Tiết 47: Đọc - hiểu
CẢM XÚC MÙA THU
(Thu hứng)
- Đỗ Phủ -
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Cảm thông với tấm lòng Đỗ Phủ. Ông từng bày tỏ nỗi niềm “quanh năm lo vì dân” của mình, thực ra nỗi lo vì dân ấy không chỉ quanh năm mà suốt đời nhà thơ. Trong bài thơ này, qua cảm xúc mùa thu ở Ba Thục, Đỗ Phủ đã thể hiện nỗi âu lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi gậm gùi cho thân phận mình.
- Bài thơ này cũng tiêu biểu cho đạc điểm nghệ thuậ của thơ Đường : đối cảnh sinh tình.
B. Phương pháp + phương tiện:
1. Phương pháp:
Gợi dẫn + Nêu vấn đề.
2. Phương tiện:
SGK.SGV NV 11(tập 2) + Giáo án.
Ngày soạn: 30/11/2009 Ngày giảng: 02/12/2009 Tiết 47: Đọc - hiểu CảM XúC MùA THU (Thu hứng) - Đỗ Phủ - A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Cảm thông với tấm lòng Đỗ Phủ. Ông từng bày tỏ nỗi niềm “quanh năm lo vì dân” của mình, thực ra nỗi lo vì dân ấy không chỉ quanh năm mà suốt đời nhà thơ. Trong bài thơ này, qua cảm xúc mùa thu ở Ba Thục, Đỗ Phủ đã thể hiện nỗi âu lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi gậm gùi cho thân phận mình. - Bài thơ này cũng tiêu biểu cho đạc điểm nghệ thuậ của thơ Đường : đối cảnh sinh tình. B. Phương pháp + phương tiện: 1. Phương pháp: Gợi dẫn + Nêu vấn đề. 2. Phương tiện: SGK.SGV NV 11(tập 2) + Giáo án. C.Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: CH: Đọc thuộc lòng bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng Lăng? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Nói đến mùa thu, anh (chị) thường ấn tượng với điều gì? (Học sinh trả lời) Và mùa thu với những đặc trưng của nó đã đi vào thi ca như một cảm hứng bất tận. Anh (chị) hãy tìm những câu văn, câu thơ, câu ca dao như thế? Gợi dẫn: + Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân. (Ca dao) + Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô. (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư) + Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy (Đất nước - Nguyễn đình Thi) Gv dẫn vào bài: Mùa thu là một thi đề quen thuộc của thơ ca. Trong gia tài thơ đồ sộ của Đỗ Phủ, nó cũng là một đề tài chiếm địa vị trang trọng. Khi lánh nạn ở Quỳ Châu, năm766, ông đã sáng tác chùm thơ Thu hứng gồm 8 bài. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài thứ nhất- được coi là cương lĩnh sáng tác chùm thơ đó. ? Dựa vào Tiểu dẫn, nêu một số nét chính về tác giả Đỗ Phủ và bài thơ “Cảm xúc mùa thu” (Hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục kết cấu) - Học sinh nêu - Giáo viên nhấn mạnh Giáo viên đọc và hướng dẫn học sinh đọc: Trừ hai câu 3-4 giọng đọc cần mạnh mẽ, các câu còn lại, nhất là bốn câu cuối cần đọc bằng giọng chậm rãi, trầm lắng, da diết. Gọi 4 học sinh đọc: + HS 1: Đọc phần phiên âm + HS 2: Đọc phần dịch nghĩa + HS 3: Đọc phần chú thích dịch + HS 4: Đọc phần dịch thơ ? Trong 4 câu thơ đầu, cảnh thu trong 2 câu đề và 2 câu thực được tác giả cảm nhận và thể hiện như thế nào? (Chú ý: So sánh bản dịch thơ với dịch nghĩa, phiên âm) GV: Chia 2 nhóm tìm hiểu cảnh thu ở 2 cặp câu. + 2 câu đề + 2 câu sau Giáo viên dẫn dắt: 4 câu thơ đầu đặc tả cảnh thu rõ nét. Nhưng có quan điểm cho rằng Đỗ Phủ không chỉ tái hiện bức tranh mùa thu mà gián tiếp vẽ lên cảnh đời bấy