túng, bay bổng mà tự nhiên, tinh tế, giản dị.
+ Kết hợp giữa cái cao cả và cái đẹp.
2. Bài thơ:
- Hoàn cảnh sáng tác: Khi Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.
- Mạnh Hạo Nhiên (689-740): 
+ Là người mưu cầu công danh ko được toại nguyện nên quay về vui thú ở chốn non nước.
+ Ông thuộc phái thơ điền viên sơn thuỷ, có phong cách thơ với nhiều điểm giống Lí Bạch.
+ Là bạn tri âm của Lí Bạch.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Hai câu đầu:
- So sánh nguyên tác- dịch thơ:
+ Cố nhân: bạn tri âm, tri kỉ, người bạn đã gắn bó thân thiết; từ “bạn” chung chung, chưa dịch hết nghĩa.
+ Yên hoa: hoa khói; nơi phồn hoa đô hội.
 Bản dịch làm mất nghĩa thứ hai.
- Không gian đưa tiễn:
+ Nơi đi: phía tây lầu Hoàng Hạc.
 Phía tây:- Theo quan niệm của người phương Đông là nơi có cõi Phật, cõi tiên- nơi thoát tục.
 - Là nơi có vùng đất hoang sơ, bí hiểm, với nhiều núi cao, xưa chỉ dành riêng cho những ẩn sĩ tu hành- nơi ẩn chứa những tâm hồn thanh cao, trong sạch.
Lầu Hoàng Hạc: di chỉ thần tiên, thắng cảnh thuộc huyện Vũ Xương- Hồ Bắc (Trung Quốc), tương truyền là nơi Phí Văn Vi tu luyện thành tiên rồi cưỡi hạc vàng bay đi.
+ Nơi đến: Dương Châu- nơi phồn hoa đô hội " cuộc đời trần tục.
" Không gian chia li:
+ Rộng lớn (lầu Hoàng Hạc- sông Trường Giang- Dương Châu).
+ Là một khung cảnh đẹp, đầy lãng mạn: từ một di chỉ thần tiên, một chiếc cánh buồm rẽ sóng, lướt trên những làn hoa khói mùa xuân.
+ Gợi nhiều suy nghĩ sâu kín: tác giả tiễn bạn từ một di chỉ thần tiên, từ hướng tây phiêu diêu, thoát tục đến một nơi phồn hoa đô hội của cuộc đời trần tục ở hướng đông" Tâm sự ẩn kín thường trực của tác giả: khao khát được nhập thế, giúp đời nhưng ông vốn ưa sống tự do, phóng khoáng, ko chịu quỳ gối trước cường cường quyền nên thực tế đã phải nếm chịu ko ít chua cay.
- Thời gian đưa tiễn: tháng ba- mùa hoa khói " cuối mùa xuân. 
] Hai câu đầu nêu lên:
+ Bối cảnh chia li.
+ Phần nào tình cảm quý mến bạn trong lòng người ở lại.
+ Gửi gắm tâm sự sâu kín của tác giả với cuộc đời và con đường công danh.
2. Hai câu sau:
* Câu 3:
- So sánh nguyên tác và dịch thơ:
+ Cô phàm (nguyên tác): cánh buồm lẻ loi, cô đơn.
+ Bóng buồm (dịch thơ)" làm mất sắc thái của cánh buồm.
+ Bích ko tận: màu xanh biếc bao la rợn ngợp.
" Bản dịch thơ làm mất sắc màu đó của ko gian chia li.
+ Câu thơ dịch nêu nên sự chuyển dịch đã hoàn tất: Bóng buồm đã khuất bầu ko.
+ Nguyên tác: Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng ko xanh biếc.
" Gợi được sự dịch chuyển chầm chậm, xa mờ dần, hút tầm mắt của cánh buồm.
- Hình ảnh đối lập:
 Cô phàm ợớ bích ko tận
nhỏ bé, cô đơn mênh mông, rợn ngợp.
" Tô đậm sắc thái cô đơn, bé nhỏ của con thuyền.
" Bút pháp tả cảnh ngụ tình" sự cô đơn,nhỏ bé của con người trước thiên nhiên bao la.
- Sự dịch chuyển chầm chậm, xa dần, mờ dần rồi mất hút vào khoảng ko xanh biếc của cánh buồm
" cái nhìn dõi theo đau đáu" tình cảm chân thành, tha thiết của tác giả đối với bạn.
* Câu 4:
- Hình ảnh dòng Trường Giang chảy vào cõi trời:
" Là hình ảnh tưởng tượng phi phàm, bay bổng, lãng mạn.
" Gợi ko gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ " đem đến cảm giác choáng ngợp, con người càng thêm nhỏ bé, cô đơn.
 Trước mắt nhà thơ, dòng Trường Giang như cao dần lên, hòa nhập vào với trời xanh. ánh mắt nhà thơ đành bất lực trước ko gian vô tận đã che khuất người bạn tri âm...
- Tâm trạng của tác giả: nỗi cô đơn càng thêm vời vợi, nỗi nhớ càng thêm thăm thẳm.
III. Tổng kết bài học:
1. Nội dung:
- Cảnh chia li- bức tranh thiên nhiên thấm đượm tâm trạng cô đơn, mong nhớ của con người.
- Tình bạn chân thành, sâu sắc của tác giả.
- Tâm sự sâu kín, khát khao, hoài vọng về cuộc đời mang tính bi kịch của tác giả.
2. Nghệ thuật:
- Tả cảnh ngụ tình.
- Ngôn ngữ hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”.
- Hình ảnh thơ tinh tế gợi cảm, lớn lao kì vĩ, đậm màu sắc lãng mạn.
" Bài thơ là một tuyệt bút của Lí Bạch.
4. Củng cố – Nhận xét:
	- Hệ thống nội dung: Theo yêu câu bài học.
	- Nhận xét chung.
5. Dặn dò:
 	Yêu cầu Hs: - Đọc thuộc bài thơ, xem lại kiến thức bài học.
 	 - Đọc trước bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44 - Tai lau Hoang Hac tien Manh Hao Nhien di Quang Lang.doc