giờ. ý kiến của anh (chị) thế nào? - HS thảo luận, phát biểu Giáo viên: Thu cảnh cũng là thu tâm, các nhà thơ Đường hay tả cảnh ngụ tình, dù ở phần tiền giải nặng cảnh nhược tình. Từ cảnh thu và cảnh đời như thế, bước đầu cho thấy nỗi buồn lo và sự bất an của nhà thơ trước hiện thực tiêu điều, u ám, chao đảo của đất nước lúc bấy giờ. - Gọi HS đọc lại 4 câu thơ - HS đọc ? So với 4 câu đầu, cảnh thu ở đây có gì khác? (Có hình ảnh nào?). Điều đó cho thấy tầm nhìn của tác giả đã có sự thay đổi nào trong 4 câu 6, nhất là câu 5,6 (không gian xa hay gần, tầm nhìn nhà thơ thế nào). GV chia làm 4 nhóm tìm hiểu 4 câu hỏi ? Câu 5 có hai cách hiểu: “Cúc đã nở hai lần và đã hai lần làm chảy dòng lệ cũ” hoặc “Nhìn cúc nở mà cứ tưởng cúc nhỏ lệ trông như cúc đang xoè ra những cánh hoa bằng nước mắt”Anh (chị) chọn cách hiểu nào? Vì sao? ? Anh (chị) hiểu 2 lần trong câu thơ này thế nào? Tại sao nhìn cúc nở mà chảy dòng lệ cũ (nước mắt ngày trước) trong khi đây là cái nhìn của hiện tại? ? Từ hình ảnh lịch sử và bản thân gia đình nhà thơ, hãy cho biết Đỗ Phủ đã tuôn rơi nước mắt vì điều gì, đã khóc cho ai ? Đối chiếu và xác định: Dịch giả đã chưa chuyển dịch được từ ngữ hình ảnh nào ở câu 6. ở câu thơ này có một ý thơ rất hay, độc đáo. Hãy phân tích cái hay, độc đáo của câu thơ? ? Thông thường phần kết của bài thơ thất ngôn bát cú là bộc lộ tình cảm chủ quan của tác giả. Nhưng ở bài thơ này có gì đặc biệt? (Miêu tả cảnh khách quan gì?). Nhận xét về 2 câu kết và giá trị của cách kết thúc đó? GV hỏi: Nếu được hỏi những đặc điểm nào của cảnh thu và những vẻ đẹp nào của cảnh thu trong bài thơ còn đọng lại trong lòng độc giả, anh (chị) sẽ trả lời thế nào? Gọi HS đọc ghi nhớ HS đọc Gv cho Hs luyện tập trắc nghiệm kiến thức bằng bảng phụ. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Đỗ Phủ (720-770) là nhà thơ hiện thực lớn nhất đời đường và thơ ca cổ Trung Quốc – Danh nhân văn hoá thế giới. - Để lại 1500 bài thơ. Phản ánh xã hội Trung Quốc trước và sau biến An Lộc Sơn. Coi là “Thi sử”, tôn là “Thi thánh”. 2. Văn bản + Khi Đỗ Phủ từ quan nhưng không về quê nhà được vì Hà Nam là nơi tranh chấp. Lúc ở Thành Đô, lúc ở Quỳ Châu, thương nhớ và lo lắng -> viết chùm “Thu hứng” (8 bài). + Là bài thơ mở đầu, chùm thơ coi là cương lĩnh cho 7 bài sau. + Thuộc thể thấy ngôn bát cú. II. Đọc hiểu * Đọc. 1. Bốn câu đầu: Cảnh thu “Lác đác rừngcửa ải xa” - Cảnh thu: + Hai câu đề: Sương móc trắng xoá dày đặc, khiến cho rừng phong xơ xác, tiêu điều. Núi Vu, núi kẽm: Khí thu hiu hắt. (Câu 1 dịch chưa sát bằng sương móc không phải ra lác đác mà làm tiêu điều xả rừng phong) dịch được Vu Sơn, Vu Giáp ở câu 2. => Cảnh thu: Miền rừng núi lạnh lẽo, xơ xác tiêu điều, hiu hắt, mang tính chất điều tàn, bi thương. + Hai câu thực: Trên sông những con sóng (đập mạnh vào vách đá) rồi vọt tung lên lưng trời. Trên cửa ải, những đám mây nặng nề sa xuống mặt đất âm u. (Đó là cảnh thu được “quét” từ lòng sông lên miền quan ải, không gian như được nới ra 3 chiều: Rộng, cao, xa tạo nên một khung cảnh hoành tráng. Trong cái dữ dội của sóng nước và cái âm u, sẩm tối nơi quan ải). => Mùa thu trên sông nước và miền quan ải: Hoành tráng dữ dội, âm u, dồn nén. => Cảnh thu xơ xác, tiêu điều, lại có chỗ hoành tráng, dữ dội, trời đất như chao đảo, không gian như dồn nén đã gợi lên một hiện thực xã hội bất an, cuộc sống tiêu điều xơ xác, không khí ngột ngạt, bức bối của những năm sau loạn lạc An- Sử. 2. Bốn câu sau: Tình thu “Khóm cúc tuôn thêm ác tà” => Cảnh thu phần, không gian cận kề (khóm cúc, con thuyền), xuất hiện nhân vật trữ tình với những nỗi niềm tâm sự (lệ, tâm) -> Tầm nhìn của nhà thơ đã thay đổi từ không gian xa đến gần. + Câu 5: + Nỗi buồn đau của nhà thơ: Nhìn cúc nở mà cứ tưởng cúc nhỏ lệ, trông như cúc đang xoè ra những cánh hoa bằng nước mắt -> Cúc đã nở hai lần và cũng đã hai lần làm chảy dòng lệ cũ. => Hai năm kể từ khi tác giả đến Quỳ Châu nhưng “hai” cũng có ý nghĩa là nhiều, nó nhất quán với “ngày trước” – ngày trước là năm ngoái, mà cũng có thể là nhiều năm trước, cả những năm trước khi tới Quỳ Châu. Vì không phải bây giờ nhìn cúc nở mới khóc mà năm ngoái, năm trước nhìn cúc nở đã khóc rồi. Cúc đó có thể khác, chứ dòng lệ, tiếng khóc thì vẫn vậy – vẫn cùng một niềm đau xót. => Đỗ Phủ đã khóc nhiều năm rồi và nỗi buồn đau trong lòng nhà thơ đã kéo dài nhiều năm qua. => Nhà thơ đã khóc trước nỗi đau của dân chúng trong cảnh loạn li, trước cảnh đất nước mới đây hưng thịnh thế mà nay đã tiêu điều, xơ xác. Nhà thơ đã khóc cho thân phận của chính mình, gia đình mình trong những ngày nghèo đói, phiêu bạt. + Câu 6: -> Không lột tả được từ “cô” (cô đơn, lẻ loi) -> Cô chu (con thuyền lẻ loi); Cố niên tâm (tấm lòng nơi vườn cũ). => Miêu tả thưc sự: Con thuyền (chở gia đình nhà thơ) bị buộc chặt ở đất Quỳ Châu cũng như lòng nhà thơ bị “buộc lại”, trái tim bị “thắt” lại, “nỗi lòng quê cũ” bị giữ chặt lại mãi nơi đây, trên con thuyền cô đơn. Nỗi nhớ quê, nhớ nước bị buộc lại không có cách nào giải toả -> Tình cảm thêm da diết, dồn nén. + Câu 7,8 -> Miêu tả cảnh khách quan ngoài đời: Không khí tấp nập của mọi người nô nức may áo rét (câu 7) và âm thanh của tiếng chày đập áo (đập vải để may áo) để chuẩn bị cho mùa đông tới (câu 8) => Có sức gợi đặc biệt với khách tha hương, làm cho lòng người buồn sầu thêm, nỗi lòng quê cũ càng da diết hơn, cháy bỏng hơn. III. Kết luận + Cảnh thu: - Cảnh thu buồn, hiu hắt, xao động, mang những nét đặc trưng của rừng núi, sông nước, cuộc sốngở Quỳ Châu. - Cảnh thu cũng là cảnh đời. Đó là hình bóng tang thương của đất nước Trung Quốc đời đường. + Tình thu: - Nỗi lo âu cho đất nước - Nỗi buồn nhớ quê hương - Nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình của tác giả. * Ghi nhớ SGK trang 147 IV. Luyện tập 1. Cảm hứng của bài thơ là gì? a. Tình yêu thiên nhiên b. Nỗi nhớ quê hương c. Tình yêu đất nước và thiên nhiên d. Hai ý A và B e. Hai ý B và C 2. Bốn câu đầu và 4 câu sau có quan hệ với nhau như thế nào? a. Bốn câu đầu tả cảnh thu, 4 câu sau tả tình thu b. Bốn câu đầu tả cảnh, 4 câu sau tả người c. Bốn câu đầu tả trên cao, 4 câu sau tả dưới thấp d. Bốn câu đầu tả xa, 4 câu sau tả gần 3. Đâu là nghệ thuật của bài thơ? a. Câu từ rất chặt chẽ b. Bài thơ điển hình cho bút pháp tả cảnh ngụ tình c. Ngôn ngữ thơ hàm xúc, cô đọng, đa nghĩa d. Cả 3 ý trên Đáp án: 1C, 2A, 3D. 4. Củng cố - Nhận xét: - Hệ thống lại nội dung bài học. - Nhận xét chung về giờ học. 5. Dặn dò: Học bài. Soạn 3 bài đọc thêm về thơ Đường.
Tài liệu đính kèm: